Bộ câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9

doc 87 trang thaodu 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_cau_hoi_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9.doc

Nội dung text: Bộ câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9

  1. MÔN HỌC : GDCD THCS Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 1 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 1: Chí công vô tư * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là chí công vô tư. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu ví dụ về một việc làm thể hiện chí công vô tư. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. - Nêu một ví dụ, có thể là: Một người cán bộ lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của cán bộ cấp dưới để cải tiến công tác lãnh đạo được tốt hơn; một học sinh không vì cảm tình riêng mà bỏ qua hoặc che dấu khuyết điểm cho bạn; một người dân hiến đất của gia đình để xây trường học cho trẻ em; Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 1: Chí công vô tư * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của phẩn chất chí công vô tư. * Trang số (trong chuẩn): 166 1
  2. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. - Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng. - Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 1: Chí công vô tư * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là chí công vô tư. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện. Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét, đánh giá người khác Thông tin chung 2
  3. * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 1: Chí công vô tư * Chuẩn cần đánh giá: Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày. * Trang số (trong chuẩn): 166 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ. Em hãy nhận xét hành vi của Lan. Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. - Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải. - Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hoà và sau đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của chí công vô tư. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ? 3
  4. A. Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình. B. Hiền chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm. C. Hôm nay đến lớp thấy đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp học, An tự quét dọn lớp để kịp giờ vào học. D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài khi kiểm tra. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của chí công vô tư. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Những biểu hiện dưới đây là chí công vô tư hay không chí công vô tư ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Biểu hiện Chí công Không chí vô tư công vô tư A. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên lệch. B. Có thái độ vô tư, khách quan khi đánh giá người khác. C. Ba phải, ai nói thế nào, làm thế nào cũng cho là đúng, là được. D. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vén cho riêng mình. E. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân mình. G. Coi trọng lợi ích chung hơn lợi ích cá nhân mình. H. Bỏ qua cho những việc làm sai trái để được lợi. 4
  5. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. - Chí công vô tư: A, B, D, G - Không chí công vô tư: C, E, H Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 2 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 2: Tự chủ * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là tự chủ. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hiÓu thÕ nµo lµ tù chñ ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống ; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 2: Tự chủ * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là tự chủ. * Trang số (trong chuẩn): 165 5
  6. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. - Không tán thành ý kiến đó. - Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì: + Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động. + Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 2: Tự chủ * Chuẩn cần đánh giá: Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Linh là học sinh lớp 9. Linh đang học bài ở nhà thì Tuấn đến rủ Linh đi chơi điện tử ăn tiền. Nếu là Linh, trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. - Nêu cách ứng xử của bản thân: Kiên quyết và khéo léo từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền, khuyên Tuấn không chơi điện tử ăn tiền và rủ Tuấn cùng học bài. - Giải thích lí do : Chơi điện tử ăn tiền là một hình thức cờ bạc, là tệ nạn xã hội, bị pháp 6
  7. luật nghiêm cấm. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 2: Tự chủ * Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của người có tính tự chủ. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Hãy nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. Biểu hiện của người có tính tự chủ: biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình, Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 2: Tự chủ * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. V× sao con ng­êi cÇn biÕt ph¶i biÕt tù chñ ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 7
  8. Câu 5. Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá ; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 2: Tự chủ * Chuẩn cần đánh giá: * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ ? A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác. B. Sống đơn độc, khép kín. C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối. D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 2: Tự chủ * Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của người có tính tự chủ. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Hành vi dưới đây là tự chủ hay thiếu tự chủ ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Hành vi Tự chủ Thiếu tự chủ 8
  9. A. Khi làm bài kiểm tra, thấy bài khó là Tâm lại cuống lên, không tập trung để làm bài được. B. Bị bạn trêu chọc, Lâm phản ứng lại ngay như văng tục hoặc đánh bạn. C. Hòa luôn giữ bình tĩnh khi gặp những tình huống khó khăn bất ngờ. D. Dù đang học bài nhưng khi bạn đến rủ đi chơi là Yên đi ngay. E. Mặc dù trời mưa và một số bạn xung quanh bỏ buổi lao động ở trường, nhưng Hải vẫn đi lao động. G. Lan có tính nóng nảy, hay bốp chát với bạn bè, sau đó Lan thấy như vậy là dở nên cố gắng sửa chữa, bỏ được tính nóng nảy. H. Thấy các bạn tuổi mình làm blog, Hà cũng lao vào làm, do đó mất nhiều thời gian, học hành bị sút kém. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. - Tự chủ: C, E, G, - Thiếu tự chủ: A, B, D, H Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 2: Tự chủ * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là tự chủ. * Trang số (trong chuẩn): 165 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Những câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ ? 9
  10. A. Ăn có nhai, nói có nghĩ. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận. D. Ăn chắc mặc bền. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. A, C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 2: Tự chủ * Chuẩn cần đánh giá: Có ý thức rèn luyện tính tự chủ. * Trang số (trong chuẩn): 53 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ? Hãy nêu cách rèn luyện của em. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. - Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày - Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội ). Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 3 10
  11. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là dân chủ, kỉ luật. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. - Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, mhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật * Chuẩn cần đánh giá: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện : kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. 11
  12. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là dân chủ, kỉ luật. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật là đúng ? A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu. B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ. C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể. D. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật * Chuẩn cần đánh giá: Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể. * Trang số (trong chuẩn) : 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật ? 12
  13. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở; Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là dân chủ, kỉ luật. * Trang số (trong chuẩn) : 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Hành vi nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật ? A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biếu ý kiến xây dựng bài. B. Nói tự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài. C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ. D. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp/sinh hoạt Đội. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. A Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Theo em, vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật ? 13
  14. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ : - Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể. - Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội. Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 4 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá : Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Thế nào là hoà bình? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Thế nào là bảo vệ hòa bình ? 14
  15. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. Bảo vệ hoà bình là làm mọi việc để bảo vệ, gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên ; là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia ; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá: * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Theo em, vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. - Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán. - Hiện nay, chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 15
  16. Câu 4. Duy là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường. Em hãy nhận xét hành vi của Duy. Em sẽ góp ý cho Duy như thế nào? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. - Nhận xét hành vi của Duy: Hành vi của Duy không thể hiện lòng yêu hoà bình, vì người yêu hoà bình phải biết tôn trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra, Duy còn vi phạm đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan dung đối với bạn bè. - Góp ý cho Duy: - Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè và được bạn bè thông cảm hơn. - Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình. - Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong mọi tình huống quan hệ và giao tiếp. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Theo em, lòng yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. Một số biểu hiện như : Biết lắng nghe, biết đặt mình vào vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn ; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người khác ; sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác ; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác ; 16
  17. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Theo em, những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày ? A. Tôn trọng và lắng nghe người khác. B. Có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người. C. Hay gây gổ, cãi vã với mọi người xung quanh. D. Thừa nhận và học hỏi những ưu điểm của người khác. E. Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khác. G. Tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. A, B, D, G Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Em sẽ ứng xử thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau ? A. Tránh đi, không tham gia vào cuộc cãi lộn hoặc đánh lộn đó . B. Tham gia đánh/cãi nhau để bênh vực lẽ phải. C. Can ngăn các bạn và giúp các bạn hoà giải. D. Đứng ngoài cổ vũ cho bên nào mạnh hơn. 17
  18. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn ? A. Tranh cãi đến cùng để giành phần thắng. B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng. C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn. D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe doạ, xúc phạm bạn. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá: Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Theo em, học sinh có thể làm gì để đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ? 18
  19. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. Nêu một số việc làm, ví dụ như : giao lưu với thanh, thiếu nhi quốc tế ; mít tinh, viết thư, gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh ; tham gia vẽ tranh, hát, đi bộ vì hoà bình ; tham gia diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam với hoà bình, Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình * Chuẩn cần đánh giá: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 10. Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì. - Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ? - Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 10. - Không tán thành những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện không biết sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày, thể hiện sự thiếu tôn trọng, kì thị với người khác, dùng vũ lực với bạn bè, thờ ơ trước hành vi sai trái. - Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ không đứng ngoài xem, tỏ thái độ phản đối hành vi đánh bạn, can ngăn các bạn không đánh bạn T. Nếu không can ngăn được thì báo cho những người có trách nhiệm biết để kịp thời ngăn chặn. 19
  20. Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 5 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. * Trang số (trong chuẩn): 168 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. * Trang số (trong chuẩn): 168 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là (chọn câu trả lời đúng nhất) : A. quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác. B. quan hệ giữa các nước láng giềng. C. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác. D. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. 20
  21. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. D Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. * Trang số (trong chuẩn): 168 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài. B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn. C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai. D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. * Trang số (trong chuẩn): 168 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Hành vi, thái độ nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? 21
  22. A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài. B. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài. C. Niềm nở khi tiếp xúc với khách nước ngoài. D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. * Trang số (trong chuẩn): 168 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuấn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài và tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. 22
  23. * Trang số (trong chuẩn): 168 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và học sinh các nước khác ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. - Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống như có khách nước ngoài đến thăm trường; khi giao lưu với các bạn học sinh quốc tế; khi có người nước ngoài đến làm việc tại địa phương; khi có khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu; - Tích cực tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức, như : Mít tinh ủng hộ, bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng bị chiến tranh tàn phá, quyên góp ủng hộ nhân dân và trẻ em vùng bị thiên tai, các hoạt động giao lưu khác, Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. * Trang số (trong chuẩn): 168 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Những ý kiến dưới đây về tình hữu nghị giữa các dân tộc là đúng hay sai ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giầu và nước nghèo. B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh. 23
  24. C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau. D. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trên thế giới. E. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị. G. Học sinh còn nhỏ không thể xây dựng được tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. - Đúng : B, D - Sai : A, C, E, G Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. * Trang số (trong chuẩn): 168 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Trường của Thanh tổ chức viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, nhưng Thanh không tham gia. Các bạn trong tổ hỏi vì sao không tham gia thì Thanh nói nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, việc viết thư là không cần thiết, làm mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập. - Em có tán thành suy nghĩ của Thanh không ? Vì sao ? - Bản thân em suy nghĩ và đã thực hiện việc này như thế nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. - Không tán thành suy nghĩ của Thanh vì việc viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài là thể hiện tình hữu nghị, qua đó nâng cao hiểu biết về các dân tộc và học 24
  25. hỏi được nhiều điều bổ ích. - Trình bày suy nghĩ và việc làm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trưởng tổ chức. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. * Trang số (trong chuẩn): 168 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với người nước ngoài? A. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem. B. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài. C. Tò mò để ý xem cách ăn mặc của họ. D. Đùa vui bằng cách nhại tiếng nói của họ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. B Thông tin chung * Khối: 7 Học kỳ: I * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới * Chuẩn cần đánh giá: Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 25
  26. Câu 10. Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói : “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”. Em hãy nhận xét hành vi của Dũng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 10. Hành vi của Dũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, không thân thiện với người nước ngoài, không giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn. Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 6 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là hợp tác cùng phát triển. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển ? Hãy nêu một ví dụ về sự hợp tác. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. - Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. - Ví dụ : Nước ta hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, 26
  27. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Vì sao trong bối cảnh thế giới hiện nay, hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. - Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, - Để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là hợp tác cùng phát triển. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển? A. Trong giờ kiểm tra, Mai và Tuấn hợp tác cùng làm bài. B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân. C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm 27
  28. lâm. D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. * Trang số (trong chuẩn) : 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Đảng và Nhà nước ta tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới theo nguyên tắc nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. - Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng, cùng có lợi. - Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. - Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là hợp tác cùng phát triển. * Trang số (trong chuẩn) : 169 28
  29. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về hợp tác ? A. Hợp tác là tranh thủ sự giúp đỡ của người khác. B. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp. C. Mỗi quốc gia/ dân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài. D. Học sinh không cần có sự hợp tác trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mình. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là hợp tác cùng phát triển. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Hoà và Dũng thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh : Hoà làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm. Theo em, việc làm của Hoà và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắn không ? Vì sao ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. Việc làm của Hòa và Dũng không phải là sự hợp tác đúng đắn vì : - Các bạn đã vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực trong khi làm bài kiểm tra. - Việc làm đó không đem lại sự phát triển, tiến bộ cho 2 bạn, mà sẽ làm các bạn ngày càng lười học và học kém đi. 29
  30. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là hợp tác cùng phát triển. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Em hãy nêu tên một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. Một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên như : Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Y tế thế giới (WTO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển * Chuẩn cần đánh giá: Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Theo em, để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần rèn luyện như thế nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. Để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần : - Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân như bảo vệ môi trường, tuyên truyền chính sách dân số, tuyên truyền phòng, chống HIV/DIDS và các dịch bệnh, - Ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế; tích cực vận động gia đình, bạn bè thực hiện chính sách; phê phán những hành vi, việc làm đi ngược 30
  31. lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là hợp tác cùng phát triển. * Trang số (trong chuẩn): 169 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. Không đồng ý với ý kiến đó vì hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm. Vì vậy, hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác, các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn. Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 7 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Trang số (trong chuẩn): 170 31
  32. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Em hãy kể tên một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp mà em biết. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp. Ví dụ : - Truyền thống về đạo đức : Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, - Truyền thống về nghệ thuật : Múa rối nước, nghệ thuật Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, tranh Đông Hồ, nghệ thuật Chèo, các làn điệu dân ca của mọi miền đất nước, - Truyền thống về nghề nghiệp : Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ gốm mĩ nghệ, Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I 32
  33. * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Theo em, vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I 33
  34. * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần : - Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực. - Tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống. - Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Việc làm nào dưới đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Tham gia các lễ hội truyền thống. B. Xem bói để biết trước các sự việc sẽ xảy ra, tránh điều xấu. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Đi thăm các đền chùa, các di tích. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 34
  35. Câu 6. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca - Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó. - Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. Yêu cầu nêu được: - Suy nghĩ của bản thân : Đó là biểu hiện không đúng đắn, vì nghệ thuật dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được giá trị của nó. - Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ cần tự hào và trân trọng các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống đó bị mai một đi. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I 35
  36. * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là : A. những cách ứng xử phổ biến hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. những tư tưởng, đức tính hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. những đức tính, lối sống hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Chê bai các loại hình nghệ thuật dân tộc. B. Tích cực tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các truyền thống dân tộc. C. Không quan tâm tìm hiểu về truyền thống dân tộc. D. Cho rằng Việt Nam không có truyền thống đáng tự hào. 36
  37. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 10. Những hành vi dưới đây là đúng hay sai đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Hành vi Đúng Sai A. Chê bai các kiểu trang phục dân tộc, cho là lỗi thời. B. Tham gia các lễ hội truyền thống. C. Tích cực tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc. D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. E. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử- văn hoá. G. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc. H. Học tập cách ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 10. - Đúng : B, C, D, G, H - Sai : A, E, Thông tin chung 37
  38. * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 11. Em tán thành ý kiến nào dưới đây ? A. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không nên duy trì. B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn có thể phát triển. C. Nhờ có truyền thống, dân tộc Việt Nam mới giữ được bản sắc riêng của mình. D. Trong điều kiện xã hội hiện đại, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 11. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. * Trang số (trong chuẩn): 170 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 12. Hãy kết nối một ô ở cột I (hành vi) với một ô ở cột II (truyền thống) sao cho đúng nhất : Hành vi Truyền thống A. Tham gia hoạt động chăm sóc, giúp đỡ gia đình 1. Yêu nước thương binh, liệt sĩ . B. Tìm hiểu về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. 2. Hiếu thảo C. Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo. 3. Nhân ái D. Quan tâm giúp đỡ người khác. 4. Biết ơn 38
  39. E. Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 12. Nối A – 4 ; B – 1 ; C – 4 ; D - 3 Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 8 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động, sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. * Trang số (trong chuẩn): 166 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Thế nào là năng động, sáng tạo? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động, sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. * Trang số (trong chuẩn): 166 39
  40. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập của học sinh. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. - Nêu được 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: mạnh dạn học hỏi khi có điều gì chưa hiểu; tìm những cách giải bài tập khác nhau; sưu tầm thêm những bài tập ngoài sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu để đọc thêm v.v - Nêu được 2 biểu hiện thiếu năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: học thuộc lòng mà không hiểu bài (học vẹt); không chú ý vận dụng lý thuyết (lý thuyết suông); không biết liên hệ bài học với thực tế; chỉ biết làm theo thày, không tự tìm những cách giải khác v.v Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động, sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. * Trang số (trong chuẩn): 166 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Em tán thành ý kiến nào sau đây? Vì sao? A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sự sáng tạo. D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người lao động. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. - Tán thành ý kiến D 40
  41. - Giải thích: Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của tất cả mọi người lao động, nhất là trong xã hội hiện đại, vì lao động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần đạt được kết quả tốt. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động, sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Biết cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo * Trang số (trong chuẩn): 166 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Bàn về khả năng sáng tạo của mỗi người, Bùi nói : “Sáng tạo là một phẩm chất không phải ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi !” Em có tán thành ý kiến của Bùi không ? Vì sao ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. Không tán thành ý kiến của Bùi vì : - Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được, mà phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống. - Học sinh nếu cố gắng cải tiến phương pháp, có phương pháp học tập phù hợp thì vẫn có thể học tốt. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động, sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. * Trang số (trong chuẩn): 166 41
  42. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây là năng động, sáng tạo trong lao động ? A. Nghĩ đến đâu làm đến đó, không theo một quy trình nào. B. Làm theo cách có sẵn hoặc đã được hướng dẫn. C. Suy nghĩ tìm ra cách làm mới nhanh hơn, tốt hơn. D. Tự làm theo ý mình, không quan tâm đến chất lượng công việc. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động. sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. * Trang số (trong chuẩn): 166 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người học sinh năng động, sáng tạo ? A. Tìm cách giải bài tập mới nhưng kết quả không đúng. B. Luôn học thuộc bài học trong sách giáo khoa. C. Tìm đọc tài liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về nội dung học tập. D. Thấy bài khó không chịu suy nghĩ, lấy sách giải ra chép. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động, sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. 42
  43. * Trang số (trong chuẩn): 166 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Những biểu hiện dưới đây là năng động, sáng tạo hay không năng động, sáng tạo ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Biểu hiện Năng động, Không năng sáng tạo động, sáng tạo A. Khi thấy việc dễ thì làm, việc khó thì bỏ. B. Chủ động sắp xếp, tiến hành công việc trong lao động, học tập. C. Thường xuyên tìm hiểu, tham khảo những cách giải quyết khác nhau trong công việc. D. Lặp lại, bắt chước những gì người khác đã làm, không dám thay đổi những cái có sẵn. E. Không chịu bó tay, không lệ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện làm việc. G. Linh hoạt xử lí các tình huống nảy sinh trong công việc. H. Ngại thay đổi, khó thích nghi với hoàn cảnh, môi trường làm việc mới. I. Luôn suy nghĩ để tìm ra cách làm mới, sản phẩm mới đạt chất lượng, hiệu quả cao. K. Không tuân theo quy định về sản xuất L. Tìm ra cách làm mới nhanh hơn, nhưng chất lượng không đạt yêu cầu GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. - Năng động, sáng tạo: B, C, E, G. I. - Không năng động, sáng tạo: A, D, H, K, L Thông tin chung 43
  44. * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động, sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. * Trang số (trong chuẩn): 166 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. Năng động, sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động, sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. * Trang số (trong chuẩn): 166 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người học sinh năng động, sáng tạo ? A. Có cách giải bài tập mới nhưng kết quả không đúng. B. Luôn làm theo cách mà thầy/cô đã hướng dẫn. C. Chủ động sắp xếp thời gian, công việc, học tập có hiệu quả. D. Thấy bài khó thì nhờ bạn giải hộ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. C Thông tin chung 44
  45. * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 8 : Năng động, sáng tạo * Chuẩn cần đánh giá: Biết cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo * Trang số (trong chuẩn): 166 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 10. Theo em, học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện trở thành người năng động, sáng tạo ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 10. - Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống. - Đối với HS, để trở thành người năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế. Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 9 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hiểu thế nào làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, 45
  46. có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? (chọn câu trả lời đúng nhất) A. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. B. Là làm ra được một sản phẩm có giá trị trong thời gian không xác định. C. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất. D. Là làm ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. D Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Để tranh thủ thời gian, trong giờ học, Hà thường mang bài tập của môn khác ra làm. Có bạn khen Hà làm việc có năng suất và làm theo Hà. Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao? 46
  47. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. Không tán thành cách làm đó của Hà vì : - Làm việc gì cũng phải chú ý đến 3 mặt là năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nếu chỉ quan tâm đến năng suất mà không quan tâm đến các mặt kia thì không đạt yêu cầu của công việc, sản phẩm làm ra tuy nhiều nhưng có thể là xấu hoặc hỏng, không sử dụng được. - Việc làm của Hà tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm được nhiều việc, nhưng thực ra không có chất lượng, hiệu quả vì Hà không nghe giảng được, đo đó không hiểu bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Theo em, việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập có phải là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không ? Vì sao ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. Việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, vì : cải tiến phương pháp học tập giúp ta đỡ tốn thời gian học mà hiểu bài sâu, nắm vững kiến thức, kĩ năng, kết quả học tập cao. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 47
  48. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? A. Lâm thường làm nhiều việc trong một lúc nên việc gì cũng dở dang. B. Trong giờ kiểm tra môn Văn, Tâm chưa đọc kĩ đề đã làm bài ngay nên bị lạc đề. C. Loan có kế hoạch học tập hợp lí, luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập nên cuối năm đạt thành tích học sinh giỏi. D. Khi làm bài tập, Liên chỉ quan tâm để làm được nhiều bài, không cần biết là làm đúng hay sai. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Chuẩn cần đánh giá: Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Em tán thành ý kiến nào dưới đây ? A. Chỉ những người có khả năng đặc biệt mới có thể làm việc vừa có năng suất, vừa có chất lượng, hiệu quả. B. Trong sản xuất hàng hóa thì chỉ cần năng suất, còn chất lượng thì không quan trọng lắm. C. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, phải có lòng say mê và sự hiểu biết. D. Chỉ cần tăng năng suất lao động thì sẽ có hiệu quả trong sản xuất. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. C 48
  49. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Chuẩn cần đánh giá: Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Cứ làm ra được nhiều sản phẩm là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. B. Làm việc gì cũng cần có năng suất, chất lượng, hiệu quả. C. Chỉ trong sản xuất hàng hoá mới cần tính đến năng suất, chất lượng, hiệu quả. D. Để đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả thì phải làm việc có kế hoạch. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. - Đúng : B, D - Sai : A, C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Chuẩn cần đánh giá: Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 49
  50. Câu 8. Vì sao cần phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội, bởi vì : - Tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. - Đồng thời bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Chuẩn cần đánh giá: Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Trang số (trong chuẩn): 167 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Theo em, để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần có những yếu tố gì? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng động, sáng tạo. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: I * Bài 9 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. *Chuẩn cần đánh giá: Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân. * Trang số (trong chuẩn): 167 50
  51. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 10. Theo em, để có thể học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh phải rèn luyện như thế nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 10. - Chủ động trong học tập, luôn tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu cứu SGK và các tài liệu tham khảo khác. - Mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, chia sẻ ý kiến, quan điểm riêng với bạn bè, thầy cô giáo, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Tích cực liên hệ, tự liên hệ, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn, Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 12 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được hôn nhân là gì. * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hãy cho biết hôn nhân là gì ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II 51
  52. * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta . * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Em hãy cho biết những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Pháp luật có những quy định gì về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. - Quy định về kết hôn : Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cấm kết hôn trong những trường hợp người đang có vợ hoặc có chồng; người mất 52
  53. năng lực hành vi dân sự; giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, bố vợ với con riêng của vợ; giữa những người cùng giới tính. - Quy định về quan hệ giữa vợ và chồng : bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, có quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Theo em, việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. Tác hại của việc kết hôn sớm (tảo hôn) : - Đối với bản thân : Sinh con sớm và sinh nhiều con, ảnh hưởng sức khoẻ của cả mẹ và con, cản trở sự tiến bộ của bản thân (mất cơ hội học hành, tham gia hoạt động xã hội ) - Đối với gia đình : kinh tế gia đình khó khăn, con cái nheo nhóc, vợ chồng thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con, có thể dẫn đến gia đình bất hòa. - Đối với xã hội : thêm gánh nặng về mọi mặt cho xã hội (dân số tăng nhanh, gây áp lực về y tế, giáo dục, các dịch vụ khác ) Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. 53
  54. * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Kết hôn trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ? A. Việc kết hôn do hai bên gia đình quyết định và tổ chức kết hôn tại gia đình. B. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và tổ chức đám cưới. C. Việc kết hôn được nhà thờ cho phép và làm lễ kết hôn tại nhà thờ. D. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. D Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Tuổi được kết hôn theo quy định của pháp luật là bao nhiêu ? A. Nam và nữ từ 18 tuổi trở lên. B. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên. C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. D. Nam và nữ từ 19 tuổi trở lên GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. C Thông tin chung 54
  55. * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Pháp luật cấm kết hôn trong trường hợp nào dưới đây ? A. Người Việt Nam với người nước ngoài. B. Giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau. C. Người bị bệnh, không có khả năng làm chủ hành vi của mình. D. Giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Theo em, những ý kiến dưới đây là đúng hay sai về điều kiện và thủ tục kết hôn ? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Nam nữ chưa có vợ, có chồng, tự nguyện đến với nhau là coi như vợ chồng. B. Chỉ cần tổ chức đám cưới là coi như chính thức thành vợ chồng. C. Cha/mẹ nuôi không được phép kết hôn với con nuôi. D. Việc kết hôn của nam, nữ nhất thiết phải được hai bên gia 55
  56. đình đồng ý. E. Việc kết hôn của nam, nữ phải được cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc chấp thuận. G. Việc kết hôn cần được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. H. Việc kết hôn vừa phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền vừa phải tổ chức đám cưới thì mới hợp lệ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. - Đúng : C, G - Sai : A, B, D, E, H Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Em tán thành những ý kiến nào dưới đây về hôn nhân ? A. Cha mẹ có quyền quyết định việc hôn nhân của con. B. Con cái cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ trong việc chọn bạn đời. C. Không nên yêu sớm vì sẽ dẫn đến kết hôn sớm. D. Gia đình chỉ hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính. E. Hôn nhân phải trên cơ sở môn đăng hộ đối. G. Phải chung sống trước khi kết hôn (sống thử) thì mới đảm bảo hôn nhân hạnh phúc. H. Lấy vợ, lấy chồng con nhà giầu mới có hạnh phúc. I. Kết hôn sớm và mang thai sớm có hại cho sức khỏe của cả mẹ và con. K. Trong gia đình, người chồng phải có quyền quyết định mọi việc thì gia đình mới hạnh phúc. 56
  57. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. - Tán thành : B, C, D, I - Không tán thành : A, E, G, H, K Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: Không tán thành việc kết hôn sớm. * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 10. Theo em, chúng ta có nên yêu sớm, khi đang ở tuổi học trò không? Vì sao? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 10. Không nên yêu sớm ở tuổi học trò vì tác hại của nó trước mắt và sau này: yêu sớm ảnh hưởng không tốt đến học tập và rèn luyện; dễ mắc sai lầm (ngộ nhận, nhẹ dạ, cả tin ) có thể dẫn đến hậu quả làm hỏng cả cuộc đời; dễ dẫn đến kết hôn sớm và sinh con sớm, cuộc sống nheo nhóc. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 12 : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Chuẩn cần đánh giá: Không tán thành việc kết hôn sớm. * Trang số (trong chuẩn) : 172 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 11. Hồng mới 17 tuổi, nhưng cha mẹ Hồng vì tham giàu đã ép gả Hồng cho một 57
  58. người hơn Hồng đến 20 tuổi, gần bằng tuổi bố Hồng. Hồng không đồng ý thì cha mẹ Hồng hết dỗ dành lại mắng nhiếc. Thuyết phục mãi không được, bố Hồng đánh Hồng một trận, nhốt Hồng trong buồng không cho ra ngoài, giao hẹn bao giờ đồng ý lấy chồng mới cho ra. - Việc làm của bố mẹ Hồng là đúng hay sai ? Vì sao ? - Hồng có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 11. - Việc làm của bố mẹ Hồng là sai, vi phạm pháp luật về hôn nhân, vì đã ép gả con trong khi con chưa đến tuổi được kết hôn. - Hồng có thể nhờ các đoàn thể ở địa phương can thiệp (Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân ), nhờ họ hàng, những người có uy tín giải thích cho bố mẹ hiểu việc làm của mình là sai trái và hậu quả của việc ép gả con. Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 13 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hãy cho biết thế nào là quyền tự do kinh doanh ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. Quyền tự do kinh doanh là quyền được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước. 58
  59. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế * Chuẩn cần đánh giá: Các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong kinh doanh ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. Được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh ; phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép ; không được kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như ma tuý, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí, Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Em hiểu thế nào là thuế ? Hãy nêu tên một số loại thuế ở nước ta hiện nay. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. - Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung. - Một số loại thuế hiện nay ở nước ta : thuế kinh doanh, thuế xuất, nhập khẩu, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, 59
  60. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Thuế có vai trò như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4 . Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế * Chuẩn cần đánh giá: Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Theo em, học sinh có thể làm gì để góp phần vào việc thực hiện chính sách của nhà nước về kinh doanh và thuế ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. - Đối với những học sinh mà gia đình làm kinh doanh thì vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế. - Đối với các em khác thì có thể giải thích, vận động các hộ gia đình thực hiện tốt chính sách về kinh doanh và thuế; góp phần phát hiện những hành vi vi phạm. 60
  61. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế * Chuẩn cần đánh giá: Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là : A. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. B. Khi đã có giấy phép kinh doanh, công dân có thể kinh doanh tất cả các mặt hàng. C. Công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước. D. Công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh theo khả năng của bản thân, không bị bất cứ ràng buộc nào. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế * Chuẩn cần đánh giá: Các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Những hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về kinh doanh ? A. Kinh doanh các mặt hàng mà Nhà nước cấm. B. Làm hàng giả. C. Kinh doanh các mặt hàng có ghi trong giấy phép. D. Kinh doanh không có đăng kí kinh doanh. E. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh. 61
  62. G. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. H. Gian lận trong buôn bán, kinh doanh. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. A, B, D, E, H Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế * Chuẩn cần đánh giá: Các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Những ý kiến dưới đây về quyền tự do kinh doanh là đúng hay sai ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp. B. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì. C. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước. D. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. - Đúng : A, B - Sai : C, D 62
  63. Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 14 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Theo em, quyền và nghĩa vụ lao động của công dân có ý nghĩa như thế nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. Quyền và nghĩa vụ lao động tạo điều kiện cho công dân cơ hội tìm kiếm việc làm, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình đồng thời tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Em hãy nêu nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 63
  64. Câu 2. - Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội. - Công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải quyết việc làm cho người lao động ; khuyến khích, tạo điều kiện hoặc giúp đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh, thu hút lao động. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. * Trang số (trong chuẩn): 173 64
  65. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Pháp luật quy định thế nào về việc sử dụng lao động trẻ em ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. Pháp luật quy định : Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc ; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại ; cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Những hoạt động nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân ? A. Thuê mướn lao động làm trong cơ sở sản xuất của mình. B. Mở các lớp dạy nghề. C. Thành lập doanh nghiệp, công ty. D. Sản xuất, buôn bán hàng giả. E. Tự làm kinh tế vườn. G. Đi làm trong các nhà máy, công ty của nhà nước hoặc của tư nhân. H. Buôn bán chất ma tuý, chất cháy, chất nổ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. A, B, C, E, G 65
  66. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? A. Người đủ 15 tuổi trở lên mới phải lao động. B. Trẻ em cũng phải lao động kiếm tiền để góp phần nuôi dưỡng gia đình. C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động. D. Những người khuyết tật không cần phải lao động GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Lao động là quyền của công dân có nghĩa là : (chọn câu trả lời đúng nhất) A. Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn làm bất cứ việc gì có lợi cho bản thân. B. Mọi công dân có quyền làm bất cứ việc gì đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. C. Mọi công dân có quyền tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân và có ích cho xã hội. D. Mọi công dân có quyền làm các công việc như nhau, không phân biệt độ tuổi. 66
  67. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Em tán thành hay không tán thành những quan niệm dưới đây ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Quan niệm Tán Không tán thành thành A. Lao động là một sự bắt buộc và nhàm chán. B. Không có công việc nào là thấp hèn, chỉ những người lười nhác, không chịu lao động mới đáng xấu hổ. C. Lao động chân tay thì không có gì đáng tự hào. D. Người ta không thể sống mà không có lao động. E. Nên chọn hình thức lao động nào nhàn hạ mà có thu nhập cao. G. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, không phải lao động. H. Trẻ em con nhà nghèo mới phải lao động. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. 67
  68. - Tán thành : B, D - Tán thành : A, C, E, G, H Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc tại các cơ sở lao động. B. Có thể sử dụng người lao động từ 15 tuổi trở lên làm tất cả mọi công việc. C. Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm D. Được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm mọi công việc. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. - Đúng : A, C - Sai : B, D Thông tin chung 68
  69. * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. * Trang số (trong chuẩn): 173 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 10. Thấy một số trẻ em lang thang đến khu vực bến phà gần nhà mình, bà Tư tìm cách rủ các em về nhà bà. Mấy ngày đầu, bà đối xử với các em có vẻ tử tế. Nhưng sau đó bà sai các em hằng ngày đứa thì đi nhặt rác, đứa thì đi đánh giày, đứa thì đi bán vé số, tối về phải nộp tiền cho bà, em nào không có tiền nộp thì bị phạt, bị bỏ đói. Bà còn quy định mỗi em phải nộp bao nhiêu tiền cho bà sau mỗi ngày. Bọn trẻ sau một thời gian ở với bà Tư đều gầy yếu, xanh xao. - Theo em, bà Tư có vi phạm pháp luật về lao động không ? Vì sao ? - Nếu biết sự việc trên, em sẽ làm gì ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 10. - Bà Tư đã vi phạm điều mà pháp luật về lao động nghiêm cấm : lạm dụng sức lao động của trẻ em phục vụ cho mục đích của bà. - Nếu biết sự việc em sẽ báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an biết để xử lí. Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 15 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là vi phạm pháp luật. * Trang số (trong chuẩn): 174 69
  70. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm haị đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Các loại vi phạm pháp luật. * Trang số (trong chuẩn): 174 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Có những loại vi phạm pháp luật nào ? Hãy nêu ví dụ cho mỗi loại. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. Có 4 loại vi phạm pháp luật : - Vi phạm pháp luật hình sự, ví dụ : đánh người gây thương tích. - Vphạm pháp luật hành chính, ví dụ : Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. - Vi phạm pháp luật dân sự, ví dụ : Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà. - Vi phạm kỉ luật, ví dụ : Vi phạm nội quy an toàn lao động của xí nghiệp. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II 70
  71. * Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là trách nhiệm pháp lí. * Trang số (trong chuẩn): 174 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Em hiểu thế nào là trách nhiệm pháp lí ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là vi phạm pháp luật. * Trang số (trong chuẩn): 174 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Vi phạm pháp luật là : A. hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. D. hành vi có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân 71
  72. * Chuẩn cần đánh giá: Các loại vi phạm pháp luật. * Trang số (trong chuẩn): 174 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Vi phạm pháp luật hình sự là : A. hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm. B. hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ Luật Hình sự. C. hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác. D. hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật. * Trang số (trong chuẩn): 174 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật gì ? A. Vi phạm pháp luật hình sự B. Vi phạm pháp luật hành chính C. Vi phạm pháp luật dân sự 72
  73. D. Vi phạm kỉ luật GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là vi phạm pháp luật. * Trang số (trong chuẩn): 174 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật ? A. Người lái xe uống rượu say, đâm vào người đi đường. B. Em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp nhà hàng xóm. C. Đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông. D. Điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật. * Trang số (trong chuẩn): 174 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 73
  74. Câu 8. Ông H là cán bộ kiểm lâm, ông đã nhận số tiền 10 triệu đồng của lái xe và cho xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ trách. - Theo em, hành vi của ông H là hành vi gì ? - Ông H đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. - Hành vi của ông H là hành vi nhận hối lộ. - Ông H đã vi phạm pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 15 : Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân * Chuẩn cần đánh giá: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật. * Trang số (trong chuẩn): 174 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 9. Vũ (15 tuổi), lấy xe gắn máy của bố đi trên đường phố, bị chú cảnh sát giao thông giữ lại để xử lí. Theo em, Vũ có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm pháp luật gì ? Cụ thể là vi phạm quy định nào của Luật Giao thông đường bộ ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 9. Vũ đã vi phạm pháp luật hành chính. Cụ thể là vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tuổi của người điều khiển xe gắn máy. Theo quy định của Luật này thì người điều khiển xe gắn máy phải đủ 16 tuổi trở lên (Vũ mới 15 tuổi). Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 16 74
  75. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Chuẩn cần đánh giá: * Trang số (trong chuẩn): 175 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 175 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hãy cho biết thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội ; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Chuẩn cần đánh giá: Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 175 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 75
  76. Câu 2. Có những hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. Có hai hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân, đó là : - Trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước; bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. - Gián tiếp tham gia thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Chuẩn cần đánh giá: Trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 175 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Nhà nước và công dân có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. - Trách nhiệm của Nhà nước là đảm bảo và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Trách nhiệm của công dân là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua các hoạt động cụ thể : tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương, của cả nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân ; thực hiện quyền bầu cử và ứng cử; Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 76
  77. * Chuẩn cần đánh giá: Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 175 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân có ý nghĩa như thế nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 175 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Những việc làm nào dưới đây là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ? A. Tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng khu dân cư văn hoá. B. Tham gia làm vệ sinh đường phố, thôn xóm. C. Đi bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân. D. Tích cực làm kinh tế gia đình. E. Góp ý kiến với chính quyền địa phương về việc xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em. G. Góp ý kiến vào dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. H. Tham gia trồng cây gây rừng. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. A, C, E, G 77
  78. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Trang số (trong chuẩn): 175 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Ý kiến nào dưới đây về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là đúng? A. Chỉ những người lãnh đạo nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. B. Chỉ những cán bộ, công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. C. Chỉ những công dân đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. D. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. D Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 16 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. * Chuẩn cần đánh giá: Biết thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội phù hợp với lứa tuổi. * Trang số (trong chuẩn): 175 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 78
  79. Câu 7. Học sinh Trung học cơ sở có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua những việc làm cụ thể nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. Học sinh Trung học cơ sở có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua những việc làm cụ thể như: Tham gia góp ý về việc xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em ở địa phương, việc xây dựng trường học, về môi trường sống, về an toàn giao thông, về những hiện tượng bạo hành với trẻ em, lạm dụng sức lao động, ngược đãi, xâm hại tình dục trẻ em Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 17 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. * Số trang (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 1. - Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm : xây dựng quốc phòng toàn dân ; thực hiện nghĩa vụ quân sự ; bảo vệ trật tự an ninh xã hội ; thực hiện chính sách hậu phương quân đội. 79
  80. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc * Chuẩn cần đánh giá: Một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. * Số trang (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Hãy nêu quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. Một số quy định của pháp luật : - Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật. - Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định. - Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. * Số trang (trong chuẩn) : 176 80
  81. KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Có bạn cho rằng bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của các chú bộ đội, học sinh còn nhỏ, chưa có nhiệm vụ đó. Em có tán thành ý kiến của bạn đó không? Vì sao? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. Không tán thành ý kiến của bạn đó, vì: - Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của tất cả mọi công dân, trong đó có học sinh. - Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là trực tiếp cầm súng đánh giặc (thực hiện nghĩa vụ quân sự), mà còn những nhiệm vụ khác như xây dựng quốc phòng toàn dân; bảo vệ trật tự an ninh xã hội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội. - HS chưa đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự, nhưng vẫn có trách nhiệm và có thể làm những việc vừa sức để đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. * Số trang (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Theo em, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của ai ? A. Của quân đội nhân dân. B. Của các lực lượng vũ trang nhân dân. C. Của toàn dân. D. Của nam thanh niên. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. C 81
  82. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. * Số trang (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Bảo vệ Tổ quốc gồm những nội dung nào dưới đây ? A. Tham gia phát triển kinh tế ở địa phương. B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. C. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. E. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân. G. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. H. Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 5. B, D, E, G Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. * Số trang (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Việc làm nào dưới đây thể hiện ý thức thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? 82
  83. A. Tích cực học tập các bộ môn văn hoá. B. Tự giác đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. C. Tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. D. Giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. B Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc * Chuẩn cần đánh giá: * Số trang (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 7. Những việc làm dưới đây là đúng hay sai trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng) Việc làm Đúng Sai A. Tích cực học tập bộ môn quốc phòng trong nhà trường. B. Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách. C. Trốn tránh lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự. D. Tích cực luyện tập quân sự theo yêu cầu của nhà trường. E. Gây mất trật tự an ninh ở địa phương. G. Tích cực tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ. H. Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 7. - Đúng : A, B, D, G, H - Sai : C, E 83
  84. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 17 : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc * Chuẩn cần đánh giá: Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. * Số trang (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 8. Hoàng Văn P năm nay 18 tuổi và có tên trong danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự ở địa phương, nhưng mỗi khi được gọi đi khám tuyển là P lại lấy lí do ốm hoặc đi làm ăn xa để không đi khám tuyển. Em có tán thành việc làm của P không ? Vì sao ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 8. Không tán thành việc làm của Hoàng văn P vì đó là hành vi cố ý trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân. Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 18 Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. * Trang số (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 1. Em hiểu thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 84
  85. Câu 1. - Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội - Tuân theo pháp luật là sống và hành động theo các quy định của pháp luật. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật * Chuẩn cần đánh giá: Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và sống tuân theo pháp luật. * Trang số (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 2. Theo em,giữa sống có đạo đức và sống tuân theo pháp luật có mối quan hệ như thế nào ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 2. Sống có đạo đức là phải tuân theo pháp luật và ngược lại việc sống tuân theo pháp luật cũng là thực hiện theo một số giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật * Chuẩn cần đánh giá: Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. * Trang số (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 3. Vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 3. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, được mọi người kính trọng ; là 85
  86. điều kiện để xây dựng gia đình hành phúc, thúc đẩy xã hội phát triển. Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật * Chuẩn cần đánh giá: Trách nhiệm của thanh niên học sinh. * Trang số (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 4. Thanh niên học sinh phải rèn luyện như thế nào để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 4. Cần phải rèn luyện ý thức tự giác, thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân để trở thành người biết sống có đạo đức và tuân theo pháp luật Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. * Trang số (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 5. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện sống có đạo đức ? A. Thờ ơ trước khó khăn của người khác. B. Chế giễu người khuyết tật. C. Tham gia các hoạt động từ thiện. D. Nhận tiền hối lộ của người khác. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 86
  87. Câu 5. C Thông tin chung * Khối: 9 Học kỳ: II * Bài 18 : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật * Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. * Trang số (trong chuẩn) : 176 KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : Câu 6. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tuân theo pháp luật ? A. Lạm dụng sức lao động trẻ em. B. Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước. C. Lấy của công làm của riêng. D. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: Câu 6. B 87