Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

docx 6 trang thaodu 9131
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_45_phut_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

  1. PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn: GDCD 8 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 01 Họ và tên: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (5điểm) Câu 1: Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép C. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma túy B. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình D. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình Câu 2: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật? A. Tổ chức cá độ bóng đá B. Đi học muộn C. Không làm bài tập về nhà D. Nói chuyện riêng trong giờ học Câu 3: Em không tán thành với nhận định nào trong các nhận định sau đây? A. Mọi người đều phải tuân thủ pháp luật B. Học sinh chỉ cần tuân thủ kỉ luật là đủ C. Người có ý thức kỉ luật thì sẽ thuân thủ pháp luật D. Nội quy của trường là kỉ luật Câu 4: Việc làm vi phạm kỉ luật? A. Đánh nhau gây thương tích B. Mượn xe đạp của bạn rồi đem cầm cố C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền D. Dùng điện thoại nhắn tin trong giờ học Câu 5: Biểu hiện nào nói đúng về tình bạn trong sáng, lành mạnh? A. Thường xuyên tụ tập bạn vui chơi, ăn uống B. Buộc bạn phải có sở thích giống mình C. Bênh vực bạn trong mọi trường hợp D. Luôn động viên nhau lúc vui buồn Câu 6: Hành vi thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài B. Thấy khách nước ngoài thì xúm lại xem C. Học tất cả những gì mới lạ của nước khác D. Không thích xem múa rối nước Câu 7: Em không tán thành với việc làm nào trong cách học hỏi các dân tộc khác dưới đây? A. Luôn tìm cái hay, cái đẹp của dân tộc khác để học tập, vận dụng B. Tự hào giới thiệu về văn hóa Việt Nam với khách nước ngoài C. Luôn coi những sản phẩm của nước ngoài là tốt nhất D. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới. Câu 8: Em đồng ý với cách học hỏi các dân tộc khác nào dưới đây? A. Nói tiếng nước ngoài pha lẫn tiếng mẹ đẻ để chứng tỏ mình B. Chỉ xem phim nước ngoài vì phim Việt quá lạc hậu C. Không thích văn hóa nước ngoài vì nó làm mất gốc văn hóa Việt Nam D. Muốn đi du học để được học hỏi thêm kinh nghiệm từ nước bạn Câu 9: Hành vi góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Đoàn kết giúp đỡ nhau khi khó khăn B. Tổ chức ghi lô đề, đánh bạc C. Phao tin đồn nhảm gây hoang mang dư luận D. Vứt rác bừa bãi Câu 10: Câu thành ngữ không thể hiện sự xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Lá lành đùm lá rách B. Tương thân tương ái C. Đâm bị thóc, chọc bị gạo D. Bán anh em xa, mua láng giềng gần Câu 11: Em tán thành với ý kiến nào về tình bạn?
  2. A.Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở B. Tình bạn đẹp khi tôn trọng và biết đối xử bình đẳng với nhau C. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa một bạn nam và một bạn nữ D. Tình bạn chỉ có nghĩa khi nó mang lại cho con người lợi ích vật chất Câu 12: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biệp pháp: A. Giáo dục B. Thuyết phục C. Cưỡng chế D. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế Câu 13: Hành vi thể hiện sự tuân thủ kỷ luật? A. Hút thuốc lá nơi công cộng C. Không quay cóp trong giờ kiểm tra B. Vứt rác bừa bãi D. Bẻ cành, hái hoa ở công viên Câu 14: Câu ca dao, tục ngữ nói đến pháp luật và kỷ luật? A. Quân tử nhất ngôn C. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy B. Của bền tại người D. Có công mài sắt, có ngày nên kim Câu 15: Ngoài việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, mỗi chúng ta cần phải thể hiện được A. sự đoàn kết dân tộc C. truyền thống sẵn có của dân tộc mình B. tinh thần yêu nước D. lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình Câu 16: Một cộng đồng dân cư phải là một cộng đồng người có đặc điểm nào sau đây? A. Sống tách xa nhau, không cùng đơn vị hành chính B. Thực hiện lợi ích của riêng mỗi cá nhân C. Thực hiện lợi ích của mình và lợi ích của tập thể D. Có sự liên kết, hợp tác giữa các cá nhân Câu 17: Hành vi không thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh? A. Quan tâm, giúp đỡ bạn bè C. Nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra B. Giúp bạn chép bài khi bạn bị ốm D. Tặng quà bạn trong ngày sinh nhật Câu 18: Việc làm nào thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ mua hàng hóa do nước ngoài sản xuất C. Chỉ nói tiếng Anh khi ở nhà B. Chỉ thích sống ở nước ngoài D. Học ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài Câu 19: Bác Hồ đã từng nói: “Khi bàn bạc công việc gì xong, đã quyết định thì phải triệt để thi hành”. Câu nói của Bác đề cập đến nguyên tắc nào trong hoạt động tập thể? A. Pháp luật và kỉ luật. B. Pháp luật và dân chủ. C. Dân chủ và quyước. D. Dân chủ và kỉ luật. Câu 20: Yếu tố không phải là cơ sở để xây dựng nên một tình bạn chân chính ? A. Hợp nhau về tính cách, sở thích C. Có chung xu hướng hoạt động B. Chung sở thích ăn chơi, đàn đúm D. Có chung mục tiêu, lí tưởng sống II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (2.5 điểm) Đọc tư liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: CÂU CHUYỆN VỀ KỶ LUẬT CỦA NGƯỜI CHA DO THÁI Ở một thành phố đông đúc của nước Mỹ, có một doanh nhân Do Thái giàu có đã dạy con trai mình rằng: " Kỷ luật với chính mình đồng nghĩa với việc tạo ra cho mình một cuộc đời đầy ưu ái, nó chính là tự do con ạ". Người con thắc mắc hỏi: "Học tập một cách kỷ luật và nghiêm khắc tức là con suốt ngày phải vùi đầu vào sách vở sao?". Người cha Do Thái trả lời: "Những kẻ ngốc mới suốt ngày chúi đầu vào những cuốn sách để tự thấy rằng mình đang học hành chăm chỉ. Chắc gì những kẻ suốt ngày ôm lấy sách vở là nghiêm túc và giỏi giang. Nghiêm túc không nằm ở chỗ ôm sách suốt ngày, mà nó là việc đọc một trang sách thì phải đọc tập trung đến mức thấu hiểu và đọc để dùng được trong thực tiễn. Nghiêm túc và kỷ luật có nghĩa là làm việc gì phải đến kết quả cuối cùng. Cha thành công vì cha làm gì cũng đến kết quả với sự tập trung và nổ lực cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Người ta thất bại là vì người ta làm việc mà không đến đích,
  3. làm chỉ để cho có. Con hãy nhớ rằng điều nói lên thành công là kết quả. Đó là kết quả của công việc con làm hay thành quả của con đọc sách cũng thế thôi. Còn làm việc mà không có kết quả là do con kém cỏi, làm nhiều mà chẳng đến đâu. Những việc trên đời này mà con quyết tâm thực hiện đến cùng để tạo ra kết quả tốt thì được gọi là thành quả. Khi quyết tâm thực hiện đến cùng, trí tuệ của con sẽ tự nhiên thông minh và sắc sảo mà chẳng cần bất cứ phép màu nào. Sau nhiều lần quyết tâm thực hiện đến cùng con sẽ có được năng lực cực kỳ quan trọng của người thành công đó là khả năng tập trung cao vào công việc. Càng tập trung cao khi làm việc hay học tập con càng tiết kiệm thời gian cho mình. Và chính sự tập trung cao độ để làm việc gì cũng đến đích sẽ làm cho trí thông minh của con luôn được rèn luyện, con sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn". Chàng trai hiểu ý của cha mình. Cậu bỏ tư tưởng phá phách và lười nhác ra khỏi đầu. Thay vào đó cậu lên kế hoạch học tập rõ ràng và luôn tập trung để hoàn thành các bài tập triệt để trong thời gian nhanh nhất. Năm học đó trôi qua, mọi người đều bất ngờ, từ một cậu học sinh đội sổ của lớp, cậu lọt vào nhóm học sinh xuất sắc. Trong bài phát biểu trước toàn trường nói về thành tích của mình, cậu đã chia sẻ về tính kỷ luật mà người cha Do Thái đã dạy là "Thành quả của việc nhỏ mỗi ngày tạo ra thành công lớn cuối mỗi chặng đường. Tôi không phải là người tài năng như mọi người đang nghĩ, dù tôi tiến bộ rất nhanh từ chỗ là học sinh cá biệt và bị bạn bè mỉa mai là dốt nát. Cha tôi đã dạy về kỷ luật và sự nghiêm túc trong mọi việc, khi làm gì cũng phải đến kết quả cuối cùng. Tôi biết ơn cha về bài học KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI". Tất cả mọi người hôm đó đã vỗ tay không ngớt và cảm ơn cậu về bài học quý báu đó. a. (0.5 điểm) Em có nhận xét gì về câu chuyện trên? b. (1 điểm) Vì sao cậu bé trong câu chuyện có sự thay đổi vượt bậc từ học sinh đội sổ của lớp vươn lên là học sinh xuất sắc? c. (1 điểm) Em hiểu thế nào về bài học mà người cha Do Thái đã dạy con: “KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI”? Câu 2: (1.5 điểm) Em có nhận xét gì về nếp sống văn hóa nơi gia đình em đang ở? Em hãy lấy 2 việc làm mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa và 2 việc làm chưa thể hiện xây dựng nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư? Câu 3: (1 điểm) Khi Việt Nam bắt đầu có sự học tập, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có ý kiến cho rằng: “Chúng ta hòa nhập, chứ không hòa tan”. a. ( 0.5 điểm) Em hiểu ý nghĩa của câu nói trên như thế nào? b. ( 0.5 điểm) Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao? Hết . Giám thị không giải thích gì thêm!
  4. PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn: GDCD 8 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 02 Họ và tên: . Lớp: . I. TRẮC NGHIỆM (5đ) Câu 1: Việc làm thể hiện sự tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác? A. Tìm hiểu phong tục các nước C. Nói tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài C. Chỉ dùng hàng ngoại D. Ăn mặc theo các siêu sao Câu 2: Hành vi vi phạm pháp luật? A. Không làm bài tập về nhà B. Đi học muộn C. Nói chuyện riêng trong giờ học D. Vượt đèn đỏ Câu 3: Biểu hiện thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh? A. Bảo vệ nhau trong mọi trường hợp B. Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn C. Bao che việc xấu giúp bạn D. Làm bài tập hộ bạn Câu 4: Theo em, chúng ta sẽ học hỏi các dân tộc khác như thế nào? A. Học hỏi một các dập khuôn, máy móc B. Chỉ học hỏi từ các nước phát triển trên thế giới C. Không cần học hỏi từ những nước đang phát triển D. Học hỏi một cách chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc Câu 5: Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được Nhà nước đảm bảo thực hiện được gọi là A. Kỷ luật B. Pháp luật C. Quy định D. Quy ước Câu 6: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư không nhằm mục đích A. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc B. Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc C. Giúp ổn định trật tự an ninh xã hội D. Phục vụ mục tiêu của các cấp lãnh đạo Câu 7: Nếu tìm được cho mình một tình bạn trong sáng, lành mạnh em sẽ lựa chọn cách ứng xử: A. trân trọng và gìn giữ tình bạn đó B. khi có bạn mới tình sẽ quên đi tình bạn này C. chỉ trân trọng lúc ban đầu D. tìm cách vừa chơi, vừa lợi dụng bạn Câu 8: Nhà nước không đảm bảo thực hiện pháp luật bằng biện pháp nào sau đây? A. Giáo dục B. Thuyết phục C. Cưỡng chế D. Dụ dỗ Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ đề cập đến pháp luật và kỷ luật? A. Lá lành đùm lá rách B. Uống nước nhớ nguồn C. Phép vua còn thua lệ làng D. Mềm nắn, rắn buông Câu 10: Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, học sinh không nên A. nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm B. tham gia hoạt động tập thể C. làm vệ sinh đường phố, làng, xóm D. trồng cây ở đường làng, ngõ xóm Câu 11: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm cơ bản: A. Phải là tình bạn giữa hai người cùng giới B. Từ những người bạn có cha mẹ giàu có
  5. C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau D. Chỉ có từ một phía Câu 12: Điền cặp từ còn thiếu vào câu ca dao sau: Bạn bè là nghĩa , cho đến bạc đầu không phai. A. tương giao/ trẻ thơ B. trước sau/ tuổi thơ C. tương giao/ non tơ D. trước sau/ ngây ngô Câu 13: Biểu hiện không thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh: A. Hướng dẫn bạn làm bài tập B. Chia sẻ, giúp đỡ nhau tiến bộ C. Rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy D. Đến thăm khi bạn bị ốm Câu 14: Việc làm đã góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là A. các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo B. tảo hôn ( lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) C. vứt rác không đúng nơi quy định D. trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường Câu 15: Tình bạn trong sáng, lành mạnh sẽ đem lại A. sự giả tạo, gian dối B. làm cho bản thân yếu đuối, dựa dẫm C. bị phụ thuộc, trông chờ vào bạn bè D. niềm tin yêu cuộc sống Câu 16: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là: A. tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc B. học hỏi các quốc gia phát triển về cách làm giàu C. tiếp thu những văn hóa phẩm đồi trụy D. thể hiện lòng tự tôn dân tộc một cách thái quá Câu 17: Điền cặp từ còn thiếu vào câu ca dao sau: Quốc có , gia có A. luật pháp/ gia pháp B. quốc pháp/ gia quy C. luật nước/ luật nhà D. quốc pháp/ gia pháp Câu 18: Khi tham gia giao thông, các bạn học sinh dàn hàng ba, hàng bốn trên đường là biểu hiện của hành vi vi phạm A. kỷ luật B. pháp luật C. cả pháp luật và kỷ luật D. không vi phạm gì Câu 19: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác nhằm: A. Tự tin thể hiện sự tài giỏi của bản thân B. Góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh C. Bắt kịp với xu hướng hướng ngoại D. Xóa nhòa truyền thống, bản sắc của dân tộc mình Câu 20: Cách ứng xử nào dưới đây là đúng trong quan hệ với bạn bè? A. Cư xử tự nhiên không cần giữa ý tứ B. Vô tư, coi bạn là người cùng giới với mình C. Giữ khoảng cách nhất định trong quan hệ và giao tiếp D. Chiều theo mọi yêu cầu của bạn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2.5 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Một ngày kia, Mark đang trên đường từ trường trở về nhà sau buổi học. Dọc đường cậu thấy một cậu bé cũng trạc tuổi như cậu đang đi phía trước làm rớt bọc đồ mang trên vai, trong đó rơi ra rất nhiều sách vở, còn có cả hai cái áo len, một đôi găng tay, một cây gậy chơi bóng chày và một máy thu băng. Mark giúp cậu ta nhặt các thứ vung vãi trên đường. Và do cả hai cùng đi về một hướng nên Mark mang giúp cậu ta một ít đồ đạc. Vừa đi vừa nói chuyện, Mark được
  6. biết cậu ta tên Bill, rất mê các trò chơi điện tử, đang gặp phải rất nhiều rắc rối (học dở tệ) với các môn học ở trường. Theo con đường họ đến nhà Bill trước, Mark được cậu ta mời vào nhà uống nước và xem một số bộ phim truyền hình. Buổi trưa hôm đó trôi qua tương đối dễ chịu với những trận cười đùa nho nhỏ và những cuộc nói chuyện tâm tình. Sau đó Mark trở về nhà. Từ đó cả hai tiếp tục gặp nhau, thỉnh thoảng ở trường hoặc cùng đi ăn trưa, Rồi cả hai cùng đậu tốt nghiệp cấp II, cùng vào một trường cấp III và vẫn giữ mối quan hệ bạn bè trong suốt thời gian nhiều năm sau đó. Khi những năm dài đằng đẵng ở trường trung học kết thúc, ba tuần lễ trước ngày tốt nghiệp, Bill bảo rằng cậu có chuyện cần nói với Mark. Bill nhắc lại cái ngày cách đây nhiều năm khi họ lần đầu tiên gặp nhau trên đường đi học về. "Có bao giờ cậu tự hỏi vì sao tớ mang vác quá nhiều thứ về nhà vào ngày hôm đó không?", Bill hỏi và rồi tự giải đáp: "Bữa đó tớ dọn dẹp sạch sẽ ngăn tủ cá nhân tại trường vì tớ không muốn để lại một đống hỗn độn cho người sử dụng sau tớ. Tớ đã đánh cắp một số thuốc ngủ của mẹ và hôm đó là lúc tớ đang trên đường về nhà để tự tử. Nhưng sau khi gặp cậu, nói chuyện cười đùa với cậu, tớ đã nhận ra rằng nếu tớ tự giết chết mình, tớ sẽ mất cơ hội vui đùa như đã có với cậu và có thể sẽ còn mất rất nhiều cơ hội sau đó nữa. Cậu thấy đấy Mark, khi cậu giúp tớ nhặt những đồ vật rơi vãi trên đường ngày hôm đó, cậu thật ra đã giúp tớ còn nhiều hơn thế nữa. Cậu đã cứu sống cuộc đời tớ". a. ( 0.5 điểm) Em có nhận xét gì về tình bạn của Mark và Bill? b. ( 1 điểm) Một tình bạn tốt, trong sáng và lành mạnh có những đặc điểm gì? c. ( 1 điểm) Em hãy viết từ 5 đến 7 dòng kể về một người bạn thân của em? Câu 2: (1.5 điểm) Em có nhận xét gì về nếp sống văn hóa nơi gia đình em đang ở? Em hãy lấy 2 việc làm mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa và 2 việc làm chưa thể hiện nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư? Câu 3: (1 điểm) Khi Việt Nam bắt đầu có sự học tập, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có ý kiến cho rằng: “Chúng ta hòa nhập, chứ không hòa tan”. a. ( 0.5 điểm) Em hiểu ý nghĩa của câu nói trên như thế nào? b. ( 0.5 điểm) Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao? Hết . Giám thị không giải thích gì thêm!