Bộ đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023.docx
Nội dung text: Bộ đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN (1) Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. (2) Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. (3) Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. (4) Cô bé nghĩ : “ (5) Tại sao mình lại không được hát ? (6) Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. (7) Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. (8) Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “(9) hát hay quá!”. (10) Một giọng nói vang lên : “(11) Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. (12) Cô bé ngẩn người. (13) Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. (14) Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. (15) Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. (16) Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. (17) Cụ vỗ tay nói lớn : “(18) Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. (19) Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. (20) Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. (21) Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. (22) Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “(23) Cụ già ấy đã qua đời rồi. (24) Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — (25) Một người trong công viên nói với cô. (26) Cô gái sững người. (27) Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe? ( Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là: A. Lối sống sẻ chia, giàu tình thương yêu. B. Lòng biết ơn C. Đức tính trung thực D. Lòng hiếu thảo
- Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai? A. Cô bé B. Người kể chuyện giấu mặt C. Ông cụ D. Người thầy giáo Câu 4. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ? A. Vì cô không có quần áo đẹp. B. Vì cô không có ai chơi cùng. C. Vì cô bé bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. D. Vì cô bé bị mẹ mắng Câu 5. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ? A. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca. B. Đi chơi với bạn C. Ngồi trò chuyện với cụ già. D. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. Câu 6. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ? A. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe. B. Cụ già đã qua đời. C. Cô bé không được gặp lại ông cụ nữa D. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện ? A. Là một người kiên nhẫn. B. Là một con người hiền hậu. C. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác. D. Là một người trung thực, nhân hậu. Câu 8. Cụm từ một buổi chiều mùa đông trong câu văn (22) là thành phần mở rộng trạng ngữ bởi? A. Vị ngữ B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Cụm tính từ Câu 9. Theo em, vì sao câu chuyện có tên là “Đôi tai của tâm hồn”? Câu 10. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về người mẹ kính yêu của em. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
- Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 B 0,5 9 - Xuất phát từ điều bất ngờ trong câu chuyện: Cụ già trong 1,0 công viên đã khen ngợi, cổ vũ cho cô gái hát lại là người điếc. Cụ không thể nghe được bằng tai nhưng lại nghe bằng chính tâm hồn. - Nhờ trái tim yêu thương, tấm lòng nhân hậu mà ông cụ đã giúp cô bé có suy nghĩ tích cực, đạt được thành công. 10 - Thông điệp truyền tải qua đoạn trích: 1,0 + Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá năng lực thật sự của họ + Hãy trao đi yêu thương, động viên, khích lệ, ta sẽ giúp ai đó tự tin hơn, thậm chí khiến cuộc đời họ thay đổi + Phải luôn nỗ lực, rèn luyện chăm chỉ, tin vào bản thân thì mới có thể đạt được thành công - Thông điệp tâm đắc nhất và giải thích lí do: có thể chọn 1 trong 3 thông điệp trên hoặc lựa chọn một thông điệp khác mà bạn thấy được qua đoạn trích trên. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 0,25 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Biểu cảm về người mẹ kính yêu của mình. c.Trình bày cảm xúc về người mẹ kính yêu của em. 3,0 1. Mở bài: • Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất 0,5 • Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ. 2. Thân bài a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, 2,0 nụ cười, ánh mắt; hoàn cảnh kinh tế gia đình, công việc của mẹ, tính tình, phẩm chất b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh • Ông bà nội, ngoại, với chồng con
- • Với bà con họ hàng, làng xóm c. Với riêng em, gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ. • Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ. 3. Kết bài: • Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ • Mong ước, lời hứa 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ 0,25 ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (Theo Ngụ ngôn Việt Nam) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1.Câu chuyện bó đũa thuộc thể loại nào? A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích
- C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của người cha B. Lời của người kể chuyện C. Lời của người em gáiD. Lời của người anh cả Câu 3.Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao? A. Khóc thương B. Tức giận C. Thờ ơ D. Buồn phiền Câu 4.Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? A. Họ chưa dùng hết sức để bẻ B. Không ai muốn bẻ cả C. Cầm cả bó đũa mà bẻ D. Bó đũa được làm bằng kim loại Câu 5.Người cha đã làm gì để răn dạy các con? A. Cho thừa hưởng cả gia tài B. Lấy ví dụ về bó đũa C. Trách phạt D. Giảng giải đạo lý của cha ông Câu 6. Các trạng ngữ trong câu: “Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em” bổ sung ý nghĩa gì? A. Thời gian, nơi chốn B. Thời gian, phương tiện C. Thời gian, cách thức D. Thời gian, mục đích Câu 7. Từ “đoàn kết” trái nghĩa với từ nào? A. Đùm bọc B. Chia rẽ C. Yêu thươngD.Giúp đỡ Câu 8.Nhận xét nào sau đây đúng với Câu chuyện bó đũa? A.Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt. B. Ca ngợi tình cảm anh, em đoàn kết, thương yêu nhau. C. Giải thích các bước bẻ đũa. D.Giải thích các hiện tượng thiên nhiên. Câu 9. Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất. Câu 10. Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt. II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Cảm nghĩ về người thân. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 D 0,5 4 C 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 B 0,5 9 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 1,0 10 - HS chỉ ra được điều đặc biệt trong cách dạy con của người cha: tế 1,0 nhị, tinh tế.
- II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Cảm nghĩ về người thân c. Cảm nghĩ về người thân HS có thể triển khaitheo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được người thânvà tình cảm với người đó. 3,0 - Biểu cảm về người thân + Nét nổi bật về ngoại hình + Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh. - Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về kỉ niệm đó. -Tình cảm của em với người thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: LÒ CÒ Ô a. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu: - Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng, di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ cho người chơi. - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn, vui vẻ. b. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: - Số lượng người chơi từ 3-5 em, nếu đông chia thành nhiều nhóm. - Địa điểm chơi là sân trường, sân nhà sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. c. Hướng dẫn cách chơi: - Chuẩn bị chơi: + Dùng phấn vẽ các hình ô chơi theo ý thích (kiểu ô hình chữ nhật hoặc hình tròn và chữ nhật xen kẽ), 9-11 ô tùy theo độ tuổi và khả năng người chơi. + Làm “cái” trò chơi (miếng chàm) bằng một miếng nhựa đặc nhỏ, dẹt hoặc các sợi dây điện nhỏ thắt lại với nhau vừa vặn tay cầm ném vào các ô chơi. + Vẽ đậm vạch đứng để đi “cái”, là vạch ngang ở một đầu ô chơi. + Các người chơi “oẳn tù tì” để xếp thứ tự chơi. - Bắt đầu chơi: Người chơi đứng vào vạch đi “cái” (ném “miếng cái” vào ô có hình vẽ hoa thị), “cái” của ai gần hoa thị nhất là được đi trước, có thể dùng gang tay hoặc đoạn que làm thước đo cho chính
- xác. Nếu có 2-3 “cái” cùng chạm “vòng tiêu điểm” thì phải tính cụ thể từ điểm tâm O để phân hơn thua, hoặc nếu không xác định được rõ ràng thì những người có “cái” như thế phải đi lại. Sau khi phân định thứ tự xong, người chơi thực hiện các động tác chơi chủ yếu như sau: Đối với kiểu ô chơi hình chữ nhật: + Đầu tiên, người chơi thảy “miếng cái” vào ô 1 sao cho “cái” không được chạm vào các vạch bốn bên là được, rồi nhảy lò cò lần lượt từ ô số 10 đến hết ô số 6 thì nghỉ bằng cả hai chân, rồi lại lò cò tiếp đến ô số 1 tìm cách lấy bàn chân đang lò cò nhảy lên đánh bạt “miếng cái” thẳng ra ngoài vạch đứng ném “cái”, xong rồi nhảy lò cò ra. Nếu không đẩy được miếng cái ra khỏi ô hoặc nhảy sang ô khác hoặc nằm trên vạch hoặc người chơi mất thăng bằng mà ngã (có tay hoặc chân đang chạm đất hoặc dẫm vạch) làm mất lượt chơi. Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”. + Thực hiện các động tác tương tự như trên với các ô số 2, 3, 4 đến 10 kể cả ô vòng bán nguyệt trên đầu ô số 5 và 6. + Đi hết ô số 10 thì được tậu ruộng: Muốn tậu ruộng, phải đứng ở chỗ có hoa thị mà không được giẫm vạch, quay lưng lại các ô, tay cầm “miếng cái” ném qua đầu để “miếng cái” rơi xuống ô nào mà không chạm các vạch trong ô thì được lấy ô đó làm ruộng, được đánh dấu X hoặc gạch vẽ gì tùy ý. Nếu ném cái cái ra ngoài các ô chơi thì mất lượt chơi lần ấy, nếu miếng cái chạm vạch thì vẫn được đi lại lần sau trong ván chơi. Ruộng của ai thì người chơi ấy được nghỉ chân, khi lò cò qua đó. Nếu lần thứ hai được tậu ruộng, người chơi sẽ cố tình ném “miếng cái” sao cho vào được ô gần với ô ruộng cũ để mỗi khi lò cò qua đó chủ ruộng được nghỉ liên tiếp và lâu hơn. Còn ruộng của người khác, khi đi qua phải lò cò cắt qua mà không được ngã hoặc giẫm vạch, hoặc nếu muốn nghỉ ngơi thì phải xin phép chủ ruộng hoặc phải nộp cống chủ ruộng bằng một cái búng tai (sau nhiều lần xin nghỉ chủ ruộng sẽ tính rồi búng luôn một lần). Đối với kiểu ô chơi có hình tròn xen kẽ: + Cách này với phù hợp với người chơi nhỏ tuổi, vì chỉ phải lò cò ở các ô tròn và được để hai chân ở ô hình chữ nhật. Đến ô số 8 và ô số 9 thì nhảy quay người lại, đổi chân đứng so với chân trước đó. + Khi tậu ruộng có thể đứng trên các ô số 8 và ô số 9 hoặc ở chỗ có hoa thị tùy theo thỏa thuận trước khi chơi. d. Luật chơi: - Nếu người chơi thảy “miếng cái” mà trúng vào vạch trong các ô hoặc đang đẩy “miếng cái” trúng vạch hoặc nhảy sang ô khác là mất lượt chơi. - Khi đang nhặt “miếng cái” hoặc tìm cách đẩy “miếng cái” ra ngoài ở bất cứ ô nào người chơi đều phải trong tư thế lò cò, chân đứng chân co. Nếu thả chân đang co xuống đất, chống tay xuống đất, bò ra đất, mất thằng bằng ngã xuống đất hoặc chạm vạch là mất lượt chơi. - Nếu đang chơi mà “miếng cái” cán mức (nằm trên vạch vẽ các ô) thì mất lượt phải đợi đến lượt sau mới được đi tiếp. Khi đến lượt chơi tiếp được tiếp tục thảy “miếng cái” vào ô của lượt chơi trước bị hỏng (ví dụ đang thảy cái đến ô thứ hai mà cái cán mức thì khi đến lượt chơi mới lại được tiếp tục thảy cái vào ô số 2 để chơi tiếp). (In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Lò cò ô” thuộc loại văn bản nào? (Biết) A. Văn bản biểu cảm
- B. Văn bản nghị luận C. Văn bản thông tin D. Văn bản tự sự Câu 2: Văn bản “Lò cò ô” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? (Biết) A. Mục đích, ý nghĩa; chuẩn bị; hướng dẫn cách chơi; luật chơi B. Nguồn gốc, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi, luật chơi C. Nguồn gốc, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi, hình thức xử phạt D. Mục đích, hướng dẫn cách chơi, hình thức xử phạt Câu 3: Văn bản hướng dẫn bao nhiêu cách chơi lò cò ô khác nhau? (Biết) A. 1 cách chơi B. 2 cách chơi C. 3 cách chơi D. 4 cách chơi Câu 4: Ý nào không đúng khi nói về mục đích của trò chơi lò cò ô? (Biết) A. Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng cho người chơi. B. Góp phần rèn luyện khả năng di chuyển nhanh nhẹn cho người chơi. C. Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ cho người chơi. D. Góp phần rèn luyện tính khéo léo cho người chơi. Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào? (Hiểu) A. Theo trật tự thời gian B. Theo quan hệ nhân quả C. Theo mức độ quan trọng của thông tin D. Theo trình tự không gian Câu 6: Cụm từ “tậu ruộng” được sử dụng trong văn bản nên được hiểu như thế nào? (Hiểu) A. Dùng tiền để mua mảnh ruộng B. Giành được phần thưởng trong lượt chơi C. Giành chiến thắng cuối cùng trong trò chơi D. Thu hoạch nhiều sản phẩm từ mảnh ruộng Câu 7: Ý nào đúng nhất khi nhận xét về số từ được sử dụng trong câu văn sau? (Biết) “Dùng phấn vẽ các hình ô chơi theo ý thích (kiểu ô hình chữ nhật hoặc hình tròn và chữ nhật xen kẽ), 9-11 ô tùy theo độ tuổi và khả năng người chơi.” A. Số từ biểu thị số lượng chính xác B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng C. Số từ biểu thị số thứ tự D. Số từ biểu thị số lượng Câu 8: Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn? (Hiểu) “Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.” A. Các từ ngữ giúp miêu tả rõ nét hoạt động của người chơi lò cò ô. B. Các từ ngữ về chân và hoạt động của chân có tác dụng làm rõ cách chơi lò cò ô. C. Các từ ngữ cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn. D. Các từ ngữ có sự lặp lại dùng để nhấn mạnh ý giữa các câu. Câu 9: Theo em, trò chơi dân gian ngày nay có còn quan trọng đối với trẻ em hay không? Vì sao? (Vận dụng) Câu 10: Nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ. (Vận dụng) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn bàn về hiện tượng nghiện game của học sinh hiện nay. (Vận dụng cao)
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 9 HS trả lời có hoặc không có tầm quan trọng của trò chơi dân gian, có lý 1,0 giải phù hợp. 10 HS nêu được ít nhất 02 ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có 1,0 thể sử dụng các thiết bị công nghệ. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài 0,25 triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân đối với hiện tượng một số bạn nghiện trò chơi điện tử mà không quan tâm đến các hoạt động vui 0,25 chơi giải trí khác. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: - Thực trạng nghiện trò chơi điện tử của một số học sinh. - Tác hại của việc nghiện trò chơi điện tử. 2.5 - Nguyên nhân của việc nghiện trò chơi điện tử - Một số giải pháp d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7
- Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi: ( ) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ( ) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. ( ) (Trích “Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Nghị luận. D. Tự sự. Câu 2. Tác giả đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào? A. Miền Bắc. B. Miền Trung. C. Miền Nam. D. Tây Nguyên. Câu 3. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội? A. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”. B. “Mùa xuân của tôi [ ] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [ ]”. C. “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn [ ]”. D. “[ ] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng [ ]”. Câu 4. Trong câu văn: “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong” từ “phong” có nghĩa là gì? A. Bọc kín. B. Oai phong. C. Cơn gió. D. Đẹp đẽ. Câu 5. Trong đoạn trích trên, tác giả yêu thích nhất mùa xuân vào thời điểm nào? A. Sau rằm tháng giêng. B. Vào ngày mùng một đầu năm. C. Trong khoảng vài ba ngày Tết. D. Trước rằm tháng giêng. Câu 6. Câu nào không nêu đúng đặc điểm thiên nhiên mùa xuân ở xứ Bắc trong đoạn trích trên? A. Gió đông về, báo hiệu mùa xuân mới đã bắt đầu. B. Ra giêng, trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn. C. Trời có mưa riêu riêu và gió lành lạnh. D. Cỏ tháng giêng nức một mùi hương man mác. Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích trên? A. Điệp ngữ.
- B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. So sánh. Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ” dùng để làm gì? A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. D. Nối các từ nằm trong một liên danh. Câu 9. Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em hãy kể tên một văn bản cũng gợi nhắc đến truyền thống này của dân tộc. Câu 10. Nói về mùa xuân, Vũ Bằng đã viết "Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Nêu quan điểm riêng của em về mùa xuân và lí giải điều đó? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 A 0,5 8 A 0,5 9 Truyền thuyết ”Bánh chưng, bánh giầy”. 0,5 10 Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng ý/không đồng ý. 0,5 Lí giải phù hợp. 1,5 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. c. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. 3,0 HS viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: • Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu vé dối tượng đó.
- • Nêu được những đậc điểm nổi bật khiến người, sự việc dó dể lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em, • Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến. • Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi 0,25 cuốn, hấp dẫn. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: CHIẾC BÌNH NỨT “Một người gùi nước ở Ấn Độ có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu một đòn gánh để anh ta gánh về nhà. Một trong hai cái bình còn rất tốt và không bị rò rỉ chỗ nào cả. Cái còn lại có một vết nứt nên sau quãng đường dài đi bộ về nhà, nước bên trong chỉ còn lại có một nửa. Suốt hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại. Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: "Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi". Người gùi nước nói với cái bình nứt: "Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường". Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước. Người gùi nước liền nói: "Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết về vết nứt của ngươi, ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng bằng nước từ chỗ rò rỉ của ngươi. Hai năm qua, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa để làm đẹp cho ngôi nhà của mình". (Nguồn Internet. Lựa chọn đáp án đúng nhất (từ câu 1 đến câu 8): Câu 1 (0.5 điểm) Truyện Chiếc bình nứt được kể theo ngôi nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai
- C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể Câu 2 (0.5 điểm) Truyện Chiếc bình nứt được kể bằng lời kể của ai? A. Lời của cái bình nứt B. Lời của cái bình lành C. Lời của người gánh nước D. Lời của người dẫn chuyện Câu 3 (0.5 điểm) Trong các từ sau, từ nào là phó từ? A. đã B. cho C. và D. nhưng Câu 4 (0.5 điểm) Thông điệp mà văn bản trên muốn gửi đến người đọc là gì? A. Kể chuyện về chiếc bình nứt và những bông hoa. B. Câu chuyện về chiếc bình nứt và bác nông dân. C. Bài học về sự bao dung của ông chủ với chiếc bình nứt. D. Bài học về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Câu 5 (0.5 điểm) Trong câu chuyện trên, chi tiết “vết nứt trên chiếc bình” có ý nghĩa gì? A. Những hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người. B. Sự cẩu thả, không nghiêm túc trong công việc. C. Những điều xấu xa, không tốt đẹp trong cuộc sống. D. Những điều sai trái, thiếu xót trong cuộc sống. Câu 6 (0.5 điểm) Tại sao người nông dân không vứt chiếc bình nứt đi? A. Vì chiếc bình là kỉ vật quý giá của người nông dân. B. Vì người nông dân biết nhận ra giá trị của chiếc bình nứt. C. Vì chiếc bình nứt đã xin lỗi người nông dân. D. Vì người nông dân chưa có chiếc bình khác để thay thế. Câu 7 (0.5 điểm) Từ “hoàn hảo” trong câu: “Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại” có nghĩa là gì? A. Trọn vẹn, tốt đẹp hoàn toàn. B. Tốt đẹp, không có sai sót. C. Không có khuyết điểm. D. Tự hào quá mức về bản thân. Câu 8 (0.5 điểm) Cách ứng xử của người nông dân cho ta thấy ông là người như thế nào? A. Là người bao dung, nhân hậu, sâu sắc. B. Là người tiết kiệm trong cuộc sống. C. Là người cần cù, chăm chỉ. D. Là người luôn đối xử công bằng. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9 (1.0 điểm) Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 10 (1.0 điểm) Em có đồng tình với cách cư xử của người nông dân với chiếc bình không? Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Câu 11. Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
- Môn: Ngữ văn 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 D 0.5 3 A 0.5 4 D 0.5 5 A 0.5 6 B 0.5 7 A 0.5 8 A 0.5 9 - HS nêu được bài học cụ thể cho bản thân 1.0 (Cách ứng xử bao dung, biết chấp nhận điểm yếu của người khác trong cuộc sống ) 10 - HS nêu được ý kiến (đồng tình hoặc không đồng tình) 1.0 - Đưa ra được sự lí giải của bản thân (HS có thể đưa ra nhiều cách lí giải khác nhau. GV linh hoạt trong cách chấm) II 11 VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về hiện tượng 0.25 bạo lực học đường. c. Nghị luận về nạn bạo lực học đường 2.5 HS nghị luận đảm bảo các nội dung sau: - Khái niệm bạo lực học đường. - Thực trạng của nạn bạo lực học đường. - Nguyên nhân của bạo lực học đường. - Hậu quả của bạo lực học đường (với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội). - Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường.
- - Bài học cho bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng đa 0.5 dạng, thuyết phục. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu, Hữu Thỉnh) Câu 1. Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Tự do D. Tám chữ Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? A. Từ một mùi hương B. Từ một cơn mưa C. Từ một đám mây D. Từ một cánh chim
- Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Điệp từ Câu 5: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào? A. Đi rất chậm, dò từng bước một B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả C. Ngập ngừng như không muốn đi D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói Câu 6: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu? A. Hồn nhiên, tươi trẻ B. Lãng mạn, thanh thoát C. Mới mẻ, tinh tế D. Mộc mạc, chân thành Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì? A. Sôi động, náo nhiệt B. Bình lặng, ngưng đọng C. Xôn xao, rộn rang D. Nhẹ nhàng, giao cảm Câu 8: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên? A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm D. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ Câu 9: Có ý người cho rằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ. Em có đồng ý với ý kiến đó không, tại sao? Câu 10: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. II. VIẾT (4,0 điểm) Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- Dựa vào nội dung bài ca dao trên, em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 9 Sấm và hình ảnh hàng cây đứng tuổi ở đây chính là hình ảnh 0,25 ẩn dụ, chứa đựng suy nghĩ và triết lý về con người và cuộc đời. - Hình ảnh ẩn dụ “sấm”: 0,25 • Nghĩa thực: hiện tượng tự nhiên của thời tiết. -> Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa. • Nghĩa ẩn dụ: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời - Hình ảnh ẩn dụ “Hàng cây đứng tuổi” 0,25 • Nghĩa thực: hình ảnh tả thực của tự nhiên về những cây cổ thụ lâu năm. • Nghĩa ẩn dụ: thế hệ những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. => Cả hai câu thơ: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây 0,25 đứng tuổi” để nói về lắng đọng rất suất để nhận ra xao động mơ hồ huyền ảo của thiên nhiên và những sự xôn xao, bâng khuâng sâu lắng con người. Hai câu thơ cuối nói về hình ảnh con người trải qua biến cố thử thách sẽ có kinh nghiệm, trở nên hiểu mình, hiểu người và hiểu đời hơn.
- 10 Mạch cảm xúc của bài thơ: Sang thu là bức thông điệp lúc 1,0 giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 0,25 phần: MB, TB, KB. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Biểu cảm về người mẹ kính yêu của mình. c.Trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình 3,0 1. Mở bài: • Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất 0,5 • Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ. 2. Thân bài a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, 2,0 nụ cười, ánh mắt • Hoàn cảnh kinh tế gia đình công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất. b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh • Ông bà nội, ngoại, với chồng con • Với bà con họ hàng, làng xóm c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ. • Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ. 3. Kết bài: • Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ • Liên hệ bản thân lời hứa. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ 0,25 ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
- Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (Biết) A. Thuyết minh B. Nghị luận C. Tự sự D. Biểu cảm Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị? (Biết) A. 2 giá trị B. 3 giá trị C. 4 giá trị D. 5 giá trị Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai? Biết) A. Cho bản thân B. Cho xã hội C. Cho bản thân và xã hội D. Cho bản thân và gia đình Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.” là câu mang luận điểm? (Biết) A. Đúng B. Sai Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?(Biết) A. Nhân hóa. B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (Hiểu) A. Bàn về giá trị của sự sống. B. Bàn về giá trị của sức khỏe. C. Bàn về giá trị của thời gian. D. Bàn về giá trị của tri thức.
- Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên? (Hiểu) A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người. B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người. C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật. Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào? (Hiểu) A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi. B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi. C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống. D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được? (Vận dụng) Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên?(Vận dụng) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về người người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ). HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 c 1 B 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 A 0,5 9 Học sinh có thể lí giải: 1,0 - Thời gian là vàng vì thời gian quý như vàng - Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù có đẹp, có giá trị đến đâu vẫn có thể trao đổi, mua bán được. - Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại. 10 Học sinh biết rút ra được bài học cho bản thân ( quý trọng thời 1,0 gian, sử dụng thời gian hợp lí ). II VIẾT 4,0
- - a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối 0,25 tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân 0,25 c. Triển khai vấn đề 2,5 HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu đối tượng, - Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng: + Ngoại hình. + Tính cách. + Một số kỉ niệm mà em nhớ + Vai trò của người thân. - Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng 0,5 tạo. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1: Cho biết đoạn ngữ liệu trên thuộc thể loại văn bản nào ? (Biết) A. Tuỳ bút B. Hồi kí C. Truyện
- D. Tản văn Câu 2: Nối cột A tương ứng với cột B về đặc điểm thể loại của văn bản (Biết) A B A. Các tác phẩm tự sự nói chung có nhân vật, cốt truyện và lời 1.Tùy bút kể. B. Là ghi chép lại bằng trí nhớ những sự việc đã xảy ra đối với 2. Tản văn bản thân trong quá khứ đã để lại ấn tượng mạnh. C. Là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép lại 3. Truyện các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh. D. Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các 4. Hồi kí hiện tượng, đời sống thường nhật. Câu 3: Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào? (Biết) A. Dòng sông B. Cánh diều C. Cánh đồng D. Cánh cò Câu 4: Trong câu“Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” có cụm từ “một thảm nhung khổng lồ” thuộc cụm từ nào sau đây? (Biết) A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Không phải là cụm từ loại Câu 5: Trong các câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ? (Biết) A. Cánh diều mềm mại như cánh bướm B. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. C. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. D. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: (Hiểu) Thông qua “Cánh diều tuổi thơ”, tác giả Tạ Duy Anh muốn nói đến sống của con người như những cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiến đấu cho cuộc đời. A. Khát vọng B. Nghị lực C. Niềm vui
- D. Sức mạnh Câu 7: Câu "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên xanh " cho thấy tâm hồn đứa trẻ như thế nào? (Hiểu) A. Trẻ em sẽ có tâm hồn yếu đuối. B. Trẻ em hay dễ ảo tưởng. C. Trẻ em thấy bản thân luôn nhỏ bé. D. Trẻ em có tâm hồn mộng mơ. Câu 8: Nhan đề văn bản nêu lên nội dung gì? (Hiểu) A. Nêu vấn đề cần phải giữ gìn trò chơi dân gian B. Nêu lên ý nghĩa của cánh diều đối với tuổi thơ C. Nêu hình ảnh xuyên suốt văn bản D. Nêu lên ước mơ của con người lúc tuổi thơ. Câu 9: Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ thường gắn với những trò chơi thú vị? Hãy trình bày cảm nhận về một trò chơi đã gắn bó với tuổi thơ em? Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến sau không: “Cánh diều có thể khơi dậy niềm vui sướng và ước mơ của tuổi thơ”? Hãy nêu vai trò của ước mơ trong đời sống con người. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn cảm nghĩ về mái trường của em. (Vận dụng cao) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 1C,2D,3A,4B 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 D 0,5 9 - HS có thể trình bày những cảm nhận về trò chơi gắn bó với 1,0 tuổi thơ em ở những ý khác nhau.
- - GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm. Gợi ý: - Giới thiệu được trò chơi. - Bày tỏ được tình cảm của bản thân với những kỉ niệm gắn bó trò chơi ấy. 10 - HS có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng phải 1,0 lí giải hợp lí. (GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm) - Vai trò của ước mơ: (HS trình bày ngắn gọn theo ý). + Ước mơ tạo cho con người niềm say mê và thích thú theo đuổi công việc của mình. + Là mục tiêu phấn đấu để không bao giờ cảm thấy nhàm chán. + Ước mơ khiến con người trở nên vĩ đại hơn bởi vì được xây dựng bởi lí tưởng và tâm hồn của những con người biết khát khao, biết cố gắng . II VIẾT (Vận dụng cao) 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: có Mở bài giới thiệu về ngôi trường và tình cảm dành cho trường mình, thân bài triển khai được tình cảm của em về vẻ đẹp của ngôi trường, 0,25 tình cảm gắn bó của em với thầy cô, bạn bè, trường lớp , kết bài khái quát cảm nghĩ của em dành cho mái trường. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm nghĩ cá nhân đối với 0,25 mái trường của em. c. Triển khai các ý cho bài văn biểu cảm. HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt cách bộc lộ cảm xúc thông qua vẻ đẹp của ngôi trường, tình cảm gắn bó của em với thầy cô, bạn bè, trường lớp Sau đây là một số gợi ý: - Bộc lộ cảm xúc chung với mái trường của em. - Cảm nghĩ của em qua vài nét ấn tượng về vẻ đẹp của ngôn trường: Hàng phượng vĩ xanh tốt; Những dãy phòng học - Cảm nghĩ về những kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường. 2.5 • Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè ) • Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em )
- • Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích - Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho mái trường. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, 0,5 sáng tạo.