Đề đề nghị thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 14033
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề nghị thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_de_nghi_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_9_co_d.docx

Nội dung text: Đề đề nghị thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN: Ngữ văn : 9 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom ” (Trích “Khoảng trời hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ) 1. Em hãy tìm một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ đầu. 2. Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu tổ quốc “thắp lên mình ngọn lửa”. Theo em ngọn lửa ấy thể hiện điều gì? 3. Em hãy kể tên một nhân vật tiêu biểu mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng là một “cô gái mở đường”. Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm nào. 4. Trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu Tổ quốc của cô em gái mở đường trong đoạn thơ trên bằng một bài văn ngắn. Qua đó, hãy thể hiện thái độ của bản thân mình về tình yêu Tổ quốc của giới trẻ ngày nay. Câu 2: (6,0 điểm) Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và lung linh tỏa ánh sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng, khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng ngày càng ngắn lại. Đến khi còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một ngọn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó có tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến. (Theo “Quà tặng cuộc sống” – NXB Trẻ) Em có suy nghĩ gì về điều được nói đến trong câu chuyện. Bằng một bài văn ngắn (không quá 2 trang giấy thi) hãy trình bày những suy nghĩ đó. Câu 2: (10,0 điểm) “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” (Nguyên Ngọc, “Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987) Em hãy thông qua tác hai tác phẩm sau: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy), để bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm trên. Chữ ký của giám thị coi thi 1: Số báo danh Họ và tên thí sinh:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ (Hướng dẫn gồm 03 trang) ĐÁP ÁN Câu 1 Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu. 4,0 (4 điểm) 1. Phép tu từ đặc sắc trong hai câu thơ đầu: Nhân hóa (“cứu con đường đêm ấy 1,0 khỏi bị thương”). 2. HS (Học sinh) có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu lên được 1,0 tinh thần yêu nước, dũng cảm quên mình vì Tổ quốc, của người con gái mở đường qua hình ảnh ngọn lửa trong đoạn thơ. Sau đây là một số gợi ý: - Ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc, niềm tin vào kháng chiến nhất định thắng lợi. - Tình yêu Tổ quốc cao cả đã trở thành ngọn lửa cháy sáng trong trái tim còn căng đầy nhựa sống. - Ngọn lửa tuổi thanh xuân dẻo dai, bền bỉ rực sáng, ngọn lửa được thắp lên từ tình yêu tổ quốc. Trái tim người con gái mở đường - những ngọn lửa ấm nóng từ trong lòng ngực để không bao giờ tắt 3. Tên nhân vật: Phương Định. 0,25 Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi. 0,25 4. Học sinh cần trình bày một số ý sao: 1,5 - Tình yêu Tổ quốc thể hiện qua những hành động nào? (“đánh lạc hướng thù”, “hứng lấy luồng bom”, ) - Ý nghĩa và vẻ đẹp của những hành động quả cảm ấy. - Bài học và nhận thức của cá nhân về tình yêu Tổ quốc trong xã hội mới. * Lưu ý: GK cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, đúng chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc khi bày tỏ ý kiến. Câu 2 Nêu lên được suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa rút ra từ câu chuyện. 6,0 (6 điểm) 1. Yêu cầu kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí được nói đến trong một tình huống, vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận giải thích, chứng minh, bình luận. Hành văn trong sáng, mạch lạc. Không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, chính tả 2. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận. 0,5 b. Giải quyết vấn đề nghị luận. 0,5 - Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó
  3. thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi. Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy. Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình. - Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được 0,5 cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí. - Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia đình, 0,5 xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau. - Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản 1,0 lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân. - Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm 1,0 chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng” với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa. - Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mát” rất 1,0 tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc. - Phê phán những ai chỉ biết sống cho riêng mình. 0,5 - Liên hệ bản thân. 0,5 Câu 3 Từ ý kiến đã cho, học sinh chọn hai trong bốn tác phẩm đã cho để 10,0 (10 phân tích, chứng minh. điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, cụ thể là nghị luận về một vấn đề bàn về văn học. - Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, kiến thức lí luận và cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏvấn đề. - Bố cục khoa học, hành văn trong sáng, biểu cảm, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
  4. 2. Yêu cầu về nội dung: * Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo một số vấn đề chính như sau: a. Giải thích nhận định: 2,0 - Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác. - Sự vươn tới, sự hướng về tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính. - “Nghệ thuật là sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật. - Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn. b. Chọn hai tác phẩm để phân tích: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy). * Cơ sở lí luận: 2,0 + Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người + Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người + Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệ con người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính + Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ * Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn: 2,0 - Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy. - Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc
  5. phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ. - Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam. * Khái quát, đánh giá vấn đề bàn luận. 2,0 (Trong cả hai tác phẩm, thí sinh cần phân tích được các dẫn chứng tiêu biểu, bình luận bám sát nhận định) c. Mở rộng, nâng cao vấn đề: 2,0 - Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo - Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc - Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người