Bài tập Vật lý 7 - Học kì I - Phan Văn Đạt Em

pdf 50 trang thaodu 11454
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Vật lý 7 - Học kì I - Phan Văn Đạt Em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_vat_ly_7_hoc_ki_i_phan_van_dat_em.pdf

Nội dung text: Bài tập Vật lý 7 - Học kì I - Phan Văn Đạt Em

  1. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM BÀI TẬP VẬT LÝ 7 HỌC KÌ I I. QUANG HỌC : Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng Câu 1. a. Vật nào trong các vật sau là nguồn sáng: Mặt trời, Mặt trăng đêm rằm, ngọn hải đăng trong đêm, ngọn nến đang cháy? b. Có mấy loại chùm sáng thường gặp và nêu đặc điểm về đường truyền của các tia sáng trong mỗi loại chùm sáng đó. Quan sát những vật trên, em hãy chỉ ra 4 nguồn sáng và 6 vật sáng. Giải: a) Nguồn sáng: Mặt trời, ngọn hải đăng trong đêm, ngọn nến đang cháy. b)Có ba loại chùm sáng. Đặc điểm của mỗi loại chùm sáng. 1
  2. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 2. Trong các trường hợp sau, hãy cho biết đâu là nguồn sáng, đâu là vật sáng: Mặt Trăng, bóng đèn đang sáng, Mặt trời, con đom đóm, mắt người, bông hoa. Giải: - MặtTrời, đom đóm, bóng đèn đang sáng là nguồn sáng - Mắt người, Mặt Trăng, bông hoa là vật được chiếu sáng Câu 3. a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? b) Tối 14/11/2016, hiện tượng siêu trăng đã xuất hiện trên bầu trời với kích thước và ánh sáng sáng hơn mặt trăng bình thường. Đây là một hiện tượng thiên văn kỳ thú mà phải 68 năm qua giới thiên văn học mới được chứng kiến. Theo các nhà thiên văn học, mặt trăng quay quanh trái đất theo quỹ đạo hình e-líp nên sẽ có 2 điểm gần nhất và xa nhất. Khi mặt trăng đủ tròn và đạt khoảng cách gần nhất so với trái đất thì được gọi là siêu trăng. Với hiện tượng siêu trăng vào đêm 14/11/2016, khoảng cách từ mặt trăng tới trái đất vào khoảng 360.000km. Siêu trăng đợt này lớn hơn mặt trăng bình thường khoảng 14% và sáng hơn 30%. Mặt trăng có phải là nguồn sáng không? Giải thích. Giải: a) Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. b) - Mặt trăng không phải là nguồn sáng. - Vì mặt trăng không tự phát ra ánh sáng. (Học sinh có thể giải thích theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm) Câu 4. Trong hình bên có Mặt trăng, bàn, ghế, tủ, gương soi và bóng đèn. a. Vật nào là nguồn sáng? Vật nào là vật được chiếu sáng? Vậy nguồn sáng là gì? b. An bước vào phòng và nhìn thấy chiếc gương soi. Giải thích vì sao An nhìn thấy chiếc gương soi. 2
  3. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: - Nguồn sáng: bóng đèn - Vật được chiếu sáng: mặt trăng, bàn, ghế, tủ và gương soi - Là vật tự phát ra ánh sáng - Vì có ánh sáng từ gương soi truyền vào mắt bạn An Bài 2: Sự truyền ánh sáng Câu 1. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Giải: Hãy giải thích tại sao khi đứng ở trong bóng râm ta vẫn có thể đọc được sách? Vì vẫn có ánh sáng chiếu vào nhưng ko dọc rõ Câu 2. a) Em hãy kể tên các loại chùm sáng ? b) Cho biết ánh sáng phát ra một chiếc đèn pin là chùm sáng loại gì ? Giải: a) Chùm sáng hội tụ, chùm sáng song song, chùm sáng phân kỳ. b) Chùm sáng phân kỳ hoặc chùm sáng song song. Lưu ý: câu 1b học sinh chỉ cần trả lời 1 trong 2 ý trên sẽ được trọn số điểm. Câu 3. a. Vì sao khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước, là 2 môi trường trong suốt, thì tia sáng bị gãy khúc, không truyền theo đường thẳng? b. Vì môi trường nước và không khí không đồng tính. Câu 4. a. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. b. Khi nào ta nhìn thấy một vật? c. Vì sao ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn trong phòng tối? 3
  4. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. b. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta c. Vì mảnh giấy không nhận được ánh sáng nên không có ánh sáng từ mảnh giấy truyền vào mắt ta. Câu 5. a. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. b. Tại sao trong lớp học người ta không gắn một bóng đèn ở giữa lớp, mà gắn nhiều bóng đèn ở nhiều vị trí khác nhau? Giải: a. Định luật: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng b. Gắn nhiều bóng đèn ở nhiều vị trí khác nhau để giảm thiểu hiện tượng bóng tối và bóng nửa tối xuất hiện trong lớp học Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng Câu 1. a) Bóng tối là gì? Bóng nửa tối là gì? b) Hình bên là một cây cọc đang dựng thẳng đứng trên một mặt sân nằm ngang. Vị trí mặt trời như hình vẽ. Lúc quan sát bóng của cây cọc là 9 giờ sáng. Em hãy vẽ lại hình vào giấy làm bài và vẽ bóng của cây cọc trên sân. c) Em hãy cho biết: càng về trưa thì bóng của cây cọc trên sân ngắn dần hay dài ra? Vẽ hình. 4
  5. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a Nêu được bóng tối, bóng nửa tối. b Vẽ được bóng trên sân. c Nói được bóng ngắn lại và vẽ được hình. Câu 2. a. Thế nào là hiện tượng nguyệt thực? Vị trí và thứ tự của Mặt trăng, Mặt trời, Trái đất như thế nào? b. Khi có nhật thực xảy ra, những vị trí nào trên mặt đất có thể quan sát được hiện tượng này? Giải: a)- Nguyệt thực xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trăng tròn bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. - Vị trí tương đối là Trái Đất nằm giữa MặtTrời và Mặt Trăng. b) Những vị trí trên mặt đất có thể quan sát được hiện tượng này là ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên TráiĐất. Câu 3. a) Ta có thể dùng gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không ? Tại sao ? b) Em hãy cho biết vị trí của mặt trời, trái đất, mặt trăng khi hiện tượng nhật thực xảy ra. Giải: a) Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng. b) Nhật thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng với nhau. Mặt trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất 5
  6. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 4. Khi xếp hàng, em làm sao để biết là mình đã đứng thẳng hàng? Giải: Nhìn vào phía sau đầu của bạn liền trước, nếu chỉ thấy phía sau đầu của bạn liền trước mà không thấy các bạn phía trước nữa thì đã xếp thẳng hàng. Câu 5. Nhật thực là một hiện tượng quang học xảy ra trong tự nhiên, do ánh sáng truyền theo đường thẳng. Khi xảy ra hiện tượng trên khi thì ba thiên thể Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất không những nằm trên một mặt phẳng mà còn nằm trên một đường thẳng. Do bị che khuất nên Trái đất không nhận được ánh sáng từ Mặt trời chiếu đến, gây ra hiện tượng Nhật thực. Để quan sát hiện tượng nhật thực, ta cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp để bảo vệ mắt. Em hãy cho biết hiện tượng Nhật thực xảy ra vào ban ngày hay ban đêm? Khi đó thiên thể nào nằm giữa hai thiên thể còn lại? Hãy vẽ hình minh họa vị trí ba thiên thể lúc này. Giải: - Ban ngày - Mặt trăng - Vẽ đúng vị trí , đúng kích thước: Mặt trời lớn nhất, Mặt trăng nhỏ nhất Câu 6. Vào lúc 10 giờ 16 phút sáng ngày 21/8/2017, một sự kiện thiên văn kỳ thú đã xảy ra trên toàn bộ lãnh thổ nước Mĩ và kéo dài trong 2 phút 40 giây. Đó chính là hiện tượng nhật thực toàn phần. a. Để giải thích nguyên nhân của hiện tượng nhật thực, ta phải vận dụng định luật vật lý nào? b. Khi xảy ra hiện tượng nhật thực, vị trí của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng sắp xếp như thế nào so với nhau? c. Tại sao chỉ những người ở lãnh thổ nước Mĩ mới quan sát thấy hiện tượng nhật thực còn những người ở Việt Nam lại không thấy diễn ra nhật thực? 6
  7. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a Định luật truyền thẳng ánh sáng b Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất xếp thẳng hàng với nhau. Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. c Nước Mĩ nằm ở vùng bóng tối của Mặt Trăng nên quan sát được nhật thực Việt Nam không nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng nên không quan sát được nhật thực Câu 7. Một buổi tối, bạn Nam đang ngồi học bài trong phòng thì bỗng nhiên cúp điện. Căn phòng tối đen và Nam không nhìn thấy bất cứ đồ vật nào trong phòng. a. Tại sao Nam không nhìn thấy bất cứ đồ vật nào trong phòng khi cúp điện? b. Một lát sau, Nam thắp sáng một ngọn nến và đặt lên bàn ở giữa phòng. Ánh sáng từ ngọn nến phát ra là loại chùm sáng gì? c. Khi Nam ngồi gần ngọn nến, thì trên tường xuất hiện bóng đen của Nam rất rõ nét. Tại sao bóng của Nam in trên tường lại có màu đen? Giải: a Nam không nhìn thấy đồ vật trong phòng vì không có ánh sáng từ vật truyền đến mắt Nam b Chùm sáng phân kỳ c Bóng của Nam có màu đen vì đây là vùng bóng tối, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới 7
  8. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 8. Vào lúc 10 giờ 16 phút sáng ngày 21/8/2017, một sự kiện thiên văn kỳ thú đã xảy ra trên toàn bộ lãnh thổ nước Mĩ và kéo dài trong 2 phút 40 giây. Đó chính là hiện tượng nhật thực toàn phần. a. Để giải thích nguyên nhân của hiện tượng nhật thực, ta phải vận dụng định luật vật lý nào? b. Khi xảy ra hiện tượng nhật thực, vị trí của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng sắp xếp như thế nào so với nhau? Tại sao chỉ những người ở lãnh thổ nước Mĩ mới quan sát thấy hiện tượng nhật thực còn những người ở Việt Nam lại không thấy diễn ra nhật thực? Giải: a Định luật truyền thẳng ánh sáng b Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất xếp thẳng hàng với nhau. Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. c Nước Mĩ nằm ở vùng bóng tối của Mặt Trăng nên quan sát được nhật thực Việt Nam không nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng nên không quan sát được nhật thực b Chùm sáng phân kỳ c Bóng của Nam có màu đen vì đây là vùng bóng tối, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới 8
  9. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng Câu 1. a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. b) Cho một gương phẳng nằm ngang, tia sáng SI tới gương có góc tới là 400. Hỏi góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là bao nhiêu? Vẽ hình minh họa và có kí hiệu độ lớn các góc. Giải: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới a - Góc phản xạ bằng góc tới i’ =i Vẽ hình đúng và chú thích đúng b Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là 800 Câu 2. Chiếu một tia sáng SI tới một gương phẳng và hợp với gương một góc 400. Vẽ tia phản xạ IR và tính số đo góc tới, góc phản xạ? Giải: Vẽ hình đúng Tính đúng góc tới, phản xạ: i' =i = 500 Câu 3. a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? b. Áp dụng: Cho tia tới và tia phản xạ tạo thành 1 góc 300. Tính góc tới? Giải: a) - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. b) Góc tới = 15o 9
  10. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 4. Từ S chiếu tia tới SI đến một gương phẳng. a- Dùng thước đo góc để đo và cho biết số độ của góc tạo bởi tia tới SI và mặt phẳng gương. b- Tính số đo của góc tới và góc phản xạ. S I Giải: - Số đo góc hợp bởi tia tới SI với mặt phẳng gương: 30O Học sinh sai số trong khoảng 1 – 3O vẫn chấm điểm bình thường. - Góc tới i = góc phản xạ i’ = 90 – 30 = 60O Câu 5. Cho tia sáng SI chiếu vào gương phẳng như hình 2, góc tạo bởi tia SI và mặt gương bằng 150o. a) Hãy vẽ tia phản xạ. b) Tính góc tới và góc phản xạ ? S 150o I Hình 2 10
  11. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a) N R i i’ b) Số đo góc tới: i = 1500 – 900 = 600 Theo định luật phản xạ ánh sáng thì: i’ = i = 600. Vậy: số đo góc phản xạ là i’ = 600. Câu 6. 1/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. 2/ Chiếu một tia sáng tới SI đến gương phẳng AB nằm ngang, tạo thành góc tới 300 a/ Vẽ tia phản xạ b/ Tính góc hợp bởi phản xạ và gương phẳng Giải: 1/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. 2/ a) Vẽ tia phản xạ b) Tính góc hợp bởi tia phản xạ và gương phẳng Câu 7. Chiếu một tia sáng SI đến gương phẳng nằm ngang, hợp với gương góc 35o. a. Vẽ hình. b. Tính góc tới và góc phản xạ. Giải: -Vẽ hình đúng -Góc tới bằng 55o -Góc phản xạ bằng 55o 11
  12. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 8. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng nằm ngang, sao cho tia tới hợp với mặt gương góc 400 . a) Vẽ tia phản xạ. b) Tính số đo góc tới. c) Giữ nguyên tia tới, vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Giải: a) Vẽ hình đúng b) Số đo góc i = 50 0 Tính đúng , vẽ thiếu 2 kí hiệu trừ 0,25 c) Vẽ vị trí gương đúng, đầy đủ ký hiệu Có 2 trường hợp: tia tới dựa vào câu a để chấm câu c Nếu vẽ pháp tuyến Nếu vẽ gương Câu 9. - Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng. - Vẽ hình minh họa hiện tượng phản xạ ánh sáng (có ký hiệu góc tới và góc phản xạ). - Pháp tuyến của gương là tia gì của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ? Giải: - - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới. - - Hình vẽ đủ các tia, có ký hiệu góc tới, góc phản xạ Tia phân giác 12
  13. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 10. Giải: a) Vẽ đúng, chính xác, đầy đủ (thiếu mũi tên -0,5 điểm) Tính số đo góc phản xạ là 45o b) Vẽ đúng, chính xác gương phẳng Góc hợp bởi tia phản xạ và gương là 60º Câu 11. R Chiếu tia sáng tới SI theo phương phương ngang tới một gương phẳng thì có tia phản xạ IR hướng lên, hợp o với phương thẳng đứng một góc 20 (hình 5). 20o a. Em hãy tính độ lớn góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ, tức độ lớn góc SIR. S b. Xác định độ lớn góc tới và góc phản xạ. I c. Vẽ vị trí của gương phẳng và tính toán cho biết gương hợp với phương ngang một góc bao nhiêu độ? Hình 5 13
  14. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: - Độ lớn góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ: SˆIR = 110o. - Độ lớn góc tới SˆIN = 55o , góc phản xạ NˆIR = 55o. - Vẽ đúng vị trí gương, có ký hiệu góc bằng nhau, ký hiệu vuông góc - Tính được gương hợp với phương ngang một góc có độ lớn 35o Câu 12. Tia sáng tới SI hợp với gương phẳng một góc 300 như hình 1. - a. Tính góc tới, góc phản xạ ứng với tia sáng tới SI. - b. Tia IR có phải là tia phản xạ của tia sáng tới SI hay không? Tại sao ? S R 300 600 I Hình 1 Giải: - a. Tính đúng - b. Không vì góc khúc xạ không bằng góc tới Cho một ví dụ về ứng dụng của gương cầu lồi, gương cầu lõm trong thực tế. 14
  15. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 13. a) Một kính tiềm vọng đơn giản có hai gương phẳng được đặt nghiêng 45 độ, cái nọ dưới cái kia (Hình 1) giúp người quan sát phía trên cao và cảnh vật xung quanh. Đặc biệt, kính tiềm vọng là một bộ phận quan trọng của tàu ngầm. Hãy cho biết kính tiềm vọng ứng dụng định luật nào của ánh sáng? Hãy phát biểu định luật đó. b) Nghệ thuật bóng (rối bóng, kịch bóng, ) là loại hình nghệ thuật dùng hình ảnh các bóng tối, bóng nửa tối trên một nền sáng để diễn đạt. Các hình ảnh này có thể được tạo ra từ cử động của bàn tay như Hình 2. Nghệ thuật này ứng dụng định luật nào của ánh sáng? Hãy phát biểu định luật đó. Hình 1 Hình 2 Giải: a) định luật phản xạ ánh sáng. Phát biểu đúng định luật b) định luật truyền thẳng ánh sáng. Phát biểu đúng định luật Câu 14. Ánh sáng truyền đi mà gặp vật cản có bề mặt phẳng nhẵn thì sẽ bị bật trở lại môi trường truyền cũ, gây ra hiện tượng phản xạ ánh sáng và hiện tượng này tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. a. Em hãy phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng. b. Nếu góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là 0o thì phương của tia tới như thế nào với mặt phản xạ? Em hãy vẽ hình minh họa. Giải: - Phát biểu đúng nội dung định luật phản xạ ánh sáng. - Vuông góc - Vẽ hình đúng, có mũi tên 15
  16. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 15. Buổi tối, ta ngồi xung quanh chiếc bàn inox để ăn cơm. Qua ánh sáng của đèn, nhìn vào mặt bàn ta thấy được một số hình ảnh của các vật được treo trên tường và trần nhà. Em hãy cho biết: a) Mặt bàn trong trường hợp này đóng vai trò là gì? b) Ánh sáng phát ra từ bóng đèn truyền đến mặt bàn rồi truyền đến mắt ta theo định luật nào? Phát biểu định luật này. Giải: a) Gương phẳng. b)- Định luật phản xạ ánh sáng. - Học sinh phát biểu đúng Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Câu 1. Bạn Sơn cao 1,5 m đứng cách một gương phẳng 0,8 m. a. Em hãy cho biết ảnh của bạn Sơn ở trong gương cao bao nhiêu? b. Nếu bạn Sơn bước lại gần gương 0,2m. Hỏi khi đó khoảng cách từ Sơn đến ảnh của mình là bao nhiêu? Giải: a) Ảnh của bạn Sơn cao 1,5 m b) Khoảng cách từ bạn Sơn đến gương: 0,6 m Khoảng cách từ bạn Sơn đến ảnh của mình: 1,2 m Câu 2. Một bạn học sinh cao 1,6m đứng trước một gương phẳng và cách gương 30cm. Em hãy cho biết chiều cao ảnh của bạn ấy trong gương và khoảng cách từ ảnh đến bạn ấy là bao nhiêu? Giải: ảnh cao: 1,6m ảnh cách vật: 60cm 16
  17. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 3. Cho một điểm sáng S trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng theo 2 cách: a) dùng định luật phản xạ ánh sáng. b) dùng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng . phẳng. Câu 4. Hãy vẽ ảnh của mũi tên AB qua gương phẳng như hình vẽ: Câu 5. 17
  18. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 6. a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. b) Học sinh vẽ lại hình vào giấy làm bài và thực hiện theo các yêu cầu sau: - Hình 1: Dùng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ tia phản xạ. - Hình 2: Xác định cách đặt gương tại I. - Hình 3: A’B’ là ảnh của AB tạo bởi gương phẳng. Hãy xác định vị trí của gương Giải: a- Xác định, vẽ được gương phẳng đúng vị trí , đầy đủ chi tiết theo tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. b- Xác định vì trí I, vẽ đúng, đầy đủ chi tiết tia tới SI - Vẽ đúng, đầy đủ chi tiết tia phản xạ IR Câu 7. a. Em hãy cho biết chùm tia sáng của Mặt Trời chiếu đến Trái Đất là loại chùm tia sáng nào? Nêu đặc điểm của chùm tia sáng đó, vẽ hình minh họa. b. Vẽ ảnh của vật sau: B A Giải: a. Chùm sáng song song Nêu được đặc điểm Vẽ được hình minh họa b.Vẽ ảnh đúng 18
  19. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 8. Cho 1 điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng (Hình 2). a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng (dựa vào tính chất của ảnh) b. Vẽ 1 tia tới SI và cho 1 tia phản xạ đi qua điểm A ở trước gương S . A . Hình 2 Giải: Vẽ được ảnh S’ của điểm sáng S đối xứng qua gương. Vẽ được tia tới và tia phản xạ đi qua điểm A. Câu 9. 19
  20. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: • ảnh ảo, ảnh đối xứng với vật qua gương, ảnh to bằng vật • Vẽ đúng I O I Câu 10. Giải: a) Vẽ đúng ảnh S’(có ký hiệu vuông góc, bằng nhau) Vẽ đúng đường truyền tia sáng (trước gương nét liền, sau gương nét đứt) b) Cách vẽ: Nối S’M cắt gương tại I. Vẽ tia tới SI, tia phản xạ là tia IM. 20
  21. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 11. a. Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng b. Cho vật ABCD đặt trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh A’B’C’D’ của vật ABCD qua gương(vẽ lại hình vào bài làm) B C D A Câu 12. a. Hình 1: Dựa vào tính chất ảnh qua gương phẳng, vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng và nêu đặc điểm của ảnh A’B’ b. Hình 2: Hãy vẽ vị trí đặt gương phẳng. (Học sinh vẽ lại hình vào giấy làm bài) S A B I R Hình 2 Hình 1 21
  22. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a. Hình 1: - Vẽ đúng ảnh A’B’: có vuông góc, ảnh là nét đứt, kí hiệu bằng nhau - Nêu đặc điểm của ảnh A’B’ b. Hình 2: Vẽ đúng vị trí đặt gương phẳng. Câu 13. a. Hãy vẽ đường truyền tia sáng, để khi đặt mắt tại điểm M thì sẽ nhìn thấy ảnh của điểm sáng S qua gương. b. Nếu đặt màn chắn ở phía sau gương phẳng thì ảnh của điểm sáng S có hiện lên màn không? Tại sao? Giải: a b Không hứng được ảnh trên màn chắn. Vì đây là ảnh ảo. 22
  23. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Bài 7: Gương cầu lồi Câu 1. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước? Nêu một ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế. Câu 2. Ảnh tạo bởi một gương X là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. a- Cho biết gương X là loại gương nào? b- Nêu một ứng dụng thực tế của loại gương đó và giải thích vì sao loại gương đó được sử dụng trong ứng dụng thực tế em đã nêu. Giải: a- X là gương cầu lồi. b- Nêu được 1 ứng dụng thực tế của gương cầu lồi. Giải thích được vì sao gương cầu lồi được sử dụng trong ứng dụng đó Câu 3. Quan sát hình 1 cho biết: a) Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ? b) Viên pin cao 6 cm đặt cách gương phẳng A một khoảng 4 cm. Hỏi: - Ảnh của viên pin cao bao nhiêu cm ? - Ảnh viên pin cách gương bao nhiêu cm ? Hình 1 Giải: a) * Giống nhau: - Ảnh ảo * Khác nhau: - Ảnh tạo bởi gương phẳng có kích thước bằng vật. - Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có kích thước nhỏ hơn vật. b) Ảnh viên pin cao 6 cm. Ảnh viên pin cách gương 4 cm. 23
  24. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 4. Khi chọn gương làm kính chiếu hậu cho xe ôtô, xe máy thì giữa gương phẳng và gương cầu lồi, gương nào có lợi hơn? Vì sao? Giải: Gương cầu lồi dùng làm kính chiếu hậu có lợi hơn. Vì : Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt trước gương, nên giúp cho người lái xe nhìn được khoảng phía sau rộng hơn. Bài 8: Gương cầu lõm Câu 1. Gương chiếu hậu gắn trên xe tải, ô tô thường sử dụng loại gương gì? Vì sao? Trong đèn pin, chóa đèn lắp quanh bóng đèn thường sử dung loại gương gì? giải thích Giải: Gương lồi , giải thích đúng Gương lõm, giải thích đúng Câu 2. Đặt một vật trước hai gương đã học: gương cầu lồi, gương cầu lõm. Với một khoảng cách bằng nhau. Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của ảnh tạo bởi các gương cầu? Giải: -Điểm giống nhau : cả hai gương đều cho ảnh ảo ở sau gương -Điểm khác nhau : + Gương cầu lồi: ảnh nhỏ hơn vật. + Gương cầu lõm: ảnh lớn hơn vật 24
  25. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 3. Em hãy điền nội dung thích hợp vào các ô còn trống trong bảng sau: Loại Đặc điểm ảnh (giống Đặc điểm ảnh 1 ứng dụng trong gương nhau) (khác nhau) cuộc sống Cầu lồi Phẳng Cầu lõm (vật đặt gần gương) Giải: Đặc điểm ảnh Đặc điểm ảnh 1 ứng dụng (giống nhau) (giống nhau) trong cuộc sống Gương ảnh ảo Nhỏ hơn vật Kính chiếu hậu cầu lồi Gương ảnh ảo Bằng vật Gương soi phẳng Gương cầu ảnh ảo Lớn hơn vật Bếp mặt trời lõm Câu 4. “Năm 212 trước Công nguyên, đoàn thuyền La Mã đang vây thành Syracuse (Hy Lạp) bỗng trên mặt thành xuất hiện vô số tấm gương phản chiếu ánh nắng mặt trời khiến đoàn thuyền bốc cháy”. Nhà bác học Hy Lạp Archimet đã dùng loại gương gì để thiêu cháy kẻ địch và dựa trên tác dụng vật lý nào? 25
  26. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: Nhà bác học Hy Lạp Archimet đã dùng loại gương cầu lõm (hoặc gương phẳng) để thiêu cháy kẻ địch. Tác dụng biến đổi chùm tia tới song song đến gương cầu lõm thành chùm tia phản xạ hội tụ. Câu 5. Giải: Gương a (hình a) là gương phẳng Gương b (hình b) là gương cầu lõm Nêu đúng 2 ví dụ (hoặc ứng dụng) Câu 6. a) Cho biết tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lồi? ứng dụng gương cầu lồi. b) Cho biết tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lõm? Ứng dụng của gương cầu lõm. c) Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn? 26
  27. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn - Độ lớn ảnh nhỏ hơn độ lớn vật - Ứng dụng: Dùng làm kính chiếu hậu cho các xe như xe Honda, xe buýt, xe tải b Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo không hứng được trên màn chắ - Độ lớn ảnh lớn hơn độ lớn vật - Ứng dụng: Dùng làm pha đèn pin, dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. c Vì pha đèn pin là một gương cầu lõm, chùm sáng từ bóng đèn là chùm tia phân kỳ. mà gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành chùm tia phản xạ song song. Do đó có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn. Câu 7. Hình a và hình b là hai loại gương cầu mà em đã học. + Em hãy cho biết đó là những gương gì? + Cho biết một ứng dụng trong thực tế của mỗi gương. hình a hình b Giải: + Hình a là gương cầu lõm, hình b là gương cầu lồi. + Ứng dụng gương cầu lõm (như chóa đèn xe ô tô ) ứng dụng của gương cầu lồi (như gương chiếu hậu ở xe ô tô hoặc gương đặt trên đường tại những chỗ đường gấp khúc, bị che khuất giúp các lái xe quan sát phía sau hay chỗ khuất dễ hơn) 27
  28. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 8. Ba cây nến giống nhau đặt gần sát trước ba gương A, B, C cho ảnh như hình 2. - Hãy cho biết trong ba gương A, B, C, gương nào là gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi? Giải thích. - Nêu một ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế. Hình 2 Giải: - Gương A là gương cầu lồi vì cho ảnh ảo nhỏ hơn vật - Gương B là gương phẳng vì cho ảnh ảo lớn bằng vật - Gương C là gương cầu lõm vì cho ảnh ảo lớn hơn vật - Nêu được 1 ứng dụng gương cầu lồi trong thực tế Câu 9. Có 3 chiếc gương giống nhau về kích thước đường rìa: 1 gương cầu lồi, 1 gương cầu lõm, 1 gương phẳng. Hãy nêu cách phân biệt 3 chiếc gương trên với điều kiện không chạm vào bề mặt của gương? Giải: Đặt một vật nhỏ trước 3 loại gương, ở gần gương Gương cho ảnh bằng vật là gương phẳng Gương cho ảnh to hơn vật là gương cầu lồi Gương còn lại là gương cầu lõm 28
  29. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Bài 9. Tổng kết chương Em hãy cho biết phát biểu nào sau đây là SAI. Em hãy sửa lại cho đúng. a) Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng b) Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng có cùng kích thước. c) Chùm tia sáng từ mặt trời chiếu tới trát đất là chùm tia sáng phân kì. d) Mặt trăng không phải là một nguồn sáng. e) Trong đèn pin, chóa đèn lắp quanh bóng đèn thường là gương cầu lõm. f) Chiếu một tia tới vuông góc với gương phẳng, góc tới bằng góc phản xạ bằng 90o Giải: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng có cùng kích thước. b) (hoặc học sinh có thể trả lời : Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng có cùng kích thước.) c) Chùm tia sáng từ mặt trời chiếu tới trái đất là chùm tia song song o f) Chiếu một tia tới vuông góc với gương phẳng, góc tới bằng góc phản xạ bằng 0 29
  30. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM II. ÂM HỌC: Bài 10: Nguồn âm Bài 11: Độ cao của âm Câu 1. Em hãy đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi ở cuối đoạn văn: “Trống cơm là một loại nhạc cụ rất quen thuộc và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam ta. Nhưng không phải ai cũng biết rằng tên gọi trống cơm xuất phát từ việc để định âm cho trống người ta dùng cơm vo tròn và trét lên mặt trống. Khi đó mặt trống có trét cơm sẽ phát ra âm trầm, mặt trống không trét cơm hoặc trét ít cơm sẽ phát ra âm bổng. Mặt trống nào phát ra âm trầm hơn được gọi là mặt thổ, mặt trống phát ra âm cao hơn gọi là mặt kim.” a) Em hãy cho biết khi gõ vào trống cơm bộ phận nào dao động phát ra âm? b) Em hãy lý giải tại sao mặt trống có trét cơm lại phát ra âm trầm hơn? c) Khi nhìn vào trống cơm, nhờ đâu ta có thể nhanh chóng phân biệt được mặt nào là mặt thổ, mặt kim của trống cơm? Giải: a) Bộ phận dao động phát ra âm là mặt trống Khi gõ vào mặt trống cho trét cơm, mặt trống sẽ dao động chậm hơn nên âm sẽ phát ra trầm b) hơn Mặt trống nào có trét cơm thì âm sẽ phát ra trầm đó là mặt thổ của trống, mặt không có trét c) cơm là mặt kim. Câu 2. Một nguồn âm thực hiện 6000 dao dộng trong thời gian 20 giây. Tính tần số dao động của nguồn âm. Giải: 300Hz 30
  31. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 3. a) Tần số là gì? Kí hiệu và đơn vị của tần số. b) Trong giờ học vật lý, một học sinh làm thí nghiệm như như sau: Học sinh vừa dùng thìa gõ vào thành ly thủy tinh vừa từ từ đổ nước vào ly và nghe âm thanh phát ra. - Theo em, trong thí nghiệm này bạn đã thay đổi yếu tố nào của âm? Thay đổi thế nào? - Âm nghe được khi ly không có nước và khi ly chứa nhiều nước nhất có gì khác nhau? Giải: a Nêu đúng khái niệm tần số, kí hiệu f và đơn vị Hz. Nêu được thí nghiệm này thay đổi độ cao âm. Âm trầm dần. b Ly ít nước âm cao nhất, ly nhiều nước âm trầm nhất. Câu 4. a. Âm phát ra càng cao khi nào? Âm phát ra càng nhỏ khi nào? b. Một vật thực hiện 1800 dao động trong 1,5 phút. Tính tần số dao động? Giải: a) Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng nhỏ. b) 1,5 phút = 90 giây Tần số dao động của vật là: 1800 : 90 = 20 giây Câu 5. a) Em hãy cho biết khi nói một vật dao động với tần số 130 Hz, có nghĩa là gì? b) Vật A thực hiện được 380 dao động trong 10 giây, vật B thực hiện được 450 dao động trong 15 giây. Tính tần số dao động của vật A và tần số dao động của vật B ? c) Vật A và vật B, vật nào phát ra âm trầm hơn ? Vì sao ? 31
  32. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a) Nói tần số dao động của một vật là 130 Hz nghĩa là trong 1 giây vật thực hiện được 130 lần dao động. b) Tần số dao động của vật A: 380 : 10 = 38 (Hz) Tần số dao động của vật B: 450 : 15 = 30 (Hz) c) Vật B phát ra âm trầm hơn. Vì tần số dao động của vật B nhỏ hơn tần số dao động của vật A Câu 6. a) Vì sao ta nghe được âm thanh của con muỗi khi nó bay?. các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? b) Đàn và sáo trúc phat ra âm nhờ bộ phận nào? c) Môt vât A thực hiện được 400 dao động trong 25 giây, vật B thực hiện 216.0000 dao động trong 1,5 phút 1/ Tai người có nghe được âm do 2 này vật phát ra không? Vì sao? 2/ Hai âm A,B có tên gọi là gì? Giải: a/ do cánh dao động , đặc điểm , b/ Dây đàn và cột không khí c/ Tần số vật A = 16(Hz) Tần số vật B = 24000 (Hz) Tai người không nghe được , giải thích Vât A : hạ âm, Vât B : siêu âm Câu 7. Đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc rất độc đáo của Việt Nam (Hình 1). Đàn chỉ có duy nhất một dây. Khi chơi, người nghệ sĩ dùng một tay gảy vào những vị trí khác nhau trên dây đàn, tay kia uốn cần đàn để tạo ra âm thanh trầm bổng khác nhau. Theo em, tại sao khi uốn cần đàn người nghệ sĩ lại tạo ra được âm thanh trầm bổng khác nhau như vậy? Hình 1 32
  33. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: Khi người nghệ sĩ uốn cần đàn sẽ làm cho dây đàn căng lên hoặc chùng lại. Khi căng lên, dây sẽ dao động nhanh lên nên phát ra âm bổng; khi chùng lại dây sẽ dao động chậm hơn nên phát ra âm trầm. Câu 8. a. Thế nào là tần số dao động? b. Vật A thực hiện được 6000 dao động trong 2 phút, vật B thực hiện được 450 dao động trong 15 giây. +Tính tần số dao động của vật A và của vật B? +Vật A hay vật B phát ra âm cao hơn? Vì sao? Giải: a. Số dao động trong 1 giây được gọi là tần số. b. fa=50Hz; fb =30Hz. -Thiếu lời giải hoặc đơn vị thì trừ 0,25 điểm cho mỗi lần, trừ không quá 2 lần. Vật A phát âm cao hơn vật B vì tần số lớn hơn Câu 9. Vật A trong 2 phút thực hiện được 1200 dao động. Vật B thực hiện 2000 dao động trong 50 giây. a) Tính tần số dao động của hai vật A và B trên ? b) Vật nào phát ra âm cao hơn ? c) Vật nào dao động chậm hơn ? d) Tai người nghe được âm do vật nào phát ra ? Giải: a) Tần số dao động của hai vật A là 10 Hz. Tần số dao động của hai vật B là 40 Hz. b) Vật B phát ra âm cao hơn. c) Vật A dao động chậm hơn. d) Tai người nghe được âm do vật B phát ra. 33
  34. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 10. Vật A trong 10 giây thực hiện được 2000 dao động. Vật B dao động với tần số 150 Hz. a. Tính tần số dao động của vật A. b. Vật nào phát ra âm trầm hơn? Vì sao? Giải: a. Tần số dao động của vật A: 2000 / 10 = 200 Hz. b. Âm phát ra của vật B trầm hơn âm của vật A 0,5 đ, vì có tần số nhỏ hơn Câu 11. a) Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động như thế nào? b) Cây âm thoa có tần số thích hợp được sử dụng trong khám bệnh như dùng để kiểm tra cảm giác, rối loạn cảm giác và thính giác. Giả sử gõ vào một nhánh âm thoa (Hình 4) để nó phát ra âm. Số dao động của âm thoa đo được trong khoảng thời gian 0,1 s là 44 dao động. - Hãy tìm tần số dao động của âm thoa trên. - Nêu ý nghĩa tần số dao động đó. .S Hình 3 Hình 4 Giải: a)Nêu đúng b)Tần số dao động của âm thao: 44/0,1 = 440 Hz Nêu đúng ý nghĩa tần số 34
  35. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 12. a) Nguồn âm là gì? Nêu 2 ví dụ về nguồn âm. b) Khi ta gảy đàn ghita, dây đàn dao động sẽ khiến mặt thùng đàn và không khí trong thùng đàn dao động theo. Âm do dây đàn phát ra được thùng đàn khuếch đại lên rất nhiều lần và tai ta nghe rõ tiếng đàn. Em hãy nêu cách để kiểm tra cả dây đàn và mặt thùng đàn đều dao động khi đàn phát ra tiếng nhạc. Giải: a) Nguồn âm là vật phát ra âm Nêu 2 ví dụ về nguồn âm b) Nêu cách để kiểm tra cả dây đàn và mặt thùng đàn đều dao động khi đàn phát ra tiếng nhạc. Câu 13. Độ cao của âm phụ thuộc tần số nhưng nó không phải là một tính chất thuần túy khách quan thuộc vật lý mà nó là một thuộc tính chủ quan thuộc tâm lý âm học. Tần số là một khái niệm khoa học khách quan, trong khi độ cao là một cảm giác của thính giác. a. Em hãy cho biết tần số là gì? Tần số càng lớn thì phát ra âm cao hay âm thấp? Khi đó vật dao động nhanh hay chậm? b. Tần số của nguồn âm A là 200 Hz, của nguồn âm B là 80Hz. Âm do nguồn nào phát ra trầm hơn? Giải: - Tần số là số dao động thực hiện trong 1 giây - Cao. - Nhanh hơn - 80 Hz. 35
  36. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 14. Theo kinh nghiệm của người nuôi ong lấy mật, chỉ cần nghe âm thanh phát ra của ong mật khi bay, người ta có thể biết được là ong đang đi tìm mật hay đã hút no mật. Người ta đã kiểm chứng và thấy rằng, khi ong chưa hút mật, cơ thể ong nhẹ nên đập cánh bay nhanh hơn, khoảng 880 lần trong 2 giây. Khi ong đã hút no mật, cơ thể ong nặng hơn nên đập cánh chậm, khoảng 990 lần trong 3 giây. a. Tính tần số âm thanh do ong phát ra khi đập cánh chậm và đập cánh nhanh. b. Dựa vào tần số vừa tính được, em hãy cho biết âm thanh của ong phát khi chưa hút mật và khi đã hút no mật, trường hợp nào âm trầm hơn trường hợp nào âm bổng hơn? Giải: a Tần số âm phát ra lúc ong đập cánh nhanh Tấn số = Số dao động : thời gian = 880 : 2 = 440 Hz Tần số âm phát ra lúc ong đập cánh chậm Tấn số = Số dao động : thời gian = 990 : 3 = 330 Hz b Chưa hút mật: âm bổng hơn Hút no mật: âm trầm hơn Bài 12: Độ to của âm Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học về tần số và biên độ dao động của âm, cho biết: a- Khi nào vật phát ra âm to? Khi nào âm phát ra trầm? b- Sử dụng máy đo âm thanh cho kết quả : Âm từ tiếng giảng bài của thầy dạy Ngữ Văn đo được 35dB, âm từ tiếng giảng bài của cô giáo dạy Toán đo được 40dB. Hãy so sánh âm thanh từ tiếng giảng bài của thầy dạy Ngữ Văn với âm thanh tiếng giảng bài của cô giáo dạy Toán. c- Khi gõ vào phím đàn piano được đặt tên C1 thì âm phát ra đo được 33Hz, khi gõ vào phím đàn được đặt tên C4 thì âm phát ra đo được 262Hz. Hãy cho biết âm phát ra từ hai phím này khác nhau như thế nào? Giải: a- Âm phát ra càng to khi biên độ dao động càng lớn - Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động của âm càng nhỏ b- Tiếng giảng bài của thầy dạy Ngữ văn có âm nhỏ hơn âm tiếng giảng bài của cô giáo dạy Toán. c- Âm phát ra khi gõ vào phím C1 trầm hơn âm phát ra khi gõ vào phím C4. 36
  37. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 2. a) Tần số là gì? Đơn vị tần số? b) Một nguồn âm phát ra âm trong hai trường hợp: Lần thứ nhất dao động 200 lần trong 1s, với biên độ dao động là 2 cm. Lần thứ hai dao động 6000 lần trong 1 phút, với biên độ dao động là 1 cm. - Tính tần số dao động của các âm thanh phát ra. - So sánh độ to, nhỏ, trầm và bổng của các âm thanh phát ra. Giải: a) Tần số là số dao động trong 1 giây .- Đơn vị là Hz b) Tần số 200Hz và 100Hz. b1- Lần 1 âm phát ra bổng hơn và to hơn. b2 - Lần 2 âm phát ra trầm hơn và nhỏ hơn. Câu 3. a. Nguồn âm là gì? Nêu đặc điểm chung của các nguồn âm. b. Khi ấn nút điều chỉnh để thay đổi âm lượng của tivi, đặc tính nào của tiếng nói người phát thanh viên đã thay đổi? Giải: + Nguồn âm: là vật phát ra âm. + Đặc điểm chung của các nguồn âm: dao động + Khi ấn nút điều chỉnh để thay đổi âm lượng của tivi, đặc tính của tiếng nói người phát thanh viên đã thay đổi đó là độ to. Câu 4. - Nguồn âm là gì? Cho 1 ví dụ về nguồn âm. - Độ cao và độ to của âm thay đổi như thế nào khi truyền đi xa? Giải: - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm Cho ví dụ đúng Độ cao không đổi 37
  38. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 5. Âm thanh do những chiếc loa phát nhạc gắn vào tai(headphone) thường phát ra những âm rất to, thường lên đến 80dB hoặc lớn hơn. Nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài loại loa nghe nhạc này thì ta dễ mắc những chứng bệnh về tai. Em hãy trình bày 2 biện pháp bảo vệ tai khi sử dụng loại loa này. Giải: 2 biện pháp bảo vệ tai khi sử dụng loa: - Không nên nghe nhạc bằng tai nghe quá một giờ mỗi ngày - Tuyệt đối không sử dụng tai nghe khi ngủ Câu 6. Khi nghe âm thanh phát ra từ tiếng trống trường báo hiệu giờ vào học, giờ ra chơi, hết tiết. Em hãy cho biết: a) Bộ phận nào của trống là nguồn âm? b) Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? c) Nhiều trường có khuôn viên rộng nên đôi khi học sinh không nghe được tiếng trống. Theo em, để tiếng trống phát ra to hơn thì bác bảo vệ phải đánh vào mặt trống như thế nào? Lúc đó, biên độ dao động của mặt trống lớn hay nhỏ? Giải: a) Mặt trống. b) Các vật phát ra âm đều dao động c) Đánh mạnh vào mặt trống, biên độ dao động lớn. 38
  39. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Bài 13: Môi trường truyền âm Câu 1. Những môi trường nào có thể truyền được âm thanh? Môi trường nào thì âm thanh không thể truyền đi được? Câu 2. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tốc độ truyền âm trong các môi trường sau: thủy tinh, không khí, nước. Giải: Không khí, nước, thủy tinh Câu 3. Tại sao khi ta ghé tai xuống mặt đường, ta có thể nghe tiếng xe chạy từ xa mà trong không khí hầu như ta không nghe thấy gì? Giải: Vì âm truyền qua môi trường chất rắn tốt hơn chất khí Câu 4. a) Những môi trường nào có thể truyền được âm? Khi âm truyền đi thì yếu tố nào của âm thay đổi? Thay đổi như thế nào? b) Trong một lần xem bóng đá, một khán giả ngồi trên khán đài quan sát thấy trọng tài đứng giữa sân thổi còi bắt đầu trận đấu. Biết khoảng cách từ chỗ đứng của trọng tài đến vị trí ngồi của người khán giả này là 85 m. Sau bao lâu từ khi trọng tài thổi còi thì người khán giả này nghe được tiếng còi? Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Giải: Âm truyền trong chất rắn, lỏng, khí. a Khi âm truyền đi, yếu tố thay đổi là độ to của âm và sẽ giảm dần. Thời gian để người khán giả nghe được tiếng còi là: b t = s/v = 85/340 = 0,25 s 39
  40. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 5. Vận tốc truyền âm trong môi trường chân không và một số chất ở 20OC: Chân không Không khí Nước Thép 0m/s 340m/s 1500m/s 6100m/s a- So sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép. b- Nhận xét sự truyền âm trong chân không, chất khí , chất lỏng và chất rắn Giải: a- Học sinh so sánh được vận tốc truyền âm của không khí, nước và thép. b- Nhận xét: - Chân không không thể truyền âm. - Nhận xét sự truyền âm của chất khí, chất lỏng, chất rắn (*) Chất khí, chất lỏng, chất rắn là những môi trường có thể truyền âm; (*) Thường vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Học sinh chỉ cần nêu được một trong hai ý (*) trên vẫn chấm trọn điểm Câu 6. Dựa vào bảng vận tốc truyền âm ở câu 1 cho biết: Âm phát ra từ đoàn tàu truyền theo đường ray ( bằng thép) đến nhà ga mất 1,5 giây, vậy lúc phát ra âm đoàn tàu cách nhà ga bao nhiêu km? (có trình bày cách làm) Giải: Đoàn tàu cách nhà ga 9,15km Câu 6. Lan và Bình làm một chiếc “Điện thoại ống bơ” có cấu tạo gồm 2 ống bơ được nối với nhau bằng 1 sợi dây ở giữa. Khi Lan nói vào ống bơ thứ 1 thì Bình đặt tai vào ống bơ thứ 2 và nghe thấy tiếng của Lan (Hình 1). a. Theo em, trong trường hợp này âm đã truyền qua những môi trường nào? Bình Lan b. Nêu 2 nguyên nhân có thể xảy ra đối với trường hợp Lan nói nhưng Bình không nghe được? Hình 1 40
  41. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a.Âm truyền qua chất khí và chất rắn b.Nêu được nguyên nhân: dây bị đứt, một trong hai bạn lấy tay giữ sợi dây, một trong hai màn cao su bị rách . Câu 7. a. Trong các môi trường sau: Không khí, tường bê tông, nước biển, chân không. + Môi trường nào có thể truyền được âm? + Môi trường nào truyền âm nhanh nhất? b. Tiếng sét và tia chớp được tạo ra cùng lúc, nhưng ta thường thấy tia chớp trước khi nghe tiếng sấm. Hãy giải thích hiện tượng trên? Giải: a.Không khí, tường bê tông, nước biển. Tường bê tông b.Tốc độ ánh sáng truyền trong không khí lớn hơn rất nhiều so với tốc độ của âm truyền trong không khí nên ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe tiếng sấm Câu 8. Hãy giải thích vì sao khi xảy ra hiện tương sấm sét, ta luôn nhìn thấy tia chớp trước khi nghe được tiếng sấm. Giải: Vì trong môi trường không khí, vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh. (hoặc vận tốc truyền âm lớn hơn vận tốc truyền âm thanh) Câu 9. a) Hãy nêu những môi trường có thể truyền được âm, không thể truyền được âm? b) Tại sao, khi muốn nghe được tiếng xe lửa từ xa, người ta phải áp sát tai xuống đường ray? 41
  42. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a) Nêu được 03 môi truyền có thể truyền được âm môi trường chân không không thể truyền được âm b) Do đường ray là chất rắn, mà vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất khí nên sẽ nghe được tiếng xe lửa từ xa. Câu 10. Tại sao khi áp tai vào tường có thể nghe thấy âm thanh ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe thấy? Giải: + Chất rắn truyền âm tốt hơn chất khí. Khi áp tai vào tường, âm thanh truyền trực tiếp qua tường đến tai ta.Khi để tai ngoài không khí thì tường đóng vai trò ngăn chặn đường truyền âm nên ta không nghe thấy. Câu 11. Trong một lần đứng xem bắn pháo hoa ở một nơi khá xa vị trí bắn. Một học sinh nhận xét: Sau khi nhìn thấy pháo hoa nổ trên trời 5 giây thì nghe được tiếng nổ. a. Tại sao người ấy lại thấy pháo hoa nổ trước khi nghe được tiếng nổ? b. Nơi bắn pháo hoa cách nơi người quan sát bao xa. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Giải: a. Người ấy nhìn thấy pháo hoa nổ trước khi nghe tiếng nổ vì tốc độ truyền âm nhỏ hơn tốc độ truyền ánh sáng nhiều lần. b. Tính được s = v.t = 340.5 = 1700 m Câu 12. Trong vận tải đường biển, khi trời tối, nếu tàu thuyền nào gặp tai nạn thì có thể bắn pháo sáng lên bầu trời để các tàu thuyền gần đó nhìn thấy pháo sáng và đến ứng cứu. Một chiếc tàu A gặp nạn và thuyền trưởng đã bắn pháo sáng lên bầu trời. Một chiếc tàu B cách đó không xa đã nhìn thấy pháo sáng và nghe được tiếng pháo nổ sau đó 4 giây. Tính khoảng cách giữa 2 tàu A và B. Biết tốc độ của âm thanh truyền trong không khí là 340 m/s. 42
  43. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: Tóm tắt Lời giải Khoảng cách = tốc độ x thời gian Khoảng cách = 340 x 4 = 1360 m Câu 13: Trong vận tải đường biển, khi trời tối, nếu tàu thuyền nào gặp tai nạn thì có thể bắn pháo sáng lên bầu trời để các tàu thuyền gần đó nhìn thấy pháo sáng và đến ứng cứu. Một chiếc tàu A gặp nạn và thuyền trưởng đã bắn pháo sáng lên bầu trời. Một chiếc tàu B cách đó không xa đã nhìn thấy pháo sáng và nghe được tiếng pháo nổ sau đó 4 giây. Tính khoảng cách giữa 2 tàu A và B. Biết tốc độ của âm thanh truyền trong không khí là 340 m/s. Giải: Tóm tắt Lời giải Khoảng cách = tốc độ x thời gian Khoảng cách = 340 x 4 = 1360 m Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang Câu 1. Một chiếc tàu muốn đo độ sâu của đáy biển nên phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 3,8 giây. Em hãy tính độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. Giải: Quãng đường âm phản xạ đã đi là: s = v .t = 1500 . 3,8 = 5700 m Độ sâu của đáy biển là : h = s : 2 = 5 700 :2 = 2850 m Câu 2. a) Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì? b) Hãy cho ví dụ trong thực tế về: - Một trường hợp cần phải hạn chế âm phản xạ. - Một trường hợp có sử dụng âm phản xạ. 43
  44. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: Nêu được khái niệm âm phản xạ. a Nêu được khái niệm tiếng vang. Nêu đúng ví dụ cần phải hạn chế âm phản xạ. b Nêu đúng ví dụ có sử dụng âm phản xạ. Câu 3. a/ Âm truyền được trong những môi trường nào? b/ hãy sắp xếp tốc độ truyền âm theo thứ tự tăng dần trong các môi trường: nước, thép, không khí c/ Các vật thế nào thì phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém? Mỗi loại Cho 1 ví dụ Giải: a/ Rắn , lỏng , khi b/ Sắp xếp đúng c/ phản xạ âm tốt , thí dụ, phản xạ âm kém , thí dụ Câu 4. Người ta dùng một tàu phát sóng siêu âm để đo độ sâu của đáy biển. Tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 0,5 phút. Tính độ sâu của đáy biển nơi đó, theo đơn vị km. Biết tốc độ truyền âm trong nước là 1500 m/s. Giải: Đổi 0,5 phút = 30 giây Độ sâu đáy biển nơi đó là: 30x1500:2 = 22500 (m) (nếu hs làm 2 phép tính thì mỗi phép tính đúng được 0,25) Đổi 22500 m = 22,5 km Câu 5. a) Âm phản xạ là gì? Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm tốt hay kém? b) Tiếng vang là gì? Một người đứng cách bức tường trong phòng 18 m và hét to. Hỏi người đó có nghe được tiếng vang hay không? (biết vận tốc âm trong không khí là 340 m/s) 44
  45. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: a) Nêu đúng âm phản xạ là gì Phản xạ âm kém a) Nêu đúng tiếng vang là gì Người đó nghe được tiếng vang Câu 6. Vì sao trong đêm yên tĩnh, khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát? Giải: Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường nên ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát. Câu 7. Tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 3s. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển nơi đó biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. Giải: Độ sâu của biển là: 1500.3/2 = 2250 m Câu 8. Vật có đặc điểm gì thì phản xạ âm tốt? Nêu 2 ví dụ vật phản xạ âm tốt? Giải: - Vật phản xạ âm tốt là vật có bề mặt nhẵn, cứng - Nêu 2 ví dụ vật phản xạ âm tốt 45
  46. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 9. Một người đi lại gần vách núi, khi còn cách vách núi 34 m người này la to. Hỏi: a) Sau bao lâu thì người đó nghe được âm phản xạ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. b) Âm phản xạ đó có phải là tiếng vang không? Vì sao? Giải: 2.34 a) 0,2(s ) giây 340 b) - Phải. 1 - 0,2 giây > giây 15 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn Câu 1. Em hãy đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi ở cuối đoạn văn: “Trong xây dựng và thiết kế nội thất, người ta sử dụng và phối hợp các loại vật liệu để hạn chế tối đa tiếng ồn tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của con người Bông thủy tinh là loại vật liệu nhẹ, gồm nhiều sợi thủy tinh liên kết với nhau là loại vật liệu cách âm, cách nhiệt hàng đầu. Cao su non là chất nhựa đàn hồi, có nhiều lỗ li ti nằm liền kề và liên kết với nhau tạo nên khả năng hấp thụ tiếng ồn, tiêu âm, chống rung do âm thanh quá cao, loại vật liệu này có dạng tấm, mềm. Tấm túi khí được cấu tạo bởi lớp màng nhôm nguyên chất, bề mặt được xử lý ôxy hóa phủ lên tấm nhựa tổng hợp polyethylen chứa túi khí, có tác dụng ngăn không cho âm thanh truyền qua, tránh tiếng vang do bề mặt không phẳng và hình dạng bất định, có khả năng giảm 60-70% tiếng ồn, không độc hại, Mút xốp PE là từ viết tắt của Polyethylene, PE thuộc nhóm chất dẻo có tác dụng cách âm chống ồn. Những vật liệu này được sử dụng cho các hệ thống trần vách của nhà ga, sân bay, trường học, siêu thị, bệnh viện, phòng họp, hội trường, nhà hát, phòng thu, sàn nhảy, Karaoke, a) Dựa theo đoạn văn trên em hãy cho biết hiện nay, trên thị trường xây dựng và thiết kế nội thất, có những loại vật liệu cách âm nào được sử dụng nhiều? b) Những vật liệu cách âm thường là những vật phản xạ âm kém. Em hãy cho biết những vật này thường có đặc điểm gì? c) Em hãy cho biết bên cạnh những vật liệu trên ta có thể sử dụng cách thức đơn giản nào trong gia đình để giảm tiếng ồn từ bên ngoài. 46
  47. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM d) Tấm túi khí, cao su non và một số vật liệu khác thường có phần rỗng bên trong và chứa nhiều không khí. Em hãy giải thích tại sao điều này lại góp phần ngăn không cho âm thanh truyền qua. Giải: Những loại vật liệu cách âm thường dùng là: a) Bông thủy tinh, cao su non , tấm túi khí, Mút xốp PE b) Những vật liệu phản xạ âm kém thường là những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề, sần sùi. c) Nêu được ví dụ như: sử dụng rèm cửa dày, trồng cây quanh nhà Trong các vật liệu ngăn không cho âm truyền qua thường có không khí vì không khí là môi d) trường truyền âm kém hơn chất rắn và chất lỏng. Câu 2. a) Âm truyền được trong môi trường nào ? b) Hình nào trong các hình 3a, 3b, 3c thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn ? Hình 3a. Máy cắt bê tông hoạt Hình 3b. Sấm, sét. Hình 3c. Tiếng động cơ và tiếng còi của động liên tục. các phương tiện giao thông trên đường. c) Trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, vấn đề tiếng ồn ngày càng trở nên nan giải. Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người, hãy nêu hai biện pháp cụ thể làm giảm ô nhiễm tiếng ồn cho ngôi trường của em ? Giải: a) Âm thanh truyền được trong môi trường chất khí, chất lỏng và chắt rắn b) Hình 3a và hình 3c thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn. c) - Xây tường gạch dày và cao ngăn cách giữa trường và đường xe chạy. - Ta có thể đóng kín cửa phòng học, treo màn bằng vật liệu cách âm để giảm tiếng ồn truyền vào phòng học. - Trồng nhiều cây xanh xung quanh trường và trong sân trường. 47
  48. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 3. Gia đình bạn An muốn xây một phòng karaoke. Em hãy nêu 4 biện pháp để giúp âm phát ra trong phòng nghe hay và không làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh. Nêu được 4 biện pháp cụ thể như: treo rèm nhung, làm tường gồ ghề, bố trí ghế nệm, xây tường gạch, lắp cửa kính, đóng cửa khi hát . Bài 16: Tổng kết chương Câu 1. Hãy điền vào chỗ chấm ( ) để các câu phát biểu sau là đúng (chỉ ghi số và từ điền thêm, không ghi lại cả câu) a) Nguồn sáng là những vật tự phát ra . b) Âm phát ra càng to khi . dao động của nguồn âm càng lớn. c) Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn . và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hoạt động bình thường của con người. d) Trong môi trường trong suốt và ánh sáng truyền theo đường không thẳng. e) Tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 82o, khi đó góc phản xạ có giá trị là Giải: a Ánh sáng b Biên độ c To – kéo dài d Không đồng tính e 410 48
  49. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Câu 2. Cho biết các phát biểu sau đây là Đúng hay Sai (chỉ ghi Đúng hoặc Sai, không ghi lại cả câu): a) Để hạn chế tai nạn giao thông tại những đoạn đường quanh co, gấp khúc người ta thường đặt gương cầu lõm. b) Khi nhạc sĩ chơi đàn ghi ta, bộ phận dao động là dây đàn. c) Nhật thực xảy ra khi mặt trăng nằm trong khoảng từ mặt trời đến trái đất. d) Tốc độ truyền âm trong nước là 1500m/s, trong không khí là 340m/s, trong thép là 6000m/s. Vậy âm truyền trong nước là tốt nhất. e) Các dải cây xanh trồng bên đường ngoài tác dụng mỹ quan còn có tác dụng chống tiếng ồn. f) Biên độ dao động là số dao động trong một giây. Giải: a Sai b Đúng c Đúng d Sai e Đúng f Sai Câu 3. Hãy lựa chọn những vật : Mặt Trời, hoa hồng đỏ, con chim hót, đèn pin sáng, khăn quàng đỏ, con dế gáy, Mặt Trăng sáng, viết chì màu, con đom đóm, bảng đen, hộp quẹt diêm, quả bóng bàn, cá đuối điện, loa phát nhạc, phấn trắng. Vật nào là nguồn âm, vật nào là nguồn sáng để điền vào vị trí phù hợp trong bảng sau và nêu đặc điểm. Các vật là nguồn sáng Đặc điểm của nguồn sáng Các vật là nguồn âm Đặc điểm của nguồn âm 49
  50. GV: Phan Văn Đạt Em Đại học Bách Khoa TP.HCM Giải: Các vật là nguồn sáng: Mặt Trời, đèn pin sáng, con đom đóm Đặc điểm chung: Các vật đều tự phát ra ánh sáng Các vật là nguồn âm: con chim hót, con dế gáy, loa phát nhạc Đặc điểm chung: Các vật đều dao động 50