Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Liên (Có đáp án)

docx 9 trang thaodu 6290
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Liên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_chuong_trinh_thcs_nam_ho.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Liên (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 6 Năm học 2016 - 2017 Câu 1: ( 3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Người em không nỡ đuổi con chim lạ đi, anh chỉ buông lời than thở: “ Chim ơi, nhà ta nghèo lắm, cả gia tài chỉ có mỗi cây khế này. Chim đừng làm rụng hết quả, hãy để lại một ít cho ta bán lấy tiền đong gạo!”. Anh vừa dứt lời, chim bỗng kêu lên thành tiếng người: Ăn một quả trả cục vàng May túi ba gang mang đi mà đựng! Người em lạ lắm, kể chuyện cho vợ nghe. Vợ chồng bảo nhau: “ Mấy quả khế đáng gì mà để chim phải trả bằng vàng. Ngày mai bảo nó ăn quả nào thì ăn, đừng gặm lam nham phí phạm đi.” ( Trích truyện cổ tích “ Cây khế”) a. Xác định phương thức biểu đạt? b. Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu sau: “ Chim ơi, nhà ta nghèo lắm, cả gia tài chỉ có mỗi cây khế này”. c. Trong đoạn trích trên, có chi tiết, hình ảnh nào đặc sắc? Nêu ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh đó? d. Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu cảm nhận về nội dung hoặc bài học rút ra từ đoạn văn đó? Câu 2: ( 7 điểm) Kể về người thân. Hướng dẫn chấm và biểu điểm I. Yêu cầu chung. - Kiểm tra và đánh giá cả hai mặt kiến thức và kỹ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ mang tính định hướng chung, người chấm cần linh hoạt và chủ động có những quyết định cụ thể, hợp lý trên thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. Khuyến khích những bài làm sáng tạo, thể hiện được chính kiến của cá nhân. - Thang điểm 10, làm tròn đến 0,5 điểm. II. Yêu cầu cụ thể: Câu 1: ( 3 điểm) a. Xác định đúng PTBĐ: tự sự (0,5 điểm) b. Xác định đúng động từ, tính từ có trong đoạn trích (0,75 điểm). - Danh từ: chim, nhà ta, gia tài, cây khế - Động từ: có - Tính từ: nghèo c. HS tìm được chi tiết hình ảnh đặc sắc trong đoạn trích: Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người: "Ăn một quả trả cục vàng/ May túi ba gang mang đi mà đựng”. (0,25 điểm) - Ý nghĩa: Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là hình ảnh kì diệu nhất, hấp dẫn nhất. Câu nói của chim cho thấy nó là con chim tình nghĩa, biết đền ơn đáp nghĩa, biết giữ lời hứa.( 0,5 điểm)
  2. d. HS biết viết đoạn văn 3 -4 câu nêu cảm nhận về nội dung hoặc bài học rút ra từ đoạn văn trên; Diễn đạt trôi chảy, đủ ý: ( 1 điểm) - Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là hình ảnh kì diệu nhất, hấp dẫn nhất. Câu nói của chim, có vần vè như một câu ca: “ Ăn một quả trả cục vàng/ May túi ba gang mang đi mà đựng” cho thấy nó là một con chim có tình có nghĩa, biết đền ơn đáp nghĩa, biết giữ lời hứa. - Chiếc túi ba gang mà chim dặn người là một biểu tượng về một lời khuyên kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt bởi tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Câu 2 ( 7 điểm): *) Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết viết đúng kiểu bài: tự sự. - Bài làm có bố cục rõ ràng, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, thể hiện những rung động chân thành. Dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy *) Yêu cầu về kiến thức : HS có thể trình bày bằng các cách khác nhau, song phải đạt được những nội dung cơ bản sau: - Giới thiệu sơ lược về người em định kể ( ông, bà, bố, mẹ, ) - Đặc điểm và tính cách nổi bật của người mà em đang kể? - Sở thích của người đó? Người đó với mọi người? - Người đó đã giúp đỡ, bảo ban em những gì trong học tập và trong đời sống? - Tình cảm của em và người đó ra sao? ( Có thể kể thêm về một kỉ niệm nào đó đáng nhớ nhất của em và người đó. - Tình cảm, ý nghĩ của em đối với người đó. *) Biểu điểm: - 7 điểm: Đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng ở trên. - 6 điểm: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - 4 - 5 điểm: Đáp ứng già nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả . - 3 điểm: Đáp ứng một gần một nửa yêu cầu trên, còn mắc khá nhiều về lỗi diễn đạt, chính tả. - 1 - 2 điểm: Không hiểu đề hoặc diễn đạt mơ hồ, diễn đạt lủng củng.
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2016 - 2017 Câu 1: 3 điểm Cho đoạn văn sau: “Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép sẽ nhiều hơn tre, nứa. Nhưng trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) a- Chỉ rõ phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. b- Nêu nội dung của đoạn văn. c- Tìm các từ đồng nghĩa và biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn văn. d- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trên. Câu 2: 7 điểm Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của nhà thơ Hồ Chí Minh. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1: 3 điểm a- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,5) b- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp, sự gắn bó của tre với con người Việt Nam. (0,5) c- Từ đồng nghĩa: sắt, thép; tre, nứa; (0,5) Biện pháp tu từ đặc sắc: điệp ngữ qua các từ:tre, vẫn (0,5) d- Viết đoạn văn (1,0) - Yêu cầu về hình thức: đoạn văn hoàn chỉnh, có cấu trúc đoạn rõ ràng, diễn đạt trôi chảy (0,25) - Yêu cầu về nội dung: phân tích được tác dụng của tu từ điệp ngữ (0,75) + Nhấn mạnh, tô đậm về hình ảnh tre và sức sống, sự gắn bó bền bỉ của tre trong đời sống người Việt Nam + Tạo nhịp điệu nhịp nhàng, cân đối cho lời văn. Câu 2: 7 điểm - Thể loại: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, bài thơ “Cảnh khuya” - Yêu cầu hình thức: một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc (1,0) - Yêu cầu về nội dung: * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; ấn tượng chung về tác phẩm (0,5) * Thân bài: Trình bày những cảm xúc, ý nghĩ của người viết được gợi ra từ tác phẩm; có thể trình bày các ý: - Ấn tượng về bức tranh cảnh rừng Việt Bắc trong đêm khuya không lạnh lẽo, hoang vu mà rất thơ mộng, tràn đầy sức sống (2,0) - Xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn Bác: tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, niềm lạc quan cách mạng (2,0)
  4. - Khâm phục tài năng sáng tác thơ ở Bác: thể thơ cổ điển, nhưng tinh thần hiện đại; ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng (1,0) *Kết bài: Cảm nghĩ chung về tác phẩm (0,5) *Lưu ý: Khuyến khích điểm với những bài có sáng tạo trong cách trình bày cảm nghĩ và ý cảm nghĩ sâu sắc.
  5. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2016 - 2017 Câu 1: (3.0 điểm) Cho đoạn trích: “ Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng nơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn ” ( Trích “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam) a. Xác định phương thức biểu đạt, ngôi kể trong đoạn trích trên ? b. Hãy chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích và nêu tác dung của việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh đó ? c. Viết một đoạn văn ngắn (5- 6 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn văn bản trên ? Câu 2: (7.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vât bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng Mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung đáp án Điểm -Yêu cầu Học sinh trả lời được: Phương thức biểu đạt : Tự sự 0.75 đ xen miêu tả, biểu cảm - Hs trả lời được 2 PTBĐ: Tự sự xen miêu tả vẫn cho điểm tối Câu 1 đa (1.0 điểm) 0.25 đ - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất Yêu cầu Hs xác định từ tượng thanh: có 3 từ: Văng vẳng, ran, vo 0.5đ ve ;Từ tượng hình: Có 1 từ: Man mác Câu 2 Hs xác định đúng mỗi từ cho 0,25 đ (1.0 điểm) Hs nêu tác dụng: Gợi được âm thanh, trạng thái tình cảm của con 0,5 đ người cụ thể, rõ nét hơn, giúp cho sự diễn đạt trở nên giàu sức biểu cảm.
  6. Câu 3: Yêu cầu Hs viết đoạn văn nêu được cảm nhận chung về cảnh thơ mộng, buồn, mang đậm dấu ấn làng quê Việt Nam Câu 3 1.0 đ Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. (1.0 điểm) Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức. A. Yêu cầu chung: 1. Phương thức: Văn nghị luận 2. Nội dung: Cảm nhận về nhân vật bé Hồng B. Yêu cầu cụ thể: 1. Nội dung kiến thức: 1.1. Mở bài: 1.0 đ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, cảm nhận chung về nhân vật bé Hồng Phần Tập 1.2. Thân bài: Chỉ rõ được các luận điểm và biết cách triển làm văn khai từng luận điêm (7.0 điểm) -Bé Hồng có hoàn cảnh sống đặc biệt .(1,5đ) 5 đ -Tình yêu thương Mẹ sâu sắc, mãnh liệt .(2 đ) -Niềm vui sướng cực điểm khi ở trong lòng Mẹ.(1,5 đ) 1.3. Kết bài: 1.0 đ Nêu ý nghĩa của luận đề - suy nghĩ của em về nhân vật. 2. Hình thức: - Bố cục rõ ràng, cân xứng, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. - Diễn đạt trôi chảy, rành mạch. - Biết sử dụng đặc điểm của văn bản nghị luận. Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn, gợi ý, giáo viên cần vận dụng linh hoạt khi chấm bài của học sinh, khuyến khích những bài có tính sáng tạo. HẾT
  7. KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 9 Năm học 2016-2017 Câu 1 ( 3,0 điểm) Trong bài thơ “Đất nước”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết: “Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về ” a. Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Thể thơ gì? b. Đoạn thơ từ câu “Trời xanh đây là của chúng ta” đến câu “Những dòng sông đỏ nặng phù sa” có sử dụng biện pháp tu từ nào. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. c. Viết đoạn văn (Khoảng 3 – 5 câu) cảm nhận về hình ảnh đất nước trong đoạn thơ trên. Câu 2: (7 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh người chiến sỹ lái xe Trường Sơn trong tác phẩm” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1 ( 3,0 điểm): a. Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (0,25 điểm) - Thể thơ: tự do (0,25 điểm) b. Xác định biện pháp tu từ (Gọi tên, chỉ được từ ngữ) (0,5đ) + Tác dụng của các biện pháp tu từ đó (1đ): - Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ Điệp ngữ, nêu được tác dụng: cụm từ “đây là của chúng ta”, “Những” được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả. c. Viết đoạn văn (Khoảng 3 – 5 câu) cảm nhận về hình ảnh đất nước trong đoạn thơ trên. (1 điểm) * Về kĩ năng: Đảm bảo là một đoạn văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, hành văn trôi chảy, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. * Về kiến thức: HS trình bày được cảm nhận của bản thân về hình ảnh đất nước trong đoạn thơ trích” Đất nước” (Nguyễn Đình Thi): Niềm yêu mến, tự hào về đất nước, về tinh thần bất khuất của con người Việt Nam, tự hào về truyền thống của cha ông Câu 2: (7 điểm)
  8. * Yêu cầu kỹ năng: - Viết thành văn bản có bố cục đầy đủ, hợp lý. - Biết trình bày cảm nhận bằng sự phân tích và bộc lộ cảm nghĩ, nhưng chủ yếu là phân tích, lập luận lôgic. - Lời văn trong sáng, có hình ảnh. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. - Trình bày sạch sẽ. Chữ viết dễ đọc, không sai chính tả. * Yêu cầu nội dung: 1. Cảm nhận được những nét tính cách cao đẹp của người chiến sỹ lái xe Trường Sơn: - Tư thế ung dung, hiên ngang. - Tinh thần lạc quan, dũng cảm, coi thường gian khổ, hiểm nguy. - Tâm hồn sôi nổi trẻ trung. - Tình cảm đồng chí, đồng đội ấm áp. - ý chí chiến đấu vì giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ Quốc. 2. Cảm nhận được cách thể hiện của tác giả: Qua khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính để làm nổi rõ hình ảnh người chiến sỹ lái xe. Giọng điệu và ngôn ngữ đặc sắc. * Cho điểm: - Đạt yêu cầu về nội dung, kỹ năng (7 điểm) - Đạt yêu cầu về kỹ năng: Cảm nhận được sâu sắc nội dung (1); Còn thiếu nội dung (2) (5-6 điểm) - Đặt yêu cầu kỹ năng, ý nêu đủ song sự cảm nhận chưa sâu sắc (3-4 điểm) - Thiếu những ý trọng tâm trong nội dung (1); Cảm nhận còn chung chung (2 điểm) - Sa vào phân tích bài thơ (1 điểm) * Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế, cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.