Bộ đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Hậu Lộc (Có đáp án)

doc 11 trang thaodu 5143
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Hậu Lộc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Bộ đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Hậu Lộc (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1: PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2018 -2019 Môn thi: Ngữ văn Thời gian:150 phút (Không kể thời gian giao đề ) Đề bài: I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Vết nứt và con kiến Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn. (Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (1.5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản . Câu 3. (2.0 điểm ) Trong văn bản có câu: Nhưng không. Hãy gọi tên kiểu câu ( xét về mặt cấu tạo) và nêu tác dụng của nó trong đoạn văn đã cho? Câu 4. (2.0 điểm ) Em có nhận xét gì về cách giải quyết tình huống của con kiến trong văn bản đã cho( viết thành đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng)? II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về thái độ của con người trong việc đối diện và vượt qua thách thức trong cuộc sống ? Câu 2: ( 10 điểm) “ Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới”. Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  2. PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC HD CHẤM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HS GIỎI LỚP 9 Năm học: 2018 -2019 Môn thi: Ngữ văn Thời gian:150 phút (Không kể thời gian giao đề ) Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm Đọc hiểu 1 -Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 2 - Nội dung chính của văn bản trên: + Hình ảnh con kiến nhỏ bé thông minh, kiên rì 0,5 vượt qua khó khăn của cuộc sống. + Bài học ẩn dụ khuyên con người cũng phải biết 1.0 kiên trì, có lòng quyết tâm trong cuộc sống, từ đó vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống 3 - Câu : Nhưng không: câu đơn ( Câ rút gọn). 0,5 - Vì câu này dự vào các câu trong đoạn văn có thể khôi phục như sau: Nhưng nó không làm như vậy. 0,5 - Tác dụng: + Câu ngắn, tạo sự bất ngờ, tò mò cho người đọc về cách hành động của con kiến 1,0 + Câu văn như bản lề nối hai thái cực đối lập nhau: Hoàn cảnh khó khăn với lòng kiên trì, trí thông minh của con kiến. Từ đó, giúp người đọc 1,0 thấy được vai trò của sự nhẫn nại, quyết tâm trong cuộc sống- một sức mạnh để thành công. 4 - Yêu cầu: viết thành đoạn văn ngắn: 0,5 - Nội dung: + Hành động của kiến khiến người đọc bất ngờ. 0,5 + Hành động thể hiện trí thông minh của kiến 0,5 trong cách vượt chướng ngại vật trên đường đi. + Câu chuyện ngụ ngôn khuyên về cách hành 0,5 động của kiến là bài học sâu sắc, có giá trị cho mỗi người trên đường đời nhiều thử thách- phải biết kiên trì, có lòng quyết tâm, biết vận dụng chính những thứ có trong cuộc sống để giải quyết tình huống khó khăn Tập làm 1 a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một 0,25 văn đoạn văn . b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ ý nghĩa câu 0,25 chuyện "Vết nứt và con kiến", rút ra vấn đề nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn
  3. trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai. c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn với các nội dung chính: - Tóm tắt khái quát được vấn đề từ câu chuyện: 0,75 cần kiên trì, bền bỉ, sáng tạo vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vô giá cho chính bản thân con người. - Trên đường đời, con người luôn gặp những khó 0,75 khăn, trở ngại, thử thách. Đây là một tất yếu của cuộc sống. - Thái độ và hành động của con người: tìm những cách thức, biện pháp cụ thể để vượt qua nó hay né 0,75 tránh, bỏ cuộc (dẫn chứng cụ thể). Lựa chọn đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt qua nó là một lựa chọn đúng đắn, cần thiết, để nó thành hành trang quý giá cho tương lai (dẫn chứng cụ thể). - Phê phán những thái độ và hành động sai: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ cuộc, 0,75 - Củng cố thái độ, hành động đúng cho bản thân 0,5 và kêu gọi cộng đòng: rèn luyện sự quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan, trong khi giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ 0,25 riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn 0,25 chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 2 1. Về hình thức : Bài viết đảm bảo một bài văn 1,0 điểm nghị luận văn học, có bố cục ba phần, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 2. Về nội dung: 9,0 điểm * Mở bài: Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn được nhận 0,5 đ định ở đề bài * Thân bài: Đảm bảo những ý sau: a. Giải thích nhận định - Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ 0,5 đ
  4. đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ nghĩa xã hội của. Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng nổi bật: vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc dáng của con người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. - Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động mới 0,5 đ kết hợp hài hoà tạo nên vẻ đẹp của con người Việt Nam. Điều này đã làm nên hơi thở, sức sống của văn học thời kì 1945 - 1975. b. Chứng minh 6,0 điểm a. Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ 3,0 đ Tổ quốc: những con người ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi; nổi bật với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, với tình đồng đội cao cả, tinh thần lạc quan - Đó là người nông dân mặc áo lính (Đồng chí của 1,0 đ Chính Hữu), những chàng trai trí thức (Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Tây tiến của Quang Dũng), những cô thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), là em bé liên lạc (Lượm của Tố Hữu) - Ở họ đều có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí 1,0 đ quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc (dẫn chứng). - Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian 1,0 đ khổ song họ luôn có tinh thần lạc quan và tình đồng chí, đồng đội cao đẹp (dẫn chứng) b. Hình ảnh người lao động mới: họ xuất hiện với 3,0 đ tư cách là những người làm chủ cuộc sống mới, họ lao động, cống hiến một cách hăng say, hào hứng, sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì những lí tưởng cao cả và tương lai đất nước. - Người lao động trong "Đoàn thuyền đánh cá" 1,5 đ của Huy cận mang nhịp thở tươi vui, hăm hở, hoà mình cùng trời cao biển rộng: họ ra khơi với niềm hân hoan trong câu hát, với ước mơ trong công việc, với niềm vui thắng lợi trong lao động. Đó là những con người mang tầm vóc vũ trụ, hăm hở lao động bằng tất cả sức lực và trí tụê của mình (dẫn chứng). - "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long mang 1,5 đ nhịp thở của người lao động mới với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, có lí tưởng, say mê công
  5. việc, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp (dẫn chứng) c. Đánh giá, bình luận 1,0 điểm - Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp 0,5 đ ứng được những yêu cầu của lịch sử và thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang nhịp thở của thời đại mới. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. - Các tác giả văn học thời kì này họ đồng thời vừa 0,5 đ là nhà văn, nhà thơ, vừa là người lính, người chiến sĩ, người lao động cầm bút để ngợi ca về con người dân tộc Việt với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp và sức sống mới cho văn học Việt Nam. 0,5 điểm * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
  6. ĐỀ 2: PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2018 -2019 Môn thi: Ngữ văn Thời gian:150 phút (Không kể thời gian giao đề ) Đề bài: I.PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái. Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt - như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan - thì con cái không thể nên thành được. Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn. ( Nguyễn Sự - Người lớn phải là tấm gương soi chiếu. Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày 25.02.2018) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2. ( 1.5 điểm) Theo tác giả, việc gì là quan trọng để giữ nếp nhà? Câu 3. ( 2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, em hãy rút ra mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Câu 4. ( 2.0 điểm) Em có đồng ý với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn”. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội. Câu 2 : (10.0 điểm) Dù viết về cái gì, văn chương chân chính cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
  7. PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2018 -2019 Môn thi: Ngữ văn Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm Đọc hiểu 1 -Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5 2 -Theo tác giả, việc quan trọng để giữ nếp nhà là: người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con 1.5 cái học theo. Cha mẹ mà không tốt thì con cái không thể nên thành được. 3 Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội: 0,5 - Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi. - Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện 0,5 giữ cho xã hội tốt đẹp được. - Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ 0,5 cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn. 0,5 4 - Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý 2,0 với quan điểm “Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn” của tác giả. Giám khảo cho điểm tùy vào sự lý giải hợp lý, thuyết phục của thí sinh. Tập làm 1 a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một 0,25 văn đoạn văn . b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của gia 0,25 đình đối với mỗi cá nhân và xã hội. c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau : Gia đình là gì? 0,75 - Vai trò, ảnh hưởng của gia đình đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội. + Gia đinh và xã hội có mối quan hệ gắn bó hữu 0,75 cơ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. + Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến đời sống xã
  8. hội. * Đối với gia đình có nền nếp văn hóa tốt. * Đối với gia đình không có nền nếp văn hóa. 0,5 - Trách nhiệm của xã hội và mỗi cá nhân trong việc xây dựng gia đình. 0,5 0,5 d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ 0,25 riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn 0,25 chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. Câu 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận có 0,25 đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận 9.0 điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề: 1,0 - Văn học là bức tranh về đời sống xã hội và con người. Văn học viết ra để phục vụ con người. - Dẫn dắt vấn đề nghị luận b. Thân bài: * Giải thích - Thế nào là văn chương chân chính? 2,0 Văn chương chân chính là văn chương gần gũi, chuyên chú ở con người, phục vụ đời sống, có ích cho con người. - Vì sao viết cái xấu, cái tốt đều nhằm hướng về con người ? Văn chương là tấm gương phản chiếu hiện thực của cuộc sống nên nó phản ánh cả những điều xấu
  9. và điều tốt của hiện thực. + Viết về cái xấu với mục đích cảnh tỉnh, giúp con người nhận ra cái đúng – sai, tốt – xấu để cải tạo con người. + Viết về cái tốt nhằm để ngợi ca, động viên khích lệ, con người. -> Đó là chức năng cao đẹp của văn chương. 5,0 * Chứng minh qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 1,5 + Viết về cái gì thì thứ văn chương chân chính cũng hướng về con người. - “Ánh trăng” của Nguyễn Duy mượn cảm hứng đề tài truyền thống của thơ ca từ cổ chí kim là vầng trăng. Bài thơ không chỉ thể hiện cảm xúc về vầng trăng đẹp mà qua đó còn hướng người đọc đến bài học nhân sinh. + Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo 1,5 động giúp con người sống với bản chất tốt đẹp của mình. - “Ánh trăng” viết về sự đổi thay bội bạc của con người với quá khứ. Quá khứ đó là sự gắn bó nghĩa tình với thiên nhiên, nhân dân, đất nước trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Từ nhỏ đến lúc trưởng thành, trong khó khăn gian khổ con người gắn bó với ánh trăng như tri kỉ, tri âm. Vậy mà khi hoà bình với đầy đủ tiện nghi ở thành phố, con người đã vô tình quên lãng vầng trăng, thay đổi tới mức coi người tri kỉ như người dưng xa lạ, lãng quên quá khứ, quay lưng lại với
  10. nhân dân với những người đã đùm bọc sẻ chia trong những năm chiến tranh gian khổ. Đó là cái xấu đáng lên án của con người. 2,0 + Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình, đó chính là hành trang để con người hướng tới tương lai. - Bản tính tốt đẹp của nhân vật trong tác phẩm là dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy cái xấu của mình để sửa chữa và sống tốt hơn. - Người chiến sĩ trong “Ánh trăng” đã ân hận “rưng rưng”, “giật mình” bởi thái độ sống bạc 1.0 nghĩa vừa qua của mình. Đó là giọt nước mắt hướng thiện. c. Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận. Văn chương và đời sống có quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế văn chương dù viết cái xấu hay cái tốt đều hướng về con người và nâng đỡ tâm hồn con người. Đó là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai. 4.Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện 0,25 được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính 0,25 tả, ngữ pháp.