Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kinh Môn (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3291
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kinh Môn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.doc

Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Kinh Môn (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có 01 trang 03 câu) Câu 1 (2,0 điểm) Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. a. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Do ai sáng tác? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có đoạn trích trên. b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. c. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”. Câu 2 (3,0 điểm) Một lần, trả lời câu hỏi của các cô con gái: “Đức tính mà cha quý nhất là gì?". Các Mác đã trả lời bằng hai tiếng “giản dị". Em hiểu thế nào về đức tính ấy? Câu 3 (5,0 điểm) Truyện ngắn“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ca ngợi vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng, trong đó anh thanh niên là nhân vật nổi bật với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của thanh niên thời đại mới. Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2,0 điểm) Nội dung Điểm tối đa a. - Tác giả: Thanh Hải 0,25 - Bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ 0,25 - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1980, khi tác giả đang nằm trên 0,5 giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. b. Nội dung: Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên 0,5 nhiên, đất trời c. Biện pháp tu từ được sử dụng ở hai câu cuối đoạn: ẩn dụ chuyển 0,5 đổi cảm giác Câu 2 (3,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: - Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau: Nội dung Điểm tối đa 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận: đức tính giản dị 0,25 2. Giải thích được “đức tính giản dị” - Giản dị đối lập với thói xa hoa, thói phô trương, kiểu cách. Sống 0,25 giản dị là một phong cách sống lấy tự nhiên và đơn giản làm mục đích, tránh sự phức tạp, rắc rối, cầu kì không cần thiết. - Cốt lõi của đức tính giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và 0,25 cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một, lối sống, một phong cách sống
  3. 3. Phân tích, chứng minh: *Biểu hiện: Đức tính giản dị của một con người được biểu hiện cụ 0,75 thể qua: + Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt + Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối, + Cách sinh hoạt: hoà đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác * Đánh giá giá trị của đức tính giản dị: Đức tính giản dị rất cần 0,75 thiết trong cuộc sống. + Bởi giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ, cầu kì mà dành thời gian ấy làm được nhiều việc khác có ích. + Giản dị khiến mọi người xung quanh, yêu mến, tôn trọng ta, giúp ta trở nên một con người biết cách xử sự, ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người + Xã hội ngày càng phát triển thì lối sống giản dị là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Bởi giản dị nó hướng con người tới một lối sống đẹp, một lối sống văn hóa, văn minh *Chứng minh: HS lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, xác thực để chứng minh 4. Bàn luận, mở rộng: - Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về 0,5 cuộc sống. Không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong. - Phê phán những con người có lối sống buông thả, thích khoa trương, kiểu cách, đua đòi, xa hoa 4. Liên hệ: rút ra bài học nhận thức và hành động 0,25 - Cần nhân thức đúng về giản dị, M. Go-rơ-ki đã nói: “Cái đẹp là ở cái giản dị” - Tuổi học đường Câu 3 (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
  4. Nội dung Điểm tối đa 1. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng lẽ sa Pa” - Nêu được vấn đề nghị luận: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ca ngợi vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng, trong đó anh thanh niên là nhân vật nổi bật với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của thanh niên thời đại mới. 2. Thân bài 4,0 a. Khái quát ý nghĩa của nhận định - Nhận xét trên khẳng định giá trị của truyện ngắn “Lặng lẽ sa Pa” 0,25 của NTL đó là khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của người lao động như anh thanh niên làm khí tượng và các bạn đồng nghiệp của anh. Họ đều là những con người lao động chân chính, cần mẫn, say mê công việc, vì công việc làm giàu cho đất nước họ sẵn sàng hi sinh tình cảm riêng, hạnh phúc, tuổi thanh xuân - Anh thanh niên trong truyện mang một vẻ đẹp của người thanh 0,25 niên thời đại đó là những người lao động có tri thức, sống tận tuỵ, yêu nghề, yêu đời, hiểu được ý nghĩa của công việc, cuộc sống b. Phân tích các những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của anh thanh niên: + Nhân vật anh thanh niên này đẹp ở lòng yêu đời, yêu nghề và tinh 1,25 thầm trách nhiệm cao với công việc còn lắm gian khổ của mình. - Anh đã tự nguyện lên đỉnh núi cao vắng vẻ để thực hiện công việc “đo mưa, đo gió” thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, có ích cho cuộc sống, cho mọi người. - Anh có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống và con người “Khi ta làm việc ” - Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc- đó là niềm vui đọc sách. - Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học + Anh thanh niên ấy còn có những nét tính cách đáng mến đó là sự 0,75 cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người. - Tình thân giữa anh với bác lái xe (biếu củ tam thất cho vợ bác lái xe) - Thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng khi có khách xa đến thăm (pha trà mời khách, hái hoa tặng cô gái, chuẩn bị bữa trưa cho 2 người) + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực: 0,75 - Anh cảm thấy công việc và sự đòng góp của mình chỉ là nhỏ bé
  5. - Khi nhà họa sĩ muốn vẽ anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác đáng khâm phục hơn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cá bộ khí tượng nghiên cứu, thiết lập bản đồ sét c. Đánh giá, mở rộng: * Nhân vật: Anh thanh niên là tấm gương tiêu biểu của hình tượng người lao động mới . Đó là những con người có kiến thức, có trình 0,25 độ khoa học, biết sống đẹp, sống có ích cho đời, có lí tưởng, có ước mơ, có niềm tin yêu vững vàng vào nghề nghiệp, luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến sức mình để xây dựng đất nước. Chính cuộc sống của anh đã gợi ra âm vang cho những thế hệ trẻ sau này. * Nghệ thuật: 0,5 - Tác giả đã xây dựng tình huống truyện hợp lí, kể lại câu chuyện một cách tự nhiên bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, đồng thời miêu tả tâm tư, dáng điệu, cử chỉ - Truyện giàu chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh thiên nhiên vùng cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc lặng lẽ nhưng không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người. 3. Kết bài 0,5 - Khẳng định lại ý kiến - Ý nghĩa và sức ngân vang của tác phẩm (hoặc liên hệ) Hết