40 Đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

pdf 48 trang thaodu 13664
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "40 Đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf40_de_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017.pdf

Nội dung text: 40 Đề luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm) Trong truyện ngắn”Làng”, khi ông Hai nghe tin làng Việt gian theo Tây, Kim Lân viết:”Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?” Khi ông trò chuyện cùng con, nhà văn lại viết: ”Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.” (Trích ”Làng”, Kim Lân) Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật ông Hai qua các đoạn trích trên. Câu 2: (6,0 điểm) HAI BIỂN HỒ Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. (Trích”Bài học làm người”- Nhà xuất bản giáo dục) Qua câu chuyện Hai biển hồ, em nhận được bài học ý nghĩa nào cho cuộc sống? Câu 3 (10,0 điểm) “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống viết lên”(An-đéc-xen).Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ câu chuyện cổ tích đời thường trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). HẾT 1
  2. HDC ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC HSG HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 9 Câu Nội dung Điểm 1 Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhau nhưng cần viết thành bài văn hay đoạn văn,đảm bảo các ý cơ bản sau: - “nước mắt ông lão cứ giàn ra”thể hiện tâm trạng đau đớn, tủi nhục vì nghe tin làng ông làm Việt gian theo Tây, vì nghĩ các con còn 1 nhỏ, rồi đây phải chịu cảnh rẻ rúng hắt hủi của mọi người. Đó là giọt nước mắt của lòng tự trọng, của tình thương con và tình yêu làng tha thiết. 1 - “nước mắt ông giàn ra, chảy ròng ròng”: vì xúc động, vì hạnh phúc khi nghe con trả lời ủng hộ Cụ Hồ. Đứa con nhỏ đã nói hộ tiếng lòng của ông, một người thủy chung với kháng chiến, luôn biết ơn Cụ 1 Hồ. Đó là giọt nước mắt của niềm vui và tự hào. - Giọt nước mắt của ông là giọt nước mắt của con người luôn nặng lòng với quê hương, Cụ Hồ, kháng chiến và là biểu hiện đẹp đẽ của phẩm cách làm người ở người nông dân trong kháng chiến chống 1 Pháp. - Những giọt nước mắt của ông Hai là chi tiết nghệ thuật độc đáo, được miêu tả tinh tế, bộc lộ chiều sâu nội tâm của nhân vật. Qua đó, Kim Lân thể hiện thái độ trân trọng phẩm giá của con người. 2 Bài làm đáp ứng được những yêu cầu sau: A.Về kiến thức và kĩ năng: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải triển khai các ý cơ bản sau: -Từ một câu chuyện (rút ra bài học cho cuộc sống) học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng đạo lý- mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Trong cuộc sống phải luôn biết chia sẻ với người khác. Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói”người ta kính trọng bạn không phải những gì bạn nhận được. Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn cho đi". - Với đề bài này học sinh cần giải thích – phân tích để làm rõ bài học giáo dục được gửi gắm trong câu chuyện. B Về nội dung 1. Phân tích ý nghĩa câu chuyện - Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi xung quanh không có kênh rạch hay lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về đây bị ứ đọng dần dần tích tụ lượng muối lớn, làm cho nồng độ muối trong nước quá cao. Nước quá mặn nên không sinh vật nào sống được nên dẫn đến hoang vu thiếu sự sống. 2
  3. => Biển chết: biểu tượng cho một loại người ích kỷ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình. + Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. => - Biển Galile: biểu tượng cho mẫu người giàu lòng vị tha, nhân hậu, sống vì người khác, luôn mở rộng vòng tay cho và nhận. 2. Bài học rút ra từ câu chuyện. Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống: - Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ, những giao tiếp, những sinh hoạt luôn”trao”và”nhận”. Xã hội sẽ không tồn tại nếu thiếu quá trình này. - Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Trong cuộc sống phải luôn biết chia sẻ với người khác. Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói”người ta kính trọng bạn không phải những gì bạn nhận được. Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn cho đi". - Hãy biết chia sẻ để nó lan tỏa và biến thành niềm vui. Biển Galile: biểu tượng cho mẫu người giàu lòng vị tha, nhân hậu, sống vì người khác, luôn mở rộng vòng tay cho và nhận. (dẫn chứng từ thực tế cuộc sống). - Không nên sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ vun vén cho cá nhân, chỉ biết”nhận”mà không biết”cho”Biển chết: biểu tượng cho một loại người ích kỷ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình. (dẫn chứng từ thực tế cuộc sống). 3. Đánh giá, liên hệ cuộc sống và rút ra bài học - Khẳng định cách nhìn, thái độ sống chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ xung quanh (dẫn chứng- phân tích-so sánh, đối chiếu ). - Liên hệ: Cuộc sống cần có sự đồng cảm, biết sẻ chia để nỗi buồn vơi đi, niềm vui, hạnh phúc nhân lên(hãy dang rộng đôi tay với những nạn nhân bị chất độc màu da cam; đồng bào đang chịu cảnh thiên tai bão lụt, những số phận bất hạnh ) - Bài học cho bản thân: Cách ứng xử và thái độ đối với những người xung quanh. Cách ứng xử, cho và nhận đối với cuộc đời. Biểu điểm: - Điểm 5 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả. - Điểm 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận 3
  4. dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt. - Điểm 3: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận chưa chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1 2: Chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: Để giấy trắng. 3 * Về kĩ năng: HS trình bày dưới dạng bài văn nghị luận xã hội, có hệ thống luận điểm rõ ràng, chính xác, khoa học. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. -Lấy dẫn chứng trong 2 tác phẩm Lặng lẽ Sapa và Chiếc lược ngà * Về kiến thức: Đảm bảo các yêu cầu sau: MB -Dẫn dắt. 1.0 -Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh:Câu chuyện cổ tích đẹp nhất chính là câu chuyện do cuộc sống viết lên TB 1.Giải thích câu nói của An-đec-xen. -Câu chuyện cổ tích:là cách diễn đạt gợi ra những đặc trưng cơ bản 1.0 của thể loại truyện cổ tích-một thể loại văn học dân gian.Truyện cổ tích xây dựng một thế giới trong mơ ước,ở đó những phép màu sẽ biến những ước mơ của con người thành hiện thực,đem đến cho con người niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp.Tất cả những ước mơ cao cả lãng mạn không thể thực hiện được ngoài đời thì đều được giải quyết nhanh chóng và hoàn hảo trong truyện cổ tích -Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện cổ tích do 1.0 chính cuộc sống viết nên:An-đec-xen ca ngợi vẻ đẹp của những câu chuyện cổ tích giữa đời thường trong các tác phẩm văn học.Mỗi tác phẩm ẩn chứa những vẻ đẹp kỳ diệu của con người và cuộc sống.Có câu chuyện cổ tích về tình phụ tử,mẫu tử,tình bà cháu,tình yêu cuộc sống +Những câu chuyện cổ tích do cuộc sống viết lên đẹp không phải vì sự xuất hiện của ông bụt,bà tiên mà nó đẹp nhờ những tình cảm thật sự giữa người với người,nó nuôi dưỡng tâm hồn con người và bằng lòng nhân hậu và tình yêu thương của những nhà văn chân chính 2.Chứng minh. *Chiếc lược ngà viết lên câu chuyện cổ tích về tình cha con. 3.0 -Tình cha con xúc động giữa ông Sáu và bé Thu như một câu chuyện cỏ tích giữa đời thường. (HS phân tích được 2 tình huống độc đáo để làm nổi bật tình cảm cha con của ông Sáu) +Tình cảm của Thu dành cho ba. +Tình cảm của ông Sáu dành cho con. =>Chiến tranh có thể tàn phá tất cả nhưng không hủy diệt được tình cảm của con người Ông Sáu hi sinh nhưng tình cha con không thể chết 4
  5. -Truyện khép lại nhưng nó âm vang mãi trong lòng người được-âm vang của một truyện cổ tích hiện đại.Có được điều đó là nhờ tài năng của tác giả trong việc tạo tình huống truyện,miêu tả tâm lý nhân vật,giọng kể nhẹ nhành và hơn nữa là tấm lòng của nhà văn dành cho nhân dân Nam Bộ. *Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long-một câu chuyện cổ tích 3.0 đậm chất thơ về cuộc sống lao động và xây dựng của con người. -Chất thơ của miền cổ tích được gợi lên qua bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của mảnh đất SaPa -Bên cạnh vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên là vẻ đẹp của con người trong cuộc sống mới:Anh thanh niên,bác lái xe,cô kĩ sư, ông họa sĩ họ tuy khác nhau về nhành nghề,lứa tuổi nhưng họ đều có vẻ đẹp chung về tâm hồn (Phân tích vẻ đẹp của anh thanh niên) ->Anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong những năm chống Mỹ,được nhà văn xây dựng như một điển hình về gương người tốt,việc tốt với vẻ đẹp toàn diện như bước ra từ thế giới cổ tích 3.Đánh giá. 2.0 -Câu chuyện cổ tích trong các tác phẩm đã thể hiện sự tiếp thu và kế thừa tư tưởng nhân văn của các cây bút hiện đại;thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp của tâm hồn con người,niềm lạc quan,niềm tin vào tương lại -Câu chuyện cổ tích là một giá trị nội dung quan trọng góp phần tạo nên sức sống của mỗi tác phẩm văn học KB -Khẳng định lại vấn đề. 1.0 -Khái quát lại giá trị của tác phẩm văn học được chứng minh Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, Giám khảo cần linh hoạt căn cứ vào từng bài viết của học sinh để cho điểm hợp lí. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, thể hiện được năng khiếu văn. HẾT 5
  6. PHÒNG GD VÀ ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Lớp 9 - Năm học 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 04 câu 01 trang) Phần I: Đọc-hiểu Câu 1:(1 điểm) Trình bày cảm nhận của em vể bức tranh quê qua đoạn thơ sau: Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ Bến đò ngày mưa - Anh Thơ. Câu 2: (1 điểm) Trong văn bản”Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:”Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy”. Trình bày ý kiến của em về nhận định trên. Phần II: Làm văn Câu 1: (3 điểm) Suy nghĩ của em về ý kiến sau đây:”Biết sống gương mẫu là để học làm người” Câu 2: (5 điểm) Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét:”Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Bằng một tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn lớp 9 em hãy làm sáng tỏ? Hết 6
  7. PHÒNG GD VÀ ĐT ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Lớp 9 - Năm học 2017-2018 MÔN:NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Hướng dẫn chấm gồm 03trang) Chú ý: - Thí sinh làm bài theo cách khác thì cho điểm. - Điểm bài thi: 10. Câu Đáp án Điểm Câu 1 1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới hình thức một đoạn 0,25 điểm (1,0đ) văn hoặc một bài văn. (Dung lượng không quá một trang giấy thi) Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, trôi chảy. Không sai lỗi chính tả. 2. Nội dung: Có thể cảm nhận bức tranh làng quê vắng vẻ ngưng 0,75 điểm đọng qua quan sát tinh tế của Anh Thơ: + Không gian rất bao quát qua những hình ảnh rất quen thuộc: tre, chuối, ven bờ, đầu bến. + Có những chi tiết nhân hóa sinh đông, điển hình, giàu sức khêu gợi của cảnh quê: tre rũ rượi, chen ướt át, chuối bơ phờ, sông trôi rào rạt Câu 2 1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới hình thức một đoạn 1,0 đ) hoặc bài văn ngắn không quá một trang giấy thi. Lập luận chặt chẽ, 0,25 điểm rõ ràng, lưu loát. Không sai lỗi chính tả. 2. Nội dung: Học sinh phải đưa ra được chính kiến riêng về nhận định và lý giải thuyết phục. - Đây là một ý kiến đúng. - Giải thích: + Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ: nghệ tuật không khô 0,25 điểm khan, không trừu tượng, không xa lạ mà nghệ thuật gần gũi, lắng sâu bởi vì nó thấm đẫm cảm xúc nỗi niềm của tác giả. 0,25 điểm + Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta: nghệ thuật lay động độc giả bằng cả nội dung, hình thức. +Nghệ thuật khiến chúng ta phải tự bước lên: nghệ thuật góp phần 0,25 điểm giúp con người nhận thức, xây dựng và phấn đấu hoàn thiện mình một cách tự giác mà bền vững. -Nghệ thuật tác động như thế nào tới tư tưởng, tình cảm của 0,25 điểm mình. 1.Hình thức: Đúng một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý, 0,25 điểm Câu 3 kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả (3,0đ) 2. Nội dung: Học sinh xác định được vấn đề nghị luận: Gương mẫu a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề nghị luận 0,5 điểm b. Thân bài: 7
  8. - Giải thích được ý nghĩa câu nói: + Gương mẫu: là tấm gương, là mẫu mực giữa cộng đồng để những 0.75điểm người khác noi theo. + Biết sống gương mẫu là học để làm người: là biết sống trong sáng, sống theo chuẩn mực của nền văn hóa mới, của đạo đức dân tộc, của con người mới. - Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: +Đưa ra dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục về những tấm gương đạo 0.75 điểm đức sáng trong xã hội xưa, trong xã hội nay, trong gia đình - Bình luận vấn đề. + Gương mẫu là một phẩm chất quan trọng trong xã hội. +Gương mấu thê hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. +Rèn luyện tu dưỡng trong học tập, lao động. 0,5 điểm +Phê phán lối sống không gương mẫu. c. Kết luận: Khẳng định lại vấn đề và nêu suy nghĩ của bản thân. Thang điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng các yêu cầu về hình thức. Nội dung bài viết 0.5đ sâu sắc, lập luận chặt chẽ, giải quyết vấn đề có tính sáng tạo. - Điểm 2,0: Đáp ứng yêu cầu về hình thức. Nôi dung đảm bảo các ý, phương pháp làm bài chưa chặt chẽ, sáng tạo - Điểm 1,0: Đúng bố cục bài văn. Nội dung còn thiếu, còn sơ sài, lập luận thiếu chặt chẽ. Điểm 0,0: Lạc đề hoặc học sinh không làm bài 1 Hình thức và kĩ năng: 0,25 điểm - Đúng hình thức một bài nghị luận văn học gắn với một nhận định: bố cục rõ ràng, hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, không sai chính tả. - Cần đạt những kĩ năng về cắt nghĩa, phân tích, chứng minh. Câu 4 Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong cảm, hiếu tác phẩm (5,0 đ) 2. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo các cách nhưng phải bám sát văn bản để làm sáng tỏ vấn đề a. Mở bài:Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận - Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Đình Thi và nội dung cơ bản của 0,5 điểm một tác phẩm trích dẫn. b. Thân bài: b1 Giải thích nhận định +Thơ không cần nhiều từ ngữ: Thơ không chú trọng miêu tả cụ thể, 1.0 điểm chi tiết hiện thực đời sống như đời sống vốn có mà chỉ nắm bắt lấy cái hồn vía, thần thái của cảnh vật. + Hiên thực được phản ánh trong thơ bao giờ cũng mang tâm sự, nỗi niềm của nhà thơ. + Mỗi nhà thơ phải có tài sử dụng nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ phải cô đọng, hàm súc, giàu tính tạo hình. => Nhận định đã khái quát được tính hàm súc, cái thần thái, linh 8
  9. hồn của thơ ca. b2 Chứng minh qua một tác phẩm văn hoc trong chương trình 1.5 điểm Ngữ văn lớp 9 để làm sáng tỏ ba đăc điểm của nhận định bằng các luận điểm. b3 Đánh giá mở rộng. 1.0 điểm - Khẳng định nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó. - Tác phẩm làm sáng tỏ nhận định. - Liên hệ một số tác phẩm cùng chủ đề. c. Kết bài. - Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm đến tư tưởng, tình cảm của 0,75 điểm chúng ta. - Liên hệ bản thân. Thang điểm: - Điểm 5,0: Đáp ứng tốt về mặt hình thức. Nội dung bài thực sự có sức lay động, lan tỏa tới người đọc. Bài có những phát hiện mới mẻ, sáng tạo, cảm nhận tốt. - Điêm 4,0: Hiểu đề bài. Biết bám vào tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định. Bài có độ sâu sắc. Kĩ năng làm bài khá tốt. -Điểm 3,0. Biết cách cảm nhận phân tích một tác phẩm. Khả năng làm sáng tỏ nhận định hạn chế, dàn trải, đơn điệu. - Điểm 2,0: Diễn xuôi tác phẩm, chưa có luận điểm, diễn đạt lủng củng. - Điểm 1,0: Viết quá sơ sài, hành văn lủng củng không có ý. - Điểm 0,0: Lạc đề hoặc không làm. Lưu ý chung: Học sinh có nhiều cách tiếp cận văn bản để thể hiện cách lập luận, giám khảo lưu ý: - Bám sát vào cách viết của học sinh để định hướng nội dung và cho điểm - Coi trọng năng lực giải quyết đề và kĩ năng lập luận của học sinh. Hết 9
  10. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ BẮC GIANG NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 - BẢNG A ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/01/2018 Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (4.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ:”độc lập”,”tự do”,”giai cấp”,”cộng sản”, Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ: không gọi xe lửa mà gọi”hỏa xa”; máy bay thì gọi”phi cơ”[ ] Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao? (Hồ Chí Minh) a. Em hiểu ý kiến trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? b. Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên và cho biết chúng được dùng để làm gì? file word đề-đáp án Zalo 0946095198 c. Nêu một vài ví dụ về hiện tượng mượn ngôn ngữ nước ngoài một cách tràn lan, tùy tiện của một bộ phận người Việt hiện nay. Câu 2. (6.0 điểm) Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt trong xu thế hiện nay. Câu 3. (10.0 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình”. Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy phân tích một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1 để làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . Giám thị 1 (Họ tên và ký) Giám thị 2 (Họ tên và ký) 10
  11. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ BẮC GIANG NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 - BẢNG B ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/01/2018 Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (4.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ:”độc lập”,”tự do”,”giai cấp”,”cộng sản”, Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng mà cũng mượn chữ nước ngoài? Ví dụ: không gọi xe lửa mà gọi”hỏa xa”; máy bay thì gọi”phi cơ”[ ] Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao? (Hồ Chí Minh) a. Em hiểu ý kiến trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? b. Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên và cho biết chúng được dùng để làm gì? c. Nêu một vài ví dụ về hiện tượng mượn ngôn ngữ nước ngoài một cách tràn lan, tùy tiện của một bộ phận người Việt hiện nay. Câu 2. (6.0 điểm) Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt trong xu thế hiện nay. Câu 3. (10.0 điểm) Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong tác phẩm”Chiếc lược ngà”của nhà văn Nguyễn Quang Sáng./. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . Giám thị 1 (Họ tên và ký) Giám thị 2 (Họ tên và ký) 11
  12. UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP QUẬN VÒNG 1 – NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút. (Không kể thời gian giao đề) Đề gồm 01 trang Câu 1. (6 điểm) Từ sự hồi sinh của nhân vật Giôn – xi (Chiếc lá cuối cùng – O. Hen-ri) và cái chết của cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm – An-đéc-xen), hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày ý kiến của em về tình yêu thương. Câu 2. (14 điểm) Là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhưng kết thúc Truyện Kiều, Nguyễn Du lại viết: Thiện căn ở tại lòng ta Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh. Vì sao nhà thơ lại cho rằng”Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”và có thực Truyện Kiều chỉ là những lời”chắp nhặt dông dài”để”mua vui”? Hãy phân tích đoạn trích”Chị em Thúy Kiều”để thấy Tâm và Tài của Nguyễn Du. (Tư liệu tham khảo: Trong”Kim Vân Kiều truyện”Thanh Tâm Tài Nhân đã giới thiệu về chị em Thúy Vân, Thúy Kiều như sau: “ chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng húy KIều, vẻ người thướt tha phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu ” - Hết - Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 12
  13. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 – 2018 : Ng L p 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi ữ văn – ớ Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1.(4,0 điểm) Nét riêng của bức tranh mùa thu và cảm xúc của thi nhân trong hai đoạn thơ sau: Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu, Lưu Trọng Lư) Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Sang thu, Hữu Thỉnh) Câu 2. (6,0 điểm) NIỀM HY VỌNG Có một người duy nhất sống sót trong một tai nạn đắm tàu và trôi dạt trên một hoang đảo nhỏ. Kiệt sức, nhưng cuối cùng anh đã gom được những mẩu gỗ trôi dạt và tạo cho mình một túp lều nhỏ để trú ẩn và cất giữ vài đồ đạc còn sót lại. Ngày ngày anh nhìn về chân trời cầu mong được cứu thoát nhưng dường như vô ích. Thế rồi một ngày, như thường lệ anh rời khỏi lều để tìm thức ăn trong khi bếp lửa trong lều vẫn còn cháy. Khi anh trở về thì túp lều đã ngập lửa, khói cuộn bốc lên trời cao. Điều tồi tệ nhất đã xảy đến. Mọi thứ đều tiêu tan thành tro bụi. Anh chết lặng trong sự tuyệt vọng:”Sao mọi việc thế này lại xảy đến với tôi hả trời?!” Thế nhưng, rạng sáng hôm sau anh bị đánh thức bởi âm thanh của một chiếc tàu đang tiến đến gần đảo. Người ta đến để cứu anh.”Làm sao các anh biết được tôi ở đây?”- Anh hỏi những người cứu mình. Họ trả lời”Chúng tôi thấy tín hiệu khói của anh”. (Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống, NXB Phương Đông, 2016) Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách nhìn cuộc sống? Câu 3. (10,0 điểm) Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân và đất nước, con người trong Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) và Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải). HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh 13
  14. PHÒNG GD&ĐT QUẬN ĐỀ THI HSG BÌNH TÂN Năm học 2017 – 2018 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 01 trang PHẦN I: Đọc - hiểu (10 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một) Câu 1 (1 điểm): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? Câu 2 (1 điểm): Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 3 (2 điểm): Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích trên là gì? Cảnh trong đoạn trích được nhìn qua con mắt của ai? Câu 4: (6 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 đến 200 từ) để làm rõ tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên? PHẦN II: Làm văn (10 điểm). Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn”Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng. 14
  15. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm). “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận”(Éuripides) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên. Câu 2 (6,0 điểm). Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng”Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hãy chứng minh”Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của tác giả Phạm Tiến Duật là bài thơ hay. Hết CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k; 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=60k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9; 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 15
  16. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN c 2017 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm họ – Khóa ngày 27/10/2017 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) A- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Tố Hữu. Khi con tu hú) a. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. b. Câu thơ Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! thuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng của kiểu câu đó. c. Tâm trạng nhân vật trữ tình khi nghe tiếng tu hú kêu ở đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ khác nhau như thế nào? B- LÀM VĂN Câu 1: (4.0 điểm) Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết: Nếu là con chim, chiếc lá, Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? Em hãy viết một văn bản ngắn nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống được thể hiện trong bốn câu thơ trên. Câu 2: (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc - xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. Hết 16
  17. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN CHIÊM HÓA LỚP 9 THCS - NĂM HỌC 2017-2018 Số phách (do Trưởng BGK chấm thi ghi): MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề này có 01 trang) ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA BÀI Chữ ký xác nhận của giám khảo Ghi bằng số Ghi bằng chữ Giám khảo số 1 Giám khảo số 2 Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này. Câu 1 (3 điểm). Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau, tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) Câu 2 (7 điểm). Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả? Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 3 (10 điểm). Cảm hứng nhân đạo biểu hiện qua đoạn trích”Chị em Thuý Kiều”(Trích “Truyện Kiều”của Nguyễn Du - Sgk Ngữ văn 9, tập 1). Hết Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. 17
  18. SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN Năm học 2017 - 2018 Tháng 12 MÔN: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với ông chủ:“Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông.” “Ngươi xấu hổ về chuyện gì?”– Người chủ hỏi. “Chỉ vì tôi nứt mà ông không được nhận đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra.”– Chiếc bình nứt nói. “Không đâu!”– Ông chủ trả lời.”Khi đi về, ngươi có chú ý tới luống hoa bên đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía của nhà ngươi sao? Ta biết được vết nứt của ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên phía ấy. Nếu không có ngươi, ngôi nhà của ta có ấm cúng và duyên dáng được thế này không?” Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả. (Theo Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ, 2003) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (2,0 điểm): Hình ảnh vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều gì? Câu 3 (1,5 điểm): Nhận xét về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt. Câu 4 (2.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện trên. Phần II: Tạo lập văn bản (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ văn bản trong phần Đọc – hiểu về chiếc bình nứt, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về nhận định: Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cả. Câu 2. (10,0 điểm) Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm”Lão Hạc”của Nam Cao và”Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng cảm nhận của mình về tình cha con trong hai tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 18
  19. PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 ĐIỆN BÀN Năm học 2017-2018 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Ngày thi: 20/10/2017 Câu 1: (2.0 điểm) Đọc khổ thơ sau: “Con lại gặp nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Xác định và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong khổ thơ trên. Câu 2: (3.0 điểm) Trong cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, tác giả viết:”Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Bằng những hiểu biết xã hội của mình, hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói trên? Câu 3: (5.0 điểm) Có nhận xét rằng:“Thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không đứng yên, cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện trong cái vận động đó”. Qua hai đoạn trích”Cảnh ngày xuân”và Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Truyện Kiều-Nguyễn Du), em hãy làm rõ sự vận động đó trong thơ ông. HẾT 19
  20. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM HỌC: 2017-2018 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề gồm có 01 trang) (Không kể thời gian giao nhận đề thi) Câu 1(8,0 điểm): “Nếu tôi thất bại,tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tồi tệ hơn là những điều chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?” (Trích Cuộc sống không giới hạn của Nick Vujicic) Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp được Nick Vujicic gửi đến qua câu nói trên. Câu 2 (12,0 điểm): Có ý kiến cho rằng:”Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc vận dụng một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết 20
  21. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH GIA LAI NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Ngày thi: 13/03/2018 Câu 1. (8,0 điểm) Suy nghĩ của em về thông điệp được rút ra qua câu chuyện sau: Bài thuyết giảng Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai. Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn. Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói: - Cảm ơn bài thuyết giảng của bác! (Phỏng theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thông tin) Câu 2. (12,0 điểm) Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng:”Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, đoạn trích”Tức nước vỡ bờ”trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. .Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.) Họ và tên thí sinh Số báo danh Phòng thi 21
  22. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI GIA LỘC NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 02 câu, 01 trang) Câu 1: (5,0 điểm) Trong bài hát”Tâm hồn của đá", cố nhạc sỹ Trần Lập đã viết:”Đừng sống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn luôn băng giá, đừng hóa thân thành đá ". Hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên đó. Câu 2: (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Lặng lẽ Sa Pa viết về những con người vô danh, họ đến từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và sức lực của mình. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua việc phân tích truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa”của nhà văn Nguyễn Thành Long. Hết Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2 22
  23. UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (12 điểm) Trong truyện ngắn”Lão Hạc”của nhà văn Nam Cao, khi tận mắt nhìn thấy cái chết quằn quại, dữ dội của lão Hạc, nhân vật ông giáo đã giật mình mà nghĩ rằng:”Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Trình bày cảm nhận của em về những diễn biến trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật xưng”tôi”(ông giáo) với lão Hạc để làm sáng tỏ nội dungys nghĩ ở trích đoạn trên. Câu 2 (8,0 điểm) Đọc câu chuyện sau: CÓ THỂ CHO NGƯỜI NGHÈO NHỮNG THỨ ẤY Khoảng năm 1914, Bác Hồ lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành – đã đến thăm Luân Đôn – thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian bác phảu làm phụ bếp cho khách sạn. Các tơn (một khách sạn nổi tiếng ở Luân Đôn do ông Étcốtphie người Pháp làm đầu bếp). Ở khách sạn Các tơn, hàng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này sau khi khách ăn xong có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa và thu dọn các thức ăn vào một cái thùng to rồi đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mì và những miếng bánh bít tết to tướng Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp. Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh: - Tại sao aanh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác? Anh Thành điềm tĩnh trả lời: - Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy. Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước đến nay chưa có ai trong khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành. Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với người nghèo. (Trích từ sách: Vũ Kỳ - Thư ký Bác Hồ kể chuyện, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005) Em hãy nêu suy nghĩ của mình về những bài học được rút ra từ câu chuyện trên. Hết 23
  24. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 2 câu 01 trang) I. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Trong một”thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng lại là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm”nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy lại không đậm nét trong việc làn ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ”trâu buộc ghét trâu ăn”đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. (Trích: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới- Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập 2 trang 28) Câu 1 (2 điểm): Xác định hoàn cảnh ra đời của văn bản có chứa đoạn trích trên? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa như thế nào với sự nghiệp phát triển của đất nước ta? Câu 2(1 điểm): Xét theo cấu tạo, câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Trong một”thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng lại là một đòi hỏi không thể thiếu được. Câu 3(2 điểm):Tìm, viết hoàn chỉnh câu tục ngữ có trong đoạn trích? Giải thích nội dung câu tục ngữ? Câu 4(1 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn? II. Tạo lập văn bản (14 điểm) Câu 1(6 điểm) Từ đoạn trích trên, viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sự kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của thế hệ trẻ ngày nay? Câu 2(8 điểm) Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng cảm nhận về tình cha con trong hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết 24
  25. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH HƯNG YÊN Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề gồm có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: SỨC CỎ Phan Xuân Hạt Cỏ sống ở công viên Ngày ngày, người chăm chút Cỏ sống ở vệ đường Mặc cho người giẫm đạp! Cỏ sống ở ven đê Gồng sức lên chống lụt! Cũng là cỏ đấy thôi Sống mỗi nơi mỗi khác. Cỏ công viên tươi tốt Có khi bị cắt bằng Và nhổ đào tận gốc Khi cỏ đã úa vàng! Trọn đời cỏ không tiếc Sức non tơ mỡ màu Sống hết mình xanh biếc Dẫu thế nào, nơi đâu ! (Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam - Vũ Huy Thông, NXB Giáo dục 2001, tr. 317-318) Câu 1 (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ. Câu 2 (1,0 điểm) Tìm và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Cỏ sống ở ven đê Gồng sức lên chống lụt! Câu 3 (0,5 điểm) Cũng là cỏ đấy thôi Sống mỗi nơi mỗi khác. Em tìm thấy thông điệp gì trong hai câu thơ trên? Câu 4 (1,5 điểm) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về hình ảnh cỏ trong bài thơ. 25
  26. II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Em hãy trình bày suy nghĩ về bài học cuộc sống được gợi ra từ bài thơ Sức cỏ của Phan Xuân Hạt trong phần Đọc hiểu. Câu 2 (10,0 điểm) Nhà thơ Trần Ninh Hồ viết: Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy. (Báo Văn nghệ, số 34, ngày 24/8/1991). Qua tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng của Kim Lân (Sách Ngữ văn, lớp 9, tập Một, NXB Giáo dục), em hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ tên thí sinh: Chữ kí của giám thị: Số báo danh: Phòng thi số: 26
  27. UBND HUYỆN KRÔNG BÚK PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Khóa ngày 17/01/2019) Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1: (2 điểm). Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau: “Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” (Trích”Tiếng hát mùa gặt”– Nguyễn Duy) Câu 2: (6,0 điểm) Trong truyện ngắn”Chiếc lá cuối cùng”của O.Hen-ri, bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời Nhưng,”chiếc lá cuối cùng vẫn còn”làm cho Giôn-xi tự thấy mình”thật là một con bé hư Muốn chết là một tội”. Cô lại hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ và như lời bác sĩ nói, cô đã thoát”khỏi nguy hiểm”của bệnh tật. Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ về nghị lực sống của con người. Câu 3: (12 điểm) Một nhà văn người Nga đã quan niệm:”Nơi lạnh lẽo nhất trên thế giới không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương?” Suy nghĩ của em về câu nói trên và trình bày hiểu biết về tình thương trong xã hội? Hết 27
  28. UBND TỈNH LAI CHÂU KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (Đề thi có 01 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 22/4/2018 Câu 1 (5,0 điểm) Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong bài thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya - Hồ Chí Minh) Câu 2. (5,0 điểm) Nicholas Murray Bulter cho rằng:”Kẻ bi quan luôn nhìn thấy sự khó khăn trong mỗi cơ hội; người lạc quan luôn nhìn thấy các cơ hội trong mọi khó khăn”. Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3. (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó”. Từ cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 28
  29. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN LÝ NHÂN - Năm học 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 150 phút) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) * Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: [ ] Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những sắc màu thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Câu 1. Nêu xuất xứ và nội dung chính của phần trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong phần trích trên là gì? (0,5 điểm) Câu 3. Phân tích nét đặc sắc trong bút pháp miêu tả của tác giả thể hiện qua đoạn trích. (1,0 điểm) Câu 4. Dựa trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa biểu tượng sâu sắc mà đoạn trích gợi ra.(Viết dưới hình thức đoạn văn) (1,5 điểm) * Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu của câu 5 và 6: Ước làm một hạt phù sa Ước làm một tiếng chim ca xanh trời Ước làm tia nắng vàng tươi Ước làm một hạt mưa rơi ấm chồi. (Xin làm hạt phù sa – Lê Cảnh Nhạc) Câu 5. Phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm) Câu 6. Nội dung, tư tưởng của đoạn thơ trên gợi em nhớ đến đoạn thơ nào được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Hãy phân tích gắn gọn điểm gặp gỡ về nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ. (1,5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (14 điểm) Câu 1 (6,0): Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt vời nhất là trái tim người mẹ. (Bemard Shaw – nhà soạn kịch người Anh gốc Ireland) Viết một bài luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (8 điểm): Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu) Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một truyện ngắn hiện đại Việt Nam được học trong chương trình Ngữ văn 9. HẾT 29
  30. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: Ngữ văn - 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.” (Bếp lửa – Bằng Việt. Ngữ văn 9 tập 1) Tại sao ở hai dòng thơ sau tác giả không viết là”bếp lửa”mà lại viết là”ngọn lửa”. Hình ảnh”Ngọn lửa”có ý nghĩa gì? Em hiểu câu thơ đó như thế nào? Câu 2 (3 điểm) “Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô, mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực của Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long. Ngữ văn 9 tập 1) Em có suy nghĩ gì về”hạnh phúc”được gợi ra từ câu nói của anh thanh niên? Câu 3 (5 điểm) Trong bài”Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết:”Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đang đọc ” Em có suy nghĩ gì về câu văn trên? Từ đó hãy trình bày cảm nhận của em về một bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn THCS? Hết (Đề thi gồm có 1 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .; Số báo danh 30
  31. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2017-2018 Môn NGỮ VĂN- Lớp 9 THCS Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) Phần I (4,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hãy luôn tâm niệm rằng, cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Khi tâm niệm cuộc đời chỉ là một cuộc trải nghiệm, bạn sẽ không quá áp lực trước mọi sự lựa chọn của mình trong cuộc đời. Đó là cuộc chơi, không ai thắng và cũng không ai thua cả, vì suy cho cùng, ai cũng phải đến lúc giã từ cuộc sống, nhưng người may mắn hơn, là người sống được nhiều hơn những người khác. Sống được nhiều hơn không có nghĩa là sống lâu hơn mà là sống được nhiều khoảnh khắc hơn trong đời, như Jean Jacques Rousseau nói:”Người sống nhiều nhất không phải là người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất”. Mục tiêu của thế hệ trẻ, có lẽ nên thay đổi ngay việc sống sung sướng hơn, sống tốt hơn, sống lâu hơn, thành”sống nhiều hơn”, thế là đủ. Nhưng làm thế nào để sống nhiều hơn? Cách duy nhất là hãy biến từng phút giây có thể đều trở nên ý nghĩa và giải pháp là hãy không ngừng đặt bản thân vào tâm thế sẵn sàng trải nghiệm mọi thứ xung quanh mình, đừng ngại ngùng, đừng lười biếng, đừng sợ hãi. Còn làm thế nào để trải nghiệm cuộc sống ư? Hãy thay suy nghĩ bằng hành động, thay lời nói bằng hành động, hành động ngay đi thôi. Hãy ngưng nói mà làm, ngưng suy tính quá kĩ càng, ngưng nghi ngờ và sợ hãi. Như Steve Job nói câu nổi tiếng nhất:”Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”. Henry David Thoreau nói:”Những người trẻ tuổi học sống thế nào nếu không phải là ngay lập tức thử trải nghiệm cuộc sống?”. (Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu – Phi Tuyết, đăng trên Facebook của tổ chức cộng đồng Volunteer For Educaition, 07/01/2015) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 2. Em hiểu thế nào về quan niệm: cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình? (1,0 điểm) Câu 3. Nêu những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của đoạn văn bản. (1,5 điểm) Câu 4. Hãy viết về một trải nghiệm của bản thân mà em cho là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mình. (viết trong khoảng 5 đến 7 dòng) (1,0 điểm) 31
  32. Phần II (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói của Jean Jacques Rousseau: Người sống nhiều nhất không phải là người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất. Câu 2 (10,0 điểm) Trong tham luận tại hội thảo Việt Nam – nửa thế kỉ văn học, nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo, không ai bắt chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó. (Báo Văn nghệ số 143, ngày 28 – 10 – 1995) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Con cò của Chế Lan Viên. —–HẾT—– Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . Họ,tên,chữkýcủaGT1: Họ,tên,chữkýcủaGT2: 32
  33. PHÒNG GD&ĐT NẬM NHÙN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2017-2018 Môn thi: Ngữ Văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 07/01/2018 (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đ Đề bài Câu 1(5,0 điểm) Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim”. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) Câu 2 (5,0 điểm) Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:”Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công". Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên. Câu 3 (10,0 điểm) Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: “Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi ” (Tiếng nói văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ Ánh Trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị không giải thích gì thêm) 33
  34. PHÒNG GD – ĐT PHÙ CỪ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề) Câu 1. (4 điểm) Cảm nhận cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ, đồi chè đồng xanh ngào ngạt. Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát, Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca (Ta đi tới - Tố Hữu) Câu 2. (6 điểm) Bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện sau: Những bàn tay cóng Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ ấm cho con rồi, tôi hỏi con:”Vì sao con lại mang nhiều găng tay trong túi áo?”. Con tôi trả lời:”Con làm như vậy từ lâu rồi mẹ ạ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn trong lớp con không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh cóng”. (Theo”Tuổi mới lớn”- NXB trẻ) Câu 3. (10 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn”Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm rõ điều đó. HẾT Họ tên thí sinh: . Chữ ký của cán bộ coi thi số 1: Số báo danh: Phòng thi số: . 34
  35. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2017-2018 KHÓA NGÀY: 22-03-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn lớp 9 THCS Họ tên HS: Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Số báo danh: Câu 1: (4.0 điểm) Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca, yêu trời. Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng. Một người - đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! (Tiếng ru – Tố Hữu) Những câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lẽ sống của con người trong xã hội hiện nay? Câu 2: (6.0 điểm) Từ quan niệm của Chế Lan Viên về chất muối trong mỗi vần thơ: Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể. Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu. (Đối thoại mới – Chế Lan Viên) Anh /chị hãy tìm chất muối trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. (Ngữ văn 9 – tập 2) Hết 35
  36. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 QUẢNG NAM Năm học 2017– 2018 Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 17/04/2018 Câu 1 (4.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Con thuyền đi qua để lại sóng đoàn tàu đi qua để lại tiếng đoàn người đi qua để lại bóng tôi không đi qua tôi để lại gì? (Không đề, Văn Cao) a. Chỉ ra những biện pháp tu từ trong hai dòng thơ cuối. (2.0 điểm) b. Thông điệp bài thơ gửi đến cho anh/chị? (2.0 điểm) Câu 2 (6.0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Anh:”Tri thức làm người ta khiêm tốn, ngu si làm người ta kiêu ngạo” Câu 3 (10.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về chi tiết chiếc lược ngà trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó, liên hệ với những chi tiết khác trong các truyện ngắn đã học ở lớp 9 để khẳng định”Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. (M.Gorki) Hết Họ và tên thí sinh: . Chữ ký giám thị: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 36
  37. UBND HUYỆN QUỲ HỢP KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn Đề thi chính thức Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Cha và con và một câu chuyện diệu kì Câu chuyện của nghệ sĩ Quốc Tuấn và con trai giống như một tác phẩm điện ảnh, có khác chăng đó là những thước phim không chỉ khởi sinh từ hiện thực mà còn đang tồn tại và được”quay chậm”giữa đời thường. Ngay từ khi sinh ra, Bôm mắc bệnh APERT (bệnh xương cứng sớm cục bộ) – một căn bệnh rất hiếm gặp với tỉ lệ ghi nhận trên thế giới là 1/88.000 trẻ. Những giây phút đầu tiên nhìm con trai, nghệ sĩ Quốc Tuấn thoáng có cảm giác sụp đổ. Nhưng sau đó, nam diễn viên cầm tay con trai và tự nhủ:”Bôm rồi sẽ ổn”. Nhưng để hiện thực hoá chữ”ổn”không phải điều đơn giản. Bôm đã phải trải qua mười lần phẫu thuật. Và đó là hành trình mười lăm năm bên con trai của nghệ sĩ Quốc Tuấn. Anh và vợ đã đi khắp nơi, trong và ngoài nước để chữa bệnh cho con. Hành trình chữa bệnh cho Bôm vốn đã gian nan, nhưng hành trình giúp con trai tự tin và phát triển như một cậu bé bình thường của diễn viên Quốc Tuấn lại càng khó khăn gấp bội. Sự cố gắng không mệt mỏi của anh và con trai khiến mọi người vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ. Diễn viên Quốc Tuấn cho biết, anh tuyệt đối không để cho con trai có mặc cảm tự ti. Ngay từ khi con còn nhỏ, anh đã thường đưa con ra ngoài chơi để Bôm tự tin với những người xung quanh và hơn cả là tự tin với chính mình. Nếu có ai chỉ trỏ, với người lớn, nam diễn viên nhắc nhở, còn với trẻ con, anh nhẹ nhàng bảo:”Sau này Bôm thẩm mĩ sẽ rất đẹp trai.” Quốc Tuấn còn nuôi dưỡng trong cậu con trai đặc biệt của mình tình yêu với âm nhạc. Với Bôm hay bất cứ cậu bé nào, có lẽ cũng không cần điều gì tuyệt vời hơn khi đam mê của bản thân được đấng sinh thành chắp cánh, ủng hộ, đồng hành. Mười lăm tuổi, Bôm xuất sắc thi đỗ vào khoa piano của Học viện âm nhạc Việt Nam (top 5), trở thành tân sinh viên năm học 2017-2018. Bôm còn được nhà trường trao tặng hai năm học bổng cho thành tích đó. Khoảnh khắc Bôm tự tin sải bước trên sân khấu, đứng trước micro và nói những lời cảm ơn”anh Tuấn”rồi ngồi trước cây đàn dương cầm lướt những phím đàn, có lẽ là thành quả lớn nhất cho hành trình mười lăm năm kiên trì, đầy nước mắt nhưng vô cùng kì diệu của hai cha con. (Theo Lê Quang Đức – zing.vn, ngày 26/9/2017) a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. b/ Ghi lại những lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong văn bản. c/ Nêu nội dung chính của văn bản. d/ Viết đoạn văn trình bày cảm nhận sâu sắc nhất của em từ câu chuyện trên. 37
  38. Câu 2: (4,0 điểm): Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua lời tiễn chồng ra trận: “Chàng đi chuyến này, thiếp chắng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình an, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tìn nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” (Trích Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 3: (12,0 điểm) Phân tích tám dòng thơ cuối đoạn trích”Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1) để làm rõ tài năng tả cảnh ngụ tình của thiên tài Nguyễn Du. Hết Lưu ý: Học sinh bảng B không phải làm ý d (câu 1). Họ và tên thí sinh SBD 38
  39. UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2.0 điểm). Phân biệt nghĩa của từ”nghiêng”trong câu thơ sau? Cho biết đó là hiện tượng gì trong tiếng Việt? Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng hay giấc ngủ em nghiêng. (Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Câu 2: (6.0 điểm) Bàn về học vấn, ngạn ngữ Hi Lạp có câu:”Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan điểm của mình về vấn đề này? (Bài viết không quá hai mặt giấy thi). Câu 3: (12.0 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Nhiều tác phẩm văn học giai đoạn đầu thế kỉ XIX đến cách mạng tháng Tám 1945 đã phản ánh được nỗi khổ đau của những kiếp lầm than". Qua một số văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS như: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao) Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 39
  40. UBND THỊ XÃ SƠN TÂY KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ SƠN TÂY NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1(6,0 điểm) “Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hi vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”(Shakespeare). Là học sinh, em rút ra được bài học gì cho mình từ quan niệm trên. Câu 2 (14,0 điểm): Nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy). CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=60k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9; 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 40
  41. UBND HUYỆN TIÊN DU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1:(2 điểm) Em hãy cho biết từng câu thơ dưới đây Nguyễn Du đã viết về nhân vật nào trong”Truyện Kiều”? a- Phong tư tài mạo tót vời e- Thoắt trông nhờn nhợt màu da Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa. Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao. b- Râu hùm, hàm én, mày ngài g- Làn thu thủy, nét xuân sơn Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. c- Ở ăn thì nết cũng hay h- Quá niên chạc ngoại tứ tuần Nói điều ràng buộc thì tay cũng già Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. d- Hoa cười, ngọc thốt đoan trang i- Thuyền quyên ví biết anh hùng Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi Câu 2:(8 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể, như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (“Ánh trăng”- Nguyễn Duy) a- Xác định các từ láy trong đoạn thơ. b- Chỉ rõ các tín hiệu nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Nêu ý nghĩa của những tín hiệu nghệ thuật đó. c- Hãy trình bày suy nghĩ của em về cái”giật mình”giàu ý nghĩa nhân văn đặt ra từ đoạn thơ trên. Câu 3:(10 điểm) Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ”Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải và bài thơ”Sang thu”của Hữu Thỉnh. 41
  42. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017–2018 TIỀN HẢI MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (8,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống. Câu 2: (12,0 điểm) Viết về Chuyện người con gái Nam Xương, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm là áng văn xuôi cổ, chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc. Bằng hiểu biết về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, em hãy làm tỏ sáng nhận xét trên. –––––––––––––––Hết–––––––––––––––– Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Phòng số: 42
  43. PHÒNG GD&ĐT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: Ngữ văn Đề thi chính thức Thời gian:150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (4,0 điểm): Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 2. (6,0 điểm): Trong một ca khúc của mình, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không Để gió cuốn đi”. Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sống qua những ca từ đó. Câu 3. (10,0 điểm): Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định:”Cháu sống thật hạnh phúc”. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát. Họ đã”Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc. Dựa vào hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới? Hết Giám thị coi thi không phải giải thích gì thêm. 43
  44. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THANH LIÊM Năm học 2017- 2018 Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 150 phút) I. Phần Đọc hiểu (6,0 điểm): * Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, NXBGD/2014) 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ”Đoàn thuyền đánh cá”. 2. Dựa vào mạch cảm xúc của toàn bài thì đoạn thơ trên mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn) 3. Hãy nêu một phương châm hội thoại đã bị vi phạm trong đoạn thơ trên. Sự vi phạm đó nhằm mục đích gì? 4. Phân tích những nét nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên dưới hình thức một đoạn văn tổng – phân – hợp. 5. Trong chương trình Ngữ văn THCS em đã được học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào? Của ai? * Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 6-7: “Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha một chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đã đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.” (Trích Vết nứt và con kiến – Hạt giống tâm hồn 5 – Ý nghĩa cuộc sống, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) 6. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Lí giải ý kiến của mình. 7. Hãy lấy ví dụ thực tế làm sáng tỏ lí giải trên của em. II. Phần Làm văn (14 điểm): Câu 1 (6,0 điểm): Từ đoạn văn trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một bài luận về bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (8 điểm): “Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới cả về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.” (Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD/2004) Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài”Ánh trăng”của Nguyễn Duy. HẾT 44
  45. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THỚI LAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2017-2018 Khóa ngày 01 tháng 12 năm 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể phát đề. Câu 1: (8,0 điểm) Nghị luận xã hội Đọc mẩu chuyện sau: Tại một thị trấn ở Tây Ban Nha, có một người đàn ông tên Jorge vừa cãi vã dữ dội với cậu con trai Paco của mình. Ngày hôm sau, ông phát hiện giường của Paco trống không – cậu bé đã bỏ nhà đi. Vượt qua cảm giác ăn năn, hối hận về những điều đã xảy đến, Jorge nhìn lại mình và nhận ra rằng, với ông, cậu con trai quan trọng hơn tất cả. Với mong muốn bắt đầu lại, Jorge đến một cửa hiệu nổi tiếng ở trung tâm thị trấn và dán một tấm giấy có dòng chữ:”Paco, con hãy trở về nhà. Bố yêu con. Hãy gặp bố ở đây vào sáng mai con nhé!”. Sáng hôm sau, khi Jorge đến cửa hiệu, thì không chỉ có một, mà có đến bảy cậu bé cùng có tên Paco bỏ nhà ra đi đã đứng đợi ở đấy. (Chia sẻ tâm hồn và quà tặng cuộc sống – Jack Canfield, Mark Victor Hasen NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005) Em có suy nghĩ gì sau khi đọc mẩu chuyện trên? Câu 2: (12,0 điểm) Nghị luận văn học Bàn về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ. Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2016) để làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: Chữ kí của CBCT 1: Chữ kí của CBCT 2: . 45
  46. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm) Xác định và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Đồng chiêm phả nắng lên không, Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. (Trích Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy) Câu 2 (6,0 điểm) Đọc câu chuyện sau: Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. (Quà tặng cuộc sống, quyển 5) Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên. Câu 3 (10,0 điểm) “Tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo”. (Nguyễn Minh Châu) Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) để thấy được những đóng góp sáng tạo của Phạm Tiến Duật đối với thơ ca Việt Nam. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; SBD: 46
  47. UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017-2018 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1. ( 2,0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: “ Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” . “ Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.” Câu 2. ( 2,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: “ Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kĩ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác , nhưng trước hết phải là những người tử tế ” (PGS. Văn Như Cương) Câu 3. ( 6,0 điểm) Nhà văn Nga Lêônit Lêônôp có viết: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung ” Qua “ Chuyện Người con gái Nam Xương”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 47
  48. UBND HUYỆN YÊN PHONG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2017-2018 Môn thi: Ngữ văn - lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (1,5 điểm) Trong”Làng”, Kim Lân có kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào? Câu 2 (2,5 điểm) Đọc câu chuyện sau VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi-măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn. (Theo The Crack and The Aunt – hạt giống tâm hồn 5 – Ý nghĩa cuộc sống) Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên và rút ra bài học cho bản thân. Câu 3 (6 điểm) Trong văn bản”Tiếng nói của văn nghệ”(SGK Ngữ văn 9 – Tập hai), Nguyễn Đình Thi viết: “Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.” Em hiểu lời bàn trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai văn bản”Sang thu”của Hữu Thỉnh và”Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết 48