Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Lự (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 3661
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Lự (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_nam_hoc_2019_2020_nguy.docx

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Lự (Có đáp án)

  1. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm). Câu 1: Yếu tố thiện trong trường hợp nào sau đây có ý nghĩa là tốt lành, tốt đẹp A. Thiện xạ B. Thiện nghệ C. Thiện tâm D. Thiện chiến Câu 2: Câu văn: “Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen” là câu A.Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn Câu 3: Nguyễn Thành Long viết truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa vào năm nào A. 1970 B. 1974 C. 1972 D. 1971 Câu 4: Đồng chí là cách xưng hô của những người A.Cùng làm một công B. Cùng chiến đấu C. Cùng hợp tác với D. Cùng chung lý việc nhau tưởng ) Câu 2 (2,5 điểm). Viết đoạn khoảng 8 đến 12 câu trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lao động trong cuộc sống. Trong đoạn văn có một câu văn chứa thành phần khởi ngữ (gạch chân thành phần này) và một câu ghép chính phụ (gạch chân câu văn). Câu 3 (5 điểm). Bài thơ Ánh trăng đã gợi nhắc thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Phân tích đoạn thơ sau, từ đó nêu bài học về cách ứng xử của tuổi trẻ hôm nay. Từ hồi về thành phố Ngửa mặt lên nhìn mặt quen ánh điện cửa gương có cái gì rưng rưng vầng trăng đi qua ngõ như là đồng là bể như người dưng qua đường như là sông là rừng Thình lình đèn điện tắt Trăng cứ tròn vành vạnh phòng buyn-đinh tối om kể chi người vô tình vội bật tung cửa sổ ánh trăng im phăng phắc đột ngột vầng trăng tròn đủ cho ta giật mình TP. Hồ Chí Minh, 1978 (Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB GDVN 2017) Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh: . . . Số báo danh:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. - Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm). Mỗi câu 0,5 điểm Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án C A C D II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 2 (3,0 điểm) a.Về hình thức - Đảm bảo đúng chủ đề, đúng yêu cầu và độ dài của đoạn văn nghị luận xã hội: 0,5 điểm - Diễn đạt dễ hiểu, không mắc lỗi dùng từ, chính tả và ngữ pháp: 0,5 điểm -Viết đúng câu có thành phần khởi ngữ: 0,25 điểm; câu ghép chính phụ: 0,25 điểm. Gạch chân đúng mỗi nội dung: 0,25 điểm. b. Về Nội dung cần có: (2,0 điêm) -Lao động là hành động của con người thực hiện những công việc hàng ngày, sản xuất, học tập, nghiên cứu nhằm làm ra của cải vật chất nuôi sống con người. - Lao động có nhiều hình thức, mức độ trong nhiều lĩnh vực đa dạng và có từ lâu, tiếp tục duy trì và phát triển. Lao động chân tay và lao động trí óc diễn ra như thế nào - Vai trò và ý nghĩa của lao động đem lại cho con người những ích lợi gì? (đem lại sức khỏe, giá trị vật chất của cải và giá trị tinh thần, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sống và cải thiện môi trường sống để con người ngày càng hạnh phúc ) - Cuộc sống mà không có lao động thì sẽ như thế nào? Nêu một số biểu hiện sai lạc của tuổi trẻ về lao động (lười nhác, trốn tránh, hoặc thờ ơ, gượng gạo ) -Chúng ta quý trọng lao động và tự giác, nỗ lực lao động vì mục đích sống của mình. Câu 3 (5,0 điểm) Nội dung Điểm Câu 3: Nghị luận văn học: Dựa vào hiểu biết của mình để phân tích giá trị nội dung, 5.0 nghệ thuật đoạn trích trong bài thơ Ánh trăng và từ đó nêu bài học về ứng xử thủy chung và tri ân của giới trẻ hôm nay.
  3. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu 0,50 được vấn đề, thân bài triển khai được ý với nhiều đoạn, kết bài kết luận được vấn đề. b. Hiểu đúng vấn đề: giới thiệu khái quát về Nguyễn Duy và nội dung, nghệ thuật của 16 0,25 dòng thơ trích Ánh trăng. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lý lẽ và dẫn chứng 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đề tài bài thơ. Nêu vấn đề: gợi nhắc thấm thía về thái độ 0,50 sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, đặc biệt là giới trẻ. 2. Giới thiệu đoạn trích Ánh trăng , phần cuối của bài thơ Thí sinh có thể nêu cảm nhận 2,25 khác nhau, nhưng cần nêu các nội dung cơ bản: - Trong dòng hồi tưởng của người lính, tác giả, sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi, giữa phố phường, no ấm và hạnh phúc, quen ánh điện”, “cửa gương" Dần dần năm tháng xưa chiến trường gian khổ và “vầng trăng tình nghĩa” bị lãng quên Bạn thân tri kỷ gắn bó vui buồn có nhau ngày ấy giờ như người dưng nước lã, qua đường, qua nhà hờ hững như không quen, không biết. - Khổ tiếp theo, vầng trăng tròn, sáng, đột ngột hiện ra làm rõ tất cả khi đèn điện phút tắt. Sự ngỡ ngàng làm cho người bạn cũ chợt hiểu ra giá trị của ánh trăng, của tình bạn. Vẻ đẹp của trăng tròn, ích lợi của ánh trăng và thời khắc điện mất, bóng tối trùm lên làm tác giả không thể vô tình, không thể thờ ơ. - Bốn dòng thơ tiếp: sự gặp gỡ “ngửa mặt lên nhìn mặt” để nhìn nhau thật kỹ và để nhớ lại thời gian khổ và kỷ niệm sâu sắc. Cảm xúc thân yêu ùa về tự nhiên, xúc động nghẹn ngào không lý giải được “rưng rưng” “như là như là”. Nghệ thuật liên tưởng và so sánh cụ thể, gần gũi; nhịp thơ liền mạch tạo nên sự chân thật và tự nhiên, xúc động như gặp lại người thân rất lâu không gặp. Nhìn lại để nhớ, để không bao giờ được phép quên quá khứ và tình nghĩa bạn bè - Bốn câu cuối hình ảnh thơ vừa tả thực trăng tròn và im phăng phắc, vừa tả được tâm trạng lặng im của người bạn nhìn ngắm trăng. Lời thơ suy tư, triết lí. Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi và vô tình với mình. Trăng bao dung và độ lượng nhưng cũng“đủ cho ta giật mình”. Ý nghĩa tượng trưng của ánh trăng đã nêu lên chân lí sống thủy chung, uống nước nhớ nguồn, tri ân và nhắc nhở mỗi người nên sống thế nào cho đúng, lúc giàu sang, sung sướng hay khổ đau vất vả, tình nghĩa bạn bầu luôn gắn bó thiêng liêng và cao quý. Tác giả sử dụng cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ; câu thơ không dấu, không viết hoa làm thơ ông thêm độc đáo, hấp dẫn. - Cảm nhận về bài học ứng xử: Đoạn trích Ánh trăng nêu bài học về sự tình bạn thủy chung làm tuổi trẻ nói riêng phải suy nghĩ, nhìn lại mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn. Lời thơ se cảnh tỉnh người trẻ tuổi có thói quen sông thờ ơ, vội quên ân tình, ân nghĩa, quên quá 0,50 khứ, quên bạn bè để thay đổi, để uống nước nhớ nguồn, thủy chung trong tình bạn mãi đẹp và dài lâu. -Đánh giá chung 0,50 Nguyễn Duy đã sử dụng hiệu quả ngôn ngữ thơ của thể thơ năm chữ kết hợp giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm với suy tư, triết lí. Chi tiết chân thực; ngôn ngữ mộc mạc giàu chất suy tư và chiêm nghiệm với biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh và sáng tạo gợi nhiều liên tưởng.
  4. Đoạn thơ đã thể hiện thành công một vẻ đẹp của tình bạn, tình nghĩa con người và nêu lên bài học về cách sống thủy chung và tự trọng. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 HẾT