Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Toàn (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3050
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Toàn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Toàn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS NAM TOÀN MÔN: NGỮ VĂN Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) PhÇn I : Tr¾c nghiÖm kh¸ch quan (2,0 ®iÓm). Trong 8 c©u hái sau, mçi c©u cã 4 ph­¬ng ¸n tr¶ lêi A,B,C,D. H·y chän ph­¬ng ¸n ®óng ®Ó viÕt vµo tê giÊy lµm bµi. Câu 1 : “Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực” là khái niệm của phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về lượng B.Phương châm về chất C.Phương châm quan hệ D.Phương châm lịch sự Câu 2: Trong các phương án dưới đây, phương án nào chỉ ra đúng tổ hợp từ là thành ngữ. A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn B. Đánh trống bỏ dùi C. Có chí thì nên D. Gần mực thì đen gần đèn thì dạng Câu 3. Thành phần biệt lập của câu là gì? A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu. C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm được nói tới trong câu. D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. Câu 4. Từ “có lẽ” trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần gì? A. Thành phần trạng ngữ. B. Thành phần biệt lập phụ chú. C. Thành phần biệt lập tình thái. D. Thành phần biệt lập cảm thán. Câu 5. Chỉ ra biện pháp liên kết câu đúng trong đoạn văn sau: “ Chị Thao thổi còi .Nhưng đã là hai mươi phút qua. Tôi cẩn thật bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào ,châm ngòi . ( Những ngôi sao xa xôi của Lê minh Khuê) A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Phép đồng nghĩa Câu 6: Phần in đậm trong câu Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” là: A. Ý dẫn trực tiếp. B. Lời dẫn trực tiếp C. Ý dẫn gián tiêp. D. Lời dẫn gián tiếp Câu 7: Hai câu thơ: “ Sông chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 8: Từ nào là từ Hán Việt trong các từ dưới đây? A. Mằn mặn B. Dềnh dàng C. Hoài cổ D. Vội vã
  2. Phần II. Đọc hiểu văn bản ( 3 điểm) Em hãy đọc đoạn thơ sau: "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa." (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143) 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật nào? Về ai? 2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". 3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả. PHẦN III. Tự luận:(5 điểm) Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một - NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III MÔN: NGỮ VĂN 9 Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A C A B A C Phần II. Đọc hiểu văn bản( 3đ) 1.Đoạn thơ trích trong bài thơ“Bếp lửa”( 0,25 đ) của tác giả Bằng Việt. (0,25đ) Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật người cháu (0,25đ) về người bà kính yêu của mình. ( 0,25 đ) 2. Cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” + Câu thơ đã bộc lộ trực tiếp tình cảm nhớ thương bà một cách sâu sắc, khi người cháu đã ở tuổi trưởng thành. Từ “thương” chất chứa bao tình cảm. + Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” trong câu thơ diễn tả dòng suy ngẫm hồi tưởng về cuộc đời người bà lận đận vất vả bên bếp lửa nấu ăn cho cả nhà trong mọi hoàncảnh: Lúc “đói mòn đói mỏi”, lúc “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Nhất là lúc chiến tranh “Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” Câu thơ gợi hình ảnh người bà ở chịu thương chịu khó, hết lòng vì gia đình đồng thời thể hiện tình cảm nhớ thương, kính trọng bà của người cháu đã trựởng thành. (1 điểm) 3.Kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca: - Nói với con - Y Phương - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm.(1 điểm)
  3. Phần III. Tự luận ( 5 điểm) Phần Nội dung Điểm MB Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc 0,5đ lược ngà”, nhân vật ông Sáu - người cha yêu thương con sâu nặng. TB Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà 3,5đ người cha dành cho con. Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ điều đó. * Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ phép: 1,0đ + Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến 0,25đ với con ( ). + Những ngày nghỉ phép, ông tìm mọi cách để gần con, quá nóng ruột, không kìm được mình, ông đánh con ( ). Giây phút chia tay, được nghe 0,75đ con gọi “ba”, ông sung sướng, xúc động nghẹn ngào không cầm được nước mắt ( ). * Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở 2,5đ phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ: + Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy 0,5đ ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. + Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc làm cây lược (“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”). Chiếc lược ngà đã thành một vật quí 1,đ giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách. + Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức lấy chiếc lược, nhờ đồng đội trao lại cho con gái (“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”). Đến phút cuối của cuộc đời, người cha 0,5đ ấy vẫn chỉ nghĩ đến con, dành trọn vẹn tình cảm cho con. Như vậy thường trực, đau đáu trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành động, cử chỉ của ông Sáu từ khi được gặp con đến khi vĩnh biệt cuộc đời là hình ảnh đứa con yêu dấu. Đánh giá chung: 1,0đ
  4. Phần Nội dung Điểm + Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công nhân vật ông Sáu. Tác giả để nhân vật này hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân thật của người kể chuyện là ông Ba 0,5đ (bạn thân của ông Sáu); đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; sáng tạo hình ảnh chiếc lược ngà mang nhiều ý nghĩa. + Nhân vật ông Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện. Qua nhân vật này, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn 0,5đ sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn bạo của chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. KB Khẳng định tình cha con sâu nặng thiêng liêng 0,5 đ Liên hệ bản thân Lưu ý chung : Giám khảo cần linh hoạt vận dụng đáp án , tránh hiện tượng chấm qua loa ,đếm ý cho điểm . - Nếu mắc từ 5- 10 lỗi chính tả , dùng từ diễn đạt trừ 0,25 điểm ; trên 10 lỗi trừ 0,5 điểm - Điểm toàn bài lẻ tới 0, 25điểm