Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án)

docx 114 trang Thái Huy 28/09/2023 3053
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_25_de_thi_hoc_sinh_gioi_sinh_11_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án)

  1. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  2. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 1 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT Môn thi: SINH HỌC - BẢNG A Đề chính thức Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu I (3,0 điểm). 1. Hãy nêu các loại prôtêin khác nhau về chức năng trong cấu trúc của màng sinh chất tế bào. 2. Những bộ phận nào trong tế bào nhân thực có chứa ADN, so sánh cấu trúc của các loại ADN trong các bộ phận đó. 3. Nêu các điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp. Câu II (3,0 điểm). 1. Tại đỉnh sinh trưởng của một cây, 2 tế bào vừa hình thành sau nguyên phân diễn ra giai đoạn sinh trưởng cho đến lúc chúng bước vào kì đầu nguyên phân tiếp theo. Hãy mô tả các diễn biến trong giai đoạn đó. Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân có nhất loạt giống nhau không? Vì sao? 2. Ở một loài động vật, cá thể đực thuộc giới dị giao tử XY, cá thể cái thuộc giới đồng giao tử XX. Một số trứng đã được thụ tinh hình thành các hợp tử chứa tất cả 5600 nhiễm sắc thể, trong đó số nhiễm sắc thể giới tính chiếm 25%. Nếu trong số hợp tử nói trên, số nhiễm sắc thể Y chỉ bằng 2 5 số nhiễm sắc thể X thì có bao nhiêu hợp tử hình thành thuộc giới dị giao tử? Bao nhiêu hợp tử thuộc giới đồng giao tử? Câu III (3,5 điểm). 1. Việc cày sâu bừa kỹ, xới đất hợp lí có tác dụng như thế nào đối với sự hút nước và khoáng của cây trồng? 2. Trình bày cơ chế đóng, mở khí khổng của cây sống trên cạn. 3. Khi dư thừa nitơ và khi thiếu nitơ sẽ gây hậu quả gì đối với cây trồng? Câu IV (2,0 điểm). 1. Nêu chức năng của không bào ở tế bào thực vật. 2. Tế bào lông hút ở rễ cây trên cạn có những đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hút nước và khoáng? Câu V (2,5 điểm). Nêu sự ảnh hưởng của cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng đến quang hợp. Từ đó rút ra điều gì để đảm bảo năng suất cây trồng? Câu VI (2,0 điểm). 1. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch khi huyết áp giảm và khi nồng độ CO2 trong máu tăng. 2. Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu lại làm thay đổi huyết áp? Câu VII (2,0 điểm). 1. Hãy nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở động vật. 2. Một người mới chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể người đó. Câu VIII (2,0 điểm). 1. Sự phân bố các ion hai bên màng nơron ở trạng thái nghỉ như thế nào? Nêu các yếu tố giúp duy trì điện thế nghỉ. 2. Giải thích hiện tượng xung thần kinh truyền trong cung phản xạ chỉ theo một chiều? Hết DeThi.edu.vn
  3. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC – BẢNG A (Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang) Câu I (3,0 điểm). 1. Hãy nêu các loại prôtêin khác nhau về chức năng trong cấu trúc của màng sinh chất tế bào. 2. Những bộ phận nào trong tế bào nhân thực có chứa ADN, so sánh cấu trúc của các loại ADN trong các bộ phận đó. 3. Nêu các điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp. Ý NỘI DUNG ĐIỂM Các loại Pr màng: 1. - Pr thụ thể, giúp tế bào nhận biết tín hiệu hóa học. 0,25 - Pr vận chuyển là những phân tử Pr xuyên màng, tạo nên các kênh khuếch tán hay các 0,25 bơm vận chuyển tích cực. - Pr làm nhiệm vụ “ghép nối” giữa các tế bào. 0,25 - Pr enzim được định vị trên màng theo trình tự nhất định (thường gặp ở tế bào vi 0,25 khuẩn) - Đó là: nhân tế bào, ti thể, lục lạp. 0,25 2. - So sánh các loại ADN: + Giống nhau: đều mạch kép, 4 loại đơn phân, 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS 0,25 bằng liên kết hiđrô, các nu trong mỗi mạch liên kết theo chiều dọc bằng LK phôtphodieste. + Khác nhau: - ADN trong nhân: dạng mạch thẳng, có liên kết với Histon 0,25 - ADN ngoài nhân: dạng vòng, trần ( ) 0,25 3. - Đều có màng kép. 0,25 - Đều có chứa ADN vòng, ribôxôm 70S. 0,25 - Đều xảy ra sự tổng hợp ATP. 0,25 - Đều có khả năng nhân đôi (về số lượng). 0,25 Câu II (3,0 điểm). 1. Tại đỉnh sinh trưởng của một cây, 2 tế bào vừa hình thành sau nguyên phân diễn ra giai đoạn sinh trưởng cho đến lúc chúng bước vào kì đầu nguyên phân tiếp theo. Hãy mô tả các diễn biến trong giai đoạn đó. Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân có nhất loạt giống nhau không? Vì sao? 2. Ở một loài động vật, cá thể đực thuộc giới dị giao tử XY, cá thể cái thuộc giới đồng giao tử XX. Một số trứng đã được thụ tinh hình thành các hợp tử chứa tất cả 5600 nhiễm sắc thể, trong đó số nhiễm sắc thể giới tính chiếm 25%. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. Nếu trong số hợp tử nói trên, số nhiễm sắc thể Y chỉ bằng 2 số nhiễm sắc thể X thì có bao nhiêu hợp tử 5 hình thành thuộc giới dị giao tử? Bao nhiêu hợp tử thuộc giới đồng giao tử? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. - Giai đoạn đó chính là kì trung gian, gồm 3 pha: ( ) HS nêu được mỗi pha cho 0,25 điểm 0,75 - Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân không nhất loạt giống nhau. Vì song song với phân bào còn có quá trình phân hóa tế bào, hình 0,25 thành các mô. 2. - Số NST giới tính trong các hợp tử hình thành: 5600 x 25% = 1400 0,25 - Số hợp tử = 1400 : 2 = 700 2n = 5600 : 700 = 8 0,25 - Gọi a là số hợp tử thuộc giới dị giao tử (XY); b là số hợp tử đồng giao tử (XX) Số NST giới tính Y = a, Số NST giới tính X = a + 2b DeThi.edu.vn
  4. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Ta có: số NST giới tính X = a + 2b ; Số NST giới tính Y: a 0,25 Mà a + b = 700 và a = 2/5(a + 2b) - Vậy, a = 700 – b = 2/5.(a +2b) = 2/5.(700 - b + 2b) 0,25 a = 400; b = 300 Câu III (3,5 điểm). 1. Việc cày sâu bừa kỹ, xới đất hợp lí có tác dụng như thế nào đối với sự hút nước và khoáng của cây trồng? 2. Trình bày cơ chế đóng, mở khí khổng của cây sống trên cạn. 3. Khi dư thừa nitơ và khi thiếu nitơ sẽ gây hậu quả gì đối với cây trồng? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. - Cày sâu bừa kỹ, xới đất hợp lí giúp cho đất tơi xốp, trao đổi khí tốt O2 tăng hô 0,25 hấp của rễ tăng Giúp hút khoáng theo cơ chế vận chuyển tích cực. - Hô hấp của rễ tăng giúp các bơm ion hoạt động mạnh làm tăng áp suất thẩm thấu 0,25 cúa lông hút, tăng sức hút nước của rễ. + - Giúp hút khoáng theo cơ chế trao đổi ion: H2CO3 tăng => H tăng => trao đổi với 0,25 Na+, Ca2+, Mg2+ trên bề mặt keo đất => cây dễ hấp thụ. - Làm CO2 giảm => hô hấp của rễ không bị ức chế. 0,25 2. - Cây ở cạn điều chỉnh quá trình thoát nước chủ yếu qua sự điều chỉnh độ mở của khí 0,25 khổng. - Khi cây được chiếu sáng => quang hợp ở lá tăng => nồng độ đường tăng => tăng Ptt 0,5 => tế bào khí khổng hút nước làm khí khổng mở. - Khi cây bị hạn => tăng hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng => nồng độ ion trong 0,5 tế bào giảm (do bị vận chuyển ra ngoài qua kênh và qua bơm ion => Ptt giảm => giảm sức trương nước, khí khổng đóng. - Tế bào khí khổng có thể chủ động bơm ion vào hay ra khỏi tế bào => Ptt giảm hoặc 0,25 tăng => sức trương nước giảm hay tăng => khí khổng đóng bớt hoặc mở to hơn. - Khi dư thừa N => tăng nhu cầu hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng khác như P, K, S 0,25 3. => kéo dài giai đoạn sinh trưởng, làm chậm quá trình phát triển => kìm hãm ra hoa, tạo quả, giảm năng suất. - Thừa N => sử dụng nhiều nguyên liệu cacbohiđrat vào việc tổng hợp prôtêin => tăng 0,25 lượng chất nguyên sinh => cây mọng nước, thân lá vươn dài => gây lốp đổ. - Thiếu N => tích lũy nhiều cacbohiđrat => thành tế bào dày, lượng Pr giảm => cây cằn. 0,25 - Thiếu N => ở lá già, lá trưởng thành, chlorophin bị phân giải để huy động nguồn N 0,25 cho các lá non => sinh trưởng chậm, chồi mảnh, giảm năng suất. Câu IV (2,0 điểm). 1. Nêu chức năng của không bào ở tế bào thực vật. 2. Tế bào lông hút ở rể cây trên cạn có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hút nước và khoáng. Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. * Tùy theo từng loại tế bào mà không bào có chức năng khác nhau: - Nói chung, không bào có chức năng dự trữ nước, đường và muối khoáng. 0,25 - Điều chỉnh áp suất thẩm thấu, giúp quá trình trao đổi nước khoáng. 0,25 - Không bào của tế bào cánh hoa chứa sắc tố thu hút côn trùng, ĐV khác giúp cho 0,25 việc thụ phấn, phát tán - Không bào của lá một số cây chứa chất độc giúp tự vệ. 0,25 2. * Tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng: - Thành tế bào có thành mỏng, không thấm cutin, dễ thấm nước 0,25 - Có không bào trung tâm lớn dự trữ khoáng điều chỉnh áp suất thẩm thấu 0,25 - Chất nguyên sinh thường duy trì áp suất thẩm thấu cao tạo sức hút nước. 0,25 - Tế bào lông hút dài, số lượng nhiều tăng tổng diện tích tiếp xúc giữa rễ và đất 0,25 Câu V (2,5 điểm). DeThi.edu.vn
  5. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Nêu sự ảnh hưởng của cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng đến quang hợp. Từ đó rút ra điều gì để đảm bảo năng suất cây trồng? Ý NỘI DUNG ĐIỂM * Ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp: - Điểm bù ánh sáng là trị số cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ hô hấp cân bằng 0,25 với cường độ hô hấp. - Điểm bão hòa ánh sáng là trị số cường độ ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp 0,25 không tăng thêm nữa dù cường độ AS tiếp tục tăng. - Cây sinh trưởng khi cường độ AS cao hơn điểm bù và đạt đến điểm bão hòa. 0,25 - Các nhóm cây (ưa sáng, ưa bóng ) quang hợp tốt nhất với cường độ ánh sáng nhất 0,25 định - * Để đảm bảo năng suất thì phải trồng đúng thời vụ, tại khu vực địa lí thích hợp. 0,25 * Có thể sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo để dễ chủ động điều chỉnh cường độ ánh 0,25 sáng phù hợp với từng giống cây trồng. * Ảnh hưởng của thành phần quang phổ ánh sáng: - Quang hợp chỉ xẩy ra tại miền ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ. 0,25 - Các tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, protein. Các tia đỏ xúc tiến quá 0,25 trình tổng hợp cacbohiđrat. - Thành phần các loại tia sáng biến động theo không gian ( ) và thời gian (trong ngày, 0,25 các mùa) - Để đảm bảo năng suất thì phải trồng đúng thời vụ, trồng xen hợp lí. 0,25 Câu VI (2,0 điểm). 1. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch khi huyết áp giảm và khi nồng độ CO 2 trong máu tăng. 2. Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu lại làm thay đổi huyết áp? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. - Khi huyết áp giảm thì lượng máu cung cấp cho não không đủ => hình thành xung thần kinh từ các thụ quan áp lực nằm ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cổ => gây phản xạ làm tăng cường hoạt động của tim và co mạch ngoại vi => huyết áp được điều 0,5 chỉnh tăng lên. Các mạch máu ở các “khu vực” không hoạt động co nhiều hơn, ưu tiên dồn máu cho não. - Khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng => xung thần kinh từ các thụ quan hóa học nằm ở cung chủ động mạch và xoang động mạch cổ truyền theo sợi hướng tâm về trung khu vận 0,5 mạch trong hành tủy => tăng hoạt động tim mạch, tăng lưu lượng máu => huyết áp tăng. Nồng độ khí CO2 trong máu tăng còn kích thích gây tăng sự thông khí ở phổi (tăng nhịp thở, lượng khí lưu thông). 2. - Huyết áp phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhịp tim và lực co tim, sức cản của mạch máu, khối lượng máu và độ quánh của máu. Khi có sự biến đổi về các yếu tố này sẽ làm thay đổi 0,25 huyết áp của cơ thể. Cụ thể là: - Khi tim đập nhanh và mạnh huyết áp tăng; tim đập chậm và yếu hoặc tim bị suy 0,25 huyết áp giảm. - Khi lòng mạch hẹp lại do bị lão hóa, thành mạch bị xơ vữa thành mạch kém đàn hồi 0,25 huyết áp tăng. - Khi mất máu huyết áp giảm; ăn mặn thường xuyên là tăng khối lượng máu trong cơ 0,25 thể huyết áp cao. Câu VII (2,0 điểm). 1. Hãy nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở động vật. 2. Một người mới chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể người đó. Ý NỘI DUNG ĐIỂM DeThi.edu.vn
  6. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 1. Có 3 hướng chính: - Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp. + Từ chưa có cơ quan tiêu hóa có túi tiêu hóa đơn giản ống tiêu hóa 0,5 + Ống tiêu hóa ngày càng phức tạp với các phần có cấu tạo khác nhau và có các tuyến tiêu hóa khác nhau. - Sự chuyên hóa chức năng ngày càng cao. + Ở túi tiêu hóa: trong túi tiêu hóa thức ăn đã tiêu hóa và đang tiêu hóa trộn lẫn nhau. 0,5 + Ở ống tiêu hóa: các phần ống tiêu hóa làm nhiệm vụ khác nhau trong quá trình t/hóa - Phương thức tiêu hóa ngày càng hoàn thiện. + Từ tiêu hóa nội bào tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào tiêu hóa ngoại bào. 0,5 2. - Về hoạt động hô hấp: Nhịp thở nhanh hơn, tăng thể tích phổi tăng thông khí 0,25 - Về hoạt động tuần hoàn, máu: Tim đập nhanh hơn, tăng lượng máu lưu thông; hồng 0,25 cầu được huy động vào dòng máu nhiều. Câu VIII (2,0 điểm). 1. Sự phân bố các ion hai bên màng nơron ở trạng thái nghỉ như thế nào? Nêu các yếu tố giúp duy trì điện thế nghỉ. 2. Giải thích hiện tượng xung thần kinh truyền trong cung phản xạ chỉ theo một chiều? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. a) Sự phân bố các ion trên màng nơron ở trạng thái nghỉ: . Bên ngoài: [K+] thấp hơn, [Na+] cao hơn, [Cl-] cao hơn, [các anion khác] rất thấp. 0,5 . Bên trong: [K+] cao hơn, [Na+] thấp hơn, [Cl-] thấp hơn, [các anion khác] cao hơn. b) Các yếu tố giúp duy trì điện thế nghỉ: . Kênh K+ chỉ mở hé, lực hút của các ion âm trong màng => K+ đi ra không nhiều. 0,5 . Bơm Na+/K+ chuyển Na+ ra, K+ vào (theo tỉ lệ 3Na+/2K+) => đuy trì ổn định tương đối điện thế nghỉ. 2. Giải thích: - Một cung phản xạ đơn giản có 3 nơ ron và 3 xinap tham gia. Xung thần kinh truyền từ 0,25 từ cơ quan thụ cảm theo sợi hướng tâm, qua nơron trung gian, đến cơ quan đáp ứng. - Xung thần kinh truyền qua xinap theo một chiều (từ màng trước đến màng sau ) xẩy 0,25 ra ở loại xinap hóa học => xung thần kinh truyền trong cung phản xạ chỉ theo một chiều. - Sở dĩ như vậy là do đặc điểm cấu tạo của xinap hóa học: * chỉ trong chùy xinap chứa 0,25 chất trung gian hóa học, * chỉ trên màng sau có thụ thể tiếp nhận tín hiệu. 0,25 (không bắt buộc nêu: xinap điện cho phép xung TK dẫn truyền 2 chiều) DeThi.edu.vn
  7. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT Đề chính thức Môn thi: SINH HỌC - BẢNG B Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu I (4,0 điểm). 1. Nêu chức năng của không bào ở tế bào thực vật. 2. Tế bào lông hút ở rễ cây trên cạn có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hút nước và khoáng. 3. Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác? Câu II (4,0 điểm). 1. Trình bày ý nghĩa của sự điều chỉnh huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch. 2. Vì sao tim có khả năng hoạt động tự động, nêu cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyên tim. 3. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch trong trường hợp huyết áp giảm và khi nồng độ CO2 trong máu tăng. Câu III (4,0 điểm). 1. Hãy nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở động vật. 2. Một người mới chuyển từ vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xãy ra trong cơ thể người đó. 3. Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu diễn ra như thế nào? Câu IV (4,0 điểm). 1. Tại đỉnh sinh trưởng của một cây, 2 tế bào vừa hình thành sau nguyên phân diễn ra giai đoạn sinh trưởng cho đến lúc chúng bước vào kì đầu nguyên phân tiếp theo. Hãy mô tả các diễn biến trong giai đoạn đó. Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân có nhất loạt giống nhau không? Vì sao? 2. Ở một loài động vật, cá thể đực thuộc giới dị giao tử XY, cá thể cái thuộc giới đồng giao tử XX. Một số trứng đã được thụ tinh hình thành các hợp tử chứa tất cả 5600 nhiễm sắc thể, trong đó số nhiễm sắc thể giới tính chiếm 25%. Nếu trong số hợp tử nói trên, số nhiễm sắc thể Y chỉ bằng 2 5 số nhiễm sắc thể X thì có bao nhiêu hợp tử hình thành thuộc giới dị giao tử? Bao nhiêu hợp tử thuộc giới đồng giao tử? Câu V (4,0 điểm). 1. Điều kiện nào để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra? 2. Hãy chứng minh quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng đều liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rể. 3. Mối liên quan giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp? 4. Nếu cường độ ánh sáng tăng quá cao thì cường độ quang hợp thay đổi như thế nào? Giải thích. Hết Họ và tên thí sinh số báo danh Hết DeThi.edu.vn
  8. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC - BẢNG B (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang) Câu I (4,0 điểm). 1. Nêu chức năng của không bào ở tế bào thực vật. 2. Tế bào lông hút ở rễ cây trên cạn có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hút nước và khoáng. 3. Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. * Tùy theo từng loại tế bào mà không bào có chức năng khác nhau: - Nói chung, không bào có chức năng dự trữ nước, đường và muối khoáng. 0,25 - Điều chỉnh áp suất thẩm thấu, giúp quá trình trao đổi nước khoáng. 0,25 - Không bào của tế bào cánh hoa chứa sắc tố thu hút côn trùng, ĐV khác giúp cho 0,25 việc thụ phấn, phát tán - Không bào của lá một số cây chứa chất độc giúp tự vệ. 0,25 2. * Tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng: - Thành tế bào có thành mỏng, không thấm cutin, dễ thấm nước 0,5 - Có không bào trung tâm lớn dự trữ khoáng điều chỉnh áp suất thẩm thấu 0,5 - Chất nguyên sinh thường duy trì áp suất thẩm thấu cao tạo sức hút nước. 0,5 - Tế bào lông hút dài, số lượng nhiều tăng tổng diện tích tiếp xúc giữa rễ và đất 0,5 3. - Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu cao và 1,0 các cơ quan chứa có áp suất thẩm thấu thấp. Câu II (4,0 điểm). 1. Trình bày ý nghĩa sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch. 2. Vì sao tim có khả năng hoạt động tự động, nêu cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyên tim. 3. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch trong trường hợp huyết áp giảm và khi nồng độ CO2 trong máu tăng. Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. - Huyết áp và vận tốc máu tăng hay giảm tùy theo trạng thái hoạt động, phù hợp với việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan. 025 - Sự chênh lệch huyết áp từ đầu hệ mạch (động mạch) tới cuối hệ mạch (tĩnh mạch) làm cho máu vận chuyễn trong toàn bộ hệ mạch từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp 0,25 thấp. - Ngoài ra còn giúp điều chỉnh lượng máu lưu thông đến từng cơ quan. 0,25 - Sự vận chuyển chậm trong mao mạch (với vận tốc 0,5mm/s) tạo điều kiện cho sự trao 0,25 đổi chất giữa máu và nước mô được thuận lợi. 2. * Hoạt động của tim có tính tự động là do: - Trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim gồm (nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin). 0,75 * Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim: -Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện theo nhịp, xung điện lan truyền khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin 0,75 lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co. 3. - Khi huyết áp giảm thì lượng máu cung cấp cho não không đủ => hình thành xung thần kinh từ các thụ quan áp lực nằm ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cổ => gây phản xạ làm tăng cường hoạt động của tim và co mạch ngoại vi => huyết áp được điều 0,5 chỉnh tăng lên. - Các mạch máu ở các “khu vực” không hoạt động co nhiều hơn, ưu tiên dồn máu cho não. 0,25 - Khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng => xung thần kinh từ các thụ quan hóa học nằm ở cung chủ động mạch và xoang động mạch cổ truyền theo sợi hướng tâm về trung khu vận 0,5 mạch trong hành tủy => tăng hoạt động tim mạch, tăng lưu lượng máu => huyết áp tăng. DeThi.edu.vn
  9. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Nồng độ khí CO2 trong máu tăng còn kích thích gây tăng sự thông khí ở phổi (nhịp 0,25 thở, lượng khí lưu thông). Câu III (4,0 điểm). 1. Hãy nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở động vật. 2. Một người chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xãy ra trong cơ thể người đó. 3. Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu diễn ra như thế nào? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. Có 3 hướng chính: - Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp. 0,5 + Từ chưa có cơ quan tiêu hóa có cơ quan tiêu hóa + Từ túi tiêu hóa ống tiêu hóa + Ống tiêu hóa ngày càng phức tạp với các phần có cấu tạo khác nhau và các tuyến khác nhau. - Sự chuyên hóa chức năng ngày càng cao. 0,5 + Ở túi tiêu hóa: các phần túi làm nhiệm vụ như nhau + Ở ống tiêu hóa: các phần ống tiêu hóa làm nhiệm vụ khác nhau - Hình thức tiêu hóa ngày càng hoàn thiện. 0,5 + Từ tiêu hóa nội bào tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào tiêu hóa ngoại 2. - Về hoạt động hô hấp: Nhịp thở nhanh hơn, có thể tăng thể tích phổi tăng thông khí 0,5 - Về hoạt động tuần hoàn: Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu có thể tăng thể tích tâm thất. 0,5 - Về máu: Máu nhiều hồng cầu hơn. 0,5 3. - Thức ăn (cỏ, rơm ) nhai ở miệng => dạ cỏ ( Thức ăn với nước bọt lên mem ). 0,25 - Thức ăn từ dạ cỏ => dạ tổ ong => lên miệng. 0,25 - Thức ăn từ miệng (nhai kĩ) =. Thực quản => dạ lá sách (hấp thụ bớt nước) => dạ múi khế. 0,25 - Thức ăn ở dạ múi khế được enzim pepsin và HCL phân hủy tiếp thành prôtêin. 0,25 Câu IV (4,0 điểm). 1. Tại đỉnh sinh trưởng của một cây, 2 tế bào vừa hình thành sau nguyên phân diễn ra giai đoạn sinh trưởng cho đến lúc chúng bước vào kì đầu nguyên phân tiếp theo. Hãy mô tả các diễn biến trong giai đoạn đó. Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân có nhất loạt giống nhau không? Vì sao? 2. Ở một loài động vật, cá thể đực thuộc giới dị giao tử XY, cá thể cái thuộc giới đồng giao tử XX. Một số trứng đã được thụ tinh hình thành các hợp tử chứa tất cả 5600 nhiễm sắc thể, trong đó số nhiễm sắc thể giới tính chiếm 25%. Nếu trong số hợp tử nói trên, số nhiễm sắc thể Y chỉ bằng 2 5 số nhiễm sắc thể X thì có bao nhiêu hợp tử hình thành thuộc giới dị giao tử? Bao nhiêu hợp tử thuộc giới đồng giao tử? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. - Giai đoạn đó chính là kì trung gian, gồm 3 pha: ( ) HS nêu được mỗi pha cho 0,25 điểm 0,75 - Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân không nhất loạt giống nhau. Vì song song với phân bào còn có quá trình phân hóa tế bào, hình thành 0,25 các mô. 2. - Số NST giới tính trong các hợp tử hình thành: 5600 x 25% = 1400 0,5 - Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài; k là số hợp tử Ta có: 2n.k =5600 và 2.k = 1400 2n = 8 0,5 Số hợp tử hình thành 1400/8 = 700 - Gọi a là số hợp tử thuộc giới dị giao tử XY, b là số hợp tử thuộc giới đồng giao tử XX Số NST giới tính X: a + 2b 0,5 DeThi.edu.vn
  10. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Số NST giới tính Y: a Ta có: a + b =700 và a = 2/5(a + 2b) , giải hệ a = 400; b = 300 1,0 Câu V (4,0 điểm). 1. Điều kiện nào để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra? 2. Hãy chứng minh quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng đều liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rể. 3. Mối liên quan giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp? 4. Nếu cường độ ánh sáng tăng quá cao thì cường độ quang hợp thay đổi như thế nào? Giải thích. Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. - Có các lực khử mạnh NADH. 0,25 0,25 - Được cung cấp năng lượng ATP. - Có sự tham gia của Enzim nitrôgenaza. 0,25 - Thực hiện trong điều kiện kị khí. 0,25 2. - Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ. 0,5 - Quá trình hấp thụ khoáng mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần 0,5 thiết phải sự tham gia của ATP và các hợp trung gian được tạo ra từ quá trình hô hấp. 3. * Mối liên quan giữa pha sáng và pha tối của quang hợp: 0,5 - Pha sáng cung cấp năng lượng ATP, NADPH cho pha tối thực hiện quá trình cố định CO2 - Pha tối trả lại ADP, NADP+ cho pha sáng. 0,5 4. * Nếu cường độ ánh sáng tăng quá cao thì cường độ quang hợp giảm. 0,5 * Giải thích: do cường độ quang hợp phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của tia sáng. - Khi ánh sáng quá cao, sự thoát hơi nước diễn ra mạnh, cây đóng khí khổng để làm giảm sự thoát hơi nước. 0,25 - Khí khổng đóng làm CO không khuếch tán vào được quá trình quang hợp bị 2 0,25 đình trệ cường độ quang hợp giảm. DeThi.edu.vn
  11. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT Đề chính thức Môn thi: SINH HỌC - GDTX Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu I (4,0 điểm). 1. Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rể cây theo các cơ chế như thế nào? 2. Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác? 3. Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học như thế nào? Câu II (4,0 điểm). 1. Lá cây có đặc điểm giải phẫu, hình thái như thế nào để thích nghi với chức năng quang hợp? 2. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? 3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vât. Câu III (4,0 điểm). 1. Hãy nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở động vật. 2. Một người mới chuyển từ vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xãy ra trong cơ thể người đó. 3. Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu diễn ra như thế nào? Câu IV (3,0 điểm). 1. Gan có vai trò như thế nào trong điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu? 2. Tại đỉnh sinh trưởng của một cây, 2 tế bào vừa hình thành sau nguyên phân diễn ra giai đoạn sinh trưởng cho đến lúc chúng bước vào kì đầu nguyên phân tiếp theo. Hãy mô tả các diễn biến trong giai đoạn đó. Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân có nhất loạt giống nhau không? Vì sao? Câu V (5,0 điểm). Ở một loài động vật, cá thể đực thuộc giới dị giao tử XY, cá thể cái thuộc giới đồng giao tử XX. Một số tế bào sinh trứng và tế bào sinh tinh trùng giảm phân bình thường tạo trứng và tinh trùng, biết hiệu suất thụ tinh của trứng đạt 25% so với số trứng tạo ra và hình thành 20 hợp tử, trong đó số hợp tử đồng giao tử XX bằng 1/3 số hợp tử dị giao tử XY. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng chứa Y bằng 25% so với số tinh trùng Y tạo ra. (Biết rằng mỗi tinh trùng thụ tinh với một trứng tạo thành một hợp tử). 1. Xác định số tế bào sinh trứng và tế bào sinh tinh trùng tham gia giảm phân? 2. Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng chứa X ? Hết Họ và tên thí sinh số báo danh DeThi.edu.vn
  12. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 CẤP THPT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC - GDTX (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang) Câu I (4,0 điểm). 1. Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rể cây theo các cơ chế như thế nào? 2. Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác? 3. Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học như thế nào? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. + Cơ chế thụ động: Đi từ đất ( nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ các ion đó thấp hơn). 0,75 + Cơ chế chủ động: Mộ số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, di chuyển ngược chiều građien nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp. 0,75 2. + là sự chêch lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn(lá) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa(rễ, ) có áp suất thẩm thấu thấp. 1,0 + 3. + Giải độc NH4 0,75 + + Amit là nguồn dự trữ NH4 cho các quá trình tổng hợp axit amin trong cơ thể thực vật khi cần thiết. 0,75 Câu II (4,0 điểm). 1. Lá cây có đặc điểm giải phẫu, hình thái như thế nào để thích nghi với chức năng quang hợp? 2. Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? 3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vât. Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. + Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên ngoài: Diện tích bề mặt lớn, trong lớp biểu bì có khí khổng 0,75 + Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên trong: Hệ gân lá có mạch dẫn đến tận 0,75 từng tế bào nhu mô lá . 2. + Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ một phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp. phân giải hiếu khí/phân giải kị khí = 38/2 = 19 lần. 1,0 3. + Năng lượng hô hấp tạo ra duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật. 0,5 + Năng lượng tích lũy trong ATP được sử dụng cho các quá trình vận chuyển vật chất, sinh trưởng, tổng hợp các chất hữu cơ, sữa chữa những hư hại của 0,5 tế bào . + Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể. 0,5 Câu III (4,0 điểm). 1. Hãy nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở động vật. DeThi.edu.vn
  13. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 2. Một người chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xãy ra trong cơ thể người đó. 3. Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu diễn ra như thế nào? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. Có 3 hướng chính: - Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp. 0,5 + Từ chưa có cơ quan tiêu hóa có cơ quan tiêu hóa + Từ túi tiêu hóa ống tiêu hóa + Ống tiêu hóa ngày càng phức tạp với các phần có cấu tạo khác nhau và các tuyến khác nhau. - Sự chuyên hóa chức năng ngày càng cao. 0,5 + Ở túi tiêu hóa: các phần túi làm nhiệm vụ như nhau + Ở ống tiêu hóa: các phần làm nhiệm vụ khác nhau - Hình thức tiêu hóa ngày càng hoàn thiện. 0,25 + Từ tiêu hóa nội bào tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào tiêu hóa ngoại bào. 2. - Về hoạt động hô hấp: Nhịp thở nhanh hơn, có thể tăng thể tích phổi 0,25 tăng thông khí - Về hoạt động tuần hoàn: Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn 0,25 máu có thể tăng thể tích tâm thất. 0,25 - Về máu: Máu nhiều hồng cầu hơn. 3. - Thức ăn (cỏ, rơm ) nhai ở miệng => dạ cỏ ( Thức ăn với nước bọt lên mem ). 0,5 - Thức ăn từ dạ cỏ => dạ tổ ong => lên miệng. 0,5 - Thức ăn từ miệng (nhai kĩ) =. Thực quản => dạ lá sách (hấp thụ bớt nước) => dạ múi khế. 0,5 - Thức ăn ở dạ múi khế được enzim pepsin và HCL phân hủy tiếp thành prôtêin. 0,5 Câu IV (3,0 điểm). 1. Gan có vai trò như thế nào trong điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu? 2. Tại đỉnh sinh trưởng của một cây, 2 tế bào vừa hình thành sau nguyên phân diễn ra giai đoạn sinh trưởng cho đến lúc chúng bước vào kì đầu nguyên phân tiếp theo. Hãy mô tả các diễn biến trong giai đoạn đó. Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân có nhất loạt giống nhau không? Vì sao? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. - Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm chp gan nhận và chuyển glucôzơ glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. 0,75 Nhờ đó, nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định. - Ở xa bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu nồng độ glucôzơ trong máu tăng và duy trì ở trở lại ổn định. 0,75 2. - Giai đoạn đó chính là kì trung gian, gồm 3 pha: ( ) 0,75 HS nêu được mỗi pha cho 0,25 điểm 0,75 DeThi.edu.vn
  14. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân không nhất loạt giống nhau. Vì song song với phân bào còn có quá trình phân hóa tế bào, hình thành các mô. Câu V (5,0 điểm). Ở một loài động vật, cá thể đực thuộc giới dị giao tử XY, cá thể cái thuộc giới đồng giao tử XX. Một số tế bào sinh trứng và tế bào sinh tinh trùng giảm phân bình thường tạo trứng và tinh trùng, biết hiệu suất thụ tinh của trứng đạt 25% so với số trứng tạo ra và hình thành 20 hợp tử, trong đó số hợp tử đồng giao tử XX bằng 1/3 số hợp tử dị giao tử XY. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng chứa Y bằng 25% so với số tinh trùng Y tạo ra. (Biết rằng mỗi tinh trùng thụ tinh với một trứng tạo thành một hợp tử). 1. Xác định số tế bào sinh trứng và tế bào sinh tinh trùng tham gia giảm phân? 2. Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng chứa X ? Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1. 1. Gọi x là số TB sinh trứng, y là số TB sinh tinh trùng. - Một TB sinh trứng giảm phân tạo một trứng 25% x = 20 x = 80 TB trứng. 1,0 Vậy số tế bào sinh trứng =80. - 1/3XY + XY = 20 số hợp tử XX = 5, số hợp tử XY = 15. 1,0 - 15 hợp tử XY cần 15 tinh trùng Y thụ tinh với hiệu suất 25% số tinh trùng Y tao ra trong giảm phân = 60. Tổng số tinh trùng ( X+Y )tạo ra 60 x 2 =120 số TB sinh tinh trùng = 1,0 120/4 = 30. 2. * HSTH của tinh trùng X = (5/60) = 1/12. 2,0 DeThi.edu.vn
  15. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 SỞ GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO TRÀ VINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG LỚP 11 THPT Đề chính thức MÔN : SINH HỌC Thời gian làm bài : 180 phút ( không kể thời gian phát đề ) (Đề có 2 trang ) Thí sinh trả lời tất cả các câu hỏi sau ,mỗi câu 2 điểm : NỘI DUNG I/VI SINH VẬT HỌC Câu 1:Quá trình xâm nhập của virút HIV vào tế bào LimphoT diễn ra như thế nào ? Câu 2: a/Vì sao khi làm sữa chua ,sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái sệt (đông tụ) và có vị chua ?Viết phương trình tổng quát của quá trình trên ? b/Cho biết vi sinh vật quang tự dưỡng gồm những lòai nào ? nguồn cacbon và nguồn năng lượng chủ yếu của chúng là gì? II/TẾ BÀO HỌC Câu 3: a/Quá trình vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào ,cần có các bào quan nào ? b/ Hãy mô tả quá trình vận chuyển này ? Câu 4:Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc và nêu chức năng của màng sinh chất ? III/ SINH LÝ THỰC VẬT Câu 5: a/Bản chất của pha sáng và pha tối trong quang hợp là gì ? b/Hãy trình bày các giai đọan của chu trình crép ? Câu 6: a/Điều kiện xảy ra quá trình cố định đạm ?Trong quá trình cố định đạm nguyên tử Hiđrô trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào trong các chất sau( Glucôzơ, NADPH ,CH4 ,H2 )? giải thích? b/Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? giải thích ? IV/SINH LÝ ĐỘNG VẬT Câu 7: a/Giải thích vì sao ở động vật nhai lại (trâu, bò) sự bài tiết các chất có nguồn gốc Nitơ qua thận lại giảm đi so với các lòai động vật có vú ăn thực vật khác ? DeThi.edu.vn
  16. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b/Khi ra nhiều mồ hôi do lao động nặng thì nồng độ hoocmôn ADH và Andostêrôn trong máu có thay đổi không ? tại sao? Câu 8: a/Sóng mạch là gì ?Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch ? b/Tại sai enzim pepsin của dạ dày phân giải được prôtêin của thức ăn nhưng lại không phân giải được prôtêin của chính cơ quan tiêu hóa (dạ dày) này? V/ DI TRUYỀN HỌC Câu 9: Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ,mỗi gen đều dài 5100A0 .gen B có 900A ,gen b có 1200G. a/Tìm số lượng nuclêôtit mỗi lọai trên mỗi gen ? b/Khi bước vào kỳ giữa của lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm phân ,số lượng từng lọai nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu ?Tổng số liên kết hiđrô có trong gen đó ? c/Khi kết thúc giảm phân lần thứ nhất ,số lượng nuclêôtit mỗi lọai trong mỗi tế bào con là bao nhiêu ? d/Khi tế bào hòan thành giảm phân ,số lượng từng lọai nuclêôtit trong mỗi lọai giao tử bình thường bằng bao nhiêu ? Câu 10: Ở ruồi giấm một tế bào trãi qua một số lần nguyên phân ,tất cả số tế bào con đã thực hiện giảm phân tạo giao tử với hiệu suất thụ tinh là 12.5% ,đã có 16 hợp tử được hình thành .Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn bội mà môi trường cung cấp là 504 .xác định số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của lòai ruồi giấm trên ? HẾT (Thí sinh không được xem tài liệu và giám thị không được giải thích gì thêm ) DeThi.edu.vn
  17. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điể m Gồm 5 giai đọan : +Hập phụ:các virút HIV gắn vào các tế bào LimphoT nhờ có thụ thể phù hợp với thụ 0,5 thể CD4 trên tế bào LimphoT +Xâm nhập: Màng của virút hòa nhập với màng của tế bào LimphoT ,các phân tử ARN được đưa vào tế bào 0,5 1 +Phiên mã ngược :xảy ra quá trình tổng hợp ADN từ ARN 0,25 +Gắn ADN và sinh tổng hợp: ADN của virút gắn với ADN của tế bào chủ và bắt đầu điều khiển tổng hợp ARN của virút . 0,5 +Phóng thích:Các thành phần của virút được tổng hợp đầy đủ ,lắp rápthành virút HIV hòan chỉnh ,phá vở tế bào LimphoT 0,25 +Sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái sệt và có vị chua là vì :vi khuẩn lăctic đã biến đường trong sữa thành axít lactic ,đồng thời các prôtêin phức tạp đã chuyển thành các prôtêin đơn giản ,dễ tiêu ;sản phẩm axít và lượng nhiệt sinh ra là nguyên 0,5 2 a nhân làm sữa đông tụ ,vì thế sữa chua có vị ngọt của sữa giảm hơn so với nguyên liệu . sữa ban đầu ,vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ +PTTQ: Lactôzơ vi khuẩn lactic Galactôzơ + Glucôzơ Vi khuẩn Lactic Axít Lactic 0,5 b +Vi khuẩn quang tự dưỡng gồm: tảo , vi khuẩn lam ,vi khuẩn lưu hùynh màu tía 0,5 . ,màau lục 0,25 +Nguồn năng lượng chủ yếu : ánh sáng 0,25 +nguồn cacbon chủ yếu : CO2 3 a Vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào cần các bào quan: . +Hệ thống mạng lưới nội chất 0,5 +Bộ golgi 0,25 +Màng sinh chất 0,25 b +Prôtêin tổng hợp bởi ribôxôm được vận chuyển trong mạng lưới nội chất hạt đến bộ 0,25 . golgi +Ở bộ golgi ,phân tử prôtêin được gắn thêm cacbôhyđrát tạo ra glycôprôtêin ,được 0,5 bao gói trong túi tiết và tách khỏi bộ golgi chuyển đến màng sinh chất . 0,25 +Chúng gắn vào màng sinh chất phóng thích prôtêin ra bên ngòai bằng hiện tượng xuất bào 4 Prôtêin bám màng 1,0 Lớp Lipit Côlestêrol Prôtein xuyên màng Chức năng của màng sinh chất : +Bao bọc và bảo vệ tế bào 0,25 +Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách chọn lọc 0,25 +Màng sinh chất có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào 0,25 +Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” Glicôprôtêin đặc trưng cho từng lọai tế bào ,nhờ vậy các tế bào cùng cơ thể nhận biết nhau và nhận biết tế bào của cơ thể khác 0,25 DeThi.edu.vn
  18. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn +Bản chất của pha sáng là pha ôxi hóa nước thông qua pha sáng ,năng lượng ánh sáng a đã chuyển thành năng lượng trong ATP ,NADPH 0,5 +Bản chất của pha tối là pha khử CO2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ – C6H12O6 0,5 5 Các giai đọan của chu trình crép : -Axít piruvic trong tế bào chất được chuyển qua màng kép để đi vào chất nền của ti b thể .Ở đây 2 phân tử axít piruvic bị ôxi hóa thành AxêtilcôenzimA giải phóng 2CO2 và 2NADH -AxêtilcôenzimA đi vào chu trình crép với 5 giai đọan : 0,25 +Từ axêtilcôenzim A kết hợp với axítÔxalôaxêtic tạo thành axít xitric có 6C +Từ axít xitric có 6C qua 3 phản ứng lọai 1 CO2và tạo ra 1NADH và 1 axít 0,25 xêtôglutaric (5C) +Từ axít xêtô glutaric(5C) lọai 1CO2 và tạo ra 1NADH với 1 axít (4C) 0,25 +Từ axít (4C)qua phản ứng tạo ra 1 phân tử ATP và 1 FADH2 +Cuối cùng qua 2 phản ứng tạo ra 1NADH và giải phóng axít Ôxalôaxêtic (4C) 0,25 -Cứ 1 phân tử Axetil côenzimA đi vào chu trình crép cho được 3 phân tử NADH +1ATP+1FADH2+2 CO2 6 a -Điều kiện xảy ra cố định đạm : có enzim Nitrogenaza ,có lực khử mạnh (NADH),có năng lượng ATPvà môi trường kị khí 0,5 -Nguyên tử hiđrô trong NH3 có nguồn gốc từ glucôzơ . 0,25 -Vì quá trình khử N2 thành NH3 sử dụng chất khử là NADH ,chất khử NADH được tạo ra từ quá trình hô hấp (đường phân và chu trình crep).quá trình hô hấp sữ dụng + nguyên liệu là Glucôzơ,nguyên tử H2 trong phân tử C6H12O6 được gắn với NAD tạo 0,25 thành NADH b -Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn tới tốc độ sinh trưởng của cây giảm 0,5 -Vì : +Làm giảm khả năng hút nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao 0,25 +Một số ion khóang của dung dịch môi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút khóang của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao 0,25 7 a -Gan của động vật nhai lại đã chuyển NH3 thành Urê ,một phần Urê vào nước bọt và 0,5 quay lại ống tiêu hóa ,do vậy giảm được lượng chất có nguồn gốc Nitơ đi qua nước 0,5 tiểu b -Ra mồ hôi nhiều : +Vận tốc mái giảm >làm tăng tiết rêtin thông qua angiotensin làm tăng tiết 0,5 andosteron 0,5 +Áp suất thẫm thấu tăng ,kích thích vùng dưới đồi tăng giải phóng ADH từ tuyến yên -Sóng mạch:Nhờ thành động mạch có tính đàn hồi và sự co dãn cũa gốc chủ động mạch (mổi khi tâm thất co tống máu vào),sẽ được truyền đi dưới dạng sóng ,gọi là 0,5 a sóng mạch -Sóng mạch còn gọi là mạch đập ,phản ánh đúng họat động của tim ,sóng mạch chỉ ó ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch vì động mạch có nhiều sợi đàn hồi và tĩnh 0,5 mạch có ít sợi đàn hồi hơn -Pepsin trong dạ dày không phân hủy prôtêin của chính nó ,vì: 8 +Ở người bình thường ,lót trong lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ ,chất nhày này có bản chất là glycôprôtêin và muco pôlysaccarit do các tế bào cổ tuyến và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra 0,25 +Lớp nhày có 2 lọai: *Lọai hòa tan : hòa tan một phần pepsin-HCl 0,25 *Lọai không hòa tan :Tạo thành một lớp dày 1-1.5 mm bao phủ tòan bộ lớp thành dạ b dày .Lớp này có độ dai,có tình kiềm ,có khả năng ngăn chặn sự khuếch tán ngược của H+ >tạo thành “hàng rào” ,ngăn cản tác động của pepsin-HCl 0,25 -Ở người bình thường ,sự tiết chất nhày là cân bằng với sự tiết pepsin-HCl ,nên prôtêi trong dạ dày không bị phân hủy (dạ dày được bảo vệ) 0,25 a -Số lượng nuclêôtit trên mỗi gen DeThi.edu.vn
  19. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 5100 x 2 = 3000 nu 3.4 -Số nuclêôtit từng lọai trên mỗi gen 0,5 +Gen B: A=T= 900 nu G=X= 1500 – 900 = 6000 nu 9 +Gen b: G=X= 1200 nu A=T= 1500 – 1200 = 300 nu b Khi tế bào bước vào kỳ giữa I ,số lượng gen trong cặp tăng lên gấp đôi BBbb ,nên số lượng nuclêôtit mỗi lọai là : A=T= (900 x 2) + (300 x 2) = 2400 nu 0,5 G=X= (600 x 2) + (1200 x 2) = 3600 nu -Tổng số liên kết hiđrô của các gen ở kỳ này là . (2400 x 2) + (3600 x 3) = 15600 lk c Khi kết thúc giảm hân lần thứ nhất tạo ra 2 tế bào chứa các gen BB và bb ,Số lượng nuclêôtit mỗi lọai trong mỗi tế bào là : + Tế bào : BB A=T= 900 x 2 = 1800 nu 0,5 G = X = 600 x 2 = 1200 nu + Tế bào : bb A=T=300 x 2 = 600 nu G = X = 1200 x 2 =2400 nu d Khi kết thúc phân bào giảm phân tạo nên 2 lọai giao tử B và b ,có số lượng nuclêôtit mỗi lọai là : +Giao tử B : A=T= 900 nu 0,5 G=X= 600Nu +Giao tử b: A=T=300 nu G=X= 1200 nu -Số giao tử được tạo ra : (16 x 100) / 12,5 = 128 0,25 -Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào ban đầu ( k ngyên dương) 0,25 +Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân : (2k – 1) 2n = (2k -1) 8 (1) 0,25 1 +Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2k.2n = 2k.8 (2) 0,25 0 Từ (1) và (2) ,suy ra (2k-1)8 + 2k.8 = 504 => Số lần nguyên phân là : k = 5 0,25 +Số tế bào được tạo ra qua nguyên phân : 25 = 32 0,25 +Số giao tử tạo ra từ 1 tế bào sinh giao tử : 128/ 32 = 4 0,25 =>Một tế bào sinh giao tử qua giảm phân tạo 4 giao tử =.>Ruồi giấm đực 0,25 DeThi.edu.vn
  20. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 SỞ GD & ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 VĨNH PHÚC MÔN : SINH HỌC (Dành cho THPT không chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 a. Nêu điểm khác biệt rõ nét nhất trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM. b. Hô hấp sáng xẩy ra trong điều kiện nào và trình tự diễn ra qua các bào quan nào? Câu 2 Nêu điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước qua lá? Tại sao thoát hơi nước qua lá vừa là một tai hoạ và cũng là một tất yếu? Câu 3 Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp? Câu 4 Việc tách chiết sắc tố từ lá dựa trên nguyên tắc nào? Nêu các bước chính trong tách chiết sắc tố? Câu 5 Trình bày quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày của trâu bò? Câu 6 a. Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây? b. Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao? Câu 7 a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng? b. Trong hô hấp, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng ôxi của nước khi đi qua mang. Ngoài những đặc điểm của bề mặt trao đổi khí mà tất cả các loài sinh vật đều có, cá xương còn có những đặc điểm nào làm tăng hiệu quả trao đổi khí? Câu 8 a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát. Theo em, tim ếch có còn đập nữa không. Giải thích? Câu 9 a. Hình thức sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế nào? b. Giải thích tại sao nếu một giống cà chua có khả năng sinh ra êtilen nhiều hơn bình thường thì sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cà chua đi xa? Khi thu hoạch cà chua về nhà, người ta thường chọn riêng những quả chín và để cách xa những quả xanh. Việc làm đó nhằm mục đích gì? Câu 10 Trong mã hóa thông tin thần kinh thì các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hoá theo những cách nào? Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi trục hoặc vào điểm giữa sợi trục không có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế nào? Vì sao? Hết Họ và tên thí sinh: SBD DeThi.edu.vn
  21. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Sở GD và ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 11 Vĩnh phúc MÔN: SINH HỌC ( THPT không chuyên) Câu Nội dung Điểm 1 a. Điểm khác biệt rõ nét nhất trong chu trình cố định CO2 : - Ở thực vật C4 : Giai đoạn đầu cố định CO2 ở tế bào mô giậu, giai đoạn sau tái cố định CO2 ở tế bào bó mạch và đều xảy ra ban ngày 0,25 - Ở thực vật CAM : Giai đoạn đầu cố định CO2 xảy ra ban đêm, giai đoạn sau tái cố định CO2 xảy ra ban ngày và ở một loại tế bào (tế bào mô dậu) 0,25 b. Hô hấp sáng thường chỉ xảy ra ở thực vật C3 vì: * Điều kiện: Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp 0,25 * Trình tự diễn ra: Lục lạp -> Perôxixôm -> Ti thể 0,25 2 * Điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước: Con đường qua cutin Con đường qua khí khổng - Vận tốc nhỏ. - Vận tốc lớn 0,25 - Không được điều chỉnh - Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng 0,25 * Thoát hơi nước là 1 tai hoạ và cũng là 1 tất yếu: - Là tai hoạ vì: Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật phải mất đi 1 lượng nước quá lớn 0,25 - Là tất yếu vì: + Thoát hơi nước thì mới tạo 1 lực hút để lấy được nước + Thoát hơi nước -> Điều hòa nhiệt độ lá + Thoát hơi nước -> Khí khổng mở -> Trao đổi khí 0,25 3 Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng: - Trên lớp biểu bì lá chứa nhiều khí khổng -> Trao đổi khí và thoát hơi nước 0,25 - Dưới lớp biểu bì là lớp mô giậu chứa lục lạp -> Là bào quan quang hợp 0,25 - Dưới lớp mô dậu là mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu quang hợp 0,25 - Trong lá có hệ mạch dẫn -> vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp 0,25 4 * Nguyên tắc: - Sắc tố lá chỉ hoà tan trong dung môi hữu cơ 0,25 - Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong một dung môi hữu cơ nhất định 0,25 * Các bước: - Chiết rút sắc tố 0,25 - Tách các sắc tố thành phần 0,25 5 Quá trình tiêu hóa: - Thức ăn (cỏ, rơm ) được nhai qua loa ở miệng, rồi được nuốt vào dạ cỏ. Ở đây, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ 0,25 - Sau khi thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật ở dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và ợ lên miệng để nhai kĩ lại 0,25 - Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) cùng với lượng lớn vi sinh vật được đưa xuống dạ lá sách hấp thụ bớt nước rồi chuyển vào dạ múi khế 0,25 - Dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein ở vi sinh vật và cỏ 0,25 DeThi.edu.vn
  22. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 6 a.Giải thích: - + - Cây xanh hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NO3 và NH4 . 0,25 - Cây xanh sử dụng nhóm (-NH2) nhiều hơn để tổng hợp axit amin nên cây phải có quá trình - + khử NO3 thành NH4 0,25 b. * Nồng độ NH3 cao gây ngộ độc cho cây 0,25 * Cây khắc phục bằng cách: tăng chuyển hóa thành axit amin, thực hiện amit hóa để làm giảm NH3 trong cây 0,25 7 a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng: - Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần, các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ thể 0,25 - Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở 0,25 b. Các đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở cá xương: - Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang ra ngoài 0,25 - Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang 0,25 8 a. Phân biệt: Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín - Máu được tim bơm vào động mạch -> - Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục tràn vào xoang cơ thể -> trao đổi chất trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, trực tiếp với các tế bào -> trở về tim. sau đó về tĩnh mạch. 0,25 - Máu chảy trong động mạch với áp lực - Máu chảy trong động mạch với áp lực cao thấp, tốc độ máu chảy chậm hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh 0,25 b. * Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự động 0,25 * Giải thích: Do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện, truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> đến bó His rồi theo mạng Puôckin -> Tâm nhĩ và tâm thất co 0,25 9 a. Điểm khác nhau: - Đa số cây một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp nên chủ yếu cây sinh trưởng về chiều cao 0,25 - Những cây hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, nhờ vậy cây không chỉ sinh trưởng về chiều cao mà còn sinh trưởng cả về chiều ngang 0,25 b. - Bất lợi vì: Lượng êtilen nhiều -> quả chín quá nhanh, bị hỏng khi không kịp tiêu thụ 0,25 - Chọn riêng quả chín nhằm mục đích: Không cho êtilen khuếch tán ra từ những quả chín xâm nhập vào những quả xanh nhằm hạn chế tốc độ chín ở những quả còn xanh 0,25 10 * Có 2 cách mã hoá: - Cách mã hoá thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron 0,25 - Cách mã hoá thứ hai phụ thuộc vào tần số xung thần kinh 0,25 * Kết quả của kích thích - Kích thích vào bao miêlin của sợi trục: Không xuất hiện xung thần kinh vì bao mielin có tính chất cách điện nên không có khả năng hưng phấn 0,25 - Với sợi trục không có bao mielin: Xung thần kinh sẽ truyền đi theo 2 hướng vì nơron thần kinh đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên không có vùng trơ tuyệt đối ngăn cản 0,25 Hết DeThi.edu.vn
  23. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH VĨNH PHÚC LỚP 11 Môn: SINH HỌC - THPT ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (1.0 điểm) a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Nêu thí nghiệm chứng minh có hiện tượng ứ giọt? b. Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng? Câu 2: (2.0 điểm) a. Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyên tố mà khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó? b. Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ. vai trò, triệu chứng khi thiếu). Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta thường đào thành rãnh quanh gốc? Câu 3: (1.0 điểm) Ở một số loại hạt (ngô, đậu ) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%. a. Giải thích hiện tượng trên. b. Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên. Câu 4 (1.0 điểm): Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào? Câu 5 (1.0 điểm): a. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc? b. Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin. Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin lại có đặc điểm như vậy? Câu 6 (1.0 điểm): Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua? Câu 7 (1.0 điểm): Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học ở người và động vật. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? Câu 8 (1.0 điểm): Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương = 20 mmHg). Bác sĩ cho biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do hẹp van tổ chim trong động mạch chủ. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh? Câu 9 (1.0 điểm): Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch phần dưới cơ thể lại có van? DeThi.edu.vn
  24. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 11 THPT Câu Ý Nội dung Điểm 1 1.0 a - Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì: + Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không-> hiện tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ. 0.25 + Ap suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và thường chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những cây bịu thấp và cây thân cỏ có độ cao trong khoảng này. 0.25 - Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ thấy các giọt nước ứ ra trên mép lá.-> Không khia trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá không thoát được thành hơi đã ứ thành các giọt ở mép lá. 0.5 b + Khi thiếu nước, tế bào lá sản sinh ra axit abxixic và hoocmon này kích thích bơm K +, bơm chủ động K + ra khỏi tế bào bảo vệ làm giảm áp suất thẩm thấu-> nước ra khỏi tế bào bảo vệ làm tế bào mất trương đóng khí khổng. + Khi cây thiếu nước hàm lượng axit abxixic được tổng hợp trong rễ cây và theo mạch xilem lên lá gây ra hiện tượng đóng khí khổng. 3 2.0 - 2 nguyên tố : Nitơ và S. 0.25 - Cách kiểm tra: Dùng phân bón: ure( chứa N) hoặc sunphat amon( chứa N và S). 0.25 + Nếu chỉ thiếu hụt S -> thì ruộng bón sunphat amon sẽ xanh trở lại. 0.25 + Nếu chỉ thiếu N thì cả 2 ruộng sẽ xanh trở lại 0.25 - Dạng hấp thụ: PO3-. 0.25 - Vai trò: + Cấu tạo axit nucleic, prôtêin, ATP + Cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự sinh trưởng của mô phân sinh, kích thích phát triển của rễ, ra hoa quả và hạt. 0.25 + Tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh sinh trưởng, làm tăng cường hoạt tính Rhizobia và các nốt sần ở rễ. 0.25 - Triệu chứng: Toàn thân còi cọc ,lá màu sẫm, khi thiếu trầm trọng lá và thân có màu tía. Rễ kém phát triển. Chín chậm không có hạt và quả phát triển kém. Duy trì ưu thế đỉnh ít phân cành. Gây ra việc thiếu các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe( khi thừa). 0.25 - Đào thành rãnh quanh gốc, vì: P liên kết chặt với đất ít di động chủ yếu nhờ khuyếch tán, tốc độ khuyếch tán rất thấp-> tăng cường tiếp xúc với vùng hoạt động của rễ-> tăng khả năng hút P. 0.25 3 1.0 a - Khi còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. ABA cao làm làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy mầm. Điều này thể hiện đặc điểm thích nghi sinh sản với khí hậu. 0.25 - Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu suất nảy mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm). 0.25 b Cách đơn giản nhất là đo hàm lượng ABA của hạt tươi và hạt đã phơi khô 0.5 một thời gian rồi ngâm nước. 4 1.0 - Quá trình ở thực vật CAM xẩy ra trong pha tối của quá trình quang hợp, trong đó có sử dụng các sản phẩm pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2 tạo thành các chất hữu cơ. 0.25 - Thực vật CAM là nhóm thực vật mọng nước, sống nơi hoang mạc (khô hạn). để tiết kiệm nước (giảm sự mất nước do thoát hơi nước) và dinh DeThi.edu.vn
  25. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn dưỡng khí (quang hợp) ở nhóm thực vật này có sự phân chia thời gian cố định CO2 như sau: + Giai đoạn cố đinh CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở 0.25 + Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng. 0.25 Kết luận: do đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái như vậy, nên đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước và ban ngày lỗ khí khổng đóng lại. 0.25 (HS có thể trình bày theo cách khác nếu dúng vẫn cho điểm tối đa) 5 1.0 + - a - Giải thích: Vì thực vật hấp thụ nito ở 2 dạng: NH4 và NO3 (dạng ô xi hóa), nhưng trong cơ thể thực vật, nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử, do vậy NO3- cần được khử thành amôniac để tiếp tục hình thành aa→tổng hợp Pr 0.25 - Đặc điểm thích nghi để tự bảo vệ: Hình thành amit 0.25 b *Điểm khác nhau cơ bản: Xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác (tốc độ nhanh). Xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kề bên (tốc độ chậm). 0.25 *Giải thích: - Do bao miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin được 0.25 6 1.0 * Cấu tạo mao mạch phù hợp với chức năng: - Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với dịch mô . 0.25 - Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể. 0.25 * Giải thích: Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể. Lượng máu tới các mao mạch được điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới lưới mao mạch. 0.5 7 1.0 Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? * Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap: Khi điện thế hoạt động tới đầu cùng của xinap gây khử cực màng sinh chất, làm mở kênh điện dẫn đến giải phóng Ca2+ vào trong chuỳ xinap. Ca2+ làm bóng tải gắn kết với màng và giải phóng chất truyền tin axetincolin vào khe xinap. Chất truyền tin sau đó được gắn vào thụ thể trên màng sau xinap làm xuất hiện thế điện động ở 0.5 tế bào sau xinap. * Ưu điểm của xinap hoá học: - Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap. Ngoài ra, mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn. 0.25 - Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều. - Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau. 0.25 8 1.0 DeThi.edu.vn
  26. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Giải thích: - Khi van tổ chim hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong giai đoạn tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt. . 0.5 - Huyết áp kẹt làm giảm áp lực bơm máu, tuần hoàn máu giảm, dễ gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim. 0.5 9 1.0 Giải thích: - Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van. Do huyết áp trong tĩnh mạch thấp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn không cho máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim. 0.5 - Huyết áp trong động mạch cao làm cho máu chảy trong mạch nên không cần van 0.5 DeThi.edu.vn
  27. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 7 ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 11 Câu 1.Trong sx nông nghiệp con người đã áp dụng biện pháp kĩ thuật gì để tăng khả năng hấp thụ nước và ion khoáng của rễ? Câu 2. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét? Câu 3. Trao đổi nước ở thực vật gồm những quá trình nào? câu 4.Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng? Câu 5. a. Nêu tên các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. b. Nước được hấp thụ vào cây qua rễ bằng những con đường nào? Nêu những đặc điểm có lợi và bất lợi của các con đường đó. c. Vòng đai Caspari có vai trò gì trong quá trình hấp thụ nước từ rễ vào mạch gỗ? Câu 6. Có một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của cùng một loài trải qua một số đợt nguyên phân bằng nhau. Các tế bào con tạo ra đều vào vùng chín giảm phân tạo được 80 giao tử. Biết số nhiễm sắc thể đơn trong các giao tử đực nhiều hơn trong các giao tử cái là 192. a. Xác định bộ nhiếm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài. b. Tính số nhiễm sắc thể môi trường nội bào cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai đực hoàn tất quá trình nguyên phân và giảm phân nói trên. Câu 7. Có một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của cùng một loài trải qua 4 lần nguyên phân, các tế bào con tạo ra đều vào vùng chín giảm phân tạo giao tử. Sự thụ tinh giữa các giao tử đực và cái tạo được 8 hợp tử. Biết số nhiễm sắc thể đơn trong các giao tử đực nhiều hơn trong các giao tử cái là 192. c. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài. d. Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái. Câu 8: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vì khuẩn này trong môi trường chỉ chứa l4N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, các dự đoán sau đây đúng hay sai?giải thích? (1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536. (2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533. (3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530. (4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6. Câu 9: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, các dự đoán sau đây đúng hay sai?giair thích? (1) Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14.(2) Tế bào M có thể đang ở kì sau cùa quá trình giảm phân II. (3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1). (4) Cây A có thể là thể ba. DeThi.edu.vn
  28. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  29. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN CHI TIẾT Câu 1.Trong sx nông nghiệp con người đã áp dụng biện pháp kĩ thuật gì để tăng khả năng hấp thụ nc và ion khoáng của rễ? HD:Nêu đc: gieo trồng đúng thời vụ,bón phân,làm đất,chống nóng chống lạnh kịp thời,hạn chế sự tổn thương làm gẫy lông hút. Câu 2. Nước trong cây được vận chuyển như thế nào? Nguyên nhân nào giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét? *Nước trong cây vận chuyển từ rễ lên lá qua 2 con đường: - Qua tế bào sống: + Tế bào lông hút rễ -> tế bào nhu mô rễ -> mạch dẫn rễ. + Mạch dẫn lá -> tế bào nhu mô lá -> khí khổng - Qua tế bào chết: qua mạch gỗ của rễ, thân, lá. Con đường này dài, nước vận chuyển nhanh. * Nguyên nhân giúp nước trong cây vận chuyển ngược chiều trọng lực lên cao hàng chục mét là: - Dòng nước liên tục qua lông hút vào rễ tạo áp suất rễ đẩy cột nước lên cao (động lực đầu dưới) - Nhờ sự thoát hơi nước ở lá cây gây ra sự chênh lệch áp suất thẩm thấu: lá>thân>rễ tạo hực hút tận cùng trên. - Nhờ lực liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch. Câu 3. Trao đổi nước ở thực vật gồm những quá trình nào? Bao gồm 3 quá trình: - Quá trình hút nước của rễ. - Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá. - Quá trình thoát hơi nước ở lá. câu 4.Tại sao cây sống ở vùng nước ngọt, đem trồng ở vùng đất có nồng độ muối cao thì mất khả năng sinh trưởng? hd:c Những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và bên cạnh đó áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây hiện tượng ứ giọt. nồng độ dung dịch đất cao hơn so với nồng độ dịch tế bào của cây trước d. Đất có nồng độ muối cao có sự chệnh lệch nồng độ giữa hai môi trường. Nước vận chuyển theo cơ chế thẩm đây sống ở vùng nước ngọt héo dần và chết. thấu, nghĩa là di chuyển từ trong tế bào ra ngoài cây và làm cho cây mất nước Câu 5.(4.0 điểm) d. Nêu tên các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. e. Nước được hấp thụ vào cây qua rễ bằng những con đường nào? Nêu những đặc điểm có lợi và bất lợi của các con đường đó. f. Vòng đai Caspari có vai trò gì trong quá trình hấp thụ nước từ rễ vào mạch gỗ? Đó là các quá trình trao đổi chất xảy ra trong cơ thể thực vật. - Quá trình trao đổi nước . 0.25 - Quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ 0.25 - Quá trình quang hợp 0.25 - Quá trình hô hấp 0.25 Bằng hai con đường. - Con đường gian bào . 0.5 - Con đường tế bào chất 0.5 - Con đường gian bào: Có lợi là hấp thụ nhanh và nhiều nước, có hại là lượng nước và chất khoáng hòa tan không được kiểm tra 0.5 DeThi.edu.vn
  30. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Con đường tế bào chất: Có lợi là lượng nước và các chất hòa tan được kiểm tra, có hại là lượng nước được hấp thụ chậm và ít 0.5 Vai trò điều chỉnh lượng nước và kiểm tra các chất khoáng hoa tan 0.5 Câu 6. (4.0 điểm) Có một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của cùng một loài trải qua một số đợt nguyên phân bằng nhau. Các tế bào con tạo ra đều vào vùng chín giảm phân tạo được 80 giao tử. Biết số nhiễm sắc thể đơn trong các giao tử đực nhiều hơn trong các giao tử cái là 192. e. Xác định bộ nhiếm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài. f. Tính số nhiễm sắc thể môi trường nội bào cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai đực hoàn tất quá trình nguyên phân và giảm phân nói trên. A x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực và cái. - Số tế bào con do TBSD sơ khai đực nguyên phân tạo ra = 2x giảm phân 4.2x (giao tử). 2đ - Số tế bào con do TBSD sơ khai cái nguyên phân tạo ra = 2x giảm phân 2x (giao tử) 1.0 4.2x + 2x = 80 x = 4 4.2x.n – 2x.n = 192 n =4 vậy 2n = 8 1.0 B Tổng số NST môi trường nội bào cung cấp khi hoàn tất quá trình nguyên phân và giảm phân nói trên là: 2đ - Số NST cung cấp cho nguyên phân: 2n(2x – 1) = 120 1.0 - Số NST cung cấp cho giảm phân: 2n.2x = 128 x x 4 4 Tông : 2n(2 – 1) + 2n.2 = 8.(2 -1) + 8.2 = 248 (NST) 1.0 Câu 7. (5.0 điểm) Có một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của cùng một loài trải qua 4 lần nguyên phân, các tế bào con tạo ra đều vào vùng chín giảm phân tạo giao tử. Sự thụ tinh giữa các giao tử đực và cái tạo được 8 hợp tử. Biết số nhiễm sắc thể đơn trong các giao tử đực nhiều hơn trong các giao tử cái là 192. g. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài. h. Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái. A số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực và cái là 4. - Số tế bào con do TBSD sơ khai đực nguyên phân tạo ra = 24 giảm phân 4.24 = 64 (giao tử) 1.0 3đ - Số tế bào con do TBSD sơ khai cái nguyên phân tạo ra = 24 giảm phân 24 = 16(giao tử) 1.0 64.n – 16.n = 192 n =4 vậy 2n = 8 1.0 8 B - HSTT của giao tử đực = x100% 12,5% 1.0 64 8 2đ - HSTT của giao tử cái = x100% 50% 1.0 16 Câu 8: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vì khuẩn này trong môi trường chỉ chứa l4N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536. DeThi.edu.vn
  31. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn (2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533. (3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530. (4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Hướng dẫn giải: Chọn D. Có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Nuôi các tế bào vì khuẩn này trong môi trường chỉ chứa l4N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. (1) đúng: Sau 3 giờ = 3×(60:20)= 9 thế hệ. Số vi khuẩn con được tạo ra từ 3 vi khuẩn đầu tiên là 3×29=1536 tế bào vi khuẩn, chứa 1536 phân tử ADN vùng nhân. (2) sai: Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa15N = 3×2=6 mạch đơn. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là (1536×2) – 6 = 3066. (3) đúng: Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1536 – 6 =1530 phân tử. (4) đúng: Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ = 3 ×2 = 6. Câu 9: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. (2) Tế bào M có thể đang ở kì sau cùa quá trình giảm phân II. (3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1). (4) Cây A có thể là thể ba. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Hướng dẫn giải: Chọn B. Giả sử cây B có n cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau. Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa = 2(n+1)=128 loại giao tử = 27 n = 7. Tế bào M của cây A cùng loài với cây B, có14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào, đây là kì sau II của giảm phân. (1) đúng: Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. (2) đúng: Tế bào M có thể đang ở kì sau cùa quá trình giảm phân II. (3) sai: Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n. (4) sai: Cây A là thể lưỡng bội. DeThi.edu.vn
  32. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 8 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG (VÒNG 1) Môn: SINH HỌC LỚP 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu) Câu 1. (2đ) Cho sơ đồ về chu trình cố định CO2 trong pha tối ở cây ngô: CO2 -> Axit ôxalô axêtic -> Axit malic Axit malic-> CO2 Chu trình Canvin-Benson PEP Axit piruvic (1) (2) (3) Cho biết tên chu trình trên? Các giai đoạn (1), (2), (3) diễn ra ở vị trí nào? ATP được sử dụng ở giai đoạn nào trong chu trình trên? Câu 2. (2đ) a. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc ) khí khổng lại đóng vào ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng. Hãy giải thích cơ chế đóng mở khí khổng của các loài này? b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích? Câu 3. (2đ) a. Hệ số hô hấp là gì? Tính hệ số hô hấp của axit stêaric (C 18H36O2)? Ý nghĩa của nghiên cứu hệ số hô hấp? b. Cân bằng nội môi là gì? Các bộ phận tham gia cân bằng nội môi? c. Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi? Câu 4. (2đ) a. Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? b. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? c. Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong? Câu 5. (2đ) a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, có khối lượng máu trong tim là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu. Lượng máu được tim bơm đi trong một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? b. Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt? c. Hệ tuần hoàn ở sâu bọ có chức năng vận chuyển khí không? Tại sao? Câu 6. (2đ) a. Viết phương trình quang hợp tổng quát ở thực vật. Trong quang hợp nước được tạo ra ở pha nào? Chứng minh? b. Tại sao để tổng hợp một phân tử gluco, TV C4 Và TV CAM cần nhiều ATP hơn so với TV C3? Câu 7: (2đ) a. Trong điều kiện nuôi ủ một chủng vi khuẩn ở 34 oC, thời điểm bắt đầu nuôi cấy là 8 giờ sáng thì đến 3 giờ 30 phút chiều đếm được 7,24.10 5 vi khuẩn trong 1cm3 và 7 giờ 30 phút chiều đếm được 9,62.10 8 vi khuẩn trong 1cm3. Hãy tính tốc độ sinh trưởng (v) và thời gian thế hệ (g) của chủng vi khuẩn này. b. Nuôi vi khuẩn E Coli trong môi trường có cơ chất là gluco cho đến khi đang ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau: - Môi trường 1: có cơ chất là glucozo - Môi trường 2: có cơ chất là glucozo và mantozo. DeThi.edu.vn
  33. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Các môi trường đều trong hệ thống kín. Ngoài nguồn cacbon thì các điều kiện khác của môi trường cũ và mới được coi là giống nhau. Hãy vẽ đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong các môi trường trên và giải thích? Câu 8. (2đ) Trình bày phương pháp chiết rút sắc tố từ lá. Tại sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ? Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố? Câu 9. (2đ) a. Trong tế bào TV có 2 loại bào quan thực hiện chức năng tổng hợp ATP. Đó là những loại bào quan nào? Nêu sự khác nhau trong quá trình tổng hợp và sử dụng ATP của 2 loại bào quan đó? b. Có 2 ống nghiệm: ống 1 chứa dung dịch sinh lý 0,65% NaCl; ống 2 chứa dung dịch sinh lý 0,90% NaCl. Người ta cho hồng cầu của người vào cả hai ống nghiệm. Kích thước của hồng cầu trong 2 ống nghiệm này có thay đổi không? Giải thích? Câu 10. (2đ) Tế bào sinh dục của ruối giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu như sau: AaBbDdXY (con đực) và AaBbDdXX (con cái) (Mỗi chữ cái tương ứng với một nhiễm sắc thể đơn) a. Cơ thể trên có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu? Trên thực tế, 1 tế bào đó cho ra mấy loại tinh trùng, với số lượng là bao nhiêu? b. Cơ thể trên có thể cho tối đa bao nhiêu loại trứng? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu? Trên thực tế, 1 tế bào đó cho ra mấy loại trứng, với số lượng là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra, nếu có trao đổi chéo chỉ xét trường hợp trao đổi chéo tại một điểm và ruồi giấm chỉ xảy ra trao đổi chéo ở giới cái? Hết Họ và tên thí sinh: SBD DeThi.edu.vn
  34. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT (vòng 1) Đáp án Câu Nội dung Điểm * Tên chu trình: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 (Chu trình Hatch-Slack) 0,5 * Vị trí xảy ra: 1 - Giai đoạn (1) xảy ra trong lục lạp của tế bào mô dậu. 0,5 (2.0đ) - Giai đoạn (2), (3) xảy ra trong lục lạp của tế bào bó mạch. 0,5 * ATP tham gia vào làm biến đổi hợp chất axit piruvic thành PEP (phôtpho enol piruvic) và tham gia vào chu trình Canvin. 0,5 a. - Ý nghĩa: Giúp cây tiết kiệm nước trong điều kiện thiếu nước. 0,25 - Cơ chế đóng, mở khí khổng của các loài thực vật sống ở vùng thiếu nước: + Ban ngày nhiệt độ cao, cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng 0,5 2 kích thích các bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn đến ion rút ra khỏi tế bào (2đ) => P thẩm thấu của tế bào giảm => giảm sức trương nước => khí khổng đóng. + Ban đêm nhiệt độ thấp, sức trương nước của tế bào khí khổng tăng => khí khổng mở. 0,25 b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 sẽ làm thay đổi độ PH của đất. Vì: + - 2- + Bón phân NH4Cl, (NH4)2SO4 cây hấp thụ NH4 còn lại môi trường Cl và SO4 sẽ kết hợp 0,5 + với H tạo HCl và H2SO4 dẫn đến môi trường axit. - + - + Bón NaNO3 cây hấp thụ NO3 còn lại Na kết hợp với OH tạo môi trường bazơ. 0,5 a.* Hệ số hô hấp (RQ): là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô 0,25 hấp. * Hệ số hô hấp của axit stêaric: C18H36O2 + 26O2 = 18CO2 + 18H2O => RQ = 0,69 * Ý nghĩa nghiên cứu hệ số hô hấp: - Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì qua đó đánh giá tình trạng hô hấp của 0,25 cây - Có biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng phù hợp. 0,25 3 b. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Ví dụ: glucozo trong 0,25 (2,0đ) máu là 0,1% - Các bộ phận tham gia duy trì cân bằng nội môi: bộ phận tiếp nhân kích thích, bộ phận điều 0,25 khiển, bộ phận thực hiện c. Chức năng của thận trong cân bằng nội môi: - Duy trì áp suất thẫm thấu của máu bằng cách: 0,5 + Khi áp suất thẫm thấu của máu tăng cao thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu + Khi áp suất thẫm thấu của máu giảm thận tăng thải nước + Thận thải các chất thải như ure, creatin, + + - Điều hoà cân bằng pH nội môi bằng cách thải H , tái hấp thụ Na , thải NH3, 0,25 a. - Chủ yếu là biến đổi prôtêin thành các chuỗi pôlipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin 0,25 với sự có mặt của HCl. - Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ: + Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần 0,25 thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO từ tụy và ruột tiết ra với nồng 4 3 độ cao). (2,0đ) + Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó. 0,25 + Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng. 0,25 b. Khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào: - Tiêu hóa nội bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên trong tế bào nhờ hệ thống enzim. 0,5 - Tiêu hóa ngoại bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên ngoài tế bào, thức ăn được các enzim phân giải bên ngoài tế bào sau đó mới hấp thụ vào tế bào. DeThi.edu.vn
  35. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn c. Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong: - Hô hấp ngoài: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. 0,25 - Hô hấp trong: Sự trao đổi khí giữa tế bào và môi trường bên trong cơ thể. 0,25 a. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: - Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. (Tâm nhĩ 0,5 co 0,1s nghỉ 0,7s; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s; dãn chung là 0,4s). - Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu lượng tim (thể 0,25 tích tâm thu): 60.(120 – 75) = 2700ml/ phút. 5 b. (2đ) - Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. 0,25 - Những người bị huyết áp thấp hay bị chóng mặt vì máu chảy trong mạch chậm không đủ 0,5 cung cấp cho não. c. - Hệ tuần hoàn ở sâu bọ không tham gia vận chuyển chất khí trong hô hấp. 0,25 - Vì: Các tế bào của cơ thể trao đổi khí trực tiếp với không khí ở bên ngoài qua hệ thống 0,25 ống khí phân nhánh tới tận khe kẽ các mô. a. PT phản ứng quang hợp đầy đủ: 6CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O 0,5 - Nước được sinh ra từ pha tối. 0,5 - Chứng minh: Dùng oxi nguyên tử đánh dấu trong CO , khi quang hợp thấy oxi nguyên tử 6 2 đánh dấu có trong C H O và H O sản phẩm. Vì CO chỉ tham gia ở pha tối, do đó kết luận 0,5 (2,0đ) 6 12 6 2 2 nước trong quang hợp sinh ra từ pha tối. b. Theo chu trình Canvin. - Ở TV C4 và TV CAM ngoài 18 ATP tiêu thụ ở chu trình Canvin còn cần thêm 6ATP để 0,5 chuyển hóa axitpiruvic thành PEP. a. Thời gian nuôi cấy: từ 3 giờ 30 phút chiều đến 7 giờ 30 phút chiều là 4 h n n Ta có: Nt = N0.2 → 2 = Nt / N0 = 1328,73 n = log 1328,73/log2 = 10,376 푛 0,25 + Tốc độ sinh trưởng: v = 푡 = 2,5940 lần 1 + Thời gian thế hệ: g = = 23,1303 phút 푣 0,25 b. Đường cong sinh trưởng 0,25 (HS vẽ đúng đồ thị) 7 Giải thích: 0,5 (2,0đ) - MT1 cơ chất là gluco, đường cong sinh trưởng gồm 3 pha: phalog, pha cân bằng, pha suy vong. Vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là gluco, mà MT cũ vi khuẩn đang ở pha log, nên cấy sang MT gluco mới VK không phải trải qua giai đoạn thích ứng với cơ chất mới nên không có pha lag. (HS vẽ đúng đồ thị) 0,25 - MT2: Đường cong sinh trưởng gồm 1 pha lag, 2 pha log, 1 pha cân bằng, 1 pha suy vong. Vì VK đang ở pha log trong MT gluco ban đầu được cấy sang MT mới có đồng thời hai cơ 0,5 chất gluco và manto thì VK sẽ sử dụng gluco trước, nó sẽ sinh trưởng theo pha log, khi sử dụng hết gluco thì chúng phải thích ứng với cơ chất mới nên các pha tiếp theo là pha lag, pha log, pha cân bằng và pha suy vong. DeThi.edu.vn
  36. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Nguyên tắc: - Sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ. 0,5 - Mỗi nhóm sắc tố tan trong một dung môi hữu cơ nhất định: (Clorophyl tan trong axeton, carotenoit tan trong benzen) 0,5 - Chiết rút sắc tố: 8 + Lấy khoảng 2-3 g lá tươi, cắt nhỏ cho vào cối sứ, nghiền với 1 ít axeton 80% cho thật (2,0đ) nhuyễn - Thêm axeton, khuấy đều lọc qua phễu lọc cho vào bình chiết, ta được một hỗn hợp 0,5 sắc tố màu xanh lục. - Tách các sắc tố thành phần: + Lấy 1 lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. 0,25 + Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành 2 lớp: lớp dưới có màu vàng là màu của carotennoit hòa tan trong benzen, lớp trên có màu xanh lục là màu của diệp 0,25 lục hòa tan trong axeton. a.- Hai bào quan tổng hợp ATP trong tb TV là lục lạp và ty thể 0,5 - Khác nhau: Chỉ tiêu Lục lạp Ty thể Quá trình tổng ATP được tổng hợp từ pha sáng ATP được tổng hợp từ quá trình 0,25 hợp của quá trình quang hợp oxi hoa các hợp chất hc Mục đích sử ATP được dùng trong pha tối ATP được sử dụng cho các hoạt 0,25 dụng của quá trình quang hợp động sống của tb 9 (2đ) b. Kích thước của hai hồng cầu trong ống nghiệm: - Ống nghiệm 1 (chứa d.d sinh lí 0,65% NaCl) : MT bên trong tế bào hồng cầu người có nồng độ NaCl là 0,9% lớn hơn so với nồng độ dung dịch sinh lí nên dung dịch trong ống 0,5 nghiệm là nhược trương so với bên trong hồng cầu. Vì vậy nước thẫm thấu vào trong tế bào hồng cầu làm cho thể tích hồng cầu tăng. - Ống nghiệm 2 (chứa d.d sinh lí 0,9% NaCl): MT bên trong tế bào hồng cầu người nồng độ NaCl là 0,9% bằng so với nồng độ dung dịch sinh lí nên dung dịch trong ống nghiệm là 0,5 đẳng trương so với bên trong hồng cầu. Vì vậy nước thẫm thấu vào trong tế bào hồng cầu làm cho thể tích hồng cầu tăng. a.Trường hợp không có trao đổi chéo (ở con ruồi giấm đực) 1,0 - Số loại tinh trùng tối đa là: 24 = 16 - Tỉ lệ mỗi loại tinh trùng là: 1/16 - Trên thực tế, 1 tế bào chỉ cho 2 loại tinh trùng với số lượng là 4. b.Ở con ruồi giấm cái: + Trường hợp 1: Không có trao đổi chéo 0,5 10 - Số loại trứng tối đa là: 24 = 16 (2đ) - Tỉ lệ mỗi loại trứng là: 1/16 - Trên thực tế, 1 tế bào chỉ cho 1 loại trứng với số lượng là 1 + Trường hợp 2: Xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm - Số loại trứng tối đa là: 25 = 32 0,5 - Tỉ lệ mỗi loại tinh trùng là: 1/32 - Trên thực tế, 1 tế bào chỉ cho 1 loại trứng với số lượng là 1 Hết DeThi.edu.vn
  37. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  38. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 9 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH VĨNH PHÚC LỚP 11 Môn: SINH HỌC - THPT ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (1.0 điểm) a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Nêu thí nghiệm chứng minh có hiện tượng ứ giọt? b. Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng? Câu 2: (2.0 điểm) a. Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyên tố mà khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó? b. Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ. vai trò, triệu chứng khi thiếu). Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta thường đào thành rãnh quanh gốc? Câu 3: (1.0 điểm) Ở một số loại hạt (ngô, đậu ) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%. a. Giải thích hiện tượng trên. b. Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên. Câu 4 (1.0 điểm): Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào? Câu 5 (1.0 điểm): a. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc? b. Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin. Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin lại có đặc điểm như vậy? Câu 6 (1.0 điểm): Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua? Câu 7 (1.0 điểm): Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học ở người và động vật. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? Câu 8 (1.0 điểm): Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương = 20 mmHg). Bác sĩ cho biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do hẹp van tổ chim trong động mạch chủ. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh? Câu 9 (1.0 điểm): Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch phần dưới cơ thể lại có van? DeThi.edu.vn
  39. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 11 THPT Câu Ý Nội dung Điểm 1 1.0 a - Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì: + Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không-> hiện tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ. 0.25 + Ap suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và thường chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những cây bịu thấp và cây thân cỏ có độ cao trong khoảng này. 0.25 - Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ thấy các giọt nước ứ ra trên mép lá.-> Không khia trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá không thoát được thành hơi đã ứ thành các giọt ở mép lá. 0.5 b + Khi thiếu nước, tế bào lá sản sinh ra axit abxixic và hoocmon này kích thích bơm K +, bơm chủ động K + ra khỏi tế bào bảo vệ làm giảm áp suất thẩm thấu-> nước ra khỏi tế bào bảo vệ làm tế bào mất trương đóng khí khổng. + Khi cây thiếu nước hàm lượng axit abxixic được tổng hợp trong rễ cây và theo mạch xilem lên lá gây ra hiện tượng đóng khí khổng. 3 2.0 - 2 nguyên tố : Nitơ và S. 0.25 - Cách kiểm tra: Dùng phân bón: ure( chứa N) hoặc sunphat amon( chứa N và S). 0.25 + Nếu chỉ thiếu hụt S -> thì ruộng bón sunphat amon sẽ xanh trở lại. 0.25 + Nếu chỉ thiếu N thì cả 2 ruộng sẽ xanh trở lại 0.25 - Dạng hấp thụ: PO3-. 0.25 - Vai trò: + Cấu tạo axit nucleic, prôtêin, ATP + Cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự sinh trưởng của mô phân sinh, kích thích phát triển của rễ, ra hoa quả và hạt. 0.25 + Tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh sinh trưởng, làm tăng cường hoạt tính Rhizobia và các nốt sần ở rễ. 0.25 - Triệu chứng: Toàn thân còi cọc ,lá màu sẫm, khi thiếu trầm trọng lá và thân có màu tía. Rễ kém phát triển. Chín chậm không có hạt và quả phát triển kém. Duy trì ưu thế đỉnh ít phân cành. Gây ra việc thiếu các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe( khi thừa). 0.25 - Đào thành rãnh quanh gốc, vì: P liên kết chặt với đất ít di động chủ yếu nhờ khuyếch tán, tốc độ khuyếch tán rất thấp-> tăng cường tiếp xúc với vùng hoạt động của rễ-> tăng khả năng hút P. 0.25 3 1.0 a - Khi còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. ABA cao làm làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy mầm. Điều này thể hiện đặc điểm thích nghi sinh sản với khí hậu. 0.25 - Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu suất nảy mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm). 0.25 b Cách đơn giản nhất là đo hàm lượng ABA của hạt tươi và hạt đã phơi khô 0.5 một thời gian rồi ngâm nước. 4 1.0 - Quá trình ở thực vật CAM xẩy ra trong pha tối của quá trình quang hợp, trong đó có sử dụng các sản phẩm pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2 tạo thành các chất hữu cơ. 0.25 - Thực vật CAM là nhóm thực vật mọng nước, sống nơi hoang mạc (khô hạn). để tiết kiệm nước (giảm sự mất nước do thoát hơi nước) và dinh DeThi.edu.vn
  40. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn dưỡng khí (quang hợp) ở nhóm thực vật này có sự phân chia thời gian cố định CO2 như sau: + Giai đoạn cố đinh CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở 0.25 + Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng. 0.25 Kết luận: do đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái như vậy, nên đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước và ban ngày lỗ khí khổng đóng lại. 0.25 (HS có thể trình bày theo cách khác nếu dúng vẫn cho điểm tối đa) 5 1.0 + - a - Giải thích: Vì thực vật hấp thụ nito ở 2 dạng: NH4 và NO3 (dạng ô xi hóa), nhưng trong cơ thể thực vật, nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử, do vậy NO3- cần được khử thành amôniac để tiếp tục hình thành aa→tổng hợp Pr 0.25 - Đặc điểm thích nghi để tự bảo vệ: Hình thành amit 0.25 b *Điểm khác nhau cơ bản: Xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác (tốc độ nhanh). Xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kề bên (tốc độ chậm). 0.25 *Giải thích: - Do bao miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin được 0.25 6 1.0 * Cấu tạo mao mạch phù hợp với chức năng: - Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với dịch mô . 0.25 - Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể. 0.25 * Giải thích: Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể. Lượng máu tới các mao mạch được điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới lưới mao mạch. 0.5 7 1.0 Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? * Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap: Khi điện thế hoạt động tới đầu cùng của xinap gây khử cực màng sinh chất, làm mở kênh điện dẫn đến giải phóng Ca2+ vào trong chuỳ xinap. Ca2+ làm bóng tải gắn kết với màng và giải phóng chất truyền tin axetincolin vào khe xinap. Chất truyền tin sau đó được gắn vào thụ thể trên màng sau xinap làm xuất hiện thế điện động ở 0.5 tế bào sau xinap. * Ưu điểm của xinap hoá học: - Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap. Ngoài ra, mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn. 0.25 - Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều. - Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau. 0.25 8 1.0 DeThi.edu.vn
  41. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Giải thích: - Khi van tổ chim hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong giai đoạn tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt. . 0.5 - Huyết áp kẹt làm giảm áp lực bơm máu, tuần hoàn máu giảm, dễ gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim. 0.5 9 1.0 Giải thích: - Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van. Do huyết áp trong tĩnh mạch thấp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn không cho máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim. 0.5 - Huyết áp trong động mạch cao làm cho máu chảy trong mạch nên không cần van 0.5 DeThi.edu.vn
  42. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 10 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT KỲ LÂM CẤP TRƯỜNG ĐỢT I Môn: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. Giải thích các hiện tượng: a. Trên các loại đất mặn, các loài cây: đước, sú, vẹt vẫn phát triển bình thường. b. Châu chấu có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn hoạt động rất tích cực. Câu 2. Dưới đây là 3 loài cây với một số đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh lí như sau: Loài cây Đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí I. Cây dứa 1. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban đêm II. Cây mía 2. Thực vật C3 III. Cây lúa 3. Thực vật C4 4. Thực vật CAM 5. Có 2 loại lục lạp 6. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban ngày 7. Xẩy ra hô hấp sáng làm tiêu giảm 30 - 50% sản phẩm quang hợp 8. Lá mọng nước a. Hãy xác định tổ hợp đúng: A. (I: 2, 5) II: (3, 7) III: (6, 7, 8) B. (I: 4, 5) II: (3, 8) III: (2, 5, 6) C. (I: 1, 4, 8) II: (3, 5) III: (2, 6, 7) D. (I: 1, 4, 7) II: (3, 5) III: (2, 6, 7) b. Về quá trình quang hợp: Giải thích tại sao khi nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo tăng thì bọt khí O2 lại nổi lên nhiều hơn? Câu 3. Cho thí nghiệm sau : * Chiết rút sắc tố: Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta thu được hỗn hợp sắc tố màu xanh lục. * Tách các sắc tố thành phần: Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dung dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành hai lớp: Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hòa tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hòa tan trong axêtôn. a. Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ ? b. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp ? Câu 4. Hãy chú thích từ 1 đến 8 vào sơ đồ quá trình tiêu hóa ở động vật nhai lại. Cỏ 1 4 2 3 5 6 7 8 Câu 5. Những biến đổi sinh lí tuần hoàn và hô hấp ở người khi chuyển từ đồng bằng lên vùng núi cao sống? DeThi.edu.vn
  43. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 6. Theo dõi sự sản sinh ôxi và thải ôxi trong hoạt động quang hợp của một cây C4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị dưới đây: 2 ml O2/dm lá/h A B 10 20 30 40 Nhiệt độ môi trường (0C) a. Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải ôxi ra môi trường? Vì sao? b. Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B. Câu 7. Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 nhiễm sắc thể (NST) đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y. a. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai? b. Xác định bộ NST 2n của loài? c. Trong quá trình nguyên phân đó có bao nhiêu thoi tơ vô sắc được hình thành? d. Tính số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo giao tử từ 1 tế bào sinh dục sơ khai e. Có bao nhiêu kiểu sắp xếp của các NST kép trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kì giữa 1 phân bào giảm nhiễm. HẾT DeThi.edu.vn
  44. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT KỲ LÂM CẤP TRƯỜNG ĐỢT I Môn: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút ĐÁP ÁN Đáp án Điểm Câu 1. Giải thích các hiện tượng: a. Trên các loại đất mặn, các loài cây: đước, sú, vẹt vẫn phát triển bình thường. 1,5đ Trên các loại đất mặn các loại cây như đước, sú, vẹt vẫn phát triển bình thường vì chúng tích lũy trong dịch bào lượng muối lớn tương ứng áp suất thẩm thấu hàng chục và đôi khi hàng trăm atm → chúng có thể giành giật nước trong điều kiện khó khăn của môi trường. b. Châu chấu có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn hoạt động rất tích cực. Ở châu chấu, sự trao đổi khí không thực hiện nhờ hệ tuần hoàn mà thực hiện qua 1,5đ hệ thống ống khí tiếp xúc trực tiếp với tế bào nên hiệu quả trao đổi khí cao giúp châu chấu có thể hoạt động tích cực. Câu 2. Dưới đây là 3 loài cây với một số đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh lí như sau: Loài cây Đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí I. Cây dứa 1. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban đêm II. Cây mía 2. Thực vật C3 III. Cây lúa 3. Thực vật C4 4. Thực vật CAM 5. Có 2 loại lục lạp 6. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban ngày 7. Xẩy ra hô hấp sáng làm tiêu giảm 30 - 50% sản phẩm quang hợp 8. Lá mọng nước a. Hãy xác định tổ hợp đúng: 0,5đ A. (I: 2, 5) II: (3, 7) III: (6, 7, 8) B. (I: 4, 5) II: (3, 8) III: (2, 5, 6) C. (I: 1, 4, 8) II: (3, 5) III: (2, 6, 7) D. (I: 1, 4, 7) II: (3, 5) III: (2, 6, 7) a. Đáp án C b. Về quá trình quang hợp: Giải thích tại sao khi nồng độ CO2 trong dung dịch 1,5đ nuôi tảo tăng thì bọt khí O2 lại nổi lên nhiều hơn? Khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo là ta đã kích thích pha tối của quang hợp hoạt động tốt hơn .Pha tối hoạt động tốt hơn sẽ cần nhiều sản phẩm của pha sáng ( ATP và NADPH ) do đó pha sáng phải hoạt động nhiều hơn => Quá trình quang phân ly nước xảy ra mạnh hơn ,oxi thải ra nhiều hơn . Câu 3. Cho thí nghiệm sau : * Chiết rút sắc tố: Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta thu được hỗn hợp sắc tố màu xanh lục. * Tách các sắc tố thành phần: Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dung dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành hai lớp: Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hòa tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hòa tan trong axêtôn a. Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ ? DeThi.edu.vn
  45. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp ? a. Tách sắc tố bằng dung môi hữu cơ vì sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ, không 1,5đ tan trong nước. b. Dựa vào nguyên tắc mỗi loại sắc tố có khả năng tan trong dung môi hữu cơ khác 1,5đ nhau. Ví dụ: diệp lục tan trong dung môi axeton, carotenoit tan trong benzen. Câu 4. Hãy chú thích từ 1 đến 8 vào sơ đồ quá trình tiêu hóa ở động vật nhai lại. Cỏ 1 4 2 3 5 6 7 8 2đ 1. Miệng 2. Thực quản 3. Dạ cỏ 4. Dạ tổ ong 5. Dạ lá sách 6. Dạ múi khế 7. Ruột non 8. Manh tràng Câu 5. Những biến đổi sinh lí tuần hoàn và hô hấp ở người khi chuyển từ đồng 2đ bằng lên vùng núi cao sống? - Nhịp thở nhanh, tăng thông khí, tăng tiếp nhận O2. -Tim đập nhanh tăng tốc độ tuần hoàn máu. Tập trung nhiều máu cho các bộ phận quan trọng như tim, não. -Do hồng cầu gắn được ít O 2 nên thận tiết ra Erythroetin theo máu tới tuỷ xương kích thích sản xuất hồng cầu đưa vào máu. -Tăng thể tích phổi và thể tích tâm thất. Câu 6. Theo dõi sự sản sinh ôxi và thải ôxi trong hoạt động quang hợp của một cây C4 theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị: a. Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải ôxi ra môi trường? Vì sao? - Đường cong A biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong B biểu diễn sự 1,5đ thải ôxi ra môi trường. Đường cong A luôn có giá trị lớn hơn đường cong B tại mỗi nhiệt độ xác định. - Bởi vì lượng ôxi thải ra thực tế qua khí khổng (đường B) chính là lượng ôxi sinh 1,5đ ra trong quang hợp sau khi đã bị hao hụt một phần do sử dụng vào hô hấp, nên có trị số nhỏ hơn so với lượng ôxi sinh ra do quang hợp (đường A). b. Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B. 2đ - Đường cong A: Khi nhiệt độ còn thấp, quang hợp diễn ra yếu, khi nhiệt độ tăng thì quang hợp tăng dần do vậy lượng ôxi cũng tăng dần đạt tối đa ở khoảng 400C, sau đó quang hợp không tăng theo nhiệt độ nữa thậm chí có biểu hiện giảm. - Đường cong B: Sự thải ôxi ra môi trường phụ thuộc cả cường độ quang hợp và cường độ hô hấp. Lượng ôxi thải ra đạt giá trị cực đại khi cường độ quang hợp mạnh nhất, nhưng cường độ hô hấp chưa tăng cao, khi nhiệt độ tiếp tục tăng thì cường độ hô hấp tăng mạnh tiêu hao nhiều ôxi do đó đường cong B đi xuống. Câu 7. Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 DeThi.edu.vn