Bài viết Tập làm văn số 7 - Ngữ văn Lớp 9

doc 26 trang thaodu 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài viết Tập làm văn số 7 - Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_viet_tap_lam_van_so_7_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Bài viết Tập làm văn số 7 - Ngữ văn Lớp 9

  1. Mùa xuân nho nhỏ 1 Thanh Hải là một nhà thơ được mọi người biết đến như một hiện tượng đặc biệt của thơ ca Việt Nam. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh biến thái của cuộc đời, ngay cả những phút cận kề cái chết Thanh Hải vẫn khát khao sống, làm việc cống hiến cho đời chung. Mùa xuân nho nhỏ chứ không phải là cái gì lớn lao ồn ả nhưng thật tinh tuý, sâu xa lắng động của Thanh Hải để lại cho đời trước lúc ra đi. Những vần thơ nhỏ nhẹ trầm bổng mà ý tứ lắng sâu lạ kỳ. Và không thể thiếu được ở làng thơ xuân nếu ta quên đi một mùa xuân nho nhỏ của một nhà thơ tài hoa, mệnh bạc - Thanh Hải thì quả là thiếu sót. Bài thơ ra đời vào những năm 80 của thế kỉ XX được xem như một lời tâm niệm trẻ trung và đáng trân trọng của nhà thơ để lại cho đời trước lúc đi xa. Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang sắc màu và âm thanh quen thuộc của đồng quê được vẽ bằng hình ảnh bình dị, chọn lọc, gợi cảm. Cảm xúc trước mùa xuân của tác giả mở ra thật ngỡ ngàng, không gian dường như tươi mới hơn, thánh thót hơn. Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lành rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Đó là màu tím biếc của bông hoa dân dã soi bóng dưới dòng sông trong xanh. Đặc biệt là tiếng chim chiền chiện trong trẻo, loài chim cất tiếng hót báo hiệu tin vui, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Từ "ơi" cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất trước đất trời xuân. Tất cả gợi cho ta cảm giác một không gian bận bịu và chắt chiu. Hai tiếng "hót chi" là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. Điều đó cũng chứng tỏ một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, một tấm lòng thiết tha yêu mến cuộc sống tươi đẹp này. "Đưa tay hứng" là một cử chỉ bình dị mà trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân đẹp tươi và đáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất nước vào xuân. Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, dẫn đến cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Sự chuyển mạch ấy là tự nhiên và hợp lí. Bởi mùa xuân là "lộc" đất trời của chung mọi người. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng
  2. Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ "Lộc" ở đây có thể hiểu là sức mạnh dân tộc, "lộc trải dài nương mạ" là sự hối hả xôn xao cho một mùa màng mới, cho đồng ruộng vẫn mãi mãi bạt ngàn một màu xanh. "Người cầm súng và "người ra đồng" là hai lực lượng chính dựng xây Tổ quốc. Đây là mùa xuân trách nhiệm gắn với ý thức bảo vệ dân tộc. Câu thơ mang một ý nghĩa sâu sắc: Người ra trận phải đổ máu, người ra đồng phải đổ mồ hôi nước mắt. Máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân ta đã góp phần giữ lấy mùa xuân mãi mãi của dân tộc. Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Biết bao nhiêu mùa xuân ông cha ta đánh giặc giữ nước, bao nhiêu mùa xuân lập chiến công chống quân xâm lược "vất vả và gian lao". Thanh Hải tự hào khi nghĩ về đất nước với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đất nước như vì sao sáng vượt qua vất vả và gian lao để đi lên phía trước. Từ "cứ" đặt đầu câu thơ như một sự khẳng định, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng. Có thể nói bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay của dân tộc được đáp lại bằng những mùa xuân tiếp nối vô tần. Đó là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của nhà thơ đối với đất nước, với dân tộc. Rung cảm thiết tha trước mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện chân thành: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào họa ca Một nốt trầm xao xuyến. "Con chim hót" để gọi xuân về, mang hạnh phúc yên vui cho mọi người, "một cành hoa" để tô điểm cho núi sông, một nốt nhạc trầm "xao xuyến" trong khúc ca phấn chấn tự hào động viên, khích lệ. Chữ "tôi" ở khổ thơ đầu được thay thế bằng chữ "ta” đầy hào hứng, sảng khoái, nó thể hiện tư thế hòa mình của nhà thơ vào cuộc sống, vào mùa xuân đến với mọi người. Mỗi người cống hiến "một mùa xuân nho nhỏ" đã là một: cuộc dâng hiến thật đầy đủ, thật trọn vẹn. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dà là khi tóc bạc Nếu có ý thức hết mình, sống hết mình, lao động hết mình thì mùa xuân làm gì có tuổi? Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng: "Mỗi cuộc đời đã hóa núi sông ta" (Nguyễn Khoa Điềm). "Nho nhỏ” và "lặng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. Thanh Hải như nhắc ta hãy sống cho tất cả, sống cho tình thân ái bao la và sống để cống hiến toàn vẹn cho đất nước, cho cuộc đời. Phải chăng đây chính là điều mong ước tột cùng đã đi theo tác giả suốt cuộc đời? Dù
  3. vẫn biết ngày mai rất có thể sẽ phải từ giã cõi đời này nhưng tiếng thơ Thanh Hải vẫn tràn ngập niềm tin và hi vọng vào cuộc sống. Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương: Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. Nam ai, Nam Bình là hai giai điệu nổi tiếng của xứ Huế từ bao đời nay. Câu hát truyền thống ấy đi mãi cùng trái tim một người con đến giây phút cuối cùng vẫn còn mong mỏi mãnh liệt hơn bao giờ hết khát vọng cống hiến vẹn toàn cho quê hương đất nước. Bài thơ được viết vào năm 1980 cũng chính là khi nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, trong khi nhà thơ đang giành giật từng phút sống, từng hơi thở cuối cùng. Tuy vậy, nhà thơ vẫn thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha. Bài thơ thể hiện niềm yêu mến cuộc sống, đất nước và ước nguyện chân thànhcủa tác giả về một cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho đời một tình yêu cuộc sống thiết tha và ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ quốc thân yêu. Mùa xuân nho nhỏ là một bức tranh mùa xuân thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa là tiếng hát nhẹ nhàng tha thiết, sâu lắng về khát vọng cống hiến cho đất nước của nhà thơ Thanh Hải. Và đó cũng chính là một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa. Mùa xuân nho nhỏ 2 Thanh hải là 1 cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu Thơ ông thể hiện niêm yêu mến thiết tha của cuộc sống đất nước ước nguyện của tác giả. Và Mùa xuân nho nhỏ là 1 bài thơ như thê Bài thơ được sáng tác vào nhữung năm cuối đời của thanh hải thế nhưng đặc biệt tràn ngập cả bài thơ là những cảm xúc của tác giả đi từ mùa xuân thiên nhiên đên mùa xuân đất nước con người và cuối cùng đã bộc lộ khát vọng sống của con người . Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ đã tạo nên 1 giọng điệu thơ sâu lắng trữ tình tha thiết Mở đâu bài thơ thanh hải đã fác hoặc cảnh mùa xuân tươi đẹp đang về trên xứ huế Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời khổ thơ là cảm nhận của thanh hải về mùa xuân thiên nhiên,mùa xuân quê hương . Đâu có gì nhiều chỉ 1 bông hoa 1 dòng sông 1 tiếng chim hót . Đơn giản thế nhưng vui và đẹp biết bao ! . Chỉ bằng vài nét fác họa chọn lọc hình ảnh màu sắc và âm thanh nhà thơ như vẽ ra cả
  4. 1 không gian cao rộng dòng sông mặt đất bầu trờ cả màu sắc thắm tuơi sông xanh thắm hoa tím biếc và âm thanh rộn rã Tiếng chim chiền chiện hót vang trời . Trước đây cũng đã nhiều thi nhân miêu tả mùa xuân vơi những tín hiệu bông hoa chim hót Chim hót véo von liễu nở đầy Nhưng điểm đặc biệt trong thơ Thanh hải là cảnh màu xuân mang nét đẹp riêng cảnh quê hương xứ huế . Dòng sông xanh đây là dòng sông hương thở mông của huế ko phải là sông hồng đỏ nặng phù sa cũng chẳng phải là Vàm cỏ đông tươi mát trên dòng sông hương giang thơ mộng ấy " mọc " lên l1 bông hoa tím biếc. có lẽ đó là họa lục bình . 1 lòai hoa ưa sông nước ưa đồng nội bình dị thân thân ương . Thi nhân xưa thường nói đến màu xuân với những loài hoa tiêu biểu kiêu sa quí hiếm như hoa đào mai lan nhưng ở đây mùa xuân trong thơ Thanh Hải lại được báo hiêu băng 1 bông hoa lục binh tím biêc .Cái màu tím đặc trưng của xứ huế ngươi huế . Cách đảo ngữ đưa từ mọc lên đầu câu thơ . Mọc giữa dòng sông xanh gây ấn tuợng về sự vương lên đầy sức sống của bông hoa . 1 sức sống tràn trề tuơi trẻ Chỉ với 2 câu thơ mở đầu nhà thơ đã miêu tả đựoc cả 1 sắc xuân đằm thắm dịu dàng mà xao xuyến lòng người Thanh hải còn cảm nhận thêm 1 nét đẹp nữa của thiên nhiên xứ huế đó là tiếng xuân rộn rã reo vui qua âm thanh thánh thó của chim chiền chiện . 1 lòai chim sơn ca sống rất nhiều ở Huế Tiếng chim hót thánh thót véo von vang vọng cả đất trờ .Cả không gian cao rộng nghe tiếng chim hót nhà thơ thốt lên lời gọi của chim thật thiết tha say đăm Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trờ Hô ngữ Ơi kết hợp với cụm từ hót chi mà nghe sao mà dịu ngọt êm ái thân thương . 1 lần nữa qua cách thể hiện của Thanh Hải ta bắt gạp các chất thơ ngọt ngào của xứ Huế qua tiếng thơ nhẹn nhang thân thương tràn đầy cảm xúc lẫn chất huế ấy đã thể hiện tình yêu tha thiêt của nhà thơ đối với quê hương ruột thịt của mình Thế ta mùa xuân đang đên ở xứ huế rất đẹp của hoa tím sông xanh ở sức sông của bông hoa và ở niềm vui trong tiếng chim chiền chiện hót. Tâm hồn nhà thơ rộng mỡ để đón nhận nâng niu trân trọng vẻ đẹp sức sống và niềm vui ấy Từng giọt long lanh rờ Tôi đưa tay tôi hứng Nhưng dòng thơ đã thể hiện cảm xúc của hôn thơ Thanh Hải . bài ca xứa huế vào xuân nghe tiếng hót trong trẻo véo von thánh thót của chim chiền chiện . Âm thanh đó được kết tinh lại đọng lại thanh từng giọt long lanh lấp lánh Và nhà thơ muốn đưa tay đón nhận từng giọt âm thanh ấy . Rất sáng tạo và đầy gợi cảm . Thanh Hải đã dùng hiện tượng chuyển đổi cảm giác để thể hiện cảm xúc của mình . Từ cái có tính thính giác chỉ có thể nghe được là âm thành của tiếng chim nhà thơ tưởng như thấy được và có thể hứng đựoc cả tiếng chim trong tay . Cảm nhận nó bằng xúc giác nêu xuân diệu đã có lần say sưa trược vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân . Tháng giêng ngon như 1 cặp 1 gần để ròi hào hứng thốt lên Hơi hồng ta muốn căn vào ngươi thì thanh hải cũng ngất ngây tưởng chứng hưng được cả tiếng xuân . giọt xưa trong tay. Hiện tưởng chuyển đổi cảm giác ấy đã trở thành nghệ thật
  5. trong thơ ca bởi nó đã thể hiện được cái cảm xúc nồng nàn say đăm của nhà thơ . Cái đất trời xứ huế vào xuân và nhà thơ khương tư dung cũng đã có lần thể hiện cảm xúc của mình trong âm thanh của tiếng chim bằng 1 câu thơ có hiện tuơng chuyển đổng cảm giác tương tự Một tiếng chim kêu sáng cả rừng Rồi tờ đó nhà thơ tiếp tục trải dài cảm xúc của mình với mùa xuân đất nước con người Mùa xuân người cẩm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Ở đây chúng ta đã thấy Thanh Hải đề cập đên 2 hình ảnh đó là người cầm súng và người ra đông .Vì sao vậy ,họ là những người đã chiến đấu bào vệ tổ quốc , họ là những người đổ mồ hôi công sức để góp phần xây dựng đất nược độc lập hạnh phúc cho mọi người . Như vây chính họ là nhưng người mang lại mùa xuân cho người khác .Bên cạnh 2 hình ảnh này là lộc Nói đến Lộc là nói đến sự đâm chồi của cây lá . Nhưng trong văn cảnh này lộc mang hàm ý là mùa xuân là sự may mắn là hạnh phúc đến với người khác Và lộc của người cầm sùng đó là cành lá nguỵ trang . Và lộc của người ra đồng là nương mạ xanh tốt . Như vậy lộc đã theo họ ra chiến trường ra ruộng đồng hay là chính họ đã mang lộc về cho đất nước cho mọi người Từ hình ảnh con người tác giả đề cập đến hình ảnh đất nước Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Đất nước ta kể từ buổi đầu dựng nước là quá trình giữ nước hết cuộc kháng chiến này đến cuộc kháng chiến khác . Cha ông ta sẵn sàng đổ xương máu để bảo vệ nền văn hiến. Đây là 1 quy trình đầy gian lao vất vả nhưng cũng đầy tự hào Niềm tự hảo đó đã được tác giả so sánh bằng hình ảnh rất đẹp " như vì sao " Nói đến vì sao là nói đến các tinh tú lấp lánh trên bầu trời . Vì sao cứ ngàn năm mãi vình hằng đối với cuộc sống con người và đối với đất nước như vì sao có nghĩa là đất nước ta rất đẹp đất nước ta từ 4000 năm đã đặc xây dựng và phát triển "cứ đi lên phía trước "Chính vì thế mà trước vẻ đẹp đó trước niềm tự hào Con người khi cảm nhận về đó như cảm thấy hối hả . Ở 2 câu này vừa có điệp từ " tất cả " Lạị cùng với những hình ảnh đầy hình tượng như âm thanh >Nó gợi tả được không khi và khí thế rộn ràng vui vẻ cảnh đất nước vào xuân Mở đầu bài thơ . Nó đã giới thiệu cảnh sắc mùa xuân thiên nhiên đẹp tươi đang đến trên quê hương xứ huế thân thương . Nhưng khổ thơ của thanh hải là cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân đất nước . dân tộc . Và cũng từ mạch cảm xúc đó nhà thơ đã quay về với lòng mình . Suy nghĩ thật chân thành và lắng động Ta làm con chim hót
  6. Ta làm 1 cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Thanh Hải suy nghĩ về mình về trách nhiệm đóng góp của mình trong mùa xuân cuộc đời . Nếu ở khổ thơ đầu mùa xuân thiên nhiên đưộc báo hiệu bằng hình ảnh 1 bông hoa đang nở rộ bằng âm thanh tháng thót của con chim chiền chiện thì giờ đây nhà thơ cũng muốn làm con chim hót 1 cành hoa để góp phần làm nên mùa xuân cho đời . Nêu trong khổ thơ truóc đó nhà thơ đã gợi ra mùa xuân của thiên nhiên đất nước dân tộc thì ở đây nhà thơ đã liên hệ đến mình nghĩ về mình trong nhưng ngày cuối đời . khát khao đưộc cống hiến cho cuộc sống cho đất nước cho cách mạng. Trong cái lớn lao của đất trời vào xuân . Tổ quốc vào xuân Thanh Hải chỉ xin góp phần làm 1 tiếng chim trong giọng hót của muôn chim để âm thanh mùa xuân thêm rộn rã tưng bừng mang đến niềm vui cho người . Làm 1 cành hoa trong hương sắc của muôn hoa góp thêm vẻ thắm tươi rực rỡ cho đời . Mà đặc biệt múôn làm 1 nốt trầm trong bản hoa tấu muôn lời muôn điều của cuộc sống . Thanh hải chỉ muốn làm 1 nốt trầm không vuốt cao ko âm ỉ một nốtt phụ trong vè phụ của giàn hợp xướng. . Nhưng là 1 nốt trầm nghe xao xuyến lòng người cho đời thêm sinh động đáng yêu Nhà thơ dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên như chim hót cành hòa để nói lên ược nguyện đươc sống có ich để cống hiến cái tinh túy cao đẹp nhất của chính mình cho cuộc đời chung . Số từ một đặt trứoc cành hoa nốt trầm thể hiện sự khiêm tốn của nhà thơ ko làm được 1 vường hoa thì hãy làm 1 bông hoa bé nhó ko làm 1 giàn hợp xướng thì hãy làm 1 nốt trầm xao xuyến > Chỉ xin làm 1 bông hoa 1 tiếng chim 1 nốt trầm để tô điểm làm vui cho cuộc sống . Ước nguyện hóa thân ấy của nàh thơ ko cao xa vĩ đại mà gần gũi thân thương. đẹp và đáng yêu biêt mấy Bời khát vọng sống có ich có ý nghĩa và vô cùng khiêm tốn . Điệp ngữ ta làm ta nhập như 1 lời tự nhủ cùng với nhịp thơ sôi nổi thiết tha đã thể hiện 1 cách gợi cảm mạnh mẽ cái khát vọng cháy bỏng của nhà thơ tự nguyện góp xuân đời riêng vào xuân đời chung của đất nước quê hương . 1 điều đáng chú ý là từ chỗ xưng tôi ở đầu bài thơ với bao cảm xúc Thanh Hải đã chuyển sang xưng ta với bao nhiêu nhận thức suy ngẫm . Rõ rang đã có sự vươn lên trong tư duy của nhà thơ để chuyển từ cái cá nhân riêng lẻ đến cái chung rộng lớn với ba ước nguyện cống hiến cho đời . Có thể thanh hải muốn gởi vào cái ta ấy 1 lời nhắc nhở đối với tất cả chúng ta trong cuộc đời này Không những vậy khát vọng cống hiến ây rất khiêm tốn thầm lặng ko ngừng nghĩ . Khiêm tốn ở chỗ tất cả ước nguyện cầu nhà thơ đọng lại trong hình ảnh Một muà xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời . Mùa xuân là 1 khải niệm về thơi gian vậy mà nhà thơ đã cụ thể hóa thành hình khối nho nhỏ. Thật xinh xắn đễ thương để thể hiện tấm lòng mình . Ko phải là 1 mùa xuân xanh 1 mùa xuân hông hay mùa chín nhưng ở thanh hải là mùa xuân nho nhỏ Chính với khát vọng làm 1 tiếng chim hót cành hoa xinh nốt nhạc trầm là thanh hải đã tạo được 1 màu xuân nho nhỏ đề hòa mình với 1 mùa xuân lớn lao của đất nước .nó dâng hạnh phúc sự sống cho đời .
  7. Nhà thơ muốn gởi gắm qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ cái khát vọng thật nhỏ bé và vô cùng cao đẹp . Ước nguyện được làm 1 mùa xuân nghĩa là muốn song đẹp sống với sức xuân tuổi trẻ của mình dẫu chỉ là xuân nhỏ nhỏ trong cái mùa xuân rộng lớn của đất nước nhưng trong cái xuân đời riêng vào mùa xuân bào la bất tận của cuộc đời là khát vọng khiêm tốn đáng yêu của 1 người thiết tha muốn cống hiến cho tổ quốc và ý thức rất rrõ cái hữu hạn của cá nhân mỗi người trước cái vô hạn cái rộng lớn của cuộc đời Điều đáng quý là cái Mùa xuân nho nhỏ mà nhà thơ muốn cống hiến đo ko chút âm ĩ phô trương mà chỉ âm thầm lặng lẽ như 1 dòng sông tháng ngày lặng lẽ bồi đắp phù sa cho ruộng đồng màu mỡ . cây trái xanh tươi. Từ láy gợi tả gơij cảm lặng lẽ của đông từ dàng cho thấy thái độ cống hiến trân trọng mà thầm lặng khiêm tốn đáng yêu đáng quí của nhà thơ . Thái đó cống hiến thầm lặng đó gợi ta nhớ đến cùng sự hi sinh dấn hiên lặng lẽ tuổi xuân xứ huế và hạnh phúc cá nhân mình cho tổ quốc thân yêu . Cú nhưng con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước như anh than nhiên, người kĩ sư vường rau , anh cán bố nghiên cứu vê fsét bên dưới cái giá bằng thâm thùng mây tuyết ở Lặng Lẽ Sa Pa Điểm đáng nổi bật đặc biệt ở đây là Thanh Hải dẫu chỉ mong được đóng góp cho đời 1 Mùa xuân nho nhỏ 1 cách âm thầm lặng lẽ nhưng lại miệt mài ko dứt hay nói cách khác là ko ngừng nghĩ dù khi tuổi trẻ đầu xanh hay tuổi già tóc bạc Dù là tuổi 20 Dù là khi tóc bạc Mùa xuân nho nhỏ chính là tấm lòng đáng quí của thanh hải đối với cuộc đời và tấm lòng ấy còn đáng quí hơn nữa khi đã ý thức được sự hữu hạn của đời người trong cái vô cùng của đất trời thiên nhiên nhà thơ vẫn cố muốn cống hiến tất cả và mãi mãi cho cuộc sóng . Điệp ngữ dù là để lặp lại như mang ý nhấn mạnh đã giúp cho thanh hải thể hiện thành công khát vọng cống hiến ko thôi bất chấp tất cả thách thức của thời gian tuổi già bệnh tật khẳng định quyết tâm cống hiến hết mình cống hiến ko giới hạn ở lứa tuổi nào . ko dừng lại ở thơi điểm nào . khi tuổi 20 tràn đầy nhưạ sống hay lúc đã qua đi tuổi xuân của đời mình . Nhà thơ cũng xin cống hiến nhưng gì thật đẹp tất cả sức lực và nhiệt tình coi đó là niềm vui là lẽ sống . khát vọng ấy đã trở thành 1 tâm nguyện bất diệt . Thể hiện tình yêu thiết tha đối với quê hương đất nước cuộc đời sâu xa hơn đây là ý thức trách nhiệm đời với xã hội với con người Tấm lòng và nguyện ước của nhà thơ chính là tư tưởng là nhân sinh quan ai ước mông được sống với sự cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ sống cũng là quan niệm sống mà Tố hữu đã từng khẳng định qua 1 khúc ca xuân Nếu ta làm con chim chiếc là Con chim phải hót , chiếc là phải xanh Lẽ nào vay mà ko trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Nhưng nhà thơ cách mạng đó đã có chung 1 suy nghĩ thật đẹp thật cao quý nhưng gì mà mình nhận của đời là vô cùng lớn lao nên sống là phải đóng góp dựng xây cuộc đời . Quan
  8. niệm này có nét giống và cũng có nét khác với quan niêm của nguyên công trứ ngày xưa Trước đây đã có những suy nghĩ thật tiến bộ cho rằng khi sinh ra trên đời là để hưởng thụ bào di sản của lớp người đi truớc là ta đã mang 1 món nợ ở đời _ nợ tang bồng Và được vậy phải nhập thể hành đạo để trả nợ Nợ tang bồng vay trả trả vay Nguyễn Công Trứ đã có 1 nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhận với xã hội và trách nhiêm của mỗi thành viên trong cộngđòng . Quan niệm như thể là đáng quí nhưung theo ông khi Nợ tang bồng trong trắc vỗ tay reo Thi con người có thể mãng nguyện nghỉ ngơi hương thanh nhàn . ko còn gì vướng bận với đời Thảnh thơi thơ túc rượu bầu Còn đối với thanh hải và quan niệm xã hội chủ nghĩa của chúng ta hôm nay thì sự cống hiến cho hạnh phúc chung ko bao giờ có thể nói hoàn thành là kết thúc . Cống hiến ây là vô cùng là mãi mãi và chỉ thức sự chấm dứt khi con người nhắm mắt xuôi tay Quan niệm khát vọng cống hiến mãi ko thôi của Thanh Hải ở đay tích cực hơn đáng quí hơn và do vậy cao đẹp hơn bởi có sự tiếp xức của thời đại và có cội nguồn sâu xa là tình yêu nống thắm đối với con người quê hương cuộc đời . Khổ thơ đã khép lại nhưng ý tình vẫn còn lắng đọng và ngân vang trong lòng người phải chăng 1 mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời kìa ko chỉ là của thanh hải mà còn lòa ước nguyện của mỗi chung ta những ai đã đọc bài thơ những ai muốn sống đẹp và hữu ích cho đời Có biết được haòn cảnh ra đời của bài thơ ta mới thây hết giá trị và ý nghĩa cao đẹp của nó . Bài thơ được thanh hải viết vào mùa đông tiết trời lạnh giá lúc nằm trên giường bệnh cận kề cái chết Ta chợt hiểu mùa xuân đây ko pảhi từ bên ngời đên mà đã có trong lòng nguời Như xuân Diệu đã có lần cảm nhận Xuân của đất trời hôm nay sao mới đến Trong tôi xuân đến tự lâu rồi ( xuân ko mùa ) Chính mùa xuân vĩnh cữu trong lòng ấy đã giúp nhà thơ quên đi sự đau đớn của bệnh tật sự rình rập của cái chết đem lại cho nàh thơ niềm say xức với cuộc sống lòng tin yêu lạc quan với cuộc đời Hai khổ thơ ko hề có 1 từ ngữ bóng bẩy trau chuốt hoa mỹ lờ thơ nhẹ nhàng chân chất bình dị tình người ko phải ngẫu nhiên mà bài thơ mùa xuân nho nhở được phổ nhạc . Đây là 1 bài thơ giàu nhạc điệu giàu hình ản hvà khi nó đươcọ phổ nhạn thì đáy lại là 1 bài hạc giàu chất thơ. Chính giàu điệu nhẹ nhàng và tươi trẻ . từ đó đã tạo cho bài thơ có sức truyền cảm lạ thường làm nỗi bật hơn những ước vọng cống hiến còa đẹp của 1 người rất tâm huyết với quê hương đất nước cuộc đời Chỉ 1 tháng sau ngày sáng tác bài thơ này Thanh Hải qua đời Mùa Xuân nho nhỏ trở thành lời di chúc của chính nhà thơ . Bài thơ là lời tâm tình nhỏ nhẻ thiết tha mà vô cùng sâu lắng của 1 hồn thơ dịu dàng đăm thắm yêu đời yêu đất nước và ước nguyện sống đẹp sống có ích
  9. cống hiến cho đời tấm lòng khiêm tốn nhà thơ gợi lên trong em người là lẽ sống cao đẹp vượt lên những tình toán nhỏ nhen vuằ đời thường khơi dậy ở em niềm káht khao muốn theo bước nàh thơ Tự nguyên góp xuân đời riêng vào xuân đời chung của dân tộc quê hương Như hạt muối hòa trong biển mặn Cùng góp mình cho cuộc đời chung Viếng lăng bác 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước ta. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy. “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Năm 1976, sau ngày đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam đã ra thăm lăng Bác. Cảm xúc dâng trào, nhà thơ đã làm một bài thơ như một lời bộc bạch chân tìCnh của hàng triệu người con miền Nam với Bác. Đây là một bài thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa, làm cho người đọc xúc động. [2 khổ thơ đầu là những dòng cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi đc lần đầu đến thăm lăng Bác:1 chút tự hào,xen lẫn vui sướng,lẫn xúc động khi sắp đc kề cận bên Ng` cha thân yêu của dân tộc.Bằng những hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi,nhôn ngữ bình dị mà hàm súc,tinh tế,đoạn thơ đã để lại trong lòng ng` đọc những cảm xúc vô cùng sâu sắc] [2 khổ cuối bài thơ như những nốt nhạc du dương,trầm bổng,réo rắt như tấm lòng tha thiết yêu mến của nhà thơ với HCTịch. Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc,từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi, câu thơ đã khơi gợi trong lòng ng` đọc những rung động sâu sắc và đáng quý ] Bài thơ được phân chia theo bố cục thời gian, và khổ thơ đầu tiên nói về cảm xúc của tác giả khi nhìn thấy lăng Bác từ xa. “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” Câu thơ đầu tiên thật ngắn gọn nhưng nó lại là một lời tâm sự chân tình của nhà thơ cũng như hàng triệu người con miền Nam. Một tiếng “con” thật ấm áp, gần gũi, thể hiện lòng kính yêu to lớn đối với Bác. Bác thật gần gũi với người dân, như là một vị cha già của dân tộc. “Con ở miền Nam” -mấy tiếng ấy bao hàm một nỗi đau và một niềm tự hào. Miền Nam gian khổ và anh hùng, miền Nam đi trước về sau, miền Nam thành đồng Tổ quốc, miền Nam vừa chiến thắng kẻ thù hung bạo trở về trong đại gia đình Việt Nam đây Bác ơi! Nhà thơ mong nhìn thấy Bác một lần sau khi đất nước đã giải phóng nhưng thật
  10. đau xót, Bác đã không còn. Vì vậy, từ “viếng” đã được nhà thơ thay bằng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau cũng như bày tỏ niềm tin rằng Bác vẫn sống mãi. “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” Đập vào mắt nhà thơ là hình ảnh hàng tre xanh ngắt trước lăng Bác. Cây tre - biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường nhưng giản dị, thanh cao của người dân Việt Nam – đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lòng tác giả trước khi bước vào lăng Bác. Hàng tre bát ngát – Hàng tre xanh xanh – Hàng tre Việt Nam: hàng tre bao đời như một dấu hịêu đặc biệt của dân tộc. Hàng tre trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao phẩm chất của con người Tổ quốc ta: dẻo dai, đoàn kết, bất khuất, kiên cường. Ở Bác có tất cả những gì mà những con người Việt Nam từng có, cũng cái dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng cái kiên cường “đứng thẳng hàng” trong “bão táp mưa sa” ấy. Dân tộc ta thật sự có sức sống mãnh liệt, cho dù những thử thách của thiên nhiên, của lịch sử có khắc nghiệt cách mấy thì vẫn kiên cường chống chọi, và vẫn cố gắng đứng thẳng chứ nhất quyết không chịu bị bẻ cong. Hàng tre đứng đó, bên lăng Bác như ru giấc ngủ ngàn thu của Bác, gắn bó mãi mãi với Bác như dân tộc Việt Nam vẫn kính trọng Bác mãi mãi. Đến gần lăng Bác, xếp hàng vào viếng thì tác giả có thêm nhiều cảm xúc mới. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” Hai câu thơ sinh động với nhiều hình ảnh gợi cảm được tạo nên từ những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau. Một mặt trời thực đi qua trên lăng, là mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, soi sáng cho muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới. Từ mặt trời thật ấy, một mặt trời ẩn dụ khác hiện ra trong lăng, rất đỏ. Bác nằm trong lăng với ánh sáng đỏ xung quanh như một mặt trời. Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật. Bác soi sáng đường cho dân tộc ta đi, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giành độc lập của Tổ quốc. Bác giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ, trở thành một con người tự do để bây giờ được hạnh phúc. Công lao của Bác đối với dân tộc ta cũng như mặt trời, to lớn không kể xiết. Bác là 1 mặt trời. Cái ẩn dụ mặt trời ở đây ko biết đã đủ nói về Bác chưa? Không, nếu nói Bác là mặt trời thì phải nhấn mạnh thêm cho rõ cái đặc tính của vầng mặt trời ấy: rất đỏ. Cái mặt trời đang tỏa sáng trên cao kia, cái mặt trời của thiên nhiên, tượng trưng của nguồn nóng, nguồn sáng, nguồn sự sống ấy, ko phải bao giờ cũng nguyên vẹn thế đâu, không phải lúc nào cũng ấm nóng thế đâu! Vầng mặt trời ấy có thể bị bóng đêm lấn át. Nhưng vầng mặt trời Bác Hồ của ta thì mãi mãi đỏ thắm, mãi mãi là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi đường cho con người Việt Nam. Hôm nay có hai mặt trời chiếu rọi trên đường đời: một mặt trời tỏa sáng trước mặt, một mặt trời tỏa sáng tâm hồn Như mặt trời kia, Bác thuộc về vĩnh cửu. Bác sẽ sống mãi trong lòng mỗi con người Việt Nam. “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” Cùng với mặt trời đi qua trên lăng, ngày ngày dòng người vẫn đi qua lăng trong thương nhớ. Điệp ngữ “ngày ngày” ý nói rằng nhân dân ta mãi luôn ghi nhớ công lao to
  11. lớn của Bác, mãi mãi là như vậy. Nhịp thơ của đoạn chậm, diễn tả đúng tâm trạng khi đứng xếp hàng trước lăng chờ đến lượt vào, ngậm ngùi tưởng nhớ đến Bác đã khuất. Tuy vậy, nhịp thơ chầm chậm như bước chân người đi trong cuộc tưởng niệm mà sao câu thơ vẫn không buồn? Phải rồi. Chúng ta không làm cái việc tưởng niệm bình thường với Bác như một người đã khuất. Dòng người đang đi đây là đang đi trong cuộc hành trình ngợi ca vinh quang của Bác. Và tràng hoa vinh quang này không phải được kết bằng những bông hoa bình thường như mọi tràng hoa vinh hiển khác trên đời đâu. Tràng hoa đây là một hình ảnh ẩn dụ của tác giả, đó chính là những đoá hoa thật sự của đời, là đàn con mà Bác đã cố công tạo nên suốt bảy mươi chín mùa xuân Bác sống trên đời. Những bông hoa trong vườn Bác nay đã lớn lên, nở rộ ngát hương kính dâng lên Bác. Vào bên trong lăng Bác, thấy Bác đang nằm đó, nhà thơ lại một lần nữa cố giấu tiếng nấc nghẹn ngào: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” Khung cảnh bên trong lăng thật êm dịu, thanh bình. Lúc này, trước mặt mọi người chỉ có hình ảnh Bác. Bác nằm đó trong giấc ngủ vĩnh hằng. Bác mất thật rồi sao? Không đâu. Bác chỉ nằm đó ngủ thôi, Bác chỉ ngủ thôi mà! Suốt bảy mươi chín năm cống hiến cho đất nước, bây giờ đất nước đã bình yên, Bác phải được nghỉ ngơi chứ. Bao quanh giấc ngủ của Bác là một “vầng trăng sáng dịu hiền”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Từ giữa chốn tù đày, đến “cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “nguyên tiêu” Tuy vậy, Bác chưa bao giờ thảnh thơi để ngắm trăng đúng nghĩa. Khi thì “trong tù không rựơu cũng không hoa”, khi thì “việc quân đang bận”. Chỉ có bây giờ, trong giấc ngủ yên, vầng trăng ấy mới thật sự là vầng trăng yên bình, để Bác nghỉ ngơi và ngắm. Trăng dịu hiền, soi sáng hình ảnh Bác. Nhìn Bác ngủ ở đấy thật bình yên, nhưng có một sự thật dù đau lòng cách mấy ta vẫn phải chấp nhận: Bác đã thật sự ra đi mãi mãi. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!” Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, không bao giờ chấm dứt. Dù lí trí vẫn luôn trấn an lòng mình rằng Bác vẫn sống đấy, vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời Tổ quốc độc lập nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì một sự thật đau lòng. Một từ “nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lí lẽ, mọi lập luận lí trí. Bác như trời xanh, Bác là mãi mãi, Bác vẫn sống trong tâm tưởng mỗi chúng ta, Bác mãi hiện diện trên mỗi phần đất, mỗi thành quả, mỗi phần tử tạo nên đất nước này. Nhưng mà Bác mất thật rồi, ta không còn có Bác trong cuộc đời thường này. Mất Bác, cái thiếu vắng ấy liệu có thể nào bù đắp được? Tổ quốc ta đã thật sự không còn Bác dõi theo từng bước chân, không còn được Bác nâng đỡ mỗi khi vấp ngã. Bác ra đi, nỗi đau ấy liệu có từ ngữ nào diễn tả hết? Cả đàn con Việt Nam luôn tiếc thương Bác, luôn nhớ về Bác như một cái gì đó thật vĩ đại, không thể xoá nhoà. Dù Bác ra đi thật sự rồi nhưng những điều Bác đã làm vẫn sẽ đọng lại trong tâm hồn, hình ảnh Bác vẫn tồn tại trường kì trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
  12. Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” Ngày mai phải rời xa Bác rồi. Một tiếng “thương của miền Nam” lại vang lên, gợi về miền đất xa xôi của Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim người. Một tiếng “thương” ấy là yêu, là biết ơn, là kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác. Thương Bác lắm, nước mắt trào ra, thật đúng là tình thương của người Việt Nam, vô bờ bến và rất thật. “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời tự nguyện. Điệp ngữ “muốn làm” khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy. Ước chi ta có thể biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ lòng ta với Bác. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trong hàng tre xanh xanh VN tỏa bóng mát dịu dàng quê hương của Bác, tất cả đều làm Bác vui và ngủ an giấc hơn. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Câu thơ trầm xuống để kết thùc, ngừng lặng hòan toàn Về nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác có nhiều điểm nghệ thuật rất đặc sắc, giúp biểu hiện thành công thêm về những giá trị nội dung. Bài thơ viết theo thể tám chữ, trong có có xen một vài câu bảy và chín chữ. Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ, trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả. Nhịp thơ của bài linh hoạt, lúc nhanh là biểu hiện cho ước nguyện đền đáp công ơn Bác, lúc chậm là lúc thể hiện lòng thành kính với Bác. Giọng điêu của bài trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị mà cô đúc. Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, để những công ơn to lớn của Bác không bị bỏ phí. Viếng lăng bác 2 Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một tác phẩm như thế. Được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại tình cảm sâu lăng, thành kính cảu nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác. Bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhận dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác.
  13. Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng. Nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chát chức bao tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là một con nguời rất hoà đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố hữ có viết “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Chi tiết thơ “Con ở miền Nam” còn mang một sắc thái đầy xúc độgn. Khúc ruột miền Nam là miền đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho đến những ngày trước luc lâm chung thì trái tim ngươờ vẫn luôn huớng về mìen Nam ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một nàgy mai nước nhà thống nhất. Nhưng Bác đã không chờ được đến ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm thương tiếc cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm xúc độgn, bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Và trong cái mênh mang sương mù của mọt ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của mẹ; đén với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt của con người VN kiên cường, bất khuất biền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sốg VN, màu xanh của hy vnọg, hạnh phúc và hoà bình. Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàg” Và nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
  14. Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám. Còn “mặt trời” của nhận dân VN. “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng HCM vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên. Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân VN, hàng triệu bàn chân lao độgn trên thế giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như nhưng trànghoa dâng lên người. “Bảy mươi chín” tràng hoa, ấy là bày mươi chín màu xuân, bày mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân VN nở hoa. Điệp ngữ “ngày ngày” đứng mỗi ý thơ giữ vị trí “nhãn tự”, vừa thể hiện một qui luật trình tự của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên của tạo hoá. Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vãn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu hiền”, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “đau nhói”, mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ thứ hai và ba là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kíh vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.
  15. Bài thơ bắt đầu bằng sự kiện “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” và cũng kết thúc bằng chi tiết “Mai về miền Nam”. Đây là giờ phút sắp chia tay với Bác, tâm trạgn nhà thơ tràn đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh cuờng điệu: “Thương trào nước mắt” : “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Múon làm đóa hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Tình thương xót nén giữa tam hồn đã làm nảy sinh bao ước muốn: “muốn là con chin” để dâng lên tiếng hót vui, “muốn là đoá hoa” dâng hương thơm ngát, “muốn làm cây tre trung hiếu” canh gác chi giấc ngủ yên lành của Bác. Nhịp điệu khổ thơ lúc này dồn dập với điệp ngữ “muốn làm” nhắc lại đến ba lần và các hình ảnh liên tiếp xuất hiện như một dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn được gần Bác mãi mãi. Bằng tất cả tình cảm chan thành, Viễn Phương đã làm “Viếng lăng Bác” trở thành một bản tình ca bất tận để lại ấn tượgn sâu sắc cho bao người dân Việt Nam. Bài thơ hay không chỉ vì các nghệ thuật, kĩ sảo độc đáo mà quan trọgn hơn, đó là sự kết hợp nhuẫn nhị giữa cái “tâm” của một nguời con yêu nước và cái “tài” của người nghệ sĩ. Rất nhiều năm tháng đã đi qua nhưng mỗi thế hệ đọclại “Viếng lăng Bác” đều đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và đồng thời cũng thấm nhuần vẻ đẹp trong suốt, lấp lánh toả ra từ chính cuộc đời, trí tuệ và trái tim Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một tác phẩm như thế. Được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại tình cảm sâu lăng, thành kính cảu nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác. Bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhận dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác. Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng. Nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chát chức bao tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là một con nguời rất hoà đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố hữ có viết “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Chi tiết thơ “Con ở miền Nam” còn mang một sắc thái đầy xúc độgn. Khúc ruột miền Nam là miền đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho đến những ngày trước luc lâm chung thì trái tim ngươờ vẫn luôn huớng về mìen Nam ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một nàgy mai nước nhà thống nhất. Nhưng Bác đã không chờ được đến ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào
  16. cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm thương tiếc cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm xúc độgn, bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Và trong cái mênh mang sương mù của mọt ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của mẹ; đén với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt của con người VN kiên cường, bất khuất biền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sốg VN, màu xanh của hy vnọg, hạnh phúc và hoà bình. Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàg” Và nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám. Còn “mặt trời” của nhận dân VN. “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng HCM vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên.
  17. Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân VN, hàng triệu bàn chân lao độgn trên thế giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như nhưng trànghoa dâng lên người. “Bảy mươi chín” tràng hoa, ấy là bày mươi chín màu xuân, bày mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân VN nở hoa. Điệp ngữ “ngày ngày” đứng mỗi ý thơ giữ vị trí “nhãn tự”, vừa thể hiện một qui luật trình tự của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên của tạo hoá. Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vãn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu hiền”, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “đau nhói”, mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ thứ hai và ba là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kíh vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Bài thơ bắt đầu bằng sự kiện “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” và cũng kết thúc bằng chi tiết “Mai về miền Nam”. Đây là giờ phút sắp chia tay với Bác, tâm trạgn nhà thơ tràn đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh cuờng điệu: “Thương trào nước mắt” : “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
  18. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Múon làm đóa hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Tình thương xót nén giữa tam hồn đã làm nảy sinh bao ước muốn: “muốn là con chin” để dâng lên tiếng hót vui, “muốn là đoá hoa” dâng hương thơm ngát, “muốn làm cây tre trung hiếu” canh gác chi giấc ngủ yên lành của Bác. Nhịp điệu khổ thơ lúc này dồn dập với điệp ngữ “muốn làm” nhắc lại đến ba lần và các hình ảnh liên tiếp xuất hiện như một dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn được gần Bác mãi mãi. Bằng tất cả tình cảm chan thành, Viễn Phương đã làm “Viếng lăng Bác” trở thành một bản tình ca bất tận để lại ấn tượgn sâu sắc cho bao người dân Việt Nam. Bài thơ hay không chỉ vì các nghệ thuật, kĩ sảo độc đáo mà quan trọgn hơn, đó là sự kết hợp nhuẫn nhị giữa cái “tâm” của một nguời con yêu nước và cái “tài” của người nghệ sĩ. Rất nhiều năm tháng đã đi qua nhưng mỗi thế hệ đọclại “Viếng lăng Bác” đều đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và đồng thời cũng thấm nhuần vẻ đẹp trong suốt, lấp lánh toả ra từ chính cuộc đời, trí tuệ và trái tim Bác Hồ. Sang thu 1 Thiên nhiên vốn rất được ngưỡng mộ trong thơ ca Việt Nam. Khi đi vào thơ hiện đại, nó dường như có thêm sức sống và đẹp hơn. Một năm có bốn mùa và mùa nào cũng đẹp, nhưng có lẽ mùa mà được các thi nhân ưu ái nhất đó lại là mùa thu. Đã có rất nhiều những vần thơ hay nói về mùa thu, mỗi nhà thơ đều lưu lại dấu ấn độc đáo của mình trong từng dòng thơ ấy. Đến lượt Hữu Thỉnh, ông lại thổi vào bài thơ một cái nhìn độc đáo và mới mẻ hơn bằng sự trải nghiệm của chính mình. “Sang thu” được ông sáng tác năm 1977 là một trong những minh chứng. Với thể thơ năm chữ và số lượng khổ thơ ít ỏi, nhưng Hữu Thỉnh đã khắc họa tuyệt vời bức tranh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa một cách cô đọng và súc tích. Giọng thơ nhẹ nhàng, nhịp thơ chậm làm bài thơ dễ đi vào lòng người, từ đó cho chúng ta những suy ngẫm về cuộc đời, về con người. Chiến tranh kết thúc đã hai năm, hòa bình được lặp lại trên đất nước. Từ vùng quê ở ngoại ô, tác giả cảm nhận được có cái gì chìm lắng, xao động tận sâu trong cõi lòng. Thời khắc giao mùa từ hạ sang thu đã làm rung động tâm hồn người thi sĩ và những vần thơ bắt đầu dâng trào mạnh mẽ. Những dấu hiệu đầu tiên của buổi giao mùa thật nhẹ nhàng mà rõ rệt, khiến tâm hồn nhà thơ phải lay động, phải giật mình: Bỗng nhận ra hương ổi // Phả vào trong gió se
  19. Ở đây, tác giả nhận ra mùa thu không phải nhờ những nét đặc trưng của trời mây như thơ cổ điển mà trước hết là “hương ổi”. Và từ “bỗng” cho chúng ta thấy được rằng mùa thu đến với tác giả khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Mùa thu đến không báo trước khiến nhà thơ cảm thấy có một chút bối rối, ngỡ ngàng. Và tác giả có vẻ sững sờ khi bắt gặp mùi hương ổi ngập tràn trong gió. Trong đoạn thơ, động từ “phả” mang tính gợi tả rất lớn. Hương ổi quyện trong gió, “phả vào” khướu giác của nhà thơ theo từng luồng gió. Một chữ “phả” kia đủ để gợi hương thơm như sánh lại, không thoang thoảng cũng không lan ra. Nó sánh bởi vì hương thơm đậm một phần, sánh còn bởi tại hơi gió se. Hương ổi luồng vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. Nhờ gió thu hào phóng, đã mang mùi hương ổi “phả” vào từng ngóc ngách của làng quê, để rồi thi nhân bắt gặp hương thu và “bỗng” sững sờ. Từ trước đến nay, các nhà thơ lay động trước mùa thu là do lá vàng rơi, ao thu lạnh lẽo, chưa ai đưa vào thơ mùi hương ổi chín. Nhưng Hữu Thỉnh đã làm như thế, đã đưa mùi hương của quê nhà vào trong thơ và để nó là tín hiệu để nhận ra mùa thu đang đến. Có phải do tình yêu quê hương sâu sắc, gắn bó với làng quê mà ý thơ của ông thật giản dị, dân dã, và có cả hương ổi quê nhà? Đã cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, hơn thế nữa, thị giác cũng mách bảo với nhà thơ rằng thiên nhiên đang chuyển mình. Sương chùng chình qua ngõ // Hình như thu đã về Đồng hành với “hương ổi” ở hai câu trên đó chính là sương. Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với từ láy tượng hình “chùng chình” giúp người đọc cảm nhận sự duyên dáng của làn sương đang gaing8 mắc nhẹ nhàng ở ngõ. Với từ láy “chùng chình”, mùa thu hiện ra như một con người đang bước những bước chân chậm chạp đến giữa đất trời. Bước chân sang thu, sương hình như có chít gì bịn rịn, ngập ngừng, dùng dằn, đi mà như cố ý chậm lại. Như vậy “chùng chình” hay chính là sự lưu luyến của thi sĩ khi chợt nhận ra đã qua rồi mùa hạ? Nhưng tại sao là “hình như”? Thu đã về thật đấy rồi, còn gì phải nghi ngờ nữa ? Tưởng chừng như câu thơ có vẻ dư thừa nhưng nếu nghĩ kĩ lại, thì đây là một nét tâm lí chung của mọi người khi mùa thu đến quá đột ngột và bất ngờ. Tác giả cần một sự khẳng định, và “hình như thu đã về” là một câu để tác giả tự hỏi lại chính mình. Và cái giây phút giao mùa được thể hiện khá rõ qua hình ảnh cái ngõ mà sương đang “chùng chình” đi qua. Đó là cái ngõ thực hay cũng chính là cái ngõ thời gian thôn giữa hai mùa. Một hình ảnh đẹp được tác giả cảm nhận bằng chính tình yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương, cho thấy thi nhân là người có cảm nhận rất tinh tế. Âm điệu của đoạn thơ đầu tiên này thật nhẹ nhàng, man mác, rất phù hợp khi miêu tả trời sắp lập thu. Tiếp tục chấm phá vào bức tranh, Hữu Thỉnh đã mở ra một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn Sông được lúc dềnh dàng // Chim bắt đầu vội vã Không còn là những gì vô hình: hương, gió; không còn là không gian nhỏ hẹp của cái “ngõ” xóm mà mùa thu hiện lên với những nét hữu hình của sông nước và của cánh chim. Sông không cuồn cuộn dữ dội như trong những ngày mưa lũ mùa hạ. Sông của mùa thu
  20. lặng sóng và lắng buồn, cứ “dềnh dàng” cho người ta cảm tưởng như sông rộng ra. Dòng sông êm ả, lững lờ trôi như đang trầm ngâm suy nghĩ. Tương phản với sông, chim lại bắt đầu vội vã. Gió thu se lạnh, chim cũng không còn thời gian để ríu rít khắp nơi mà đang khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. Hai câu thơ tưởng chừng như đối lập nhau song đó lại chính là những tín hiệu của mùa thu: không phải là ảo giác nữa rồi! Góp phần làm nên sự sống động của cảnh vật trong lúc chuyển mùa là hai từ láy “dềnh dàng” và “vội vã” thật gợi hình và biểu cảm. Thường chúng ta chỉ chú ý đến hai từ láy quan trọng này mà quên mất từ “bắt đầu” ở đây cũng rất độc đáo. Tác giả đã nhận ra từ những cánh chim một sự bắt đầu vội vã chứ không phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm mới nhận ra được sự “bắt đầu” này trong cánh chim. Dù có sự vội vã của cánh chim nhưng không khí mùa thu vẫn là thư thái, lắng đọng và chậm rãi như “dải lụa trắng” trên trời. Có đám mây mùa hạ // Vắt nửa mình sang thu Và cái hồn của bức tranh thu chính là hình ảnh duyên dáng và đặc sắc này. Đám mây như tấm lụa, chiếc khăn của người phụ nữ đang vắt ngang trời xanh mà một nửa còn đang là mùa hạ nồng nàn, và nửa kia đã nghiêng về mùa thu êm dịu. Nghệ thuật nhân hóa “vắt nửa mình” gợi lên nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc. Đó không phải là “tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” của Nguyễn Khuyến, cũng không phải là “khói thu xây thành” của Tản Đà mà là “vắt nửa mình sang thu”. Nếu ở khổ một cần có một cái ngõ thực để hiện lên cái ngõ ảo nối giữa hai mùa thì ở đây chỉ cần một áng mây bâng khuâng mà có thể thấy bầu trời đang nhuộm nửa sắc thu. Nhưng hình ảnh mây là thực, còn ranh giới kia chỉ là hư ảo, tất cả chỉ là sự lưu luyến của con người trước sự thay đổi của cảnh vật. Đến một lúc nào đó, đám mây chợt bừng tỉnh ngỡ ngàng khi thấy mình đang bồng bềnh trong trời thu trọn vẹn. Thật vậy, đám mây như những sợi tơ trời nối hai bến bờ của thời gian gợi tâm trạng bâng khuâng xao xuyến. Đọc những dòng thơ giàu nét tạo hình, đọc giả bỗng nhớ đến cái ước lệ của những câu thơ cổ điển “Thi trung hữu họa – Tả cảnh ngụ tình”. Đứng trước bức tranh thu, tâm hồn nhà thơ đang ngây ngất say sưa, mở rộng tầm mắt ngắm nhìn đất trời quê hương vào thời khắc chuyển mùa. Bức tranh thu càng trọn vẹn hơn khi nhà thơ điểm vào đó màu sắc của triết lí Vẫn còn bao nhiêu nắng / Đã vơi dần cơn mưa / Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi Khổ thơ cuối cùng làm trọn vẹn hơn ý “sang thu” của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên. Mùa thu được khẳng định bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, suy ngẫm chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như ở hai khổ thơ trước. Mùa thu không còn được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà đang từ từ thu vào trong tâm tưởng, đang lắng lại trong suy tư. Lúc này, mọi thứ dường như đã đi vào đúng thật tự của nó, vẫn là nắng, mưa, sấm, nhưng mức độ đã khác rồi. Những phó từ “vẫn-còn-đã” được đảo lên đứng đầu dòng thơ làm hiện tượng thiên nhiên như đo đếm được sự nhạt vơi. Nắng vẫn trải đầy không gian nhưng không còn chói chang, gay gắt như mùa hạ, mà vàng óng ánh, mang
  21. hơi thở ấm áp. Những cơn mưa cuối cùng cũng trả lại cho mùa thu sự dịu dàng êm ả. Sấm không còn vang rền như xé cả bầu trời sau những trận mưa mà lặng dần nên hàng cây không còn run rẩy, ngã nghiêng. Đâu phải ngẫu nhiên mà “hàng cây đứng tuổi” lại được đặt vào chỗ kết thúc của bài thơ, là một chỗ cực kì quan trọng? Phải chăng đó chính là một cái chốt cửa để ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người? “Cây đứng tuổi” hay chính là con người sau những phong ba bão táp của cuộc đời? Ngược trở lên hai khổ thơ trước, ta chợt hiểu vì sao có sự “chùng chình – dềnh dàng – vội vã”. Con người bị cuốn vào vòng xoay của cuộc đời, tất bật lo toan cuộc sống hằng ngày, để rồi đến khi nhìn lại, mình cũng đã sang thu. Nhưng khác với một thời tuổi trẻ bồng bột sôi nổi, con người giờ đây điềm đạm hơn, chínn chắn và sâu sắc hơn. Mặt khác, người ta phải khẩn trương hơn, gấp gáp hơn để làm cái gì đó có ích cho đời. Có phải là dụng ý nghệ thuật của tác giả khi đặt dấu chấm duy nhất khép lại bài thơ? Đó chính là cảm xúc xuyên suốt không đứt quãng: ngõ nhỏ sang thu, dòng sông và bầu trời sang thu và cuối cùng là con người sang thu. Trở lại hoàn cảnh ra đời của bài thơ 1977, đất nước vừa trải qua những năm dài chiến tranh chia cắt, mất mát đau thương. Bấy nhiêu năm thử thách “nắng, mưa, sấm” đã góp phần rèn luyện con người Việt Nam thêm vững vàng bản lĩnh, thêm tự tin để bước vào tương lai. Không gì có thể ngăn chặn được bước tiến của dân tộc này. Bằng những cảm nhận tinh tế của mình, với nhiều từ láy gợi hình, hình ảnh đơn sơ mà giàu sức gợi cảm, Hữu Thỉnh đã dệt nên bức tranh giao mùa thật trữ tình và đằm thắm. Thiên nhiên và con người đều cùng một nhịp sang thu. Bức tranh mang hơi thở của quê hương, hơi ấm của cuộc đời. Cảnh vật sang thu để lại trong lòng người đọc những dư âm sâu lắng. Sang thu 2 Nếu mùa xuân là một hội tụ của cái đẹp, căng tràn nhựa sống vào buổi bình minh với những chồi non lộc biếc, tiếng chim ca vui về làm tổ, với những nàng xuân dịu dàng hát câu quan họ , thì mùa thu lại là mùa quyến rũ lòng người bởi nét đẹp của buổi chiều với sắc lá vàng bay và hương vườn quen thuộc, nhẹ nhàng, thướt tha, đằm thắm Cùng với mùa xuân, mùa thu đã trở thành đề tài truyền thống của thơ ca. Thu đi qua lăng kính tâm hồn người nghệ sĩ và là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là chất men để lòng người đắm say mê mải. Khác với các thi nhân khi viết về mùa thu thường là độ giữa thu hay cuối thu, nhà thơ Hữu Thỉnh góp một tiếng thu giao mùa. Truyền thống và sáng tạo là sự kết hợp hài hoà trong thơ Hữu Chỉnh. Cùng đi với “Sang thu”, ta sẽ thấy rõ điều đó. Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra những biến chuyển rất nhẹ nhàng của đất trời khi mùa thu đến mà nếu như với những bộn bề công việc, người ta rất khó có thể nhận ra. Với bài thơ “Sang thu” (1977), Hữu Thỉnh đã góp vào nền thơ hiện đại Việt Nam một bức tranh thu với những mới mẻ, sáng tạo, đầy ắp hơi thở của sự sống. Khổ thơ thứ nhất là những dự cảm mùa thu đã về : Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
  22. Trong biết bao nhiêu hương vị thân thuộc của làng quê, Hữu Thỉnh giật mình thảng thốt khi nhận ra cái làn hương ngây ngất ngọt ngào của trái ổi đầu mùa. Hương ổi thân thương qua như chính mùi vị của vườn, làng quê nơi đồng bằng bắc Bộ yêu thương hương ổi là tín hiệu đặc trưng của mùa thu. Phải chăng lúc này đây thu đã sang ? Nhưng tại sao sứ giả của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh lại là làn hương ngọt ngào của trái ổi đầu mùa mà không phải là hương hoa thiên lí như trong bài thơ Nguyễn Bính Mùi hoa thiên lý thoảng hương đưa (Chiều thu). Hay hương cốm trong bài thơ “Đất nước” Sáng mát trong như sáng năm x ưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa (Nguyễn Đình Thi) Hương ổi có nét gì đặc biệt đến thế, phải chăng mùi hương ấy là nét riêng của làng quê Bắc Bộ, phải chăng nó gọi về trong tâm trí tác giả bao nhiêu kỉ niệm êm đềm cùng bạn bè treo cây hái ổi của một thời tuổi trẻ đã qua ? Chẳng thế mà hương ổi không phải chỉ một lần xuất hiện trong thơ ông : Hẹn mùa thu ổi chín Đón mùa khô bước vào (Hương vườn) Từ bỗng như được gieo lên trong niềm ngỡ ngàng ngạc nhiên. Từ bao giờ nhỉ, thu về ? Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà không hề báo trước. Để rồi trong phút giây ngỡ ngàng, nhà thơ mới chợt nhận ta hương ổi : Phả vào trong gió se Động từ “phả” sử dụng trong câu thơ mang đầy ý nghĩa. Liệu có thể thay thế từ ngữ ấy bằng một số từ khác như “thoảng, toả, lan ” thôi cũng đã mang lại cho hương ổi một sức mạnh vô hình nào đó để có thể tràn ngập trong không gian, có sức lan toả về mặt cảm xúc. Động từ “Phả” nhờ nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã đem đến cho bức tranh giao mùa một sức sống mạnh mẽ đến kì lạ. Hương ổi từ đó mà lan toả mãi trong không gian và rồi được cuốn trong gió se là cơn gió heo may khô lạnh đầu mùa. Gió se tràn về xua tan đi bao oi bức nóng nực của mùa hè, đem lại cho con người cảm giác thoải mái dễ chịu. Trong cái dư vị ngây ngất của trái ổi đầu mùa, nhà thơ nhận thấy : Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Hai câu thơ mang âm hưởng thật nhẹ nhàng. Màn sương qua từ láy gợi hình “chùng chình” được nhân hoá như vẻ duyên dáng của nàng thiếu nữ đôi mươi. Màn sương ấy hiện ra trong mờ mờ ảo ảo như sắc màu cổ tích khiến cho cảnh vật nơi làng quê ngõ xóm trở thành một thế giới thần kì tuyệt diệu. Ta cũng đã từng bắt gặp hình ảnh màn sương trong Đây mùa thu tới của nhà thơ Xuân Diệu : Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ Và câu thơ Hình như thu đã về đã kết lại dòng xúc cảm bất ngờ đột ngột của nhà thơ. Tất cả những tín hiệu ở trên cuối cùng rồi cũng đi đến một nghi vấn : thu đã về ? Từ “Hình như” diễn tả sự ngỡ ngàng thảng thốt, thu đến với đất trời thật rồi sao ?
  23. Từ điểm nhìn cận cảnh, cùng sự quan sát tinh tế, cảm nhận dấu hiệu thiên nhiên bằng khiếu giác (hương ổi), xúc giác (gió se) và thị giác (màn sương), nhà thơ Hữu Thỉnh đã chứng tỏ một hồn thơ tinh tế nhạy cảm khi cẩm nhận tiết giao mùa nơi làng quê thanh bình. Nếu như khổ thơ thứ nhất là cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng khi nhận ra thu đang về với đất trời thì đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã nhìn rộng hơn trong việc quan sát cảnh vật thiên nhiên : Sông đựoc lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nữa mình sang thu Từ khung cảnh chật hẹp nơi làng quê, nhà thơ đã dần hé mở thêm cho không gian cả chiều cao, chiều rộng, lẫn chiều sâu. Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên đất trời lúc sang thu. Đầu tiên, nhà thơ quan sát sự vật ở tầng thấp : Sông được lúc dềnh dàng Chất liệu thực ra thật rõ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông là phút hiếm hoi sau lúc gập ngềnh leo thác nhọc nhằn rồi lại ồ ạt xối xả dưới những cơn mưa rào mùa hạ. Từ “đựơc lúc" diễn tả cái hiếm hoi thưa thớt. Từ láy gợi hình “dềnh dàng” chỉ sự chuyển động chậm chạp. Đã lâu lắm rồi con sông mới có dịp nghỉ ngơi thanh thản như thế. Tuy nhiên, dòng sông trở nên chậm chạp hơn khi thu sang, không không đồng nghĩa với sự vật nào cũng như vậy. Ta hãy đọc câu thơ tiếp theo : Chim bắt đầu vội vã. Cón gió heo may lãnh lẽo đầu mùa tràn về khiến đàn chim phải bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét. Phép đối và nghệ thuật tương phản giữa hai câu thơ (dềnh dàng><vội vã) đã được tác giả gửi gắm vào đó một triết lý : cuộc đời không có giây phút nào phẳng lặng êm đềm, sự sống vẫn chuyển không ngừng, chính vì thế con người phải biết cách chuẩn bị đầy đủ để ứng phó và theo kịp mạch chảy của dòng đời. Và ở hai câu thơ tiếp theo, không gian đất trời lại tiếp tục được mở thêm một tầng mới : Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Đám mây mùa hạ là hình ảnh độc đáo, thể hiện trí liên tưởng phong phú của tác giả. Dường như đám mây mùa thu còn vương nắng hạ nên nhà thơ mới có liên tưởng sáng tạo đến thế. Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây trên bầu trời cao đã trở thành ranh giới giữa mùa hạ với mùa thu. Từ “vắt ” mang hiệu quả diễn đạt rất lớn. Nó làm cho đám mây kia có khả năng nối liền giửa hai mùa thiên nhiên hay nói đúng hơn là mùa hạ và mùa thu đang chênh vênh giữa một đám mây. Từ cái giây phút giao mùa vô hình trừu tượng, tác giả đã biến thành sự vật hữu hình cụ thể để người đọc cảm nhận rõ hơn về tín hiệu của mùa thu. Trong bài thơ “Chiều sông thương", Hữu Thỉnh cũng đã có những ý thơ tưong tự : Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về bố hạ Cùng viết về mùa thu ở làng quê, Nguyễn Khuyến – nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam cũng đã từng viết : Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
  24. Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (Thu điếu) Có lẽ cũng như Nguyễn Khuyến, mùa thu và làn quê như một phần máu thịt trong con người Hữu Thỉnh. Ông đã viết rất nhiều về mùa thu : Đi suốt cả ngày thu Vẫn chưa về tới ngõ Dùng dằng câu quan họ Chiều tím bờ sông thưong (Chiều sông thương) Ta hãy đọc khổ thơ cuối cùng : Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Nắng cuối hạ vẫn còn nhưng độ nóng, độ chói không còn gay gắt. Cơn mưa nhẹ hạt hơn so với trận mưa rào xối xả những ngày hè đã qua. Sấm bất thình lình nổi trận lôi đình, hàng cây như già dặn hơn. Đó là những gì mà nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận được về các hiện tượng thiên nhiên khi thu sang. Nhưng “nắng, mưa, sấm” làm sao có thế cân, đo ấy thế mà Hữu Thỉnh với các từ ngữ “Vẫn còn bao nhiêu, vơi, bớt” mang tính chất giảm nghĩa, nhà thơ đã biến chúng thành các vật có trọng lượng thực sự để đối chiếu so sánh với mùa hè. Từ sự hiện thực quan sát thiên nhiên ta có thể phát hiện ra đựoc một triết lí mà nhà thơ muốn gửi gắm. "Nắng, mưa, sấm" là những hình ảnh ẩn dụ cho sự khắc nghiệt và biến chuyển của cuộc đời, "hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người từng trải. Cả đoạn mang ý nghĩa : con người từng trải luôn vững vàng trước những biến đổi cuộc đời. Phải chăng nhà thơ đang gợi chúng ta nhớ về truyền thống cao đẹp của người dân Việt nam và những trải nghiệm ở đời qua thử thách, qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc, đó là hành trang để thế hệ trẻ hôm nay bước vào đời. Đọc Sang thu, ta không chỉ cảm nhận được những khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời của mùa thu nơi làng quê Bắc Bộ mà còn thấy được tâm hồn tinh tế nhạy cảm, tấm lòng yêu thiên nhiên cùng biết bao học triết lí, kinh nghiệm sâu sa ; chúng ta ở đời đâu phải luôn chủ động và tự tin để có thể vượt qua mọi thử thách, sóng gió của cuộc đời Sang thu của Hữu Thỉnh không còn tính chất cổ điển, ước lệ tượng trưng như thơ Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu mà sẽ sống mãi trong lòng người đọc với những nét mới mẻ sáng tạo của một tiếng thu đầy ắp hơi sự sống. Nói với con Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi
  25. đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi. Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười: Chân phải tiếng cười. Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào. Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình: Người đồng mình yêu lắm con ơi tấm lòng Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc: Cha mẹ trên đời Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ. Người đồng mình thương lắm con ơi Không lo cực nhọc Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu
  26. thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê không chê không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ. Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình: Người đồng mình thô sơ da thịt Nghe con Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá. Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống . ___