Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 (Cả năm)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 (Cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_cau_hoi_trac_nghiem_dia_li_9_ca_nam.doc
Nội dung text: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 (Cả năm)
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 (Cả năm) BÀI 1 - 5. ĐỊA LÍ DÂN CƯ 1. Nhận biết Câu 1. Dân tộc nào ở nước ta có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước nhất? A. Mường. B. Tày. C. Ê - đê. D. Kinh. Câu 2. Dân tộc nào có số dân đông nhất ở nước ta? A. Kinh. B. Mường. C. Tày. D. Thái. Câu 3. Dân tộc H’Mông phân bố tập trung nhiều nhất ở đâu? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trường Sơn - Tây Nguyên. C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 4. Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là A. số lượng quá đông và tăng nhanh. B. tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. C. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao. D. trình độ chuyên môn còn hạn chế. Câu 5. Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở A. khu vực miền núi, trung du. B. khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. C. trung du, miền núi Bắc Bộ. D. đồng bằng, trung du và duyên hải. Câu 6. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Việt Nam được thể hiện ở A. truyền thống sản xuất. B. ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán. C. trình độ khoa học kĩ thuật. D.trình độ thâm canh. Câu 7. Các dân tộc ít người của nước ta phân bố chủ yếu ở A. đồng bằng. 1
- B. quần đảo. C. duyên Hải. D. Trung du và miền núi. Câu 8. Sự bùng nổ dân số ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn nào sau đây? A. Đầu thế kỉ XX. B. Cuối thế kỉ XIX. C. Nửa cuối thế kỉ XX. D. Đầu thế kỉ XXI. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị sau? A. Thanh Hóa. B. Quy Nhơn. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng. Câu 10. Thành tựu của công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình ở nước ta là A. giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên. B. cơ cấu dân số trẻ. C. tỉ lệ sinh rất cao. D. quy mô dân số lớn và tăng. Câu 11. Các đô thị ở nước ta chủ yếu thuộc loại A. nhỏ. B. vừa. C. vừa và lớn. D. vừa và nhỏ. Câu 12. Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 13. Nguồn lao động nước ta hiện nay còn hạn chế về A. sự cần cù, sáng tạo. B. khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật. 2
- C. tác phong công nghiệp. D. kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Câu 14. Khu vực có tỉ trọng lao động ngày càng giảm ở nước ta là A. nông, lâm, ngư nghiệp. B. dịch vụ và nông nghiệp. C. dịch vụ và công nghiệp. D. công nghiệp - xây dựng. Câu 15. Mật độ dân số nước ta có xu hướng A. ít biến động. B. ngày càng giảm. C. ngày càng tăng. D. tăng giảm không đều. Câu 16. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng A. nhóm tuổi dưới 15 tăng; nhóm tuổi trên 60 giảm. B. nhóm tuổi dưới 15 tăng; nhóm tuổi trên 60 tăng. C. nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 đều giảm. D. nhóm tuổi từ 15 đến 59 và nhóm tuổi trên 60 tăng. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta? A. Số lượng dồi dào, liên tục được bổ sung. B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. C. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ cao. D. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết số dân thành thị nước ta năm 2007 là bao nhiêu triệu người? A. 18,77. B. 20,87. C. 22,34. D. 23,37. Câu 19. Quần cư nông thôn không có đặc điểm nào sau đây? A. Có mật độ dân số thấp. B. Sống theo làng mạc, thôn xóm. C. Chủ yếu là nhà cao tầng, khu chung cư, biệt thự. 3
- D. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp. Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng với đô thị hóa nước ta? A. Các đô thị ở nước ta có quy mô lớn và rất lớn. B. Phân bố tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển. C. Kinh tế chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. D. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng cao. Câu 21. Dân tộc Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho sinh sống chủ yếu ở A. đồng bằng sông Hồng. B. cực Nam Trung Bộ. C. Trường Sơn và Tây Nguyên. D. đồng bằng sông Cửu Long. Câu 22. Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng chung sống? A. 51. B. 52. C. 53. D. 54. Câu 23. Thế mạnh của nguồn lao động nước ta không phải là A. nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. B. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. C. chủ yếu là lao động có tay nghề cao. D. có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố dân cư nước ta? A. Dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước. B. Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực thành thị. C. Dân cư phân bố chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. D. Mật độ dân số ở miền núi thấp hơn ở đồng bằng. Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta hiện nay là A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Đông Nam Bộ. 4
- Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu vực kinh tế nào có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta? A. Dịch vụ và công nghiệp. B. Dịch vụ. C. Nông nghiệp. D. Công nghiệp - xây dựng. Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số nước ta hiện nay? A. Quy mô dân số lớn. B. Cơ cấu dân số vàng. C. Nhiều thành phần dân tộc. D. Dân số đang tăng rất chậm. Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay? A. Dân đông, thành phần dân tộc đa dạng. B. Dân số còn tăng nhanh, đang bị già hóa. C. Phân bố dân cư không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị. D. Gia tăng tự nhiên giảm, số người tăng mỗi năm vẫn nhiều. Câu 29. Dân tộc Tày, Nùng ở nước ta sinh sống chủ yếu ở khu vực A. tả ngạn sông Hồng. B. phía nam sông Cả. C. vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 30. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư nước ta? A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc. B. Cơ cấu dân số trẻ, dân số vẫn tăng nhanh. C. Phân bố dân cư đồng đều giữa thành thị và nông thôn. D. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có sự biến đổi nhanh. Câu 31. Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001 - 100 0000 người? A. Thái Nguyên. B. Hải Phòng. C. Quảng Ngãi. D. Biên Hòa. 5
- Câu 32. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây thuộc loại 2? A. Hà Nội, Thái Nguyên. B. Vũng Tàu, Thái Nguyên. C. Long Xuyên, Nam Định. D. Thái Nguyên, Nam Định. Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết hai đô thị có quy mô dân số lớn hơn cả ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Vinh, Huế. B. Vinh, Hà Tĩnh. C. Thanh Hoá, Vinh. D. Thanh Hoá, Huế. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng song Cửu Long. Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có dân số trên một triệu người? A. Hải Phòng B. Việt Trì. C. Tuy Hòa. D. Vĩnh Long. Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào có quy mô dân số dưới 500 nghìn người? A. Hạ Long. B. Đà Nẵng. C. Biên Hòa. D. Cần Thơ. Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào ở vùng Tây Nguyên có quy mô dân số dưới 100 nghìn người? A. Kom Tum. 6
- B. Plei Ku. C. Bảo Lộc. D. Gia Nghĩa. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị có quy mô dân số dưới 100 nghìn người ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Hà Tĩnh. B. Đồng Hới. C. Đông Hà. D. Huế. Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị loại 2 của vùng Đồng bằng sông cửu long là A. Tân An, Cần Thơ. B. Cần Thơ, Rạch Giá. C. Mỹ Tho, Cần Thơ. D. Cần Thơ, Long Xuyên. Câu 40. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay A. là cơ cấu dân số trẻ. B. là cơ cấu dân số già. C. đang biến đổi theo hướng già hóa. D. đang biến đổi theo hướng trẻ hóa. Câu 41. Xu hướng già hóa của dân số nước ta không có biểu hiện nào sau đây? A. Tỉ lệ người trên 60 tăng. B. Tuổi thọ trung bình tăng. C. Tỉ lệ người từ 0 - 14 tăng. D. Gia tăng tự nhiên giảm. Câu 42. Vùng nào sau đây có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất ở nước ta? A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 43. Nhóm tuổi nào chiếm tỉ lệ cao nhất ở nước ta? A. 0 - 14. 7
- B. 15 - 59. C. Trên 60. D. Bằng nhau. Câu 44. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh (thành phố) nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh (thành phố) sau? A. Sơn La. B. Hà Nội. C. Đà Nẵng. D. Khánh Hòa. Câu 45. Ở nước ta, dân cư tập trung chủ yếu ở A. miền núi, trung du. B. đồng bằng, ven biển. C. trung du, đồng bằng, ven biển. D. miền núi, đồng bằng, ven biển. Câu 46. Phát biểu nào sau đây không phải là thế mạnh của nguồn lao động nước ta? A. Nguồn lao động dồi dào và liên tục được bổ sung. B. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. C. Người lao động có tác phong công nghiệp chưa cao. D. Có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Câu 47. Lao động nước ta trung bình mỗi năm tăng khoảng A. 0,5 triệu người. B. 1 triệu người C. 1,5 triệu người. D. 2 triệu người. Câu 48. Vùng nào sau đây là địa bàn cư trú của trên 20 dân tộc? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trường Sơn - Tây Nguyên. Câu 49. Số dân đông và gia tăng nhanh mang lại lợi thế cơ bản nào sau đây? A. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. B. Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. 8
- C. Tài nguyên thiên nhiên nước ta bị khai thác quá mức. D. Phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện. Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết dân số nước ta năm 2007 là A. 79,71 triệu người. B. 81,57 triệu người. C. 83,11 triệu người. D. 85,17 triệu người. Câu 51. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân số nước ta hiện nay A. tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm. B. tỉ lệ tử vong giữ ổn định ở mức tương đối thấp. C. gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh. D. gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình thế giới. Câu 52. Dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh A. tương đối thấp. B. tương đối cao. C. trung bình. D. rất cao. Câu 53. Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hóa của nước ta? A. trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp. B. các đô thị chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ. C. tỉ lệ dân thành thị cao hơn so với thế giới. D. tỉ lệ dân thành thị thấp hơn so với thế giới. Câu 54. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉ lệ lao động nước ta đang làm việc trong khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng năm 2007 là bao nhiêu? A. 18,0%. B. 19,0%. C. 20,0%. D. 21,0%. Câu 55. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người? A. Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. 9
- C. Hà Nội, Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh. Câu 56. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị loại 1 nào sau đây của nước ta do Trung ương quản lí? A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Đà Nẵng, Huế. C. Hải Phòng, Đà Nẵng. D. Biên Hòa, Cần Thơ. Câu 57. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết những đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên? A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Đông Hà. B. Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên. C. Việt Trì, Thái Nguyên, Yên Bái. D. Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh. Câu 58. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 1? A. Hải Phòng . B. Huế. C. Cần Thơ. D. Đà Nẵng. Câu 59. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tháp dân số của nước ta? A. Tỉ lệ người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999. B. Cơ cấu dân số của tháp dân số năm 1999 là dân số trẻ. C. Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa. D. Tỉ lệ người từ 0 - 14 tuổi năm 1999 nhiều hơn năm 2007. Câu 60. Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001 - 1000 000 người? A. Thái Nguyên. B. Hải Phòng. C. Quảng Ngãi. D. Biên Hòa. 10
- Câu 61. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đâu là các đô thị loại 2 của nước ta? A. Hà Nội, Nha Trang. B. Vũng Tàu, Pleiku. C. Long Xuyên, Đà Lạt. D. Thái Nguyên, Nam Định. Câu 62. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào dưới đây có quy mô dân số từ 200 001 - 500 000 người? A. Quy Nhơn. B. Cần Thơ. C. Biên Hòa. D. Hà Nội Câu 63. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết khu vực nào có mật độ dân số cao nhất? A. Miền núi. B. Trung du. C. Đồng bằng. D. Ven biển. Câu 64. Căn cứ vào Atlat Địalí Việt Nam trang 15, cho biết hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Thanh Hoá,Vinh. B. Thanh Hoá, Huế. C. Vinh, Huế. D. Vinh, Hà Tĩnh. Câu 65. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc loại đặc biệt? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Huế. D. Đà nẵng. Câu 66. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào dưới đây có dân số trên một triệu người? A. Hải Phòng B. Việt Trì. 11
- C. Tuy Hòa. D. Vĩnh Long. Câu 67. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nòa sauu đây có quy mô dân số dưới 500 nghìn người? A. Hạ Long. B. Đà Nẵng. C. Biên Hòa. D. Cần Thơ. Câu 68. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây ở vùng Tây Nguyên có quy mô dân số dưới 100 nghìn người? A. Kom Tum. B. Plei Ku. C. Bảo Lộc. D. Gia Nghĩa. Câu 69. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây ở vùng Bắc Trung Bộ có quy mô dân số dưới 100 nghìn người? A. Hà Tĩnh. B. Đồng Hới. C. Đông Hà. D. Huế. Câu 70. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị loại 2 của vùng Đồng bằng sông cửu long là A. Tân An, Cần Thơ. B. Long Xuyên, Rạch Giá. C. Mỹ Tho, Cần Thơ. D. Cần Thơ, Long Xuyên. Câu 71. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Bình. A. Hà Tĩnh. B. Đồng Hới. C. Đông Hà. D. Huế. 12
- Câu 72. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo phân bố nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Thông hiểu Câu 1. Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng chủ yếu do A. loài người định cư ở nước ta từ rất sớm tại nước ta. B. là nơi nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư trong lịch sử. C. có nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. D. tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết những dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta là A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me, Hmông. B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều. C. Chăm, Hoa, Nùng, Thái, Tày, Mông. D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê, Gia-rai. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự phân bố dân cư giữa vùng Tây Bắc và Tây Nguyên? A. Dân cư phân bố rất thưa thớt ở các cao nguyên. B. Dân cư tập trung đông ở các vùng ven biên giới. C. Dân cư phân bố rất thưa thớt ở lưu vực sông suối. D. Dân cư tập trung đông ở dọc các tuyến giao thông. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về các dân tộc ở nước ta? A. Phân bố không đều. B. Phân bố xen kẽ. C. 6 dân tộc ít người có số dân trên 1 triệu người. D. 5 dân tộc ít người có số dân dưới 1 nghìn người 13
- Câu 5. Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa các dân tộc thiểu số có vị trí như thế nào? A. Bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam. B. Làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ. C. Góp phần quan trọng hình thành nền văn hóa Việt Nam. D. Trở thành bộ phận riêng biệt của nền văn hóa Việt Nam. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta? A. Dân số nước ta tăng nhanh. B. Việt Nam là một nước đông dân. C. Phần lớn dân số ở thành thị. D. Phần lớn dân số ở nông thôn. Câu 7. Hậu quả lớn nhất về mặt xã hội của việc phân bố dân cư không hợp lí là A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên. B. ô nhiễm môi trường. C. gây lãng phí nguồn lao động. D. giải quyết vấn đề việc làm. Câu 8. Dân số thành thị ở nước ta tăng nhanh không phải do A. làn sóng di dân vào thành thị. B. gia tăng dân số tự nhiên cao. C. tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng. D. nhiều đô thị mới hình thành. Câu 9. Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị nước ta phản ánh A. đô thị tập trung ở đồng bằng. B. đô thị có quy mô lớn. C. tốc độ đô thị hoá ngày càng cao. D. xuất hiện nhiều siêu đô thị. Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây của nguồn lao động vừa là lợi thế vừa là khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội nước ta ? A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. B. Lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm hơn một triệu lao động. C. Phần lớn lao động sống ở nông thôn. D. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. 14
- Câu 11. Đặc điểm nào không đúng về nguồn lao động nước ta ? A. Tỉ lệ lao động khu vực Nhà nước tăng. B. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng dần. C. Tỉ lệ lao động ở khu vực I giảm dần. D. Năng suất lao động vẫn còn thấp. Câu 12. Phát biểu không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là A. có tinh thần làm việc cần cù, sáng tạo. B. phân bố chủ yếu ở khu vực thành thị. C. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. D. có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật. Câu 13. Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 14. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc A. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên. B. khai thác tài nguyên, nâng cao dân trí. C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. D. đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên. Câu 15. Nước ta có nhiều dân tộc cùng chung sống nên A. có cơ cấu dân số trẻ. B. có mật độ dân số cao. C. dân đông và tăng nhanh. D. nền văn hóa giàu bản sắc. Câu 16. Tỉ suất sinh của nước ta tương đối thấp là do A. thực hiện tốt chính sách dân số. B. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít. C. sự phân bố dân cư có nhiều thay đổi. D. đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Câu 17. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là do A. tài nguyên thiên nhiên ở nông thôn rất ít. 15
- B. chất lượng đời sống ở nông thôn còn thấp. C. lao động nông thôn chủ yếu là thuần nông. D. cơ sở hạ tầng của nông thôn kém phát triển. Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư nước ta hiện nay? A. Cơ cấu dân số đang có nhiều chuyển biến mạnh. B. Tuổi thọ trung bình của dân cư có xu hướng tăng. C. Chất lượng đời sống của nhân dân được cải thiện. D. Gia tăng tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn. Câu 19. Nhóm tuổi có mức sinh cao nhất ở nước ta là từ A. 18 tuổi đến 24 tuổi. B. 24 tuổi đến 30 tuổi. C. 30 tuổi đến 35 tuổi. D. 35 tuổi đến 40 tuổi. Câu 20. Nước ta nhiều dân tộc cùng chung sống nên có A. cơ cấu dân số trẻ. B. mật độ dân số cao. C. dân số nước ta đông và tăng nhanh. D. nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc. Câu 21. Tỉ lệ dân đô thị nước ta thấp là do A. dân số nông thôn quá đông. B. trình độ đô thị hóa thấp. C. nước ta có dân số đông. D. nước ta có nhiều đô thị nhỏ. Câu 22. Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì A. lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp. B. dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. C. dân cư nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí. D. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp nước ta còn cao. Câu 23. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. giảm nhanh tỉ trọng lao động trong các ngành dịch vụ. B. tăng tỉ trọng lao động của ngành nông, lâm, ngư nghiệp. C. giảm tỉ trọng lao động ở ngành công nghiệp - xây dựng. 16
- D. tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng; dịch vụ. Câu 24. Vùng nào có nhiều thay đổi trong thành phần dân tộc nhất? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ. Câu 25. Tỉ số giới tính ở một địa phương thường chịu ảnh hưởng chủ yếu của A. tiến bộ về y tế. B. hiện tượng chuyển cư. C. sinh đẻ không có kế hoạch. D. quan điểm coi trọng con trai. Câu 26. Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn do A. nước ta là nước nông nghiệp. B. dân từ thành thị về nông thôn. C. nước ta không có nhiều thành phố lớn. D. lối sống thành thị ngày càng phổ biến. Câu 27. Biểu hiện nào sau đây cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp? A. Cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt. B. Không có đô thị trên 10 triệu dân. C. Dân thành thị mới chiếm khoảng 1/3 dân số. D. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng. Câu 28. Thời Pháp thuộc đô thị hóa không có đặc điểm nào sau đây? A. Đô thị không có cơ sở để mở rộng. B. Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa. C. Tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ. D. Chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự. Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay? A. Tỉ lệ dân thành thị tăng. B. Số đô thị khác nhau giữu các vùng. C. Số dân đô thị lớn hơn nông thôn. D. Trình độ đô thị hóa thấp. Câu 30. Quá trình đô thị hóa của nước ta giai đoạn 1954 - 1975 không có đặc điểm nào sau đây? 17
- A. Quá trình đô thi hóa chậm. B. Trình độ đô thị hóa thấp. C. Có hai xu hướng khác nhau. D. Có chuyển biến khá tích cực. Câu 31. Điểm khác nhau của quá trình đô thị hóa giai đoạn 1975 đến nay so với giai đoạn 1954 - 1975 là A. đô thị hóa diễn ra chậm. B. có chuyển biến khá tích cực. C. không có sự thay đổi nhiều. D. trình độ đô thị hóa thấp. Câu 32. Khả năng đầu tư phát triển kinh tế của các đô thị nước ta còn hạn chế là do A. phân bố tản mạn về không gian địa lí. B. phân bố không đồng đều giữa các vùng. C. có quy mô, diện tích và dân số không lớn. D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn. Câu 33. Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta không thể hiện ở việc A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển. Câu 34. Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do A. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp. B. có sự di dân từ thành thị về nông thôn. C. nông nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất. D. điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị. Câu 35. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sự thay đổi tỉ lệ lao động theo ngành? A. Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp thấp nhất. B. Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ tăng liên tục. C. Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp cao nhất. D. Tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ giảm liên tục. Câu 36. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta là do 18
- A. thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường. B. tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. C. chất lượng đời sống ở nông thôn còn thấp. D. cơ sở hạ tầng nông thôn còn kém phát triển. Câu 37. Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt của nước ta hiện nay vì A. tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao. B. lao động tập trung chủ yếu ở thành thị. C. số người trong độ tuổi lao động lớn. D. tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo cao. Câu 38. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ cấu dân số thành thị và nông thôn có xu hướng thay đổi như thế nào? A. Tỉ lệ dân thành thị tăng, nông thôn giảm. B. Tỉ lệ dân thành thị giảm, nông thôn tăng. C. Tỉ lệ dân thành thị tăng, nông thôn không đổi. D. Tỉ lệ dân nông thôn giảm, thành thị không đổi. Câu 39. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi có ý nghĩa A. giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở khu vực. B. phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. C. tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số. D. phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc. Câu 40. Dân số nước ta phân bố không đều đã gây khó khăn cho vấn đề nào sau đây? A. Việc phát triển giáo dục văn hóa xã hội và y tế. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. C. Giải quyết vấn đề an ninh xã hội và việc làm. D. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. Câu 41. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng A. tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. B. tỉ suất sinh cộng tỉ suất tử. C. Tỉ suất sinh nhân tỉ suất tử. D. Tỉ suất sinh chia tỉ suất tử. Câu 42. Nguyên nhân quan trọng nhất làm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm là do A. kế hoạch hóa gia đình, đời sống nâng cao. 19
- B. việc giáo dục dân số, giới tính thực hiện tốt. C. pháp lệnh dân số thực hiện tốt ở các vùng. D. chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Câu 43. Sức ép của gia tăng dân số đến chất lượng cuộc sống là A. gây ô nhiễm môi trường. B. làm cạn kiệt tài nguyên. C. GDP bình quân đầu người thấp. D. kìm hãm sự phát triển kinh tế. Câu 44. Đặc điểm nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta? A. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất. B. Có tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động. C. Có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật. D. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. 3. Vận dụng Câu 1. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 Năm 1995 2000 2010 2015 Dân số (triệu người) 71,9 77,6 86,9 93,1 Dân thành thị (triệu người) 14,9 18,8 26,5 29,2 Tỷ lệ dân thành thị (%) 20,8 24,1 29,7 33,1 (Nguồn: Niên giáp thống kê Việt Nam năm 2016, NXB thống kê, 2017) Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995 - 2015? A. Quy mô dân số và số dân thành thị tăng nhanh, tỷ lệ dân thành thị tăng nhưng còn thấp. B. Quy mô dân số nước ta giảm, dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh. C. Quy mô dân số nước ta tăng, dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị giảm. D. Quy mô dân số nước ta giảm, dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng chậm. 20
- Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết thành phố Việt Trì có mật độ dân số là bao nhiêu người/km2? A. Từ 101 - 200. B. Từ 201 - 500. C. Từ 501 - 1000. D. Từ 1001- 2000. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng? A. Lao động trong nông nghiệp tăng, lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm. B. Lao động trong công nghiệp tăng, lao động trong nông nghiệp và dịch vụ giảm. C. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng. D. Lao động trong dịch vụ và công nghiệp giảm, lao động trong nông nghiệp tăng. Câu 4. Cho biểu đồ về lao động ở nước ta: (Nguồn số liệu: Niên giáp thống kê Việt Nam năm 2016, NXB thống kê, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế nước ta năm 2005 và 2015. B. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta năm 2005 và 2015. C. Tốc độ tăng trưởng lao động theo thành phần kinh tế nước ta năm 2005 và 2015. D. Số lượng lao động theo thành phần kinh tế nước ta năm 2005 và 2015. Câu 5. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là A. đẩy mạnh thâm canh, xen canh, tăng vụ. B. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở đô thị. C. đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn. 21
- D. khuyến khích dân cư ra đô thị tìm việc làm. Câu 6. Mật độ dân số trung bình ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do nhân tố A. điều kiện tự nhiên. B. trình độ phát triển kinh tế. C. tính chất của nền kinh tế. D. lịch sử khai thác lãnh thổ. Câu 7. Trung du miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng là do A. có nhiều dân tộc ít người cư trú. B. nguồn lao động có tay nghề còn ít. C. lịch sử khai thác lãnh thổ muộn hơn. D. điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn. Câu 8. Hậu quả chủ yếu của dân số đông và tăng nhanh ở nước ta A. hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng. B. chất lượng cuộc sống của người dân giảm. C. sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường. D. tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn. Câu 9. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do A. số lượng các thành phố lớn ở nước ta còn rất ít. B. kinh tế chính của nước ta là ngành nông nghiệp. C. dân ta thích sống ở nông thôn vì mức sống thấp. D. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta thấp. Câu 10. Việc phát triển kinh tế, xã hội của vùng trung du miền núi ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa chủ yếu do A. trước đây chưa chú trọng vấn đề này. B. mức sống của đồng bào dân tộc còn thấp. C. đồng bào dân tộc có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. D. đồng bào dân tộc có vai trò lớn trong an ninh quốc phòng. Câu 11. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là A. đẩy mạnh thâm canh. B. phát triển công nghiệp. C. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 22
- D. khuyến khích dân cư ra đô thị tìm kiếm việc làm. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây không đúng về dân số phân theo thành thị - nông thôn ở nước ta? A. Dân số nông thôn luôn cao hơn nhiều so với dân số thành thi.̣ B. Nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. C. Thành thị chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng tăng. D. Nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm. Câu 13. Mặc dù tốc độ gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng số người tăng thêm hàng năm ở nước ta vẫn rất lớn là do A. quy mô dân số lớn. B. xu hướng già hóa dân số. C. tác động của quá trình chuyển cư. D. ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Câu 14. Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là A. xây dựng nhiều nhà máy lớn với công nghệ tiên tiến. B. xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động phổ thông. C. xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, kĩ thuật tiên tiến, cần nhiều lao động. D. xuất khẩu lao động sang các nước và vùng lãnh thổ. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguồn lao động nước ta? A. Nguồn lao động của nước ta dồi dào, tăng nhanh. B. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. C. Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở thành thị. D. Lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Câu 16. Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN THÀNH THỊ, NÔNG THÔN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2018 (Đơn vị: nghìn người) Năm 2000 2005 2010 2015 2018 Thành thị 18 725,4 22 332,0 26 515,9 31 067,5 33 830,0 Nông thôn 58 905,5 60 060,1 60 431,5 60 642,3 60 836,0 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018, NXB Thống kê 2019) 23
- Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sự thay đổi dân số thành thị và nông thôn của nước ta? A. Tỉ lệ dân nông thôn tăng. B. Tỉ lệ dân thành thị giảm. C. Số dân thành thị tăng nhanh hơn nông thôn. D. Số dân nông thôn tăng nhanh hơn thành thị. Câu 17. Diện tích nước ta là 331 212 km2, số dân 96,2 triệu người (năm 2019). Mật độ dân số trung bình là bao nhiêu người/km2? A. 270. B. 280. C. 290. D. 300. Câu 18. Giải pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là A. phát triển công nghiệp, dịch vụ. B. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. C. phân bố lại lực lượng lao động. D. xây dựng các nhà máy quy mô lớn. Câu 19. Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: nghìn người) Thành phần kinh tế 2005 2008 2011 2015 Nhà nước 4 976 5 059 5 250 5 186 Ngoài nhà nước 36 695 39 707 43 401 45 451 Có vốn đầu tư nước ngoài 1 113 1 695 1 701 2 204 Tổng số 42 784 46 461 50 352 52 841 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về lao động nước ta? A. Tổng số lao động không tăng. B. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng chậm nhất. C. Kinh tế Nhà nước tăng nhiều nhất. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất. Câu 20. Để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trẻ ở nước ta, phương hướng trước tiên là 24
- A. hình thành, mở rộng các cơ sở, các trung tâm giới thiệu việc làm . B. có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí ngay từ bậc phổ thông. C. mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề thủ công truyền thống. D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các cấp các ngành nghề. Câu 21. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do A. kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp . B. người dân chủ yếu sống ở nông thôn. C. trình độ phát triển công nghiệp chưa cao. D. quy mô các đô thị chủ yếu vừa và nhỏ. Câu 22. Cho bảng số liệu: SỐ LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 2010 2015 Khu vực Số lao động Cơ cấu (%) Số lao động Cơ cấu (%) (nghìn người) (nghìn người) Nông, lâm nghiệp và thủy 24279,0 49,5 23259,1 44 Công nghiệp và xây dụng 10300,2 21,0 11780,4 22,3 sản Dịch vụ 14469,3 29,5 17800,5 33,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về số lao động và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015? A. Số lao động tăng, tỉ trọng tăng đối với ngành công nghiệp và xây dựng. B. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có số lao động tăng, tỉ trọng giảm. C. Số lao động ngành dịch vụ tăng, tỉ trọng lao động ngành này cũng tăng. D. Ngành công nghiệp và xây dựng có số lao động, tỉ trọng lao động ít nhất. Câu 23. Cho biểu đồ về dân số nước ta: (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) 25
- Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta năm 1999 và năm 2014. B. Quy mô và cơ cấu dân số theo giới tính của nước ta năm 1999 và năm 2014. C. Quy mô và cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa của nước ta năm 1999 và năm 2014. D. Quy mô và cơ cấu lao động của nước ta năm 1999 và năm 2014. Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về sự phân bố dân cư nước ta? A. Đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn trung du. B. Trung du có mật độ dân số thấp hơn miền núi. C. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước. D. Duyên hải Nam Trung Bộ có mật độ dân số thấp nhất cả nước. 4. Vận dụng cao Câu 1. Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA Năm 2000 2005 2008 2010 2012 Số dân (triệu người) 77,6 82,4 85,1 86,9 88,8 Tỉ lệ dân số thành thị (%) 24,1 27,1 29,0 31,0 31,8 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê năm 2014) Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân số thành thị của nước ta giai đoạn 2000 - 2012 theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột . B. Miền. C. Tròn. D. Kết hợp. Câu 2. Cho biểu đồ sau: TỈ LỆ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC ĐÃ QUA ĐÀO TẠO CỦA THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 26
- (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của thành thị và nông thôn nước ta, giai đoạn 2005 - 2014? A. Thành thị tăng liên tục. B. Nông thôn cao hơn thành thị. C. Thành thị tăng nhiều hơn nông thôn. D. Nông thôn tăng nhiều hơn thành thị. Câu 3. Cho biểu đồ: MỘT SỐ TIÊU CHÍ CỦA DÂN CƯ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Nhận xét nào sau đây đúng về các tiêu chí dân cư nước ta, giai đoạn 2005 - 2015? A. Số dân thành thị tăng, nông thôn giảm. B. Số dân nông thôn tăng, thành thị giảm. C. Số dân và tỉ lệ số dân thành thị đều tăng. D. Số dân và tỉ lệ số dân thành thị đều giảm. Câu 4. Việc sáp nhập Hà Tây vào TP. Hà Nội là một trong những biểu hiện của quá trình 27
- A. đô thị hóa tự giác. B. đô thị hóa tự phát. C. mở cửa, hội nhập. D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 5. Cho biểu đồ: DÂN SỐ VIỆT NAM QUA MỘT SỐ NĂM (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về dân số nước ta, giai đoạn 2010 - 2016? A. Cả nước tăng, nông thôn giảm. B. Thành thị tăng, nông thôn giảm. C. Nông thôn tăng nhanh hơn cả nước. D. Thành thị tăng nhanh hơn nông thôn. Câu 6. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số nước ta? A. Dân số cả nước tăng nhanh hơn dân thành thị. B. Dân số cả nước tăng chậm hơn dân nông thôn. C. Dân số thành thị tăng chậm hơn dân nông thôn. D. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn. Câu 7. Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên không có ý nghĩa nào về phát triển kinh tế? A. Giảm sức ép tới tài nguyên môi trường. B. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. C. Tăng thu nhập bình quân đầu người. D. Góp phần nâng cao năng xuất lao động. Câu 8. Cho bảng số liệu: 28
- TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng số dân Dân thành thị 2000 77 635 18 772 2005 82 392 22 332 2010 86 947 26 515 2015 91 713 31 131 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, nhà xuất bản Thống kê,2017) Để thể hiện tổng số dân và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 2000 - 2015 theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Kết hợp. D. Miền. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu dân thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %) A. 27,4 và 72,6. B. 72,6 và 27,4. C. 28,1 và 71,9. D. 71,9 và 28,1. Câu 10. Năm 2005, dân số nước ta là 83 triệu, tỉ lệ tăng dân là 1,3%. Nếu tỉ lệ này không đổi thì dân số nước ta đạt 166 triệu vào năm A. 2069. B. 2059. C. 2050. D. 2133. Câu 11. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất? A. Phân bố lại dân cư và lao động. 29
- B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. C. Phát triển kinh tế, chú trọng vào các ngành dịch vụ. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 12. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: nghìn người) Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015 Tổng số dân 82 392,1 84 218,5 86 025,0 87 860,4 89 759,5 91 713,3 (Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà XB thống kê, 2017) Để thể hiện tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền B. Cột C. Tròn D. Đường. Câu 13. Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2008 - 2016 (Đơn vị: nghìn người) Kinh tế Kinh tế ngoài Kinh tế có vốn Năm Tổng số nhà nước nhà nước đầu tư nước ngoài 2008 46 461 5 059 39 707 1 695 2013 52 208 5 330 45 092 1 786 2016 52 841 5 186 45 451 2 204 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta qua các năm theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Tròn. 30
- C. Miền. D. Đường Câu 14. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm 1989 1999 2009 2014 2019 Dân số (triệu người) 64,4 76,3 86,0 90,7 96,2 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 2,1 1,51 1,06 1,08 0,9 (Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019) Để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Tròn. D. Kết hợp. Câu 15. Cho bảng số liệu: LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 (Đơn vị: nghìn người) Kinh tế Kinh tế ngoài Kinh tế có vốn Năm Tổng số nhà nước nhà nước đầu tư nước ngoài 2005 42775 4967 36695 1113 2008 46461 5059 39707 1695 2013 52208 5330 45092 1786 2016 52841 5186 45451 2204 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thây đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. 31
- B. Tròn. C. Miền. D. Đường Câu 16. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: triệu người) Năm 2005 2008 2010 2012 2015 Thành thị 22,3 24,7 26,5 28,3 31,1 Nông thôn 60,1 60,4 60,4 60,5 60,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2005 - 2015 theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường. Câu 17. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN PHÂN THEO GIỚI VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2001 - 2013 Nam Nữ Tỉ lệ gia tăng dân số Năm (nghìn người) (nghìn người) tự nhiên (%) 2001 38684,2 40001,6 1,35 2007 41855,3 43299,6 1,21 2010 42990,7 43937,0 1,08 2013 44364,9 45394,6 1,07 Để thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 2001 - 2013, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? 32
- A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Kết hợp. Câu 18. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM THỜI KÌ 2005 - 2015 (Đơn vị: nghìn người) Năm 2005 2007 2009 2011 2015 Thành thị 22 322 23 746 25 585 27 719 31 132 Nông thôn 60 060 60 472 60 440 60 141 60 581 Tổng số dân 82 329 84 218 86 025 87 860 91 714 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê 2017) Để thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Cột. C. Tròn. D. Miền. Câu 19. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm Tổng số dân Trong đó dân thành Tỉ suất gia tăng dân số thị (nghìn người) tự nhiên (%) 2000 (nghìn11 635 người) 18 772 1,36 2005 82 392 22 332 1,31 2010 86 947 26 515 1,03 2015 91 713 31 131 0,94 2017 93 672 32 813 0,79 Để thể hiện được tổng số dân, số dân thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Tròn. 33
- B. Đường. C. Kết hợp . D. Miền. Câu 20. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2017 Diện tích Dân số trung bình Vùng 2 (km ) (nghìn người) Đồng bằng sông Hồng 15 082,0 20 099,0 Tây Nguyên 54 508,3 5 778,5 Đông Nam Bộ 23 552,6 16 739,6 Đồng bằng sông Cửu Long 40 816,3 17 738,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số của các vùng, năm 2017? A. Tây Nguyên cao hơn Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ cao hơn Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn Đồng bằng sông Hồng. 34
- BÀI 6. SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 1. Nhận biết Câu 1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm A. 1975. B. 1981. C. 1986. D. 1996. Câu 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam. B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới. Câu 3. Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam. B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ. D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ. Câu 4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta không phải là A. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây lương thực. B. phát triển các ngành tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào. C. phát triển vùng kinh tế động lực, hình thành vùng kinh tế trọng điểm. D. xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. Câu 5. Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. hội nhập kinh tế toàn cầu. B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. phát triển nền kinh tế thị trường. D. phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay? A. Tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm. B. Nhà nước quản lí các ngành then chốt. 35
- C. Đáp ứng đầy đủ sự phát triển đất nước. D. Còn chưa theo hướng công nghiệp hóa. Câu 7. Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây? A. Giảm tỉ trọng khu vực II. B. Tăng tỉ trọng khu vực III. C. Giảm tỉ trọng khu vực I. D. Khu vực II chiếm tỉ trọng cao nhất. 2. Thông hiểu Câu 1. Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây ở nước ta có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng? A. Hà Nội và Đà Nẵng. B. Biên Hòa và Vũng Tàu. C. Cần Thơ và Hạ Long. D. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây ở nước ta có quy mô (năm 2007) từ 15 đến 100 nghìn tỉ đồng? A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ. B. Hải Phòng, Hạ Long, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ. C. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây ở nước ta có quy mô từ trên 15 nghìn tỉ đồng (năm 2007) ở vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Hạ Long và Hải Dương. B. Nam Định và Phúc Yên. C. Hà Nội và Hải Phòng. D. Bắc Ninh và Việt Trì. 36
- Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lạng Sơn. B. Thái Nguyên. C. Bắc Giang. D. Quảng Ninh. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, mức GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) của các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ là A. dưới 6 triệu đồng. B. từ 6 đến 9 triệu đồng. C. từ 9 đến 12 triệu đồng. D. từ trên 12 đến 15 triệu đồng. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân tính theo đầu người (2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ? A. Bình Phước. B. Tây Ninh. C. Bình Dương. D. Đồng Nai. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết có GDP bình quân tính theo đầu người (2007) cao nhất ở vùng Tây Nguyên là hai tỉnh nào sau đây? A. Lâm Đồng và Gia Lai. B. Đăk Lăk và Lâm Đồng. C. Gia Lai và Đăk Lăk. D. Đăk Nông và Lâm Đồng. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết các Khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Hòn La, Chu Lai. B. Vũng Áng, Hòn La. C. Nghi Sơn, Dung Quất. D. Dung Quất, Vũng Áng. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh nào sau đây ? 37
- A. Nghệ An. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ ? A. Vũng Áng. B. Hòn La. C. Chu Lai. D. Nghi Sơn. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A. Tà Lùng. B. Thanh Thủy. C. Tây Trang. D. Cầu Treo. Câu 13. Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện: A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế. B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. Câu 14. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ? A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh. C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển. D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất. Câu 15. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể. B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam. C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Câu 16. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng 38
- A. tăng tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản. B. giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản. C. giảm tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng thuỷ sản. D. tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng thuỷ sản. Câu 17. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta hiện nay là A. tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm- ngư nghiệp. B. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp. C. giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp xây dựng. D. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, giảm nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ. 3. Vận dụng Câu 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta có biểu hiện nào sau đây? A. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng. B. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm tỉ trọng. C. Nhà nước quản lí các ngành kinh tế then chốt. D. Xuất hiện nhiều khu công nghiệp quy mô lớn. Câu 2. Ý nào sau đây không thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta? A. Xuất hiện các ngành công nghiệp trọng điểm. B. Phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước. C. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế. D. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Câu 3. Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc. B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn. C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực. D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng. Câu 4. Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng ? A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ. 39
- C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp. D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. Câu 5. Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới: A. Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo. B. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc. D. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Câu 6. Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. B. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu. C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. D. Chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng với thành tựu của công cuộc đổi mới? A. Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc. B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. C. Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu. D. Kinh tế các vùng phát triển đồng đều. Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khu vực công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng nhanh nhất trong cơ cấu nền kinh tế nước ta là A. nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào. B. chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. C. phù hợp với xu hướng chuyển dịch của khu vực và thế giới. D. áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất. Câu 9. Trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng vì? A. Nước ta có bờ biển dài, nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng. B. Trang thiết bị phục vụ cho ngành thủy sản ngày càng hiện đại. C. Giá trị xuất khẩu cao hơn so với các sản phẩm nông nghiệp khác. D. Nhu cầu của thị trường ngày càng lớn về các mặt hàng thủy sản. Câu 10. Hạn chế lớn nhất của sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua là 40
- A. chủ yếu theo bề rộng. B. tăng với tốc độ chậm. C. tăng với tốc độ rất nhanh. D. tăng đều giữa các ngành. 4. Vận dụng cao Câu 1. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta là A. các khu công nghiệp tập trung và vùng chuyên canh được hình thành. B. nhiều hoạt động dịch vụ mới ra đời và hình thành các vùng động lực. C. tỉ trọng của công nghiệp chế biến tăng, công nghiệp khai thác giảm. D. Nhà nước quản lí các ngành kinh tế và các lĩnh vực kinh tế then chốt. Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay? A. Tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm. B. Nhà nước quản lí các ngành then chốt. C. Đáp ứng đầy đủ sự phát triển đất nước. D. Còn chưa theo hướng công nghiệp hóa. Câu 3. Chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là A. tăng trưởng kinh tế nhanh. B. thúc đẩy quá trình đô thị hóa. C. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. tăng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Câu 4. Cho biểu đồ GDP của Việt Nam qua các năm: (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 41
- A. Quy mô GDP của Việt Nam qua các năm. B. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm. C. Quy mô và cơ cấu GDP của Việt Nam qua các năm. D. Giá trị sản xuất các thành phần kinh tế ở Việt Nam qua các năm. Câu 5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế ở nước ta chủ yếu là do A. nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập với khu vực, toàn cầu. B. nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. C. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đang được đẩy mạnh. D. phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập toàn cầu. Câu 6. Chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là A. tăng trưởng cơ cấu kinh tế theo ngành. B. thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. tăng tỉ lệ lao động có trình độ cao. Câu 7. Phát biểu nào sau đây không phải với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta? A. Ưu tiên phát triển vùng sâu, xa, hải đảo. B. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. C. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm. D. Hình thành vùng chuyên canh, trung tâm công nghiệp Câu 8. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2016 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm 2005 2016 Kinh tế nhà nước 322,2 1297,3 Kinh tế ngoài nhà nước 382,8 1916,3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 134,2 837,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018) 42
- Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 - 2006. A. GDP của thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm nhanh. B. GDP của các thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng. C. GDP của thành phần kinh tế nhà nước tăng chậm nhất. D. GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất. Câu 9. Hiện nay, tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu GDP của nước ta tăng nhanh chủ yếu do A. cơ sở vật chất và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. B. tài nguyên thiên nhiên được khai thác tốt hơn. C. chính sách mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng. D. khu vực kinh tế nhà nước ngày càng yếu kém. 43
- BÀI 7 - 10. ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1. Nhận biết Câu 1. Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên là A. cao su. B. cà phê. C. chè. D. hồ tiêu. Câu 2. Cây trồng nào sau đây là cây công nghiệp lâu năm ở nước ta? A. Cao su. B. Mía. C. Bông. D. Đậu tương. Câu 3. Các nhóm cây trồng chính ở nước ta hiện nay là A. cây cảnh, cây làm thuốc và cây lương thực. B. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc. C. cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. D.cây làm thuốc, cây lương thực và cây công nghiệp. Câu 4. Loại rừng sản xuất ở nước ta là rừng A. nguyên liệu giấy. B. đầu nguồn các sông. C. ngập mặn ven biển. D. chắn cát ven biển. Câu 5. Ngư trường Vịnh Bắc Bộ có tên gọi khác là A. Cà Mau - Kiên Giang. B. Hải Phòng - Quảng Ninh. C. Hoàng Sa - Trường Sa D. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng rừng nước ta là A. cháy rừng. B. chiến tranh kéo dài. C. đốt nương làm rẫy. D. khai thác rừng bừa bãi. Câu 7. Nghề cá của nước ta phát triển mạnh ở vùng nào? A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ,Tây Nguyên. Câu 8. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc vùng kinh tế nào sau đây ? A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên Hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 9. Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta không giáp biển? A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 44
- Câu 10. Cây lương thực chủ yếu gồm A. lúa, ngô, khoai, chè. B. lúa, ngô, khoai, sắn. C. lúa, ngô, khoai, cà phê. D. lúa, ngô, khoai, điểu. Câu 11. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu mùa vụ giữa các vùng của nước ta khác nhau? A. Đất. B. Nước. C. Khí hậu. D. Địa hình. Câu 12. Biện pháp hàng đầu trong thâm canh lúa gạo ở nước ta là A. giống mới. B. thủy lợi. C. cải tạo đất. D. chống xói mòn. Câu 13. Loại tài nguyên nào được coi là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp? A. Nước. B. Đất. C. Khí hậu. D. Sinh vật. Câu 14. Biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp của nước ta là A. thủy lợi. B. phòng chống thiên tai. C. mở rộng diện tích. D. đa dạng cơ cấu cây trồng. Câu 15. Cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nước ta? A. Cây công nghiệp. B. Cây rau đậu. C. Cây ăn quả. D. Cây lương thực. Câu 16. Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông bằng duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 17. Loại rừng nào sau đây được trồng ở đầu nguồn các con sông? A. Phòng hộ. B. Ngập mặn. C. Sản xuất. D. Đặc dụng. Câu 18. Dừa là loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng A. Đông Nam bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 19. Trâu được nuôi nhiều nhất ở A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 20. Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta? A. Cà Mau - Kiên Giang. B. Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. C. Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh. D. Hải Phòng - Quảng Ninh. Câu 21. Tài nguyên quý giá, không thể thay thế trong quá trình sản xuất nông nghiệp là 45
- A. khí hậu. B. đất đai. C. nước. D. sinh vật. Câu 22. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là A. phù sa. B. mùn thô. C. feralit. D. cát pha. Câu 23. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp là A. đất trồng B. nguồn nước C. khí hậu D. sinh vật Câu 24. Biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là A. chọn lọc lai tạo giống. B. sử dụng phân bón. C. tăng cường thuỷ lợi. D. cải tạo đất bạc màu. Câu 25. Cây lương thực chính của nước ta là A. lúa. B. ngô. C. khoai. D. sắn. Câu 26. Nhận định nào sau đây không đúng với vai trò của cây công nghiệp lâu năm? A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. B. Tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh. C. Tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị. D. Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi. Câu 27. Ở nước ta trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng nào? A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên Hải Nam Trung Bộ. Câu 28. Hiện nay, ven thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang phát triển mạnh ngành chăn nuôi A. gà . B. bò. C. lợn, . D. vịt. 46
- Câu 29. Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết vùng kinh tế nào của nước ta không giáp biển? A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 30. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta là A. cơ sở vật chất kĩ thuật. B. đất, nước, khí hậu, sinh vật. C. dân cư, lao động nông thôn. D. chính sách phát triển nông nghiệp. Câu 31. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất cây lương thực của nước ta là A. lúa. B. ngô. C. khoai. D. sắn. Câu 32. Trung du và miền núi Bắc Bộ đang dẫn đầu cả nước về diện tích trồng cây A. chè. B. quế. C. hồi. D. cà phê. Câu 33. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là A. tạo sự đa dạng sinh học. B. điều hòa chế độ nước sông. D. cung cấp gỗ và lâm sản quý. C. điều hòa khí hậu, chắn gió bão. Câu 34. Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước? A. Yên Bái. B. Nghệ An. C. Gia Lai. D. Tuyên Quang. 47
- Câu 35. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có A. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. B. bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn. C. khí hậu nóng ẩm quanh năm. D. nguồn lợi thủy sản phong phú. Câu 36. Nước ta có mấy ngư trường trọng điểm? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 37. Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất nước ta? A. Cà Mau. B. Bình Thuận. C. Kiên Giang. D. Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 38. Nơi thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là A. rừng ngập mặn. B. đầm phá. C. sông suối, ao, hồ. D. bãi triều. Câu 39. Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là A. phía Bắc, miền Trung và phía Nam. B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. C. Bắc Bộ, Trung bộ và Đông Nam bộ. D. Bắc Bộ, Duyên Hải và Đông Nam Bộ. Câu 40. Trong cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt nhóm cây trồng giữ vị trí quan trọng nhất là A. cây ăn quả. B. cây rau đậu. C. cây lương thực. D. cây công nghiệp. 48
- Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết năm 2007 đàn lợn của nước ta có quy mô lớn nhất ở vùng nào? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 42. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh dẫn đầu về sản lượng dẫn dầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2007? A. Cà Mau, Kiên Giang. B. An Giang, Đồng Tháp. C. Đồng Tháp, Bạc Liêu. D. Bạc Liêu, Kiên Giang. Câu 43. Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là A. đất không được bồi đắp phù sa hàng năm. B. đất được bồi đắp phù sa hàng năm. C. đất cát pha ven biển D. đất xám phù sa cổ. Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết năm 2007 đàn bò của nước ta có quy mô lớn nhất ở đâu? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 45. Vai trò của rừng phòng hộ là A. phát triển du lịch sinh thái, cung cấp gỗ. B. phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. C. bảo vệ hệ sinh thái, cung cấp lâm sản quý. D. giữ mực nước ngầm, bảo vệ tài nguyên đất. Câu 46. Vai trò của rừng sản xuất là A. phát triển loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. B. phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường tự nhiên. C. bảo vệ hệ sinh thái và bảo tồn các giống loài quý hiếm. 49
- D. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu. Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh dẫn đầu về sản lượng dẫn dầu về sản lượng thủy sản khai thác là A. Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. B. . Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận. C. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Bạc Liêu. D. Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bạc Liêu. Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 19, cho biết cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng nào? A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 49. Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là A. khí hậu. B. đất đai. C. thủy văn. D. sinh vật. Câu 50. Vùng có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 51. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng A. tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu. B. tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp. C. tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. D. tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm. Câu 52. Cây nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta? A. Cây lương thực B. Cây hoa màu. C. Cây công nghiệp. D. Cây ăn quả. 50
- Câu 53. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu long Câu 54. Đàn trâu được nuôi chủ yếu ở vùng nào của nước ta? A. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu long. D. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ. Câu 55. Loại rừng nào có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới? A. Rừng phòng hộ. B. Rừng sản xuất. C. Rừng đặc dụng. D. Rừng nguyên sinh. Câu 56. Rừng có vai trò bảo tồn nguồn sinh vật nước là A. rừng sản xuất. B. rừng phòng hộ. C. rừng đặc dụng. D. rừng tự nhiên. Câu 57. Nước ta có mấy ngư trường trọng điểm? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 2. Thông hiểu Câu 1. Chăn nuôi bò sữa phát triển ở ven các thành phố lớn chủ yếu là do A. cơ sở thức ăn công nghiệp vững chắc. B. nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn. C. có nhiều đồng cỏ rộng lớn. D. dịch vụ giống, thú y phát triển. 51
- Câu 2. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất để chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng? A. Nguồn thức ăn dồi dào. B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. Công nghiệp chế biến phát triển mạnh. D. Dịch vụ thú y được đảm bảo. Câu 3. Yếu tố nào sau đây không phải là điều kiện để phát triển ngành khai thác thủy sản ở nước ta? A. Khí hậu có nền nhiệt cao, nhiều nắng. B. Có nhiều bãi tôm, bãi cá. C. Có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn. D. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Câu 4. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do A. đẩy mạnh thâm canh. B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh. C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ. D. mở rộng diện tích canh tác. Câu 5. Điều gì sẽ xảy ra khi đất lâm nghiệp bị thu hẹp? A. Đất hoang hóa tăng lên. B. Đất nông nghiệp mở rộng. C. Đất chuyên dùng tăng lên. D. Đất thổ cư thu hẹp. Câu 6. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho năng suất lúa của Đồng bằng Sông Hồng cao nhất cả nước? A. Đất phù sa màu mỡ. B. Trình độ thâm canh cao. C. Sử dụng nhiều phân bón. D. Lực lượng lao động dồi dào. Câu 7. Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng không thuận lợi để A. trồng cây ưa lạnh. B. thâm canh lúa nước. C. chăn nuôi gia súc lớn. D. trồng cây công nghiệp lâu năm. Câu 8. Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là 52
- A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9. Căn cứ Atlát Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất năm 2007? A. Bến Tre. B. An Giang. C. Bạc Liêu. D. Sóc Trăng. Câu 10. Việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp thể hiện sự thay đổi chủ yếu nào sau đây? A. Cơ cấu ngành. B. Cơ cấu lãnh thổ. C. Hình thức sản xuất. D. Cơ cấu thành phần kinh tế. Câu 11. Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất để nước ta trồng được cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là A. có nhiều dạng địa hình. B. tài nguyên đất khá đa dạng. C. lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ. D. khí hậu phân hóa đa dạng. Câu 12. Yếu tố nào là chủ yếu để nước ta có thể trồng nhiều vụ lúa và rau màu trong một năm? A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Địa hình chủ yếu là đồi núi. C. Khí hậu có sự phân hóa đa dạng. D. Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Câu 13. Vùng đạt trình độ thâm canh lúa cao nhất nước ta A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ. 53
- Câu 14. Điểm nào sau đây không phải là xu hướng mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay của nước ta A. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. B. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. C. Tập trung chăn nuôi trâu bò lấy sức kéo. D. Trứng, sữa chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất chăn nuôi. Câu 15. Thủy sản nước lợ không được nuôi ở khu vực nào? A. Bãi triều. B. Kênh rạch, ao hồ. C. Đầm phá. D. Rừng ngập mặn. Câu 16. Trong ngành trồng trọt, mỗi năm nước ta có thể sản xuất từ 2 đến 3 vụ do có A. khí hậu phân hóa đa dạng. B. nguồn nhiệt ẩm phong phú. C. sinh vật phân hóa theo độ cao. D. lượng mưa phân hóa theo Tây - Đông. Câu 17. Mục đích của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không nhằm A. phục vụ xuất khẩu. B. lấy sức kéo và phân bón. C. lấy thịt, trứng, sữa. D. hạn chế thiên tai. Câu 18. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì A. có ba mặt giáp biển, nhiều ngư trường lớn. B. hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. D. ít chịu ảnh hưởng của các thiên tai. Câu 19. Biện pháp quan trọng nào sau đây để vừa tăng sản lượng khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là A. Tăng cường, hiện đại hoá phương tiện đánh bắt. B. Đẩy mạnh phát triển cơ sở công nghiệp chế biến. C. Hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt xa bờ. D. Tăng cường đánh bắt, nuôi trồng, chế biến. 54
- Câu 20. Hiện nay, nước ta đẩy mạnh đánh bắt xa bờ không phải vì A. nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. B. ô nhiễm ven biển ngày càng trầm trọng. C. nâng cao hiệu quả đời sống cho ngư dân. D. có nhiều phương tiện đánh bắt hiện đại. Câu 21. Địa hình bờ biển thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta là: A. hải đảo, vũng vịnh. B. rừng ngập mặn. C. sông suối, kênh rạch. D. bãi triều, đầm phá Câu 22. Năng suất lao động trong khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do A. môi trường biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm. B. hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu đánh bắt. C. việc nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế. D. tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt chậm được đổi mới. Câu 23. Cây trồng và vật nuôi ở nước ta đa dạng do A. thức ăn dồi dào. B. nhiệt ẩm phong phú. C. khí hậu phân hóa. D. nguồn nước đảm bảo. Câu 24. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp không phải là A. tạo ra các sản phẩm có giá trị. B. tận dụng nguồn tài nguyên đất. C. đảm bảo lương thực cho người dân. D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết năng suất lúa của nước ta năm 2007 là bao nhiêu? A. 4,98 tạ/ ha. B. 49,8 tạ/ ha. C. 48,9 tạ/ ha. D. 49,6 tạ/ ha. Câu 26. Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là 55
- A. khí hậu nhiệt đới ẩm. B. đất phù sa màu mỡ. C. nguồn nước dồi dào. D. địa hình đa dạng. Câu 27. Cơ cấu kinh tế nước ta có những biến đổi mạnh mẽ là nhờ A. thành tựu của công cuộc Đổi mới. B. chính sách phát triển kinh tế. C. cơ sở vật chất hoàn thiện. D. đẩy mạnh mở cửa hội nhập. Câu 28. Nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp ở nước ta trong thời gian gần đây là A. tự nhiên. B. khí hậu. C. đất, nước. D. kinh tế - xã hội. Câu 29. Nước ta có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau màu trong một năm chủ yếu do A. có nhiều diện tích đất phù sa. B. có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. C. có nguồn sinh vật phong phú. D. có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Câu 30. Thế mạnh trong nông nghiệp ở đồng bằng không phải là A. trồng cây công nghiệp ngắn ngày. B. thâm canh, tăng vụ. C. nuôi trồng thủy sản. D. trồng cây công nghiệp dài ngày. Câu 31. Diện tích rừng nước ta tăng lên nhưng chất lượng rừng chưa được phục hồi do A. chủ yếu là rừng phòng hộ. B. diện tích rừng tự nhiên thấp. C. rừng nghèo, rừng non là chủ yếu. D. rừng trồng chiếm phần lớn diện tích. Câu 32. Biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là A. lai tạo giống mới. 56
- B. tăng cường thủy lợi. C. sử dụng phân bón thích hợp. D. cải tạo đất, mở rộng diện tích. Câu 33. Nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây là do A. thị trường tiêu thụ rộng. B. phát triển công nghiệp chế biến. C. tăng số lượng, công suất tàu thuyền. D. ngư dân có kinh nghiệm trong đánh bắt. Câu 34. Năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn gần đây tăng nhanh là do A. đẩy mạnh thâm canh. B. thời tiết ổn định hơn. C. tăng cường xuất khẩu. D. mở rộng diện tích gieo trồng. Câu 35. Năng suất lúa cả năm của nước ta ngày càng tăng do A. đẩy mạnh thâm canh. B. tăng nhanh sản lượng. C. phát triển thủy lợi. D. mở rộng diện tích. Câu 36. Nhận định nào sau đây không đúng về hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay? A. Sản lượng cá biển khai thác có xu hướng tăng. B. Tỉ trọng sản lượng khai thác ngày càng tăng. C. Sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn. D. Tỉ trọng sản lượng khai thác thủy sản nội địa nhỏ. Câu 37. Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là A. vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú. B. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. C. diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn. D. nhu cầu thị trường về thủy sản tăng nhanh. Câu 38. Nhận xét nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới? A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. 57
- B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn. C. Hội nhập nhanh vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc. Câu 39. Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong một năm do có A. nhiều diện tích đất phù sa. B. nguồn sinh vật phong phú. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc. Câu 40. Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là A. phân bố đồng đều giữa các khu vực và lãnh thổ. B. phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. C. phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán. D. chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có. Câu 41. Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì A. là tư liệu sản xuất không thể thay thế . B. là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất. C. là cơ sở tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi. D. là nguồn cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi. Câu 42. Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng nào? A. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây hoa màu, cây trồng khác. B. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. C. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. D. Độc canh cây lương thựcsang đa dạng cơ cấu cây ăn quả, cây trồng khác. Câu 43. Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp là A. diện tích đất trồng bị thu hẹp. B. diện tích rừng nước ta bị thu hẹp. C. công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm. D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh. Câu 44. Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là A. nhiều đảo, vũng, vịnh. B. nhiều cửa sông rộng lớn. C. nhiều bãi triều, đầm phá. 58
- D. nhiều sông, suối, ao, hồ. Câu 45. Sản lượng thủy sản nước ta tăngchủ yếu do A. thị trường tiêu thụ mở rộng. B. nâng cao chất lượng lao động. C. tăng số lượng tàu thuyền và dụng cụ bắt cá. D. tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu. 3. Vận dụng Câu 1. Cho bảng số liệu sau đây: Bảng: Sản lượng cà phê (nhân) giai đoạn 2005 - 2014. (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2005 2010 2014 Sản lượng 752,1 1100 1408,4 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016) Nhận xét nào sau đây đúng với động thái của sản lượng cà phê giai đoạn 2005 - 2014 A. Sản lượng cà phê tăng chậm B. Sản lượng cà phê tăng nhanh C. Sản lượng cà phê tăng không ổn định D. Sản lượng cà phê giảm Câu 2. Ý nghĩa của hoạt động đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là A. giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản. B. giúp bảo vệ vùng biển. C. làm giảm sản lượng thủy sản nuôi trồng. D. bảo vệ được vùng thềm lục địa. Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến ngành chăn nuôi nước ta có tỉ trọng thấp trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là A. dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe doạ lan tràn trên diện rộng. B. thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước còn hạn chế. C. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa bảo đảm vững chắc. D. giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp. Câu 4. Nước ta trồng được nhiều loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là do 59
- A. khí hậu phân hóa đa dạng B. vị trí địa lí trong khu vực nội chí tuyến C. địa hình, đất trồng phân hóa đa dạng D. khí hậu có nguồn nhiệt ẩm dồi dào Câu 5. Cho biểu đồ: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU VẬT NUÔI CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2009 - 2014 Biểu đồ có điểm sai ở nội dung nào sau đây? A. Bảng chú giải B. Khoảng cách năm C. Tên biểu đồ D. Độ cao của cột. Câu 6. Dựa vào biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sản lượng phân theo ngành và giá trị sản xuất của ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. B. Cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010. C. Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010. 60
- D. Qui mô và cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010. Câu 7. Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm mục đích nào sau đây? A. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. B. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu. C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. D. Chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Câu 8. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm tỉ trọng trong cơ cấu GDP của nước ta là A. giá trị sản xuất thấp. B. thời tiết biến động thất thường. C. đẩy mạnh phát triển công nghiệp. D. chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta? A. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. B. Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. C. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. D. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Câu 10. Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản phẩm cây công nghiệp là A. đẩy mạnh thâm canh. B. đẩy mạnh khâu chế biến. C. giống mới có chất lượng cao. D. mở rộng thị trường xuất khẩu. Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? A. Nông nghiệp nước ta có tính chất mùa vụ. B. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa. C. Tài nguyên nước của nước ta còn hạn chế. D. Nguồn nước phân bố không đều trong năm. Câu 12. Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì A. cơ cấu cây trồng đa dạng. B. tài nguyên đất phong phú. 61
- C. khí hậu thay đổi thất thường. D. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Câu 13. Việc trồng nhiều giống lúa mới mang lại hiệu quả nào sau đây? A. Diện tích lúa tăng. B. Năng suất lúa tăng. C. Sản lượng lúa tăng. D. Số vụ sản xuất tăng. Câu 14. Phải áp dụng hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng là do sự phân hóa điều kiện A. địa hình, đất trồng. B. địa hình, sông ngòi. C. khí hậu, đất trồng. D. khí hậu, nguồn nước. Câu 15. Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp nước ta còn thấp do A. gặp nhiều khó khăn. C. thị trường biến động. B. khí hậu thất thường. D. thiếu vốn đầu tư. Câu 16. Điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hải sản ở nước ta là có nhiều A. ngư trường quy mô lớn. B. ao, hồ, sông và suối. C. đầm phá ở ven biển. D. vùng trũng giữa đồng bằng. Câu 17. Trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng là do A. tài nguyên thủy sản phong phú. B. trang thiết bị khai thác hiện đại . C. nhu cầu thị trường tăng. D. nguồn lao động dồi dào. Câu 18. Nhân tố nào sau đây làm cho đàn trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. điều kiện sinh thái của trâu. D. đặc điểm địa hình của vùng. B. tập quán sản xuất của người dân. C. nhu cầu của thị trường trong vùng. 62
- Câu 19. Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của nhiều vùng lãnh thổ nước ta vì A. nước ta có 3/4 là đồi núi, lại có rừng ngập mặn ven biển. B. rừng có nhiều giá trị về kinh tế và môi trường sinh thái. C. độ che phủ rừng nước ta khá lớn và hiện đang gia tăng. D. nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng lớn và rất phổ biến. Câu 20. Ngành chăn nuôi nước ta chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là A. nhu cầu thị trường trong nước chưa cao. B. cơ sở vật chất hạn chế, thiếu chuồng trại. C. người dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi. D. có ítđồng cỏ rộng, nguồn thức ăn còn thiếu. Câu 21. Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm cho thấy A. ngành nông nghiệpđa dạng hóa cơ cấu cây trồng. B. nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa C. nước ta đang chú trọng phát triển các cây trồng khác. D. nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế. Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng do A. chính sách phát triển của nhà nước. B. nhu cầu của thị trường ngày càng tăng. C. diện tích đất nông nghiệp ngày càng tăng. D. người dân có kinh nghiệm trong trồng trọt. 4. Vận dụng cao Câu 1. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Năm Tổng sản lượng Sản lượng nuôi trồng Giá trị xuất khẩu (nghìn tấn) (nghìn tấn) (triệu đô la Mỹ) 2010 5,143 2 728 5 017 2013 6 020 3 216 6 693 63
- 2014 6 333 3 413 7 825 2015 6 582 3 532 6 569 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Cột. D. Kết hợp. Câu 2. Cho biểu đồ Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2005 - 2012. A. Cây cà phê tăng liên tục. B. Cây chè tăng 25,3%. C. Cây chè tăng chậm nhất. D. Cây cao su tăng nhanh nhất. Câu 3. Cho biểu đồ: SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI BÒ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 64
- (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Dựa vào biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây thể hiện đúng sản lượng sản phẩm chăn nuôi bò của nước ta giai đoạn 2010 - 2014? A. Sản lượng sữa tươi tăng không liên tục. B. Sản lượng thịt bò và sữa tươi đều giảm. C. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng giảm. D. Sản lượng sữa tươi tăng liên tục Câu 4. Cho bảng số liệu SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: triệu tấn) Chia ra Năm Tổng sản lượng Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 2005 35,8 17,3 10,4 8,1 2014 45,0 20,9 14,5 9,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 2005 và năm 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Đường. D. Kết hợp. 65
- Câu 5. Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2000 2005 2008 2010 2013 Cây lúa 7666 7329 7400 7489 7903 Cây công nghiệp hàng năm 778 862 806 798 731 Cây công nghiệp lâu năm 1451 1634 1886 2011 2111 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản thống kê, 2015) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2013, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. B. Tròn. C. Đường. D. Kết hợp. Câu 6. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 (đơn vị: %) Năm 2005 2010 2014 2016 Nông - lâm - thủy sản 19,3 21,0 19,7 18,1 Công nghiệp - xây dựng 38,1 36,7 36,9 36,4 Dịch vụ 42,6 42,3 43,4 45,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018) Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2005 - 2016. A. Khu vực nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm tỉ trọng B. Khu vực dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu. C. Khu vực công nghiệp - xây dựng có tỉ trọng tăng liên tục. 66
- D. Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản thấp nhất trong cơ cấu. Câu 7. Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết những tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta? A. Nghệ An, Lạng Sơn. B. Nghệ An, Yên Bái. C. Thanh Hóa, Yên Bái. D. Nghệ An, Thanh Hóa. Câu 8. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA GẠO CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 Năm 2005 2008 2012 2015 Diện tích (nghìn ha) 7 329,2 7 400,2 7 761,2 7 830,6 Sản lượng (nghìn tấn) 35 832,9 38 729,8 43 737,8 45 105,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu trên, để thể hiện diện tích và sản lượng lúa gạo của nước ta, giai đoạn 2005 - 2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Miền. C. Đường. D. Cột. Câu 9. Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2000 2005 2008 2010 2013 Cây lúa 7666 7329 7400 7489 7903 Cây công nghiệp hàng năm 778 862 806 798 731 67
- Cây công nghiệp lâu năm 1451 1634 1886 2011 2111 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản thống kê, 2015) Theo bảng số liệu trên, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2013, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn. C. Đường. D. Cột. Câu 10. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta hiện nay là A. dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng. B. nhiều nơi xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng. C. nguồn giống tự nhiên một số vùng còn khan hiếm. D. diện tích mặt nước nuôi trồng ngày càng bị thu hẹp. Câu 11. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2009 2013 2014 Cây công nghiệp hàng năm 861,5 753,6 730,9 710,0 Cây công nghiệp lâu năm 1 633,6 1 936,0 2 110,9 2 133,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Dựa vào bảng số liệu trên nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2005 - 2014? A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục. B. Diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm liên tục. C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn hàng năm. D. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp lâu năm nhanh hơn. 68
- BÀI 11 - 12. ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1. Nhận biết Câu 1. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? A. Công nghiệp điện lực. B. Công nghiệp hóa chất. C. Công nghiệp điện tử và tin học. D. Công nghiệp khai thác nhiên liệu. Câu 2. Tỉnh nào sau đây có ngành công nghiệp khai thác than phát triển nhất nước ta? A. Thái Nguyên. B. Cao Bằng. C. Quảng Ninh. D. Lạng Sơn. Câu 3. Dựa trên công dụng của sản phẩm, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào? A. Kim loại. B. Năng lượng. C. Phi kim loại. D. Vật liệu xây dựng. Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên sông nào? A. Sông Đà. B. Sông Lô. C. Sông Chảy. D. Sông Hồng. Câu 5. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? A. Dệt may. B. Khai thác nhiên liệu. C. Chế biến gỗ, lâm sản. D. Chế biến lương thực thực phẩm. Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết ngành chế biến đường, sữa, bánh kẹo thuộc ngành công nghiệp trọng điểm nào? A. Công nghiệp điện. 69
- B. Công nghiệp khai thác nhiên liệu. C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Câu 7. Những khoáng sản nào là cơ sở nhiên liệu để phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta? A. Sắt, mangan. B. Than, dầu khí. C. Apatít, pirít. D. Sét, đá vôi. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô nhỏ? A. Hải Phòng. B. Nam Định. C. Mộc Châu. D. Sơn La. Câu 9. Công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành: A. Khai thác than đá, dầu mỏ và khí đốt. B. Khai thác nguyên nhiên liệu và điện lực. C. Thủy điện, nhiệt điện và điện nguyên tử. D. Khai thác nguyên nhiên liệu than và dầu. Câu 10. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta là A. dầu. B. than. C. gỗ. D. khí tự nhiên. Câu 11. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm bao gồm A. chế biến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản. B. chế biến các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm và hàng năm. C. chế biến các sản phẩm từ thịt, trứng và sữa. D. chế biến đường mía, nước ngọt và rượu bia. Câu 12. Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta tập trung chủ yếu ở vùng A. Đông Nam Bộ. 70
- B. Tây nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 13. Các yếu tố đầu ra của ngành công nghiệp là A. dân cư lao động, thị trường B. chính sách, thị trường C. cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng D. khoáng sản, thủy năng Câu 14. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. địa hình B. khí hậu C. vị trí địa lí D. khoáng sản Câu 15. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tự nhiên của ngành công nghiệp? A. Lao động, thị trường B. Tài nguyên khoáng sản C. Thủy năng của sông suối D. Tài nguyên đất, nước, khí hậu Câu 16. Ngành công nghiệp trọng điểm nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay? A. Điện lực. B. Hóa chất. C. Sản xuất vật liệu xây dựng. D. Chế biến lương thực, thực phẩm. Câu 17. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Kinh tế - xã hội. B. Dân cư – xã hội. C. Tài nguyên khoáng sản. D. Dân cư và nguồn lao động. Câu 18. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do A. xa các nguồn nhiên liệu than. 71
- B. xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn. C. ít nhu cầu về điện hơn phía Bắc. D. gây ô nhiễm môi trường. Câu 19. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. B. dọc theo duyên hải Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Câu 20. Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Năng lượng. B. Chế biến lương thực, thực phẩm. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Luyện kim. Câu 21. Ngành nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp nước ta? A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Khai thác nhiên liệu. C. Chế biến lương thực thực phẩm. D. Cơ khí điện tử. Câu 22. Hai vùng tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên. Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng trên sông nào? A. Sông Lô. B. Sông Chảy. C. Sông Hồng. D. Sông Đà. Câu 24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trong các nhà máy sau đâu là nhà máy thủy điện? A. Thác Mơ. 72
- B. Phú Mĩ. C. Thủ Đức. D. Bà Rịa. Câu 25. Cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu là A. khí đốt. B. than đá. C. dầu điezen. D. dầu mỏ. 2. Thông hiểu Câu 1. Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành công nghiệp A. vật liệu xây dựng. B. sản xuất hàng tiêu dùng. C. cơ khí hóa chất. D.công nghiệp điện tử. Câu 2. Nhân tố tự nhiên nào ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp năng lượng? A. Khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại. B. Thủy năng sông suối, khoáng sản nhiên liệu. C. Khoáng sản nhiên liệu, tài nguyên đất, khí hậu. D. Thủy năng sông suối, khoáng sản phi kim loại. Câu 3. Ngành công nghiệp dệt may nước ta phát triển dựa trên ưu thế về A. chất lượng nguồn lao động cao. B. lao động dồi dào giá rẻ. C. công nghệ sản xuất hiện đại. D. nguyên liệu tại chỗ dồi dào. Câu 4. Công nghiệp trọng điểm không phải là ngành A. có thế mạnh phát triển lâu dài. B. mang lại hiệu quả cao về kinh tế. C. dựa hoàn toàn vào vốn nước ngoài. D. tác động mạnh đến các ngành khác. Câu 5. Nhân tố tự nhiên nào có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Vị trí địa lí. 73
- B. Khoáng sản. C. Thủy năng của sông suối. D. Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn sinh vật biển. Câu 6. Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên của nước ta là cơ sở phát triển A. các ngành công nghiệp nhẹ. B. các ngành công nghiệp nặng. C. ngành công nghiệp khai khoáng. D. các ngành công nghiệp với cơ cấu đa dạng. Câu 7. Hãy chỉ ra tác động chủ yếu của thị trường đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. A. Nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm. B. Thay đổi hướng chuyên môn hóa sản phẩm. C. Phân bố các ngành công nghiệp hợp lí hơn. D. Cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn. Câu 8. Ngành công nghiệp trọng điểm không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. mang lại hiệu quả kinh tế cao. C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. D. tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Câu 9. Sự phân bố các nhà máy điện của nước ta có đặc điểm chung là A. gần các cảng biển. B. ở các thành phố lớn. C. gần các nguồn năng lượng. D. gần nơi dân cư tập trung đông. Câu 10. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có quan hệ mật thiết nhất với ngành nào? A. Thương mại. B. Nông nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Công nghiệp năng lượng. Câu 11. Việc phát triển nông - lâm - thủy sản tạo cơ sở nguyên liệu cho việc phát triển ngành công nghiệp A. hóa chất. B. năng lượng. 74
- C. sản xuất vật liệu xây dựng. D. chế biến lương thực, thực phẩm. Câu 12. Ngành công nghiệp trọng điểm không có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu giá trị công nghiệp. B. Có thế mạnh lâu dài về tài nguyên thiên nhiên và lao động. C. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. D. Thúc đẩy sự tang trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 13. Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu sử dụng nhiên liệu từ A. dầu mỏ. B. khí tự nhiên. C. than đá. D. than bùn. Câu 14. Ngành công nghiệp khai khoáng sử dụng loại hình giao thông nào nhiều nhất? A. Đường bộ. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường biển. Câu 15. Vấn đề khó khăn nhất trong phát triển công nghiệp ở khu vực trung du và miền núi nước ta là A. nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế. B. thiếu nguồn lao động có tay nghề kĩ thuật. C. cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông. D.thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh . Câu 16. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. đem lại hiệu quả kinh tế cao. C. tác động mạnh đến phát triển các ngành khác. D. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. Câu 17. Ưu thế lớn nhất của công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của nước ta là A. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. B. thị trường tiêu thụ rộng lớn, đa dạng. C. có sự đầu tư lớn của nước ngoài. 75
- D.có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. 3. Vận dụng Câu 1. Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp? A. Đạ dạng hóa sản phẩm. B. Nâng cao chất lượng. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Tăng năng suất lao động. Câu 2. Thế mạnh lớn nhất của ngành công nghiệp dệt may nước ta là A. vốn đầu tư không nhiều và chủ yếu sử dụng lao động nữ. B. hệ thống máy móc không cần hiện đại và chi phí thấp. C. nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng. D. truyền thống lâu đời với kinh nghiệm rất phong phú. Câu 3. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây? A. Nguyên liệu dồi dào. B. Lao động dồi dào. C. Vị trí thuận lợi. D. Cơ sở hạ tầng hiện đại. Câu 4. Các yếu tố đầu ra nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta? A. Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng. B. Dân cư và lao động. C. Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng. D. Chính sách phát triển công nghiệp, thị trường tiêu thụ. Câu 5. Khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành công nghiệp khác là A. mangan, crôm. B. than đá, dầu khí. C. apatit, pirit. D. crôm, pirit. Câu 6. Ngành công nghiệp dêt may nước ta phát triển dựa trên thế mạnh nổi bật nào? A. Nguồn nguyên liệu phong phú. 76
- B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn. Câu 7. Công nghiệp điện lực phát triển mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ dựa trên thế mạnh về A. nguồn thủy năng và nguồn than phong phú. B. nguồn lao động có chất lượng. C. cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện. D. mạng lưới công nghiệp dày đặc và rộng khắp. Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam? A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô sản xuất lớn hơn. B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. Miền Bắc nằm gần vùng nhiên liệu, miền Nam gần các thành phố. D.Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn ở miền Nam. Câu 9. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có cơ cấu ngành đa dạng do A. thị trường tiêu thụ rộng lớn và quy trình sản xuất đơn giản. B. nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. nguồn lao động dồi dào và tiến bộ khoa học kĩ thuật. D.mở rộng các vùng chuyên canh và đa dạng các loại sản phẩm. Câu 10. Tây Nguyên và Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp, nguyên nhân cơ bản là A. mật độ dân số thấp cả nước. B. nghèo tài nguyên thiên nhiên. C. thường xảy ra thiên tai. D. cơ sở hạ tầng yếu kém. Câu 11. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ lần lượt là A. chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu xây dựng. B. chế biến lượng thực thực phẩm,hóa chất, dệt may các ngành công nghiệp khác. C. chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, điện, khai hác nhiên liệu, hóa chất. D. chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, dệt may, các ngành công nghiệp khác. Câu 12. Nước ta có nền công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng, chủ yếu nhờ A. lao động dồi dào có tay nghề cao. 77
- B. tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. nhu cầu thị trường ngày càng lớn. D.cơ sở hạ tầng đang được cải thiện. 4. Vận dụng cao Câu 1. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta thay đổi là A. sức ép của thị trường trong và ngoài nước. B. sự phân bố của tài nguyên thiên nhiên. C. sự thay đổi trong phân bố của dân cư. D. tay nghề lao động ngày càng được nâng cao Câu 2. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển chủ yếu dựa vào A. vị trí nằm gần các trung tâm công nghiệp. B. mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi. C. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. D. đội ngũ lao động có chuyên môn cao. Câu 3. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2014 Năm 2000 2005 2010 2014 Dầu mỏ (triệu tấn) 16,3 18,5 15 17,4 Điện (tỉ KWh) 26,7 52,1 91,7 141,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện sản lượng dầu mỏ, điện của nước ta giai đoạn 2000 -2014, dạng biểu đồ thích hợp nhất là A. Cột. B. Đường. C. Kết hợp. D. Tròn. Câu 4. Cho bảng số liệu: MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 78
- Năm 2010 2014 2015 2016 Vải (triệu m2) 1 176,9 1 346,5 1 525,6 1 700,7 Giày, dép da (triệu đôi) 192,2 246,5 253,0 257,6 Giấy bìa (nghìn tấn) 1 536,8 1 349,4 1 495,6 1 614,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 – 2016 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp. Câu 5. Cho bảng số liệu: MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 Năm 2010 2014 2015 2016 Vải (triệu m2) 1 176,9 1 346,5 1 525,6 1 700,7 Giày, dép da (triệu đôi) 192,2 246,5 253,0 257,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Để thể hiện sản lượng vải, giày và dép da của nước ta giai đoạn 2010 - 2016 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp. 79
- BÀI 13 - 15. ĐỊA LÍ NGÀNH DỊCH VỤ 1. Nhận biết Câu 1. Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là A. đặc điểm khí hậu. B. đặc điểm địa hình. C. sự phân bố dân cư. D. sự phân bố điện năng. Câu 2. Cơ cấu xuất nhập khẩu hiện nay của nước ta tập trung nhiều với thị trường nào? A. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. B. Khu vực Châu Phi. C. Khu vực Châu Âu. D. Khu vực Châu Mỹ. Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tuyến đường bộ nào dài nhất nước ta? A. Quốc lộ 1A. B. Quốc lộ 18. C. Quốc lộ 51. D. Đường Hồ Chí Minh. Câu 4. Vận tải đường sông của nước ta tập trung chủ yếu ở những lưu vực vận tải nào? A. Sông Ba và sông Đồng Nai. B. Sông Hồng và sông Đồng Nai. C. Sông Hồng và Sông Cửu Long. D. Sông Hồng và sông Kì Cùng - Bằng Giang. Câu 5. Hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta hiện nay là A. Hà Nội và Đà Nẵng. B. Đà Nẵng và Hải Phòng. C. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Câu 6. Thành phần kinh tế nào có vai trò quan trọng nhất giúp nội thương nước ta phát triển mạnh mẽ? A. Kinh tế tư nhân. 81