Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án)

docx 194 trang Thái Huy 25/09/2023 126411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_36_de_thi_hoc_sinh_gioi_van_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án)

  1. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  2. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: Ngữ văn : 9 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom ” (Trích “Khoảng trời hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ) 1. Em hãy tìm một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ đầu. 2. Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu tổ quốc “thắp lên mình ngọn lửa”. Theo em ngọn lửa ấy thể hiện điều gì? 3. Em hãy kể tên một nhân vật tiêu biểu mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng là một “cô gái mở đường”. Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm nào. 4. Trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu Tổ quốc của cô em gái mở đường trong đoạn thơ trên bằng một bài văn ngắn. Qua đó, hãy thể hiện thái độ của bản thân mình về tình yêu Tổ quốc của giới trẻ ngày nay. Câu 2: (6,0 điểm) Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và lung linh tỏa ánh sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng, khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng ngày càng ngắn lại. Đến khi còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một ngọn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. DeThi.edu.vn
  3. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó có tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến. (Theo “Quà tặng cuộc sống” – NXB Trẻ) Em có suy nghĩ gì về điều được nói đến trong câu chuyện. Bằng một bài văn ngắn (không quá 2 trang giấy thi) hãy trình bày những suy nghĩ đó. Câu 2: (10,0 điểm) “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” (Nguyên Ngọc, “Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987) Em hãy thông qua tác hai tác phẩm sau: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy), để bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm trên. Chữ ký của giám thị coi thi 1: Số báo danh Họ và tên thí sinh: DeThi.edu.vn
  4. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ (Hướng dẫn gồm 03 trang) Câu 1 Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu. 4,0 (4 điểm) 1. Phép tu từ đặc sắc trong hai câu thơ đầu: Nhân hóa (“cứu 1,0 con đường đêm ấy khỏi bị thương”). 2. HS (Học sinh) có thể trình bày nhiều cách khác nhau, 1,0 nhưng cần nêu lên được tinh thần yêu nước, dũng cảm quên mình vì Tổ quốc, của người con gái mở đường qua hình ảnh ngọn lửa trong đoạn thơ. Sau đây là một số gợi ý: - Ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc, niềm tin vào kháng chiến nhất định thắng lợi. - Tình yêu Tổ quốc cao cả đã trở thành ngọn lửa cháy sáng trong trái tim còn căng đầy nhựa sống. - Ngọn lửa tuổi thanh xuân dẻo dai, bền bỉ rực sáng, ngọn lửa được thắp lên từ tình yêu tổ quốc. Trái tim người con gái mở đường - những ngọn lửa ấm nóng từ trong lòng ngực để không bao giờ tắt 3. Tên nhân vật: Phương Định. 0,25 Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi. 0,25 4. Học sinh cần trình bày một số ý sao: 1,5 - Tình yêu Tổ quốc thể hiện qua những hành động nào? (“đánh lạc hướng thù”, “hứng lấy luồng bom”, ) - Ý nghĩa và vẻ đẹp của những hành động quả cảm ấy. - Bài học và nhận thức của cá nhân về tình yêu Tổ quốc trong xã hội mới. * Lưu ý: GK cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, đúng chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc khi bày tỏ ý kiến. Câu 2 Nêu lên được suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa rút ra từ 6,0 (6 câu chuyện. điểm) 1. Yêu cầu kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí được nói đến trong một tình huống, vận dụng kết hợp các thao DeThi.edu.vn
  5. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn tác nghị luận giải thích, chứng minh, bình luận. Hành văn trong sáng, mạch lạc. Không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả 2. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần 0,5 đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận. b. Giải quyết vấn đề nghị luận. 0,5 - Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi. Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy. Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình. - Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của 0,5 nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí. - Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng 0,5 đồng, gia đình, xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau. DeThi.edu.vn
  6. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người 1,0 phải có bản lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân. - Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của 1,0 mình, thậm chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng” với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa. - Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và 1,0 “mát” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc. - Phê phán những ai chỉ biết sống cho riêng mình. 0,5 - Liên hệ bản thân. 0,5 Câu 3 Từ ý kiến đã cho, học sinh chọn hai trong bốn tác phẩm đã 10,0 (10 cho để điểm) phân tích, chứng minh. 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, cụ thể là nghị luận về một vấn đề bàn về văn học. - Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, kiến thức lí luận và cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏvấn đề. - Bố cục khoa học, hành văn trong sáng, biểu cảm, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 2. Yêu cầu về nội dung: * Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng về cơ bản DeThi.edu.vn
  7. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn cần đảm bảo một số vấn đề chính như sau: a. Giải thích nhận định: 2,0 - Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác. - Sự vươn tới, sự hướng về tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính. - “Nghệ thuật là sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật. - Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn. b. Chọn hai tác phẩm để phân tích: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy). * Cơ sở lí luận: 2,0 + Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người + Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người + Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn DeThi.edu.vn
  8. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệ con người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính + Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ * Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn: 2,0 - Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy. - Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ. - Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam. * Khái quát, đánh giá vấn đề bàn luận. 2,0 (Trong cả hai tác phẩm, thí sinh cần phân tích được các dẫn DeThi.edu.vn
  9. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn chứng tiêu biểu, bình luận bám sát nhận định) c. Mở rộng, nâng cao vấn đề: 2,0 - Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo - Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc - Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người DeThi.edu.vn
  10. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 Phßng Gi¸o Dôc Yªn L¹c §Ò Kh¶o s¸t häc sinh giái Tr­êng THCS Ph¹m C«ng B×nh M«n: Ng÷ V¨n 9 Thêi gian lµm bµi: 90 phót C©u 1: (4 ®iÓm): Tr×nh bµy c¶m nhËn cña em vÒ hai c©u th¬: -MiÖng c­êi buèt gi¸ ( ChÝnh H÷u) -Nh×n nhau mÆt lÊm c­êi ha ha. ( Ph¹m TiÕn DuËt) C©u 2: (6 ®iÓm) Ph©n tÝch h×nh ¶nh ng­êi phô n÷ ViÖt Nam trong hai cuéc kh¸ng chiÕn b¶o vÖ tæ quèc qua hai bµi th¬ “BÕp löa” vµ “Khóc h¸t ru nh÷ng em bÐ lín trªn l­ng mÑ”. ___ HÕt ___ DeThi.edu.vn
  11. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn §¸p ¸n vµ thang ®iÓm C©u 1: ( 4 ®iÓm): VÒ kÜ n¨ng: CÇn viÕt thµnh mét bµi v¨n ng¾n, tr×nh bµy c¶m nhËn vÒ nÐt chung vµ riªng ë hai c©u th¬. VÒ néi dung: C¶m nhËn ®­îc ®iÓm chung: (1,5 ®iÓm) - Cïng miªu t¶ nô c­êi chña ng­êi chiÕn sÜ - §Òu biÓu hiÖn niÓm l¹c quan v­ît mäi khã kh¨n, nguy hiÓm => NÐt ®Ñp phÈm chÊt cña ng­êi chiÕn sÜ trong hai cuéc kh¸ng chiÕn. C¶m nhËn nÐt riªng ë tõng c©u th¬: ( 2,5 ®) - Trong c©u th¬ cña ChÝnh h÷u: nô c­êi “buèt gi¸” gîi cho ng­êi ®äc c¶m nhËn ®­îc thêi tiÕt kh¾c nghiÖt, nô c­êi cña ng­êi chiÕn sÜ ®· s­ëi Êm kh«ng gian, thÓ hiÖn t×nh ®ång chÝ, ®ång ®éi g¾n bã. - Trong c©u th¬ cña Ph¹m tiÕn duËt: TiÕng c­êi “ha ha” lµ c­êi to, c­êi s¶ng kho¸i, trÎ trung, lÊy khã kh¨n vÊt v¶ ®Ó vui ®ïa => gîi tÝnh c¸ch trÎ trung, ngang tµng cña ng­êi lÝnh l¸i xe Tr­êng S¬n. - Tõ ®ã cã thÓ c¶m nhËn phong c¸ch th¬ cña tõng nhµ th¬: ChÝnh H÷u: h×nh ¶nh th¬ ch©n thùc, gi¶n dÞ, giµu søc biÓu c¶m; Ph¹m TiÕn DuËt: giäng th¬ giµu tÝnh khÈu ng÷, tù nhiªn, kháe kho¾n. C©u 2: (6 ®iÓm) - Më Bµi : Giíi thiÖu h×nh ¶nh ng­êi phô n÷ ViÖt Nam ®­îc thÓ hiÖn trong hai bµi th¬ “BÕp löa ”vµ “Khóc h¸t ru nh÷ng em bÐ lín trªn l­ng mÑ ” (1®) - Th©n Bµi : Ph©n tÝch (4®) + Ng­êi phô n÷ ViÖt Nam dï Kinh, dï Th­îng còng ®Òu hiÒn hËu, dÞu dµng, hÕt lßng th­¬ng chång, th­¬ng con, th­¬ng ch¸u, chÞu ®ùng hy sinh v× gia ®×nh v× th¾ng lîi cña cuéc kh¸ng chiÕn cña toµn d©n .(1®) + Ng­êi bµ trong bµi th¬:” BÕp löa ” hiÖn lªn qua nh÷ng kØ niÖm cña ®øa ch¸u ë xa, ngµy ngµy lôi hôi “Nhãm bÕp löa Êp iu nång ®­îm ” hÕt lßng ch¨m nom ch¸u, ®Ó bè mÑ nã yªn t©m c«ng t¸c. Trong t×nh c¶m cña ®øa ch¸u, h×nh ¶nh bµ vµ bÕp löa ®· trë thµnh k× diÖu , thiªng liªng . (1.5®) + H×nh ¶nh ng­êi mÑ trong bµi “Khóc h¸t ru nh÷ng em bÐ lín trªn l­ng mÑ” lµ h×nh ¶nh nguêi phô n÷ Tµ-¤i (miÒn t©y thõa thiªn huÕ ) chÞu ®ùng gian khæ, nu«i con, gãp phÇn ®¸nh mÜ:” TØa b¾p , gi¶ g¹o, ®Þu con ” ®i giµnh trËn cuèi “ Lu«n m¬ cho con ” nh÷ng giÊc m¬ ®Ñp, trë thµnh chµng trai kháe m¹nh thµnh ng­êi tù do, DeThi.edu.vn
  12. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn thµnh ng­êi chiÕn sÜ tr­êng s¬n. H×nh ¶nh ng­êi mÑ hiÖn lªn qua nh÷ng lêi ru cña t¸c gi¶ vµ nh÷ng lêi ru con cña chÝnh mÑ (1.5®) - KÕt Bµi : Kh¼ng ®Þnh nh÷ng phÈm chÊt cao ®Ñp cña ng­êi phô n÷ viÖt nam qua c¸c bµi th¬, nªu c¶m nhËn cña b¶n th©n . (1®) DeThi.edu.vn
  13. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 §Ò kiÓm tra häc sinh giái líp 9 Thêi gian lµm bµI: 150 phót. C©u 1. (1 ®iÓm) “Ngµy ngµy mÆt trêi ®i qua trªn l¨ng ThÊy mét mÆt tr­êi trong l¨ng rÊt ®á” (ViÕng l¨ng B¸c – ViÔn Ph­¬ng) C©u th¬ thø 2 sö dông biÖn ph¸p chuyÓn nghÜa nµo? Gi¶i thÝch ý nghÜa cña h×nh n¶h mÆt tr­êi trong c©u th¬ Êy vµ nªu t¸c dông cña viÖc chuyÓn nghÜa ®ã. C©u 2. (1 ®iÓm ) VËn dông kiÕn thøc ®· häc vÒ tr­êng tõ vùng ®Ó ph©n tÝch c¸i hay trong c¸ch dïng tõ ë bµi th¬ sau: ¸o ®á em ®i gi÷a phè ®«ng C©y xanh nh­ còng ¸nh theo hång Em ®i löa ch¸y trong bao m¾t Anh ®øng thµnh tro em biÕt kh«ng? (¸o ®á – Vò QuÇn Ph­¬ng) C©u 3. (1 ®iÓm) Nh÷ng khÝa c¹nh biÓu hiÖn chÊt tr÷ t×nh trong truyÖn ng¾n LÆng lÏ SaPa cña NguyÔn Thµnh Long? C©u 4. (1 ®iÓm) “ T«i nghÜ bông: §· gäi lµ hi väng th× kh«ng thÓ nãi ®©u lµ thùc, ®©u lµ h­. Còng gièng nh­ nh÷ng con ®­êng trªn mÆt ®Êt; K× thùc trªn mÆt ®Êt vèn lµm g× cã ®­êng. Ng­êi ta ®i m·i th× thµh ®­êng th«i. “ (Cè h­¬ng – Lç TÊn) Lç TÊn ®· göi g¾m ®iÒu g× qua viÖc so s¸nh “hi väng” víi “con ®­êng” trong ®o¹n v¨n trªn? C©u 5. (6 ®iÓm) C¶m nhËn cña em vÒ vÎ ®Ñp cña 2 khæ th¬ sau. Ng÷a mÆt lªn nh×n mÆt cã c¸i g× r­ng r­ng nh­ lµ ®ång lµ bÓ nh­ lµ s«ng lµ rõng Tr¨ng cø trßn vµnh v¹ch kÓ chi ng­êi v« t×nh ¸nh tr¨ng im ph¨ng ph¾c ®ñ cho ta giËt m×nh. (¸nh tr¨ng – NguyÔn Duy) DeThi.edu.vn
  14. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn biÓu ®IÓm vµ ®¸p ¸n ®Ò thi häc sinh giái líp 9 M«n: ng÷ v¨n C©u 1. C©u thø hai sö dông ph¬ng ph¸p tu tõ Èn dô. H×nh ¶nh mÆt trêi trong c©u th¬ thø hai chØ B¸c Hå. T¸c gi¶ gäi B¸c Hå lµ mÆt trêi dùa trªn mèi quan hÖ t- ¬ng ®ång theo c¶m nhËn cña nhµ th¬. 0,5® T¸c gi¶ ®· ngÇm vÝ B¸c Hå nh mÆt trêi soi s¸ng, sëi Êm cho nh©n lo¹i. Ngêi lµ mÆt trêi rùc rì mµu c¸ch m¹ng sÏ cßn chiÕu s¸ng ®êng chóng ta ®i b»ng sù nghiÖp c¸ch m¹ng cña ngêi. C©u th¬ thÓ hiÖn lßng kÝnh träng, ngìng mé cña t¸c gi¶ ®èi víi B¸c. §ång thêi còng thÓ hiÖn sù vÜ ®¹i cña ngêi. 0,5® C©u 2. Bµi th¬ cã sö dông kÕt hîp tõ ng÷ ë trêng tõ vùng: - Trêng chØ mµu s¾c (®á, xanh, hång) ë hai c©u, nh»m lµm næi bËt h×nh ¶h ®Ñp rùc rì, lung linh cña c« g¸i. 0,5® - Trêng chØ löa (löa, ch¸y, tro) ë hai c©u sau, nh»m thÓ hiÖn t×nh c¶m nång ch¸y cña chµng trai. 0,5® C©u 3. Nh÷ng khÝa c¹nh biÓu hiÖn chÊt trö t×nh trong truyÖn ng¾n LÆng lÏ Sa Pa (NguyÔn Thµnh Long). - Nh÷ng phong c¶nh thiªn nhiªn ®Ñp vµ th¬ méng ®îc miªu t¶ qua c¸i nh×n cña ngêi häa sÜ giµ. 0,5® - VÎ ®Ñp cña cuéc sèng mét m×nh gi÷a thiªn nhiªn lÆng lÏ cña nh©n vËt anh thanh niªn 0,5® - Nh÷ng suy nghÜ vÒ con ngêi, vÒ cuéc sèng, vÒ nghÖ thuËt cña c¸c nh©n vËt. 0,5® C©u 4. ý nghÜa cña Lç TÊn. Hi väng còng nh viÖc më ®êng ®Çy vÊt v¶, gian lao, ®ßi hái ph¶i biÕt nu«i dìng hi väng, ph¶i kiªn tr× vµ quyÕt t©m th× nã míi trë thµnh hiÖn thùc. 0,5® Göi g¾m mét niÒm tin, mét kh¸t väng vÒ sù ®æi thay cña con ngêi, quª h- ¬ng ®Êt níc Trung Quèc trong t¬ng lai. 0,5® C©u 5. C¸c yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng. 1. BiÕt c¸ch lµm mét bµi v¨n nghÞ luËn. DeThi.edu.vn
  15. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 2. Bè côc bµi rµnh m¹ch, hîp lý. C¸c ý tr×nh bµy râ rµng vµ ®îc triÓn khai tèt. 3. DiÔn ®¹t su«n sÏ, kh«ng lÖ thuéc vµo tµi cã s½n. 4.Ýt m¾c lçi chÝnh t¶, dïng tõ vµ ng÷ ph¸p. C¸c yªu cÇu vÒ néi dung vµ cho ®iÓm. 1. PhÇn më bµi. * Cã phÇn më bµi vµ biÕt c¸ch më bµi . 0,5® 2. PhÇn th©n bµi. C¸c ý trong bµi cã thÓ s¾p xÕp, tr×nh bµy t¸ch hoÆc gép theo h÷ng c¸ch kh¸c nhau, miÔn lµ ®¹t ®îc c¸c néi dung kh¸c nhau. a) Tr×nh bµy ®îc nh÷ng hiÓu biÕt nhÊt ®Þnh vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm. 0,5® b) Tr×nh bµy ®îc c¶m nhËn vÒ néi dung cña hai khæ th¬. 3®. * VÇng tr¨ng lµ mét h×nh ¶nh cña thiªn nhiªn hån nhiªn, t¬i m¸t Trong phót chèc sù xuÊt hiÖn ®ét ngét cña vÇng tr¨ng ®· lµm vµ dËy ë t©m trÝ nhµ th¬ bao kØ niÖm cña nh÷ng n¨m th¸ng gian lao, bao h×nh ¶nh cña thiªn nhiªn, ®Êt n- íc b×nh dÞ, hiÒn hËu “Nh lµ ®ång lµ bÓ – nh lµ s«ng lµ rõng” hiÖn h×nh trong nçi nhí, trong c¶m xóc rng rng cña mét con ngêi ®ang sèng gi÷a phè phêng hiÖn ®¹i . 1,5® * VÇng tr¨ng cã ý nghÜa biÓu tîng cho qu¸ khø nghÜa t×nh, h¬n thÕ n÷a tr¨ng lµ vÎ ®Ñp b×nh dÞ cña ®êi sèng. Ngoµi ra vÇng tr¨ng cßn thÓ hiÖn chiÒu s©u t tëng mang tÝnh triÕt lý cña t¸c phÈm. “ Tr¨ng cø trßn vµnh v¹ch nh täng trng cho qu¸ khø ®Ñp ®Ï, vÑn nguyªn ch¼ng thÓ phai mê” “ ¸nh tr¨ng im ph¨ng ph¾c” chÝnh lµ ngêi b¹n, lµ nh©n chøng nghÜa t×nh mµ nghiªm kh¾c trong nh¾c nhë cña nhµ th¬ (vµ c¶ mçi chóng ta). Con ngêi cã thÓ v« t×nh, cã thÓ l·ng quªn nhng thiªn nhiªn, nghÜa t×nh qu¸ khø th× lu«n trßn ®Çy, bÊt diÖt 1,5® c) Tr×nh bµy ®îc nh÷ng c¶m nhËn vÒ vÎ ®Ñp nghÖ thuËt cña hai khæ th¬. 1,5® - Giäng th¬ thiÕt tha trÇm l¾ng, t¹o nªn tÝnh ch©n thùc, søc truyÒn c¶m s©u s¾c. 0,5® - H×nh ¶nh ¸nh tr¨ng giµu tÝnh biÓu c¶m . 0,5®. - Nh÷ng tõ l¸y “ rng rng, vµnh v¹ch, ph¨ng ph¾c” cã gi¸ trÞ gîi t¶ cao. 0,5® 3. PhÇn kÕt bµi. - C©n cã sù c¶m nhËn vµ biÕt c¸ch kÕt bµi. 0,5® DeThi.edu.vn
  16. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Lu ý: Khi chÊm c©u 5. - CÇn cã sù c©n nh¾c khi cho c¸c møc ®iÓm tèi ®a. ChØ cho ®iÓm tèi ®a khi häc sinh võa tr×nh bµy ®óng ý võa ®¸p øng ®îc yªu cÇu 3 vµ 4 vÒ kÜ n¨ng. - Toµn c©u kh«ng cho qu¸ 3 ®iÓm khi bµi ®¸p øng yÕu mét trong c¸c yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng. DeThi.edu.vn
  17. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (2đ) Hãy chỉ ra nét độc đáo trong cách diễn đạt của các nhà thơ qua những câu thơ sau : a. Chiều đi trên đồi êm như tơ Chiều đi trong lòng êm như mơ ( Xuân Diệu ) b. Đoạn trường chia lúc phân kì Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh ( Nguyễn Du) a. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo ( Nguyễn Khuyến) Câu 2 (8đ) Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có ý kiến cho rằng: “ Với Truyện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc : từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên , con người.’’ ( Bồi dưỡng Ngữ văn 9 .Tr36-NXB Giáo dục) B»ng hiÓu biÕt cña m×nh qua mét sè ®o¹n trÝch ®· häc vÒ “ TruyÖn KiÒu “ trong ch­¬ng tr×nh Ng÷ v¨n 9 -TËp I, h·y tr×nh bµy ý kiÕn cña em vÒ nhËn xÐt trªn. DeThi.edu.vn
  18. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Gîi ý Câu 1 (2đ): - Nhận xét chung: Đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt của các nhà thơ là sử dụng nghệ thuật điệp thanh và cách gieo vần độc đáo tạo nên tính nhạc trong thơ, gợi lên sự ngân vang có tác dụng sâu sắc trong việc bộc lộ cảm xúc - Nét riêng : a. Hai câu thơ sử dụng dụng toàn thanh bằng có tác dụng trong việc diễn tả cảm giác êm ái, nhẹ nhàng, mỏng manh của không gian buổi chiều êm đềm ,mênh mang. b. Câu thơ của Nguyên Du lại sử dụng toàn thanh trắc gợi tả cái khó khăn, trúc trắc, gập ghềnh của đường đi, nghe như có tiếng vó ngựa đang rong ruổi c. Nguyễn Khuyến lại đem đến chất nhạc trong cách gieo vần “eo” khá thú vị. Câu thơ có hình ảnh của làn nước trong lạnh lẽo, chiếc thuyền bé tẻo teo của làng quê.Cảnh mùa thu êm đềm xinh xắn trong veo qua cái nhìn của nhà thơ. Câu 2 : (8đ) Luận điểm 1: Với Truyện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc : Trước hết là ở nghệ thuật dẫn truyện - Trung tâm của văn bản không phải là sự việc mà là nhân vật ,lời văn kể chuyện theo hướng thuyết minh hành động,tâm lí của nhân vật.Phương thức kể và tả được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, lời kể không đơn thuần là giới thiệu nhân vật, kể việc mà còn là lời đối thoại, độc thoại,nhận xét đánh giá, cũng có khi là bình luận. Khi lại là lời kể lời thuyết minh về lai lịch tính nết nhân vật . ( d/c : Giới thiệu chị em Thúy Kiều, Mã Giám Sinh) - Ngôi kể thứ ba với điểm nhìn nghệ thuật linh hoạt khi thì kể theo điểm nhìn từ bên ngoài . Khi lại được nhìn với điểm nhìn bên trong (d/c: Kể về đức hạnh của chị em Kiều, lời thoại của Mã Giám Sinh, về không gian lễ hội trong tiết thanh minh ) Luận điểm 2: Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc qua nghệ thuật miêu tả thiên nhiên - Cảnh không đơn thuần là cảnh mà tả cảnh là tạo không gian để bộc lộ tâm trạng nhân vật,cảnh luôn gắn với người Đó là cảnh nhuốm màu tâm trạng hiu hắt đang diễn ra trong tâm hồn nàng Kiều.(Kiều ở lầu Ngưng Bích ) - Khi tả cảnh Nguyễn Du còn có khả năng gợi lên một cảnh tượng trong truyện giúp người đọc hình dung ra cảnh qua những ngôn từ ước lệ. ( Cảnh ngày xuân) - Nghệ thuật tả cảnh đạt đến bậc thầy giàu tính tạo hình (Cảnh ngày xuân) Luận điểm 3: Với Truyện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc qua nghệ thuật miêu tả con người: - Nghệ thuật tả người phong phú và đa dạng hơn, giàu tính tạo hình, lúc tả theo bút pháp ước lệ tượng trưng khi tả theo bút pháp tả thực tùy theo từng tuyến nhân vật phản diện hoặc chính diện. Khi miêu tả chị em Thúy Kiều Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ với từ ngữ mĩ lệ để tôn vinh cái đẹp.( d/c) + Khi kể về nhân vật phản diện thì Nguyễn Du lại chú ý đến chi tiết hiện thực để người đọc dễ hình dung ra nhân vật với nét ngoại hình và tính cách rõ nét (Mã Giám Sinh mua Kiều) + Cũng có khi miêu tả tâm lí gắn với hành động của nhân vật: (Mã Giám Sinh mua Kiều) + Khi cần Nguyễn Du lại tập trung miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ mềm mại - nghệ thuật miêu tả nội tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều) DeThi.edu.vn
  19. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (2điểm) Vẻ đẹp độc đáo của hai câu thơ sau: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Sang thu – Hữu Thỉnh) Câu 2: ( 3điểm) Thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa , Nguyễn Du đã từng viết: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung 1.Em hiểu như thế nào về ý thơ trên ? 2. Qua số phận nàng Vũ trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ , em có suy nghĩ gì về “ phận đàn bà “ trong xã hội xưa và nay? Câu 3 : ( 5điểm) Trăng trong thơ hiện đại Việt Nam qua một số văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 –tậpI. DeThi.edu.vn
  20. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Gîi ý Câu 1: (2điểm) - Câu thơ là cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước không gian giao mùa từ hạ sang thu . - Nghệ thuật nhân hoá kết hợp với liên tưởng tưởng tượng hợp lí đầy sáng tạo làm nên hình ảnh thơ đẹp: “ đám mây mùa hạ, vắt nửa mình ” - Nhà thơ đã lấy cái hưũ hình “đám mây”để diễn tả cái vô hình “không gian và thời gian chuyển mùa từ hạ sang thu”. Không gian vào thu vẫn còn chút mây vương của mùa hạ. - Đám mây như chiếc cầu nối hữu tình: mềm mại điệu đà duyên dáng giữa đôi bờ “ hạ- thu”. Người đọc cảm nhận được thời khắc chuyển mùa thật đẹp : hạ chưa đi hẳn mà thu cũng chưa thực sự vào mùa ,chỉ mới chớm sang. Câu 2: (3điểm) 1. Giải thích ý thơ: - Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. “Phận” là thân phận,“mệnh” là số phận do trời định.“Lời bạc mệnh”là “lời chung ” dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp “ đàn bà” đều phải chịu đắng cay, khổ cực. 2. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay: Luận điểm 1: Suy nghĩ về nhân vật Vũ Thị Tiết : khái quát ngắn gọn - Vũ Thị Thiết là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa: đức hạnh đủ đầy mà có cuộc đời oan trái.Vốn con nhà kẻ khó thuộc tầng lớp bình dân nhưng cũng như bao người phụ nữ khác nàng cũng có khát khao,có ước mơ giản dị muôn đời:Thú vui nghi gia nghi thất. Nàng hội tụ vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội : công, dung, ngôn, hạnh lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc nhưng lại gặp bất hạnh. Luận điểm 2: Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa - Người phụ nữ muốn có hạnh phúc, muốn nuôi dưỡng hạnh phúc nhưng họ bất lực trước những thế lực vô hình.Họ sống trong thế bị động.Mọi niềm vui nỗi buồn,hạnh phúc,đau khổ đều phụ thuộc vào đàn ông.Trong gia đình Vũ Thị Thiết (nói riêng) và xã hội phong kiến nói chung,người phụ nữ như nàng không có quyền được bảo vệ mình huống chi là quyền quyết định hạnh phúc của mình. Luận điểm 3: Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay - Ngày nay trong xã hội mới,xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng,đánh giá ngang với đàn ông.Pháp luật đã bảo vệ họ - Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó.Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ.Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới:tự mình quyết định hạnh phúc,tương lai,cuộc đời mình. - Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đinh không hẳn đã chấm hết,người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới Câu 3: (5điểm) Luận điểm 1: Liên hệ so sánh trăng trong thơ nói chung từ đó nhận xét : Trăng trong các văn bản đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp trong sáng,người bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống chiến đấu ,lao động và cuộc sống sinh hoạt đời thường Luận điểm 2: Trăng trong thơ Chính Hữu qua bài thơ Đồng chí - Trăng là biểu tượng của hiện thực (cuộc chiến đấu) và lãng mạn (thiên nhiên tươi đẹp) - Là biểu tượng của tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ thời kì kháng chiến chống Pháp,là người bạn trong đêm rừng thời tiết khắc nghiệt. - Là nhan đề cho cả tập thơ Luận điểm3: Trăng trong thơ Huy Cận qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá DeThi.edu.vn
  21. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn -Trăng là hình tượng thiên nhiên đẹp kì vĩ nhưng gần gũi gắn bó với con người là cánh buồm chuyên trở nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động của những người dân chài(d/c) -Trăng đã làm nên một bức tranh sơn mài về biển vàng biển bạc,với những loài cá biển đa dạng phong phú (d/c) Đó là một bức tranh tươi sáng rực rỡ sắc màu,lung linh huyền ảo Luận điểm4: Trăng trong thơ Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng -Trăng xuyên suốt bài thơ với hình ảnh đẹp về thiên nhiên tươi đẹp với không gian rộng lớn,khoáng đạt của : đồng , sông , bể , rừng -Trăng là quá khứ hồn nhiên , hòa với cây cỏ đầy nghĩa tình -Trăng trong hiện tại vẫn đẹp ,vẫn như thuở nào, là hiện thân của thiên nhiên vĩnh hằng của quá khứ vẹn nguyên thủy chung.(d/c) -Xuất hiện trong đêm hòa bình với cuộc sống hiện đại trong một đêm xảy ra sự cố người bạn ấy nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng quên qúa khứ đừng quên tình nghĩa. Trăng đã thanh lọc tâm hồn con người thức tỉnh lương tâm con người.Trong cái im lặng của trăng trước vầng trăng tròn vành vạnh con người chợt giật mình.(d/c) -Trăng là hình tượng thơ đa nghĩa:Thiên nhiên tươi đẹp, quá khứ thủy chung tình nghĩa,là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống,là người bạn tri kỉ của con người. DeThi.edu.vn
  22. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 Câu 1: ( 2 ,5 điểm) Trong Truyện Kiều có hai câu thơ: Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha Hai câu thơ trên gợi cho em nhớ đến hai câu thơ nào trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” (Ngữ Văn 9 – Tập I )? Cảnh được miêu tả trong những câu thơ trên có hoàn toàn giống nhau không ? Qua đó em có nhận xét gì về ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du? Câu 2 : (7,5điểm) “ Thơ là chiều sâu, là sự chắt lọc, kết tinh ” ( Nguyễn Văn Hạnh). Từ đó em hãy trình bày cảm nhận của mình về chiều sâu suy ngẫm trong đoạn thơ sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? ( Trích ‘‘Bếp lửa’’ - Bằng Việt , Ngữ văn 9 - Tập 1 DeThi.edu.vn
  23. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Gîi ý Câu 1: (2, 5điểm) - Chép đúng hai câu thơ: Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang - Cảnh trong những câu thơ trên không hoàn toàn giống nhau. Ở hai câu thơ đầu tiên : Cảnh có cái gì đó tha thiết , lưu luyến, vương vấn của tâm trạng con người. - Hai câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân cũng là cây cầu, dòng nước nhưng tất cả hình ảnh đều mang dáng dấp nho nhỏ, phảng phất nỗi buồn của lòng người. - Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du: Cảnh vật hiện lên mang đầy tâm trang. (Cảnh được nhìn qua tâm trạng của nhân vật.). Đó là tài năng trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du Câu 2: ( 7,5điểm) Luận điểm 1: Suy ngẫm vê hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa: - Từ bếp lửa cháu suy ngẫm về ngọn lửa. Điệp từ , giọng thơ xúc động gợi chiều sâu của cảm xúc : từ bếp lửa bà nhen đã sáng bừng lên ngọn lửa bất diệt ngọn lửa của tình yêu thương, của niềm tin bền bỉ Luận điểm 2: Suy ngẫm sâu sắc về hình ảnh người bà gắn với bếp lửa và thể hiện tình yêu thương của cháu: - Giọng thơ sâu lắng bùi ngùi mang đầy hoài niệm suy tư Hình ảnh bà hiện về qua hồi ức vẫn dáng vẻ tảo tần, chịu thương chịu khó lặng lẽ hi sinh cả một đời cho gia đình, cho cháu con - Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng rơm rạ mà bà còn nhóm lên trong cháu bao niềm yêu thương, nhóm lên bao nghĩa tình, và đặc biệt bà còn nhóm dậy cả trong cháu những ước mơ hoài bão, khát khao của tuổi thơ, bà đã mở rộng tâm hồn cháu bằng ngọn lửa ấm áp của trái tim bà. Điệp từ nhóm kết hợp với nhịp thơ nhanh gợi ra bao cảm xúc dạt dào, - Cảm xúc ấy sáng bừng lên chất trí tuệ, hình ảnh bếp lửa đã ngang với điều kì diệu thiêng liêng Luận điểm3:. Niềm thương nhớ của cháu : - Kết thúc đoạn thơ là câu hỏi tu từ, hình ảnh thơ giàu sức gợi đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. - Từ việc lưu giữ kỉ niệm cùng cảm xúc trào dâng cuối cùng kết đọng lại thành tâm niệm suy tư, thành điểm tựa tinh thần và từ tình cảm gắn bó với người bà đã được nâng lên thành tình yêu thương gắn bó sâu sắc với quê hương, đất nước. DeThi.edu.vn
  24. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 7 Câu 1: (2,0điểm) Đánh giá của em về hành động tự vẫn của nàng Vũ trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Câu 2: ( 3,0điểm) Bài học làm người em vẫn nhớ ghi “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” đã được cha ông ta kết luận bằng những lời ca mộc mạc mà đầy ý nghĩa : Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao Suy nghĩ của em về bài học trên. Câu 3 : ( 5,0 điểm) Qua văn bản “ Cảnh ngày xuân” và “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Ngữ văn 9 – Tập 1), em hãy chứng minh rằng “ Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không tĩnh tại” ( Ngữ văn 9 nâng cao) DeThi.edu.vn
  25. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN Câu 1: (2,0 điểm) * Hành động của nàng Vũ rất đáng thương bởi: - Nàng không còn cách nào để minh oan trước sự đa nghi cố chấp của chồng - Khi mà nhân cách và phẩm hạnh của nàng bị phủ nhận , khi mà hạnh phúc vợ chồng không có khả năng cứu vãn ,trong một xã hội mà người phụ nữ không có quyền tự được bảo vệ, và không có ai đủ sức để bảo vệ cho mình thì chỉ còn biết tìm đến cái chết để chứng minh tấm lòng trong sạch của mình. *Hành động của nàng cũng đáng giận bởi: - Nàng đã từ bỏ con nhỏ yêu thương, từ bỏ hạnh phúc mà mình từng vun đắp và khao khát - Nàng tỏ ra thụ động, không giám bày tỏ một cách kiên trì nhằm làm thay đổi ý nghĩ của ng- ười chồng để rồi tự chọn một cái chết oan khuất cho mình. Câu 2: (3,0điểm) * Nêu được ý nghĩa bài ca dao: - Đề cao công ơn nuôi dạy của cha mẹ, thầy cô ( người nuôi dưỡng, dạy dỗ) - Lời nhắc nhở về đạo làm người ( làm con, làm trò ) *Luận bàn: - Bài học trong bài ca dao trên giàu tính nhân văn, có gía trị và luôn luôn đúng. Đó là bài học làm người thấm nhuần với mỗi chúng ta từ thuở lọt lòng cho đến suốt đời - Mỗi người phải biết ơn sinh thành nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, ơn dạy dỗ của thầy cô - Cho đến ngày nay bài học này vẫn còn nguyên giá trị: Biểu hiện tình cảm, thái độ của con cái với cha mẹ, của học sinh với thầy cô giáo. Phê phán những biểu hiện trái đạo hiếu * Bài học: - Mỗi người phải ghi nhớ bài học đó, có hành động cụ thể để xứng với công lao của cha mẹ và thầy cô Câu 3: (5,0đểm) Luận điểm1. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vận động chứ không tĩnh tại: + Khi miêu tả cảnh Nguyễn Du có khả năng miêu tả khá độc đáo , luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng của nhân vật, cảnh luôn gắn bó với con người: + Trong “ Cảnh ngày xuân « : Trước hết là cảnh ngày xuân : tươi sáng trong trẻo , tinh khôi mới mẻ, tràn đầy sức sống (d/c) +Vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian , theo tâm trạng của con người : Cảnh chiều xuân mênh mang, nhạt dần (d/c) + Hay nơi lầu Ngưng Bích : Thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng của một kẻ cô đơn cô độc thì cảnh vật có vẻ đẹp hoang vắng mênh mông rợn ngợp ( 6 câu thơ đầu) + Vẫn thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích nhưng trong tám câu cuối ta thấy có sự vận động theo dòng tâm trạng của con người khá tinh tế. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể . Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ đậm sang nhạt, âm thanh từ tĩnh sang động Luận điểm 2 : Tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du cũng luôn luôn vận động chứ không tĩnh tại * Trong “Cảnh ngày xuân » : Tâm trạng của nhân vật có sự biến đổi theo thời gian và không gian ngày xuân . thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp , lễ hội mùa xuân đông vui lòng người cũng nô nức vui tươi, hạnh phúc, hào hứng phấn khởi hoà trong không khí vui vẻ của hội đạp thanh(d/c) - Lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần , tâm trạng con người cũng thay đổi “lần xem , thơ thẩn, nao nao “ * Trong “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” tâm trạng có sự biến đổi khá rõ rệt : DeThi.edu.vn
  26. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Trước hết là tâm trạng bẽ bàng sau đó là suy tư, tự đối diện với chính nỗi niềm của mình, nơi đất khách quê người tủi hờn ê chề nàng Kiều đã nhớ người yêu và cha mẹ mình (d/c) - Nhớ về những người thân yêu nàng lại nghĩ về cảnh ngộ của mình nỗi niềm ấy được Nguyễn Du miêu tả khá tinh tế : Từ buồn da diết trong nỗi nhớ quê, nhớ người (d/c) -> buồn băn khoăn về thân phận bèo dạt hoa trôi của mình(d/c) -> buồn vô vọng trong cái nhìn nhạt nhoà không hi vọng (d/c) -> Lo sợ hãi hùng về tương lai mờ mịt của mình, tiếng lòng của nàng Kiều đồng vọng vào thiên nhiên (d/c ) Ví dụ 2 : Nghị luận về mẹ . Câu 1: Trong bài thơ “Con cò” nhà thơ Chế Lan Viên có viết: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” Ý thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người. *Phân tích đề: Để làm được đề bài này, học sinh cần xác định đúng các yêu cầu sau: - Kiểu bài: Nghị luận xã hội (nghị luận về một vườn đề tư tưởng đạo lí) - Nội dung : Vẻ đẹp (ý nghĩa) của tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người. - Phạm vi: Những hiểu biết và suy nghĩ của cá nhân về tình mẹ trong cuộc sống của mỗi người. * Tìm ý và lập dàn ý: - Dựa trên nội dung bài thơ “Con cò”, đặc biệt là hai câu thơ mang ý nghĩa triết lí sâu sắc khẳng định tình mẹ bao la, bất diệt. Trước mẹ kính yêu, con dù có khôn lớn trởng thành nh thế nào đi chăng nữa thì vẫn là con bé nhỏ của mẹ, rất cần và luôn được mẹ yêu thương, che chở suốt đời. - Khẳng định vai trò của mẹ trong cuộc sống của mỗi người (ý chính): Mẹ là người sinh ra ta trên đời, mẹ nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ chúng ta. Mẹ mang đến cho con biết bao điều tuyệt vời nhất: nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, những nâng đỡ, chở che, những yêu thương vỗ về, mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước chân con trên đường đời, Công lao của mẹ như nước trong nguồn, nước biển Đông vô tận. (D/c) - Mỗi chúng ta cần phải làm gì để đền đáp công ơn của mẹ? Cuộc đời mẹ không gì vui hơn khi thấy con mình mạnh khoẻ, chăm ngoan, giỏi giang và hiếu thảo. Mỗi chúng ta cần rèn luyện, học tập và chăm ngoan để mẹ vui lòng: vâng lời, chăm chỉ, siêng năng, học giỏi, biết giúp đỡ cha mẹ (d/c) - Phê phán những biểu hiện, những thái độ, hành vi cha đúng với đạo lí làm con của một số người trong cuộc sống hiện nay: cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng Có thể phê phán tới cả những hiện tượng mẹ ruồng rẫy, vất bỏ con, cha làm tròn trách nhiệm của người cha, người mẹ - Liên hệ, mở rông đến những tình cảm gia đình khác: tình cha con, tình cảm của ông bà và các cháu, tình cảm anh chị em để khẳng định đó là những tình cảm bền vững trong đời sống tinh thần của mỗi người. Vì vậy mỗi chúng ta cần gìn giữ và nâng niu. Tình cảm gia đình bền vững cũng là cội nguồn sức mạnh dựng xây một xã hội bền vững, đẹp tươi. Câu 2: “Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ mẹ ru con Liệu mai sau các con còn nhớ chăng” DeThi.edu.vn
  27. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy) Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về tình yêu và lòng biết ơn mẹ. *Phân tích đề: Để làm được đề bài này, học sinh cần xác định đúng các yêu cầu sau: - Kiểu bài: Nghị luận xã hội (nghị luận về một vườn đề tư tưởng đạo lí) - Nội dung nghị luận: tình yêu và lòng biết ơn mẹ. - Phạm vi kiến thức: hiểu về ý thơ của Nguyến Duy, những hiểu biết và suy nghĩ của cá nhân về tình mẹ trong cuộc sống của mỗi người. * Tìm ý và lập dàn ý: 1- Giải thích ý thơ của Nguyễn Duy và xác định vấn đề cần bàn luận * Công lao của người mẹ với con là vô cùng lớn lao: - Sữa nuôi phần xác: Nuôi dưỡng con về thể chất - Hát nuôi phần hồn: Nuôi dưỡng con về tinh thần * Lẽ phải ở đời là: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn mẹ. Vậy vấn đề bàn luận: Đạo làm con là yêu thương và biết ơn mẹ. 2- Nội dung bàn luận: - Khẳng định: Đạo làm con phải yêu thương, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang tính nhân văn cao đẹp vì: + Mẹ là người trao cho con cuộc sống, đưa con đến với thế giới này. +- Mẹ chắt lọc sự sống của thể chất mình cho con và chăm lo cho con bằng tất cả tình yêu và đức hi sinh của mình. + Tình yêu và sự chăm lo của mẹ cho con bền bỉ, tận tuỵ và vị tha, vượt mọi khoảng cách thời gian, không gian không đòi hỏi đền đáp bao giờ - Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn của Con với Mẹ + Cảm nhận và thấm thía những khát vọng mẹ gửi gắm ở con. +Cố gắng học tập và rèn luyện để thực hiện những khát vọng ấy của mẹ, xứng đáng với tình yêu và sự hi sinh của mẹ. + Thương yêu và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể hàng ngày: giúp đỡ việc gia đình, chăm sóc khi mẹ đau ốm, động viên an ủi mẹ khi mẹ buồn - Liên hệ mở rộng : Dân tộc ta vốn có truyền thống coi trọng tình yêu và sự biết ơn của con với mẹ: nhiều câu ca dao tục ngữ khẳng định điều này: Nghĩa mẹ như nước Nghĩa mẹ bằng trời Và các nhà thơ nhà văn hiện đại đã tiếp tục nguồn cảm hứng vô tận ấy - Phê phán : những thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của mẹ, có những thái độ việc làm sai trái với mẹ Trên đây chỉ là hai ví dụ cơ bản, thực tế còn có rất nhiều dạng bài trương tự. DeThi.edu.vn
  28. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 8 PHÒNG GD & ĐT TPHD ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 V10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề này gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) Sự gặp gỡ và sáng tạo của hai nhà văn qua các đoạn trích sau: a. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc - Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.» (Lão Hạc - Nam Cao - Ngữ văn 8, tập 2) b. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. (Làng - Kim Lân - Ngữ văn 9, tập 1) Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện sau: Làm được điều gì đó Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương. - Cháu đang làm gì vậy? - Tôi làm quen. - Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. - Cậu bé trả lời. - Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi. Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời: - Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất là cháu đã cứu được những con sao biển này. ( Trích Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006, trang 132, 133) Câu 3 (5,0 điểm) Nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” (SGK Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.106 - 107) Cảm nhận của em về điều nhà văn I-li-a Ê-ren-bua muốn nói qua truyện ngắn Làng của Kim Lân. Hết DeThi.edu.vn
  29. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH MÔN: NGỮ VĂN MÃ ĐỀ: V-05-HSG9-GK-PGDGL Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề (Hướng dẫn chấm gồm 07 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo phát triển được năng lực của học sinh. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Đáp án Điểm Câu 1 1. Yêu cầu: (2,0 điểm) a. Tiêu chí về hình thức: - Học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn hoàn chỉnh. - Cảm nhận tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc. - Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu. b. Tiêu chí về nội dung: Học sinh có thể có những cảm nhận riêng, có cách diễn đạt khác nhau song về cơ bản cần đạt được các ý sau: *Sự gặp gỡ : 0,5 - Cả hai tác giả đều viết về đề tài người nông dân, phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người nông dân: trọng danh dự và nhân cách. - Cả hai tác giả đều cảm nhận được số phận khổ cực, vất vả của người nông dân. - Cả hai tác giả đều viết về tiếng khóc của người nông dân, về nỗi buồn khổ trong tâm hồn mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống - Hai nhà văn đều viết về người nông dân với thái độ trân trọng, ngợi ca. 1,0 * Sự sáng tạo - Với Nam Cao : + Nam Cao viết về hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám khó khăn, nghèo khổ phải bán cả chó để bảo toàn cuộc sống; bảo toàn danh dự của bản thân. + Tiếng khóc của Lão Hạc là tiếng khóc của một con người đã nhẫn tâm lừa một con chó, một con vật mà lão yêu thương hết mực. + Đó là tiếng khóc của một con người suốt đời chưa hề lừa dối ai, vậy mà giờ đây đã trót lừa một con chó. Vì thế đó là tiếng khóc ân hận, day dứt đến đau đớn. DeThi.edu.vn
  30. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Bán chó là chấm dứt niềm hy vọng ngày con trở về, bán chó là chuẩn bị cho cái chết của mình. Bán chó là chuyện hệ trọng bậc nhất của đời lão Hạc vì vậy lão khóc: khóc cậu Vàng, khóc cậu con trai và khóc cho chính mình. + Giọt nước mắt lão Hạc tuy thê thảm nhưng lại có sức toả sáng vẻ đẹp của một bậc chí thiện. + Thành công của Nam Cao trong đoạn trích là miêu tả ngoại hình (đầu, mặt, miệng) để thể hiện nội tâm, tâm trạng của nhân vật. + Qua tiếng khóc của Lão Hạc nhà văn Nam Cao đã ca ngợi tâm hồn nhân hậu của người nông dân nghèo khổ. - Với Kim Lân. + Kim Lân viết về hình ảnh người nông dân và diễn tả chân thực sinh động tình yêu làng quê khi phải rời làng đi tản cư trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Tiếng khóc của ông Hai là tiếng khóc của một người nông dân yêu làng, yêu nước thiết tha sâu nặng nên ông vô cùng đau đớn, dằn vặt, tủi hổ khi nghe tin làng quê thân yêu của ông theo Tây làm Việt gian. + Tiếng khóc của một người cảm nhận đến tận cùng nỗi nhục nhã của những kẻ phản bội dân làng, phản bội quê hương, phản bội Tổ quốc. + Tiếng khóc của một người thương con, thương bản thân, thương dân làng phải chịu nỗi nhục khi bị khinh rẻ, coi thường, hắt hủi là kẻ Việt gian. + Thành công của Kim Lân trong đoạn trích là sử dụng ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm để thể hiện tâm trạng day dứt, dằn vặt của ông Hai trong những giây phút nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. + Qua tiếng khóc của nhân vật ông Hai nhà văn đã ca ngợi 0,5 tình yêu làng quê, tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, cảm động ở người nông dân. * Đánh giá - Sự gặp gỡ là do các nhà văn đều có chung một nguồn cảm hứng. - Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng của văn chương, điểm khác nhau ở những đoạn trích trên là do hai nhà văn ở hai thời đại khác nhau và tâm thế sáng tạo của mỗi nhà văn cũng khác nhau. - Hai nhà văn đã góp vào văn chương hình ảnh người nông dân điển hình của mỗi thời đại. 2. Biểu điểm: - Mức tối đa (2,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên. DeThi.edu.vn
  31. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 1,75 - 1,5 - 1,25 - 1,0 - 0,75- 0,5 - 0,25 cho phần bài viết của học sinh. - Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề sai về kiến thức và phương pháp. Câu 2 1. Yêu cầu: (3,0 điểm) a. Tiêu chí về hình thức: 0,5 - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Bảo đảm bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận chặt chẽ. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát. b. Tiêu chí về nội dung: 2,5 * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ ý nghĩa câu chuyện “Làm được điều gì đó” rút ra vấn đề nghị luận: Mọi người cần phải biết yên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên ; biết giúp đỡ những con vật, những cảnh ngộ xung quanh khi họ gặp hoạn nạn khó khăn. * Tóm tắt, khái quát được vấn đề từ câu chuyện : Hình ảnh cậu bé cứ liên tục nhặt những con sao biển ném chúng trở lại với biển cả không chỉ giúp những con sao biển được sống mà còn có ý nghĩa biết bảo vệ môi trường thiên nhiên ; câu chuyện cò có ý nghĩa ẩn dụ mỗi người hãy tích cực giúp đỡ những con vật, những cảnh ngộ xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn. Hãy làm một việc gì đó dù nhỏ nhất để giúp đỡ họ. * Ý nghĩa của câu chuyện: câu chuyện kể về hành động của cậu bé giúp đỡ những con sao biển để chúng trở về với biển cả hành động đó nhỏ nhặt bình thường chẳng mấy ai quan tâm, để ý nhưng lại là hành động mang nhiều ý nghĩa : + Hành động của cậu bé là một hành động biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường tự nhiên. Mỗi người hãy làm một việc gì đó để bảo tồn môi trường thiên nhiên thì môi trường thiên nhiên sẽ không bị cạn kiệt hoặc bị hủy hoại, xâm hoại. + Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng gặp thuận lợi những khi gặp khó khăn hoạn nạn được mọi người giúp đỡ sẽ giúp cho họ vượt qua khó khăn tiếp tục vươn lên cuộc sống. + Thể hiện nét đẹp trong nhân cách của con người : Không thờ ơ lạnh lùng vô cảm trước sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết sẻ chia, giúp đỡ những con vật hoặc người khác khi gặp hoạn nạn, khó khăn. + Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống cũng như lối sống thờ ơ, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình. * Bài học cho bản thân: DeThi.edu.vn
  32. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Hành động của cậu bé trong câu chuyện đã cho ta bài học sâu sắc, thấm thía về những kĩ năng sống cần có ở mỗi người: + Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống. + Tích cực giúp đỡ những con vật, những cảnh ngộ khi họ gặp khó khăn hoạn nạn. + Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là việc làm nhỏ nhặt. 2. Biểu điểm: - Mức tối đa (3,0 điểm): Đạt các tiêu chí về nội dung và hình thức như trên. - Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 2,75 - 2,5- 2,25- 2,0 -1,75-1,5 - 1,25 - 1,0 - 0,75- 0,5 - 0,25 cho phần bài viết của học sinh. - Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề sai về kiến thức và phương pháp. Câu 3 *Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm) (5,0 điểm) a. Mở bài: 0,5 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến. - Mức tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo. - Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không có mở bài. b. Thân bài: *Giải thích vấn đề: 0,5 - Nhà văn Nga lại khẳng định tình yêu Tổ quốc được phát triển từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, quê hương. - Lòng yêu nước được nhà văn cụ thể hóa khái niệm ấy từ cái riêng đến cái chung, từ cụ thể đến khái quát, từ nhỏ đến lớn, từ gần gũi đến thiêng liêng để khẳng định tư tưởng lớn lao: Lòng yêu nước, tình yêu Tổ quốc. Đó không phải xa xôi, trừu tượng mà rất gần gũi, nó được xây dựng từ tình yêu gia đình - cơ sở, nền tảng duy nhất của tình yêu làng xóm, quê hương đất nước. - Xây dựng gia đình của mình ấm no hạnh phúc đó là tình yêu Tổ quốc. Góp phần xây dựng làng xóm, quê hương giàu đẹp đó là tình yêu Tổ quốc. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, sẵn sàng bảo vệ đó là tình yêu Tổ quốc. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là người nông dân yêu quê hương, đất nước, Tổ quốc, chính là người có đủ phẩm chất ấy. DeThi.edu.vn
  33. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Mức tối đa: Học sinh biết cách lí giải vấn đề nghị luận đúng/hay/ có sự sáng tạo. - Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh biết cách lí giải vấn đề nghị luận nhưng chưa đủ ý. 2,0 - Mức không đạt: Không lí giải hoặc lí giải vấn đề không đúng. * Chứng minh lời nhận xét - Ông Hai là người có tình yêu đặc biệt sâu sắc với làng Chợ Dầu - nơi chôn rau cắt rốn của ông. + Ông Hai là một người nông dân rất yêu mến và gắn bó với cái làng Chợ Dầu quê ông. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ ông muốn ở lại làng cùng đám anh em du kích chiến đấu để bảo vệ làng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông phải đi tản cư ông rất buồn khổ. - Ở nơi tản cư: + Ông nhớ làng Chợ Dầu đến day dứt, cồn cào. Ông thường một mình nhâm nhi những kỉ niệm ngày còn ở làng với anh em, ông đã cùng anh em tham gia kháng chiến, đào hào, đắp ụ, hát hò, bông phèng vui biết bao nhiêu. + Ngày nào cũng vậy, ngoài giờ giúp đỡ gia đình vợ con, ông cũng dành thời gian ra phòng thông tin nơi tản cư nghe ngóng thông tin, tình hình kháng chiến. Nhận được những tin thắng trận của quân dân ta ông Hai vô cùng phấn khởi tự hào. - Khi nghe tin thất thiệt: + Ông đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông bàng hoàng, đau đớn, nhục nhã, xấu hổ ê chề. Tâm trạng ông day dứt, nặng nề, không dám đi đâu, không dám tiếp xúc với ai, ông sợ tất cả. Ông Hai sống trong tâm trạng u ám, bế tắt tuyệt vọng. + Ông vẫn giữ lập trường: Ông tâm sự với con là để tự nói với lòng mình về sự trung thành với kháng chiến với cụ Hồ. Dù có chết tấm lòng ấy không hề đơn sai. (Thí sinh phải phân tích kĩ những diễn biến tâm trạng của ông Hai) - Tình huống được cải chính: + Khi nghe được tin cải chính làng không theo giặc, lòng ông Hai lại vui sướng như mở cờ. Ông lại hớn hở đi khoe: làng ông bị đốt, nhà ông bị đốt, cháy tiệt! + Đây là minh chứng hùng hồn cho làng Chợ Dầu của ông trung thành với cách mạng với kháng chiến, với Cụ Hồ. 0,5 Có thể nói, đây là một nhân vật nông dân có tình yêu làng, yêu quê hương đến tuyệt đối. Tình yêu làng thống nhất với tình yêu kháng chiến, đất nước, Tổ quốc. *Vài nét về nghệ thuật: DeThi.edu.vn
  34. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Cốt truyện đơn giản không có nhiều sự việc chồng chéo đây là tác phẩm có cốt truyện tâm lí. - Tình huống truyện éo le bất ngờ giúp bộc lộ sâu sắc nội tâm nhân vật. - Miêu tả tâm lí nhân vật tỉ mỉ, tinh tế, đa dạng. - Ngôi ngữ giản dị tự nhiên mang đậm nét cá tính của người nông dân. - Truyện được kể theo ngôi thứ ba, giọng kể tự nhiên linh hoạt. - Mức tối đa: Học sinh biết cách lí giải phân tích, chứng minh, đánh giá một cách thuyết phục bằng cả lập luận và dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu. - Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách phân tích, chứng minh, đánh giá nhưng chưa thuyết phục; chưa chọn được các dẫn chứng tiêu biểu, sát với vấn đề. Căn cứ vào bài viết cụ thể của 0,5 học sinh giám khảo đưa ra các mức điểm: 2,25- 2,0- 1,75- 1,5-1,25- 1,0- 0,75- 0,5-0,25. - Mức không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không làm bài. c. Kết bài: - Đánh giá, khẳng định lại vấn đề. - Tác phẩm đã truyền lại cho bạn đọc lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về con người Việt Nam. Mức tối đa: Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài, liên hệ đến nhận thức và hành động của bản thân. Cách kết bài hay/tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo. - Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài nhưng chưa chặt chẽ, chưa 0,25 biết liên hệ đến nhận thức và hành động của bản thân. - Mức không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về kiến thức đưa ra/không đề cập đến ý này. * Các tiêu chí khác (1,0 điểm) : a. Hình thức: - Mức tối đa: HS viết được một bài văn với bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ rõ ràng; trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi về từ câu, lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát. 0,75 - Mức không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả. b. Sáng tạo - Mức tối đa: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: Chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu DeThi.edu.vn
  35. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. - Mức chưa tối đa: (0,5 điểm): Học sinh đạt được 2 đến 3 yêu cầu trong số các yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa: (0,25 điểm) : Học sinh đạt được 1 đến 2 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt. - Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài. Hết DeThi.edu.vn
  36. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 9 UBND HUYỆN THANH HÀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS THANH BÍNH MÔN: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút. ( Đề này gồm 03 câu, 01 trang) Số phách Người ra đề Xác nhận của Ban giám hiệu (Do Trưởng phòng (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) GD&ĐT ghi) Phần phách Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) Đề bài Câu 1(2 điểm). Trong bài thơ Đồng chí, nhà thơ Chính Hữu viết: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Em cảm nhận được những nét đẹp nào trong đời sống tình cảm của người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp qua các câu thơ trên? Câu 2(3 điểm). Đọc câu chuyện sau: Chuyện kể rằng có một danh tướng trên đường kinh lí, một hôm đi ngang qua trường học cũ của mình, ông ghé vào thì gặp người thầy từng dạy ông lớp Một. Ông kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là Người thầy giáo hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào (Ngữ văn 9- Tập 1- trang 40) Suy nghĩ của em từ câu chuyện trên? DeThi.edu.vn
  37. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 3 (5 điểm). Nét đẹp ân tình, chung thuỷ của người Việt Nam qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Ánh trăng của Nguyễn Duy. DeThi.edu.vn
  38. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn UBND HUYỆN THANH HÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS THANH BÍNH MÔN: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút. ( Hướng dẫn chấm này gồm 03 câu, 04 trang) Số phách Người ra đề Xác nhận của Ban giám hiệu (Do Trưởng phòng (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) GD&ĐT ghi) Phần phách Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) Câu 1(2 điểm). Yêu cầu Viết thành bài văn ngắn thể hiện được những cảm nhận của bản thân về những nét đẹp trong đời sống tình cảm của người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp qua các câu thơ trên. Nếu không đã chẳng thể cảm nhận được sự nhớ nhung của hậu phương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Hình ảnh thơ hoán dụ mang tính nhân hoá này càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà, nó giúp người lính diễn tả một cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình. Giếng nước gốc đa kia nhớ người ra lính hay chính tấm lòng người ra lính không nguôi nhớ quê hương và đã tạo cho giếng nước gốc đa một tâm hồn? Liên hệ hai câu của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất nước Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy Hay những câu thơ của Thâm Tâm trong bài thơ Tống biệt hành Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong Đưa người ta chỉ đưa người ấy Một giã gia đình một dửng dưng DeThi.edu.vn
  39. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Li khách li khách con đường nhỏ Chí lớn chưa về bàn tay không Mẹ thà coi như là hạt bụi Em thà coi như hơi rượu say Quả thực giữa người chiến sĩ và quê hương anh đã có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc đậm đà. Tác giả đã gợi nên hai tâm tình như đang soi rọi vào nhau đến tận cùng. Ba câu thơ với hình ảnh: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, hình ảnh nào cũng thân thương, cũng ăm ắp một tình quê, một nỗi nhớ thương vơi đầy. Nhắc tới nỗi nhớ da diết này, Chính Hữu đã nói đến sự hi sinh không mấy dễ dàng của người lính. Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của “anh” và cũng là của “tôi”, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã được tiếp thêm sức mạnh bởi tình yêu quê hương đất nước ấy. - Cấu trúc cân đối, nhịp nhàng - Sử dụng điệp từ, điệp ngữ kết hợp với các từ láy thanh bằng làm cho nhịp thơ kéo dài, hiu hắt, trầm buồn - Miêu tả ngoại cảnh thể hiện được tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật. Đó là tả cảnh ngụ tình. - Hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ: hoa trôi, nội cỏ, gió cuốn Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 2: Cảm nhận đúng, phong phú, có ý sâu sắc, tinh tế; văn viết linh hoạt. - Điểm 1,5: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, có ý sâu sắc, tinh tế; diễn đạt khá. - Điểm 1: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc lỗi diễn đạt. Tùy theo nội dung HS trình bày- GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp. Câu 2(3 điểm). A. Về kĩ năng: - Người viết cần xác định được: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tư tưởng đạo lí trong câu chuyện. - Bài viết có đủ ba phần MB, TB, KB . - Văn trong sáng, giầu hình ảnh, cảm xúc chân thực B. Về nội dung: Qua câu chuyện ta thấy cách xưng hô của vị tướng với thầy giáo cũ thể hiện thái độ kính cẩn và lòng biết ơn sâu sắc với thầy giáo cũ. Vị tướng đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao, chức trọng nhưng với thầy của mình vẫn là học trò nên gọi thầy giáo cũ của mình là thầy và xưng em. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô. Từ đó câu chuyện gợi một bài học sâu sắc về đạo lí Tôn sư trọng đạo, rất đáng để mọi người noi theo. HS có thể trình bày suy nghĩ về tinh thần Tôn sư trọng đạo với những ý sau: - Giới thiệu về truyền thống Tôn sư trọng đạo: là một truyền thống đẹp trong đạo học của con người Việt Nam, được giữ gìn, phát huy, được lấy làm thước đo đạo đức của học trò mọi thời đại. DeThi.edu.vn
  40. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Giải thích khái niệm Tôn sư trọng đạo: - Các biểu hiện cụ thể của Tôn sư trọng đạo - Nét đẹp văn hoá và đạo đức của Tôn sư trọng đạo - Phát huy truyền thống Tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể - Suy nghĩ và những hành động cụ thể của bản thân. Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 3: Lập luận, lí lẽ, ý cơ bản đủ, sâu sắc; diễn đạt tốt. - Điểm 2: Lập luận, lí lẽ, ý cơ bản khá đầy đủ, sâu sắc; diễn đạt khá. - Điểm 1: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc lỗi diễn đạt. Tùy theo nội dung HS trình bày- GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp. Câu 3: (5 điểm). a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học về một nhóm các tác phẩm thơ; thao tác tổng hợp tốt, bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: ý 1: Giới thiệu về vấn đề bàn luận, giải thích ngắn gọn nhận định và hai tác phẩm theo yêu cầu đề bài. ý 2: Chứng minh hai tác phẩm đã có sự gặp gỡ trong việc thể hiện nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt Nam. 1. Trong bài thơ Bếp lửa nét đẹp ân tình, chung thuỷ được thể hiện trong tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành: - Khi đã trưởng thành, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, sống bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà. Giờ cháu đã đi xa Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Cháu (nhân vật trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan cơ cực: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, toả sáng và sưởi ấm suốt cuộc đời cháu Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa 2. Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình, chung thuỷ được thể hiện qua tâm tình người chiến sĩ: Anh (nhân vật trữ tình) gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa tình khi là người chiễn sĩ hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ DeThi.edu.vn
  41. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Anh đau xót khi nghĩ tới những tháng ngày đầu tiên trở về thành phố, quen dần với cuộc sống hào nhoáng anh đã lãng quên và quay lưng lại với quá khứ, với những năm tháng gian lao, sâu nặng ân nghĩa vừa trải qua vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Anh giật mình thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện nhau, quá khứ ùa về trong tâm thức : có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Anh suy ngẫm và nhắn nhủ với mọi người: Nhân dân, đất nước luôn độ lượng vị tha, tròn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình chung thuỷ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và với đất nước: Trăng cứ tròn vành vạnh đủ cho ta giật mình. Khái quát: Ân tình, chung thuỷ luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình như tình bà cháu trong bài Bếp lửa đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước như người chiến sĩ trong bài thơ Ánh trăng. (Có thể liên hệ bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu) ý 3: Vài nét về nghệ thuật thể hiện: * Bếp lửa: - Thể thơ tám chữ, âm hưởng, giọng điệu tha thiết, tràn trề cảm xúc - Hình ảnh thơ (bà, bếp lửa ) bình dị mà gợi cảm, có sức lay động tâm hồn ngư ời Việt. * Ánh trăng: - Thể thơ 5 chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng mà chất chứa suy tư, day dứt. - Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa *Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 5: Bố cục rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu trên. Dẫn chứng phù hợp, chính xác, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt. - Điểm 3-4: Bố cục rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu trên. Dẫn chứng phù hợp, chính xác, lập luận chặt chẽ nhưng còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 2: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết sơ sài, diễn đạt lúng túng. * Lưu ý: - Giám khảo căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lượng bài làm của HS đ ánh giá điểm cho phù hợp. - Cần trân trọng những bài làm có tính sáng tạo và phát hiện mới thuyết phục. DeThi.edu.vn
  42. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đề 4: Hình ảnh ánh trăng, vầng trăng trong Ánh trăng của Nguyễn Duy. * Nghĩa thực: trăng tròn vành vạnh, trăng của thiên nhiên tròn đầy, trang sáng, viên mãn, làm bừng sáng căn phòng khi bị mất điện, trăng toả sáng mênh mông đồng, sông, bể, những cánh rừng; trăng thân thiết với con người trong sinh hoạt và trong chiến đấu. * Nghĩa biểu tượng: + Ánh trăng làm bừng thức tâm hồn, soi rọi những nẻo đường kí ức. + Ánh trăng là biểu tượng của quá khứ, vẻ đẹp của đời sống bình dị, vĩnh hằng. + Là biểu tượng của sự bao dung độ lượng trăng im phăng phắc còn tròn vành vạnh là biểu trưng của tình nghĩa, thuỷ chung. Hình ảnh vầng trăng, ánh trăng góp phần thể hiện nội dung bài thơ. Đề: Ý1: Giải thích ý kiến: + Biết tự hào về bản thân là độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống. + Biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác. Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình. Ý2: Bàn luận về ý kiến: + Khẳng định sự cần thiết của việc “biết tự hào”. Biết tự khẳng định mình giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc và trong công việc, có thêm động lực đẻ vươn tới những ước mơ lớn hơn. + Phê phán thái độ tự cao tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh). + Sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâg cao năng lực và hoàn thiện nhân cách. + Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin). Ý3: Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. + Nghiêm khắc đối với chính mình, không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách. DeThi.edu.vn
  43. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 10 UBND HUYỆN THANH HÀ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 TRƯỜNG THCS TIỀN TIẾN Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể giao đề) Đề thi gồm 2câu, 01 trang Số phách Người ra đề Xác nhận của Ban giám hiệu (Do Trưởng phòng (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) GD&ĐT ghi) Phần phách . Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) Đề bài: Câu 1: (4,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn”. Câu 2 : (6 điểm) Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ. DeThi.edu.vn
  44. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn UBND HUYỆN THANH HÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN TRƯỜNG THCS TIỀN TIẾN LỚP 9 Môn: Ngữ Văn Hướng dẫn chấm gồm 5 trang Số phách Người ra đề Xác nhận của Ban giám (Do Trưởng phòng (Ký và ghi rõ họ tên) hiệu GD&ĐT ghi) (Ký tên, đóng dấu) Phần phách . Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) Câu Nội dung Điểm Câu1 Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ khuất sau lưng ( 4 bạn”. điểm) Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết làm một bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí, có bố cục mạch lạc, lo-gic, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận - Diễn đạt trôi chảy, sáng rõ, linh hoạt, không mắc các lỗi về câu, dùng từ, chính tả. Yêu cầu về kiến thức: DeThi.edu.vn
  45. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn • Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận – trích dẫn câu danh ngôn. 0,25 điểm * Thân bài: 1. Giải thích: - Mặt trời: tượng trưng cho sự sống, ánh sáng mang một vẻ đẹp 0,25 rực rỡ, ấm áp, hạnh phúc. Hướng về phía mặt trời: hướng về sự điểm sống tràn ngập niềm vui, ánh sáng, nơi tồn tại những điều tốt đẹp. - Bóng tối sẽ ngả về sau lưng bạn: miêu tả một sự thật hiển nhiên rằng khi bạn hướng mình về phía ánh mặt trời thì bóng của bạn sẽ 0,25 ngả về sau. Điều đó ngụ ý rằng, khi bạn suy nghĩ và hướng mính điểm tới những điều tốt đẹp, thì những u ám, xấu xa, khó khăn hay thời kì tăm tối kia sẽ bị đẩy lùi, quên lãng và chìm vào quá khứ. - Đây là lời khuyên mọi người nên có một thái độ sống tích cực, một cái nhìn lạc quan, niềm tin vào tương lai, biết hy vọng và tạo cho mình hy vọng. 0,25 điểm 2. Luận bàn về câu nói: Quan niệm trên hoàn toàn đúng đắn. - Mỗi chúng ta luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp, trọn vẹn. 0,25 Chúng ta có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão Thế nhưng cuộc điểm sống không là một đường thẳng tắp. Trong cuộc đời mỗi người hẳn phải đi qua những khúc quẹo, những thăng trầm, khó khăn. - Tuy nhiên, nếu bạn đủ mạnh mẽ và dũng khí để "đi xuyên qua nó", bạn sẽ thấy cuộc sống luôn là một bữa tiệc dành riêng cho 0,5 điểm những người mạnh mẽ. Bạn đủ dũng khí để đối diện, đủ mạnh để đương đầu. Khi bạn suy nghĩ lạc quan hơn, tích cực hơn, bạn hướng mình về những điều tốt đẹp, bạn sẽ có được thành công trong cuộc sống.( Dẫn chứng minh họa) - Khi hướng về những điều tốt đẹp, mỗi người có thêm động lực, niềm vui, niềm tin, sức mạnh để hoàn thành công việc. Những suy 0,5 điểm nghĩ ảm đạm, tiêu cực sẽ bị đẩy lùi ( Dẫn chứng minh họa) 3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: 0,25 - Hướng về điều tốt đẹp không đồng nghĩa với việc nhìn vấn đề điểm một cách hời hợt, dễ dãi, chỉ thấy thuận lợi mà không thấy hết những khó khăn. Nếu ta nhìn vấn đề một cách hời hợt, dễ dãi thì DeThi.edu.vn
  46. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn sẽ không đạt được kết quả mong muốn, cũng có thể dẫn đến thất bại. 0, 5 điểm - Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ta dễ bị cuốn vào guồng quay vội vã, tất bật và việc bị áp lực đè nặng là không thể tránh khỏi. Vậy nên, thay vì lạc quan và tìm cách vượt qua, một số người vẫn chưa đủ sức để kiểm soát cảm xúc của chính mình. Họ sống những ngày dài trong trạng thái tiêu cực, luôn tự trách hay lo lắng hằng đêm, khiến cho cuộc sống chìm trong bầu không khí căng thẳng, u ám và tối tăm. Họ quên rằng khi "hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau". Vì thế, họ đánh mất đi những ngày hạnh phúc và cơ hội để vượt lên một tầm cao mới. 4. Bài học nhận thức và hành động: 0,25 - Nhận thức: điểm Câu danh ngôn là một hành trang cần thiết cho mỗi chúng ta, là một lời khuyên đúng đắn: phải luôn lạc quan và tin tưởng. - Hành động: Chúng ta cần suy nghĩ lạc quan hơn, sống tích cực và trân trọng từng giây phút được sống, nhất là tuổi trẻ. Mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình một "tinh thần thép", cố gắng vượt qua những giới hạn. Mỗi người đều cần có ước mơ, hoài bão, lý tưởng sống 0, 5 điểm đúng đắn và kiên định theo đuổi, làm động lực để vượt qua gian nan, thử thách. • KB: 0.25 - khảng định lại vấn đề . điểm - Liện hệ bản thân Câu 2: 1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: 6 điểm Học sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích bài thơ, so sánh đối chiếu, để làm rõ: Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . Kết cấu chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng mạch lạc; văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2 . Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau: I-Mở bài: 0.5 điểm - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”. DeThi.edu.vn
  47. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Trích dẫn nhận định. II. Thân bài: 1. Giải thích ý nghĩa lời nhận định: - Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành 0, 5 điểm công của bài thơ “Đồng chí ”. + Bởi lẽ, nói tới bức tượng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh (0,25 đ của một người nào đó được khắc hoạ để bền vững với núi sông, trường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy. - Như vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây dựng được hình ảnh người chiến sĩ hiện lên 0,25 đ) trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy được xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc. 2. Chứng minh: a. Trước hết người đọc cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ là tình đồng chí xuất 1.25 phát từ cở của sự hình thành tình đồng chí. điểm - Xuất thân nghèo khổ, đều là nông dân mặc áo lính: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá (0, 5 đ - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu - Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của 0,25đ) cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” (0,25 đ - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc). 0,25 đ) b. Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ còn 1.5 điểm được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao: - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng (0, 5 đ nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết. - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ 0, 5 đ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh, ) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay. DeThi.edu.vn
  48. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau 0.5 đ) tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật). c. Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí 1.5 điểm còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc - Hiện thực khắc nghiệt, cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt (0, 5 đ : đêm, rừng hoang, sương muối. - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc. 0, 5 đ - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh 0.5 đ) trong câu thơ rất đẹp: Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ, gợi ra ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu, ) C- Kết bài : 0,25 - Khẳng định ý nghĩa lời nhận định điểm - Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì 0,25 kháng chiến cống Pháp viết về người lính. điểm - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng 0,25 điểm DeThi.edu.vn
  49. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 11 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: VĂN 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4.0 điểm ) Mưa xuân . Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang , Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng. (Vũ Tú Nam ) Xác định và phân tích giá trị của các từ láy có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân . Câu 2 : (6 điểm): Đọc bài ca dao sau dao sau đây: Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Hãy tưởng tượng và viết thành một câu truyện ngắn? DeThi.edu.vn
  50. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 6 Câu 1: ( 4,0 điểm ) - Xác định được các từ láy có trong đoạn văn : ( 1,0 điểm ) Bâng khuâng , phập phồng , bổi hổi , xốn xang , nhớ nhung , lấm tấm . - Phân tích được những giá trị biểu cảm của những từ láy có trong đoạn văn : ( 3, 0 điểm ) + Mưa được cảm nhận như là một sự bâng khuâng gieo hạt . + Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng chờ đợi , có gì đó bổi hổi xôn xang . + Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung . * Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế : nhẹ , mỏng hết sức đáng yêu . Câu 2: (6 điểm) A. Yêu cầu chung: 1. Về nội dung: Bằng sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú, người viết dựa vào nội dung bài ca dao để viết được một câu chuyện ngắn gọn, đầy đủ về nội dung, ý nghĩa. 2. Về hình thức: Bài văn phải có bố cục rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Lời kể phải hấp dẫn, diễn đạt lưu lóat, chữ viết sạch đẹp không sai lỗi chính tả. B. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo các nội dung theo dàn ý sau: 1. Mở bài: ( 1 điểm ) - Giới thiệu được nhân vật và tình huống: + Tiếng van xin văng vẳng làm cho em chú ý ( 0, 5 điểm ) + Lần theo hướng có tiếng nói, em gặp một con cò ướt sũng nước nằm trước lều của người coi ao cá đầu làng ( 0, 5 điểm ) 2. Thân bài ( 4 điểm ) - Kể diễn biến câu chuyện: + Đàn cò con đói quá, cò mẹ buộc phải kiếm ăn ban đêm ( 1 điểm ) + Vì không quen nhìn bóng tối, cò đậu vào một cành mềm nên bị ngã xuống ao ( 1 điểm ) + Người coi ao cá vớt cò lên, doạ trừng trị cò vì tội ăn trộm ( 1 điểm ) + Cò thanh minh van xin, cầu mong được chết trong sạch ( 1 điểm ) 3. Kết bài: ( 1 điểm ) - Kể kết thúc câu chuyện: Thì ra đây là một giấc mơ. Hôm trước em vừa được học bài ca dao:’’ Con cò mà đi ăn đêm”. Em suy nghĩ mãi về thân phận và lời cầu xin của cò mẹ. Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Khi chấm giáo viên cần vận dụng linh hoạt và cho điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết tốt, có cảm xúc, biết kể sáng tạo, hấp dẫn, chữ viết sạch đẹp. DeThi.edu.vn
  51. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 12 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 V1 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề này gồm 3 câu, 1 trang) Câu 1 (2.0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người bà trong đoạn thơ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bằng Việt, Bếp lửa) Câu 2 (3.0 điểm) Cậu bé và cây si già Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cám ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Suy nghĩ của em về bài học được gợi ra từ câu chuyện trên. Câu 3 (5.0 điểm) Ra-xum Ga-đa-tôp, người được mệnh danh là ''nhà thơ của mọi thời đại'', đã bày tỏ suy nghĩ của mình về văn học: '' Nền tảng của của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo''. (Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 9, 2005, tr. 160) DeThi.edu.vn
  52. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Qua trích đoạn ''Làng'' (Kim Lân) và ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' (Phạm Tiến Duật), hãy chứng minh rằng: các nhà văn đã ''hát đúng giai điệu về thời đại mình'' và ''miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo''. Hết Họ và tên thí sinh Số báo danh DeThi.edu.vn
  53. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN V-HSG9-LQĐ-V01 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Đáp án Điểm * Đoạn văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo trong cách cảm nhận, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. * Một số ý chính: + Bà tần tảo, đảm đang, nhẫn nại, vất vả lo cuộc sống, cưu mang 0.5 1 cháu (2.0 + Bà giàu tình yêu thương, hết lòng chăm sóc cháu: tình yêu của 0.5 đ) bà là ngọn lửa nồng đượm luôn sưởi ấm cháu. + Người bà luôn ấp ủ, nuôi dưỡng niềm tin bất diệt, bền bỉ vào 0.5 cuộc sống. + Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa Bà mang những 0.5 nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam => Bày tỏ cảm xúc, liên hệ a. Yêu cầu về kĩ năng. + Xác định được vấn đề nghị luận, biết làm một bài văn nghị luận XH, kết hợp các phép lập luận. + Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. b. Yêu cầu về kiến thức. Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau * Giải thích: - Bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời 0.75 thoại cuối cùng của nhân vật cây si: '' Vậy,vì sao không 2 muốn''. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn (3.0 thì đừng bắt người khác phải nhận. đ) * Đánh giá: Câu chuyện thể hiện một bài học làm người có ý 1.25 nghĩa sâu sắc: - Trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận (sự đau ốm, khổ đau, mất mát, bất hạnh ), dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong muốn điều đó đến với mình. - Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (đau đớn, khổ đau, bất hạnh ) dù vô tình hay cố ý. - Không được ích kỉ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm DeThi.edu.vn
  54. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn (Chọn lọc dẫn chứng minh họa). * Mở rộng, liên hệ: - Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh 1.0 đ phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc => cuộc sống mới có ý nghĩa. - Phê phán thói ích kỉ, vụ lợi, thờ ơ, vô cảm - Bài học cho bản thân trong quan hệ với người khác 1. Yêu cầu về kĩ năng + Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học, vận dụng tích hợp liên môn. + Có kĩ năng xây dựng luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. + Văn viết trong sáng, có cảm xúc, thể hiện được năng lực cảm nhận sâu sắc. 2. Yêu cầu về kiến thức. 3 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau song cần nêu được (5.0 các ý cơ bản sau đ) * Giải thích: - Văn học là thư kí của cuộc sống hiện thực, là tấm gương phản 0.5 chiếu hiện thực thông qua lăng kính chủ quan và sự sáng tạo của người cầm bút. - Hiện thực được phản ánh phải trung thực, phù hợp với hoàn cảnh của thời đại. Hiện thực mỗi thời kì khác nhau nên văn học mang nội dung cụ thể của thời đại: thời đại nào, văn học ấy. - Bằng tài nghệ của mỗi nhà văn, hiện thực cuộc sống được ghi lại trong tác phẩm bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo. Mỗi tác phẩm tồn tại như một thông điệp báo cho người đọc hôm nay biết tác phẩm ấy đang ở đâu trong chiều ngang của không gian và khoảng nào trong chiều dọc của lịch sử. Lời bàn của Ra-xum Ga-đa-tôp về mối quan hệ giữa cuộc sống, tác giả, tác phẩm thật sâu sắc. * Chứng minh qua trích đoạn ''Làng'' (Kim Lân) - Giai điệu về thời đại được nhà văn Kim Lân khai thác là đời 1.5 sống kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai- nhân vật tiêu biểu cho người nông dân yêu n ước thời kì đó. (Chọn lọc, phân tích dẫn chứng: + Ở nơi tản cư ông nhớ làng, khi nghe tin quân ta thắng trận ở khắp nơi, ông vui tươi phấn khởi như mở cờ trong bụng;+ Khi đột ngột nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc, ông đau đớn và thể hiện thái độ yêu ghét rõ DeThi.edu.vn
  55. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ràng, tự hứa với lòng mình quyết tâm theo kháng chiến, theo Cụ 0.25 Hồ ;+ Khi được tin cải chính ) - Kim Lân đã ''hát đúng giai điệu về thời đại mình '': Nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng, những con người hiền lành, chất phác trong đời sống hàng ngày nhưng rất giàu lòng yêu nư ớc, đặc biệt là khi đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc. Người nông dân không còn u mê, ngu muội, cam chịu đời sống nô lệ như trước nữa. Ánh sáng của Đảng, cách mạng đã soi sáng, dìu dắt họ thoát khỏi đêm trường khổ ải, bước đi trên con đường độc lập, tự do, được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời. Đó chính là những chuyển biến trong nhận thức, trong 0.25 tâm tư, tình cảm của người nông dân mà Kim Lân là người rất thấu đáo, tường tận. - Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm từ hiện thực đi vào tác phẩm không hề tô vẽ. Nhân vật ông Hai cũng chính là bóng dáng, là tấm lòng, tình cảm, tinh thần của Kim Lân và biết bao người Việt Nam đối với quê hương, đất nước. Làng không chỉ nói về một làng Chợ Dầu cụ thể mà tất cả mọi làng quê trên đất nước Việt Nam đều có chung tinh thần ấy. Cũng nhờ vậy mà vẻ đẹp của ''Làng'' được tỏa sáng. * Chứng minh qua ''Bài thơ không kính'' (Phạm Tiến Duật) - Giai điệu về thời đại được nhà thơ khai thác là hiện thực của 0.25 đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với lớp lớp thanh niên ''xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'' Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, những chiếc xe không kính vẫn tiến thẳng ra mặt trận, đã trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng, phản ánh đúng tính chất khốc liệt của cuộc chiến. - Song giai điệu về thời đại mà nhà thơ PTD muốn ca hát, đó là 1.5 vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe. (Chọn lọc, phân tích dẫn chứng để làm rõ: tư thế ung dung, tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ coi thường hiểm nguy, thử thách, trẻ trung, sôi nổi, ấm áp tình đồng chí, đồng đội, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam). - Bài thơ vừa mang không khí của thời đại, vừa mang tầm vóc 0.25 lịch sử. Đó là tiếng nói của cuộc sống hiện thực hào hùng, oanh liệt thời chống Mĩ, là biểu tượng tuyệt vời về người lính Trường Sơn. Bài thơ góp phần làm sống mãi hình ảnh thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh gian khổ mà oanh liệt, trở thành bài thơ nổi tiếng, được nhiều người yêu thích. * Đánh giá. DeThi.edu.vn
  56. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Hai tác phẩm là hai giai điệu ca hát cho hai thời kì kháng chiến 0.5 chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, là ''những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo'' giúp cho thế hệ sau thấy được họ đã sống, chiến đấu và chiến thắng oanh liệt như thế nào. - Kim Lân và Phạm Tiến Duật là những nghệ sĩ tài hoa, có sự sáng tạo độc đáo, tạo nên hai tác phẩm tiêu biểu cho hai thể loại văn học ở hai thời kì - hai bài ca hát mãi với thời gian làm rung động lòng người. Vẻ đẹp của nó đã minh chứng cho nhận định của Ra-xum Ga-đa-tôp ''hát đúng giai điệu về thời đại của mình'' và ''miêu tả một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo''. * Lưu ý chung: Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau để làm rõ vấn đề. Giám khảo căn cứ vào biểu điểm và bài làm của thí sinh để có cách đánh giá chính xác. Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận sắc sảo, mạch lạc, cảm nhận sáng tạo, độc đáo Hết Người ra đề Người duyệt đề Xác nhận của nhà trường Phạm Thu Hư ờng DeThi.edu.vn
  57. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 13 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 V3 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề này gồm 3 câu, 1 trang) Câu 1: (2.0 điểm) Cảm nhận của em về tiếng ve trong những câu thơ sau: - Tôi ngồi gom tiếng ve rơi (Đỗ Quang Huỳnh) - Tuổi thơ xanh thẳm tiếng ve (Chu Minh Khôi) Câu 2: (3.0 điểm) Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à ? – Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. -Ồ, ước gì tôi - Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế ! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói : - Đén sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. ( “ Hạt giống tâm hồn “ – Tập 4, nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006, trang 16 – 17 ) Câu 3: (5.0 điểm) Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh. Hãy lấy "Chuyện người con gái Nam Xương" (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ để lý giải điều đó. Hết DeThi.edu.vn
  58. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TP HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 Mã: V- Phạm Thị Hạnh- BH- TPHD MÔN: VĂN (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Với câu 2- 3, học sinh phải làm đúng đặc trưng kiểu bài nghị luận, bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. *Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế, cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp. Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Ý Nội dung Điểm 1 - Các câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, âm thanh tiếng ve trong hai 0.5 1 câu thơ gợi những kỉ niệm của thời gian ( mùa hè ), của tuổi thơ. - Tiếng ve được miêu tả độc đáo, giàu sắc thái biểu cảm: + Trong câu thơ của Đõ Quang Huỳnh, tiếng ve mang đến 1.0 đ 2 cảm nhận về một thứ hữu hình, có chuyển dộng ( rơi ) và được nhân điểm 2 vật trữ tình “ tôi “ say mê nâng niu góp nhặt ( gom ). + Trong câu thơ của Chu Minh Khôi, tiếng ve mang đến cảm nhận về một màu sắc ( tiếng ve bổ nghĩa cho xanh thẳm ), gợi thời gian xa xưa ( tuổi thơ xanh thẳm). Âm thanh tiếng ve như xuyên suốt từ quá khứ - tuổi thơ – cho đến tận bây giờ, gọi về trong nhân vật trữ tình bao hồi ức trong trẻo, êm đềm. 3 - Sự tưởng tượng phong phú của các tác giả đã gợi lên sự liên tưởng 0.5 thú vị cho người đọc, tạo ra những cảm xúc đẹp I. Về hình thức : - Học sinh biết làm bài nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí dưới hình thức bài văn ngắn có đủ ba phần, không mắc lỗi thông thường. 2 - Ý trình bày mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng thực tế cụ thể, sinh động. 3 II. Về nội dung : điểm Học sinh có thể lập luận theo các cách khác nhau, cần đảm bảo những nội dung sau : DeThi.edu.vn
  59. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 1 - Chuyện kể về một cậu bé mơ ước có được một chiếc xe lăn để tặng 0.5 người em tật nguyền của mình; sự trăn trở và lòng quyết tâm của cậu bé để biến ước mơ đó thành hiện thực. 2 - Ước mơ của cậu bé tuy giản dị mà nhân ái, cao đẹp. Không phải ước mơ được đón nhận mà là được chia sẻ, bù đặp, yêu thương 0.75 - Câu chuyện cảm động giàu ý nghĩa nhân văn, ngợi ca tình yêu, sự sẻ chia trong cuộc sống nhất là đối với những người mà ta yêu thương nhất. - Tình yêu có thể bù đắp phần nào những thiệt thòi và đem lại niềm hạnh phúc cho những người có hoàn cảnh éo le, bị tật nguyền. Tình yêu góp phần an ui con người, giúp con người nỗ lực vươn lên hoàn cảnh, số phận và lạc quan, mạnh mẽ, tự tin hơn trong cuộc sống. 3 - Câu chuyện cho ta cảm nhận được ý nghĩa cũng như niềm hạnh 0.5 phúc của yêu thương. Biết yêu thương và chia sẻ cũng là một niềm hạnh phúc ta nhận được từ cuộc sống. Hạnh phúc đâu chỉ là đón nhận mà còn là cho đi và ước mơ đẹp nhất là ước mơ đem lại hạnh phúc cho những người mà ta yêu thương nhất. - Nỗ lực để biến ước mơ đó trở thành hiện thực khiến con người trở nên cao đẹp, tự hào. 4 - Thiếu tình yêu, cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng còn thờ ơ trước 0.5 cảnh ngộ éo le là biểu hiện của thói vô cảm, kỳ thị với người thua thiệt, tật nguyền con người sẽ trở nên ích kỳ, tàn nhẫn. - Phê phán lối sống vô cảm, ích kỷ, thiếu tình thương. 5 - Cuộc sống còn nhiều người bất hạnh luôn cần yêu thương chia sẻ. Hãy quan tâm chia sẻ, tạo cơ hội và những điều kiện tốt nhất để 0.5 những người bất hạnh, tật nguyền được bình đẳng như tất cả mọi người, để họ tự tin và sống tích cực, lạc quan hơn. - Thái độ của bản thân: biết yêu thương, chia sẻ, bồi dưỡng tâm hồn để sống bao dung, nhân ái và thể hiện tình yêu thương của mình bằng những việc làm cụ thể. Khẳng định và nêu ý nghĩa của vấn đề 0.25 3 a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm được phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục 5 - Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, trình bày điểm bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức DeThi.edu.vn
  60. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Lý giải được vấn đề nhân sinh (cuộc sống con người) thể hiện qua 0.1 một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật trong văn bản “Truyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Vấn đề nhân 1 sinh được lý giải qua ba phương diện sau: (thí sinh có thể chọn mỗi phương diện một nội dung để lý giải vấn đề nhân sinh trong tác phẩm; không yêu cầu lý giải nhiều nội dung chỉ cần độ sâu và sắc của vấn đề được lý giải ) 2 Qua nỗi lòng của nhân vật: 1.25 (Tâm tư tình cảm sâu kín với bao lo lắng nặng tình yêu thương, giàu lòng vị tha của hai nhân vật Trương Sinh và Vũ Nương) + Khát vọng sống hạnh phúc yên ấm của Vũ Nương (được thể hiện qua các tình huống: khi mới lấy chồng, khi tiễn chồng ra trận ) + Lo lắng khi chồng ra chiến trận + Nặng tình yêu thương với quê nhà, với người thân (con, chồng, mẹ chồng) + Giàu lòng vị tha với chồng + Ước mong được hàn gắn, đoàn tụ của Trương Sinh (lập đàn giải oan) 3 Qua cảnh ngộ của nhân vật: 0.75 (Tình trạng hoàn cảnh trong cuộc sống thường là không hay, không tốt đẹp) + Chiến tranh làm cho mẹ xa con, vợ xa chồng; con không biết mặt cha, không được cha yêu thương, vui đùa chăm sóc, chở che + Vũ Nương phải sống với một người chồng ghen tuông, mù quán, bị oan khuất phủ phàng. + Đứa bé phải sống trong cảnh mồ côi mẹ 4 Qua sự việc của nhân vật: 2 đ + Trương Sinh cưới vợ xong đã phải đi lính + Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ nghi oan cho Vũ Nương, khiến nàng phải tự vẫn. + Trương sinh cùng con trai ngồi bên đèn đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. + Vũ Nương sống ở dưới thủy cung + Trương Sinh lập đàn giải oan + Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. DeThi.edu.vn
  61. Bộ 36 Đề thi học sinh giỏi Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 14 PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 V4 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này gồm: 3 câu, 1 trang) Câu 1 (2 điểm): Em đọc thấy điều gì đằng sau lời nhắn gửi nhói buốt, cháy lòng của nàng Vũ Nương trên bến Hoàng Giang : « Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa » (Trích Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) Theo em, tại sao nhà văn không để Vũ Nương trở về sum họp cùng chồng con ? Câu 2 (3 điểm): Bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau: Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc." ( "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005) Câu 3 (5 điểm) : Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học, Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập II có viết : « Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất. » Qua việc phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ « Ánh trăng » (Nguyễn Duy), em hãy bày tỏ cách hiểu của em về vấn đề trên. - Hết- DeThi.edu.vn