Bộ đề kiểm tra Chương I môn Vật lý Lớp 8

doc 8 trang thaodu 10545
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra Chương I môn Vật lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_chuong_i_mon_vat_ly_lop_8.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra Chương I môn Vật lý Lớp 8

  1. Kiểm tra Vật lí lớp 8 lần 1 Đề số 1 Câu 1. Chọn câu trả lời sai? Một tàu cánh ngầm đang lướt sóng trên biển. Ta nói: A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu. B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước. C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển. D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu. Câu 2. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật môc thì trường hợp nào dưới đây đúng? A. Người phụ lái đứng yên. B. Người phụ lái đang chuyển động. C. Cột đèn bên đường đứng yên. D. Mặt đường đứng yên. Câu 3. Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài S = 3,6 km, trong thời gian t = 40 phút. Vận tôc trung bình của người đó là A. 19,44m/s. B. 15m/s. C. 1,5m/s. D. 2323 m/s. Câu 4. Vận tốc của ô tô là 36km/h, cùa người đi xe máy là 34000m/h và của tàu hỏa là 12m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là A. Tàu hỏa - ô tô - xe máy. B. Ô tô - tàu hỏa - xe máy. C. Ô tô - xe máy - tàu hỏa. D. Xe máy - ô tô - tàu hỏa. Câu 5. Chuyển động của trái bida đang lăn trên mặt bàn nhẵn bóng là chuyển động A. nhanh dần đều. B. tròn đều. C. chậm dần đều. D. thẳng. Câu 6. Một người đi xe môtô trên đoạn đường ABC với vận tốc trung bình 20km/h. Biết trên đoạn đường AB người đó đi trong thời gian t 1 = 10 phút; trên đoạn đường BC người đó đi trong thời gian t2 = 20 phút. Quãng đường ABC dài là A. 40 km. B. 30 km. C. 20 km. D. l0km. Câu 7. Trên các xe thường có đồng hồ đo tốc độ. Khi xe chạy, kim đồng hồ chỉ A. tốc độ lớn nhất của xe trên đoạn đường đi.B. tốc độ lớn nhất mà xe có thể đạt đến. C. tốc độ trung bình của xe.D. tốc độ của xe vào lúc xem đồng hồ. Câu 8. Một vận động viên điền kinh chạy trên quãng đường dài l km hết 1,4 phút. Vận tốc trung bình của vận động viên đó là A. 45km/h. B. 12m/s. C. 0,0125km/s. D. 0,0125km/h. Câu 9. Hình vẽ sau ghi lại các vị trí của một hòn bi lăn từ A đến D sau những khoảng thời gian bằng nhau. Câu nào dưới đây mô tả đúng chuyển động của hòn bi? A. Hòn bi chuyền động đều trên đoạn đường AB. B. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD. C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC. D. Hòn bi chuyển động đều trên cả đoạn đường từ A đến D. Câu 10. Hai xe khởi hành đồng thời tại hai địa điểm A, B cách nhau quãng đường AB = S, đi ngược chiều nhau, với vận tốc mỗi xe là v1 và v2. Sau thời gian t, hai xe gặp nhau. Ta có: A. S = (v1 + v2).t B. v1t = S + v2.tC. S = (v 1−v2).t D. S = (v 2−v1).t Câu 11. Một xe lửa chuyển động với vận tốc trung bình là 40km/h từ nhà ga A đến nhà ga B hết 1h15 phút. Quãng đường từ ga A đến ga B là A. 60 km. B. 46 km. C. 50 km. D. 75 km. Câu 12. Một người khởi hành từ nhà lúc 6h30 phút và tới nơi làm việc lúc 7h. Quãng đường từ nhà tới cơ quan là 5,4km. Dọc đường người đó dừng lại bơm xe mất 5 phút, sau đó mua báo hết 10 phút. Vận tốc trung bình của người đó là A. 21,6km/h. B. 36m/phút.C. 10,8km/h. D. 16,2km/h. 1
  2. Câu 13. Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái bóng. Khi đó mặt vợt đã tác dụng một lực A. làm biển dạng trái bóng và biến đổi chuyển động của nó. B. chỉ làm biến đổi chuyển động của trái bóng. C. chỉ làm biến dạng trái bóng. D. không làm biển dạng trái bóng và không biến đổi chuyển động của nó. Câu 14. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: → → A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. → → B. Trọng lực củaP Trái Đất với phản lực củaN mặt bàn. → → C. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. → → D. Lực ma sát F của mặt bàn cân bằng với hợp lực của trọng lực P của Trái Đất → và phản lực N của mặt bàn. Câu 15. Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 80N, F2 = 60N và F3 = 20N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn: → → → A. F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên. → → → B. F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên. → → → C.F2, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên. → → → → D. F1, F2 ngược chiều nhau và F3 cùng chiều hay ngược chiều F1 đều được. Câu 16. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào? A. Không thay đổi. B. Chỉ có thể tăng dần. C. Chỉ có thể giảm dần. D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần. Câu 17. Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có A. ma sát trượt. B. ma sát nghỉ.C. ma sát lăn. D. quán tính. Câu 18. Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có giá trị nhỏ nhât: A. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi trượt trên mặt phẳng nghiêng. C. Hòn bi năm yên trên mặt phẳng nghiêng. D. Hòn bi vừa lăn. vừa trượt trên mặt phẳng nghiêng. Câu 19. Ma sát nào dưới đây có hại nhất? A .Ma sát giữa dây và ròng rọc. B. Ma sát giữa bánh xe và trục quay. C. Ma sát giữa đế giày và nền nhà. D. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa. Câu 20. Chọn câu trả lời sai? Một cỗ xe ngựa được kéo bởi một con ngựa đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. A. Không có lực nào tác dụng vào cỗ xe. B. Tổng tất cả các lực tác dụng vào cỗ xe triệt tiêu nhau. C. Trọng lực tác dụng lên cỗ xe cân bằng với phản lực của mặt đường tác dụng vào nó. D. Lực kéo của ngựa cân bằng với lực ma sát của mặt đường tác dụng lên cỗ xe. Hết 2
  3. Kiểm tra Vật lí lớp 8 Chương 1 Đề số 2 Câu 1. Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này: A. Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất đứng yên. B. Mặt Trời đứng yên, còn Trái Đất chuyển động C. Mặt Trời và Trái Đẩt đều chuyển động. D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên. Câu 2. Một người đang lái ca nô chạy ngược dòng sông. Người lái ca nô đứng yên so với vật nào dưới đây? A. Bờ sông. B. Dòng nước C. Chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. D. Ca nô. Câu 3. Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động A. thẳng. B. tròn. C. cong. D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn. Câu 4. Chọn câu trả lời sai? Đường từ nhà Thái tới trường dài 4,8km. Nếu đi bộ Thái đi hết l,2h. Nếu đi xe đạp Thái đi hết 20 phút. A. Vận tốc đi bộ trung bình của Thái là 4km/h. B. Vận tốc đi bộ trung bình của Thái là 14,4m/s. C. Vận tốc đi xe đạp trung bình cùa Thái là 4m/s. D. Vận tốc đi xe đạp trung bình của Thái là 14,4km/h. Câu 5. Tốc độ 36km/h bằng giá trị nào dưới đây? A. 36m/s. B. 100m/s. C. 36000m/s. D. 10m/s. Câu 6. Chuyển động của quả lắc đồng hồ khi đi từ vị trí cân bằng (có góc hợp với phương thẳng đứng một góc α = 0) ra vị trí biên (có góc hợp với phương thẳng đứng một góc α lớn nhất) là chuyển động có vận tốc: A. Giảm dần. B. Tăng dần.C. không đổi.D. Giảm rồi tăng dần. Câu 7. Một vận động viên điền kinh chạy trên quãng đường dài 510m hết 1phút. Vận tốc trung bình của vận động viên đó là: A. 45km/h. B. 8,5m/s. C. 0,0125km/s. D. 0,0125km/h. Câu 8. Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 2 thời gian đầu là 30 km/h và trong 2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ôtô trên cả đoạn đường là : A. 42km/h. B. 22,5km/h. C. 36km/h. D. 54km/h. Câu 9. Nếu trên một đoạn đường, vật lúc chuyển động động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đều thì chuyển động được xem là chuyển động A. đều. B. không đều. C. chậm dần. D. nhanh dần. Câu 10. Một chiếc xe đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ A. chuyển động đều. B. đứng yên. C. chuyển động nhanh dần. D. chuyển động tròn. Câu 11. Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 20N, F2 = 60N và F3 = 40N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn: → → → A. F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên. → → → B. F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên. → → → C.F2, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên. → → → → D. F1, F2 ngược chiều nhau và F3 cùng chiều hay ngược chiều F1 đều được. Câu 12. Chọn câu trả lời đúng Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe đứng lại, người ta dùng cái phanh (thắng) xe để A . tăng ma sát trượt B. tăng ma sát lăn. C. tăng ma sát nghỉ. D. tăng trọng lực. 3
  4. Câu 13. Hai lực cân bằng là: A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau. B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau. C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau. Câu 14. Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính? A. Vận tốc của vật luôn thay đổi. B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi. C. Vật chuyển động theo đường cong. D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 15. Ý nghĩa của vòng bi trong các ổ trục là : A. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. B. Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. C. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn. D. Thay lực ma sát nghỉ bằng lực quán tính. Câu 16. Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do A. ma sát. B. quán tính. C. trọng lực. D. lực đẩy. Câu 17. Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với vận tốc 12km/h. Nếu tăng vận tốc thêm 3km/h thì xà lan đến B sớm hơn dự định 10 phút. Quãng đường AB là: A. 5 km. B. 10km. C. 15 km. D. 20 km. Câu 18. Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều : A. Cánh quạt quay ổn định. B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5km/h. C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước. D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất. Câu 19. Trong hình vẽ, dưới tác dụng của các lực, vật nào sau đây có vận tốc không đổi? A . Hình (a). B. Hình (b). C. Hình (c). D. Hình (d). Câu 20. Một chiếc xe đang đứng yên khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ A . chuyển động đều. B. chuyển động nhanh dần. C. đứng yên. D. chuyển động tròn. Hết 4
  5. Kiểm tra Vật lí lớp 8 - Chương 1 Đề số 3 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhât sẽ A. đứng yên so với xe lửa thứ hai.B. đứng yên so mặt đường. C. chuyển động so với xe lửa thứ hai.D. chuyển động ngược lại. Câu 2. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là vật nào dưới đây? A. Mặt Trời. B. Một ngôi sao. C. Mặt Trăng. D. Trái Đất. Câu 3. Khi nói đển vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô, xe lửa, máy bay., người ta nói đên A. vận tốc tức thời. B. vận tốc trung bình. C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó. D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó. Câu 4. Ầm thanh truyền trong không khí với vận tốc 330m/s. Quãng đường âm thanh truyền đi được trong 0,5 phút là : A. 165 m. B. 660 m. C. 1 km. D. 9,9 km. Câu 5. Lực tác dụng lên xe (ở hình vẽ) có giá trị: A. 444N. B. 160N. C. 240N. D. 120N. Câu 6. Chọn câu trả lời sai Một bạn học sinh đi xe đạp quanh bờ một hồ bơi hình tròn với vận tốc 2 m/s. Biết chu vi hồ bơi là 0,72km. Thời gian bạn đó đi hết một vòng quanh hồ là A. 360 s. B. 6 phút. C. 0,1 h. D. 5 phút 30 giây. Câu 7. Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo dưới một góc bé hơn 90° thì : A. Toàn bộ lực tác động sẽ làm vật di chuyển. B. Một phần lực tác động sẽ làm vật di chuyển. C. Toàn bộ lực tác động sẽ bị tiêu phí. D. Tùy theo là lực đẩy hay kéo mà sẽ làm vật di chuyển hay bị tiêu phí. Câu 8. Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 10N, F2 = 40N và F3 = 50N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn: → → → A. F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên. → → → B. F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên. → → → C.F2, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên. → → → → D. F1, F2 ngược chiều nhau và F3 cùng chiều hay ngược chiều F1 đều được. Câu 9. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái? A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc. C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải. Câu 10. Chiều của lực ma sát: A. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật. B. Ngược chiều với chiều chuyển động của vật. C. Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật. D. Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật. 5
  6. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 11. Tín hiệu do một trạm rađa phát ra gặp một máy bay và phản hồi về trạm sau 0,32s. Tính khoảng cách từ máy bay đên trạm rađa. Biêt rằng vận tốc của tín hiệu bằng với vận tốc của ánh sáng v = 3.108 m/s. Câu 12. Đồ thị nào mô tả chuyển động đều? v t 0 0 t v (1) (2) Câu 13. Tuyến đường sắt từ Hà Nôi đến TP Hồ Chí Minh dài 1730km. Tàu hoả đi trên tuyến đường này mất 32 giờ. a) Tính vận tốc trung bình của tàu hỏa trên tuyến đường này. c) Chuyển động của tàu trên đoạn đường này có phải là chuyển động đều không? Tại sao. Câu 14. Một học sinh đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 150m. Trong 60m đầu tiên người đó đi hết nửa phút, đoạn đường còn lại hết 20 giây. Tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường và cả đường dốc đó. Hết 6
  7. Kiểm tra Vật lí lớp 8 - Chương 1- Đề số 4 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo dường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa : A. Cũng rơi theo đường thẳng đứng.B. Rơi theo đường chéo về phía trước. C. Rơi theo đuờng chéo về phía sau.D. Rơi theo đường cong. Câu 2. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật nào sau đây không phải là vật mốc? A. Trái Đất. B. Quả núi. C. Mặt Trăng. D. Bờ sông. Câu 3. Nếu vận tốc di chuyển của một con rùa là 0,055m/s thì trong 1 giờ con rùa đó di chuyển được bao nhiêu km? A. l,98 km. B. 0,0198 km. C. 0,198 km. D. 0,002 km. Câu 4. Hai anh em Tú và Hùng cùng đi học từ nhà đến trường. Tú đi trước với vận tốc 12km/h. Hùng xuất phát sau Tú l0 phút với vận tốc 18km/h và tới trường cùng lúc với Tú. Quãng đường từ nhà Tú và Hùng đến trường là A. 3 km. B. 6 km. C. 8 km. D. 10 km. Câu 5. Tốc độ nào sau đây không phải là tốc độ trung bình? A. Tốc độ của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng. B. Tốc độ của đoàn tàu từ lúc khởi hành tới khi ra khỏi sân ga. C. Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích. D. Tốc độ của viên đá từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất. Câu 6. Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình dưới đây là đúng? A. Hai lực này là hai lực cân bằng. B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau. C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. Câu 7. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị ngã nhào về phía trước? A. Vì xe đột ngột tăng vận tốc.B. Vì xe đột ngột rẽ sang phải. C. Vì xe đột ngột giảm vận tốc.D. Vì xe đột ngột rẽ sang trái. Câu 8. Một chiếc xe đang chạy với vận tốc v0 thì tài xế đạp phanh để xe chạy chậm dần. Lực làm cho vận tốc của xe giảm là: A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát lăn. C. Lực ma sát nghỉ. D. Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn. Câu 9. Thạch sùng có thể di chuyển dễ dàng trên tường nhà là nhờ có A. quán tính. B. ma sát.C. trọng lực. D. Lực đẩy Ác-si-mét. Câu 10. Khi treo một vật có khối lượng 500 gam vào đầu dưới của một sợi dây không co dãn, đầu trên của sợi dây treo vào một điểm cố định thì dây đứt và quả cầu rơi xuống đất. Đó là do lực căng lớn nhất mà dây chịu được A . lớn hơn 5000N. B. lớn hơn 5N.C. nhỏ hơn 5N. D. nhỏ hơn 500N. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 11. Điền vào chỗ ( .). Đồ thị nào sau đây mô tả: a. Chuyển động đều ( ).b. Chuyển động có vận tốc tăng dần ( ). c. Chuyển động có vận tốc giảm dần ( ). Câu 12. Một người đi trên quãng đường đầu dài 2 km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài l,5km người đó đi hết 0,4 giờ. Tính vận tốc trung bình cùa người đó trên cả hai quãng đường theo đơn vị m/s. Câu 13. Hãy cho một ví dụ ứng dụng quán tính có lợi trong cuộc sống và một ví dụ quán tính có hại. Hết 7
  8. Kiểm tra Vật lí lớp 8 - Chương 1- Đề 5-6 Đề số 5 Câu 1. a) Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc (chỉ rõ các đại lượng). b) Một xe mô tô chuyển động với vận tốc 36km/h, con số đó cho biết điều gì ? Sau 2 giờ 15 phút, mô tô đi được quãng đường bao nhiêu ? Câu 2. Hãy chọn giá trị vận tốc cho phù hợp: Đối tượng Vận tốc (1) Người đi bộ. (a) 340 m/s. (2) Xe đạp lúc xuống dốc (b) 300.000 km/s. (3) Vận tốc tối đa của xe mô tô tại nơi đông dân cư. (c) 5 km/h. (4) Vận tốc âm thanh trong không khí. (d) 40 km/h. (5) Vận tốc của ánh sáng trong chân không. (e) 42,5 km/h. Câu 3. Một xe mô tô chuyển động có vận tốc mô tả trong đồ thị bên: a) Hãy cho biết tính chất của chuyển động trong từng giai đoạn. b) Tính đoạn đường mà vật đi được trong giai đoạn vật có vận tốc lớn nhất. Câu 4. Một người đi bộ và một ngưòi đi xe đạp trên cùng một quãng đường AB. Biết thời gian người đi xe bằng 2 thời gian người đi bộ. Vận tốc trung bình của người đi bộ so với người đi xe là bao nhiêu? Câu 5. Có thể nào 3 lực tác dụng lên vật mà vật vẫn cân bằng được không? Hãy cho ví dụ minh họa. Đề số 6 Câu 1. Chuyển động cơ học là gì? Độ lớn cùa vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Viết công thức tính vận tốc, ghi rõ các đại lượng và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức đó? Câu 2. Em hãy chọn đơn vị vận tốc phù hợp cho các chuyển động sau: Đối tượng Vận tốc (a) Vận tốc bò của ốc sên. (1) km/s (b) Vận tốc của tên lửa. (2) m/h (c) Vận tốc của gió. (3) m/s Câu 3. Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s; đoạn đường sau dài 1,9km đi hết 0,5h. a) Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường ra m/s . b) Đổi tốc độ tính được ở câu trên ra km/h. Câu 4. Cứ sau 20s người ta lại ghi quãng đường chạy của một vận động viên điền kinh chạy 1000m như trong bảng : a) Tính tốc độ trung bình của vận động viên sau khi chạy được 60s và 120s; vận tốc độ trung bình từ giây thứ 60 đến 120 và từ giây thứ 120 đến 180. b) Tính tốc độ trung bình của vận động viên trên cả đoạn đường ra m/s và km/h. Câu 5. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng năm ngang, các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là các lực nào? Hết 8