Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_chuong_trinh_thcs_nam_ho.docx
Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN: 90 PHÚT Câu 1( 2điểm): Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi dưới đây: Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Vì quá tự tin vào khả năng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua. Khi thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua. (Truyện ngụ ngôn - Aesop) a, Truyện ngụ ngôn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? b, "Vì quá tự tin vào khả năng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua." Xác định: danh từ, động từ và tính từ của phần gạch chân trong câu văn trên? c,Nêu ý nghĩa của chi tiết: "Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua." Câu 2( 1 điểm): Viết từ ( 3- 4 câu), nêu bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn ở câu 1. Câu 3( 7điểm): Trong cuộc sống có những kỉ niệm đáng nhớ, em hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ về một người bạn của em. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1( 2điểm): a,Truyện ngụ ngôn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính : Tự sự (0.5điểm) b, HS trả lời đúng đáp án dưới ( hoặc tốt hơn) : 1.0điểm Động từ Tính từ Danh từ ngồi, ngủ (thiếp) nhanh chóng Thỏ, đường đua, bóng cây c,Nêu ý nghĩa của chi tiết: "Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua." - HS có thể hiểu chi tiết đó với nhiều ý nghĩa khác nhau miễn thể hiện được suy nghĩ có tính lô gic; phù hợp tâm lí của các em: (0.5 điểm)
- + Thỏ thật vô tư, không lo lắng gì. +Thỏ thật đáng trách, thiếu tính kỉ luật + Thỏ quá chủ quan coi thường đối thủ, không biết mình biết người. Câu 2( 1 điểm): - Hình thức: 3- 4 câu ( Nếu viết đúng hình thức đoạn văn thì càng tốt - nên khuyến khích) - Bài học rút ra cơ bản: Trong truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa, cuộc đua giữa Thỏ và Rùa đã kết thúc với kết quả là Rùa thắng nhờ sự kiên trì,biết mình biết người, còn Thỏ tuy chạy nhanh hơn nhưng vì kiêu ngạo và chủ quan nên thua cuộc. Câu 3( 7điểm): *Yêu cầu chung: - HS viết bài văn tự sự có bố cục 3 phần: Mở bài; Thân bài và kết bài. - Văn bản: + Có cốt truyện. + Xây dựng tình huống truyện. + Sử dụng ngôi kể thứ nhất - Xưng "tôi" hoặc "em" + Biết sắp xếp các sự việc hợp lí + Biết kết hợp tự sự với miêu tả -Hành văn diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. *Yêu cầu về nội dung: - Truyện hướng tới ý nghĩa có tính nhân văn, có tính giáo dục trong cuộc sống, tình cảm của các em: +Một kỉ niệm sâu sắc. +Đối tượng câu chuyện hướng tới: người bạn. Biểu điểm: - Bố cục 3 phần đúng yêu cầu của từng phần trong bài văn tự sự: 1.0 điểm. - Các yêu cầu khác GV căn cứ thực tế bài viết của các em HS cho điểm phù hợp - Khuyến khích bài viết có sự sáng tạo ( Biết kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.)
- ĐỀ THI HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN- LỚP 7 HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2016- 2017 Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Hai bàn tay của ta giống như những người bạn thân, luôn chia sẻ với ta mọi vui buồn trong cuộc sống. Bạn cứ ngẫm mà xem, có phải khi bạn mừng rỡ hay phấn khích, hai bàn tay hăng hái vỗ vào nhau để nhân đôi niềm vui trong lòng bạn. Khi bạn khóc, hai bàn tay lại thay phiên nhau kiên trì lau khô những giọt lệ lăn tròn trên gò má bạn. Hai bàn tay lúc đó giống như những chú chim vàng anh trong cổ tích, cần mẫn tha từng hạt cườm long lanh trên mặt bạn đem gửi vào nắng, vào gió, vào mưa để một chốc sau sự tươi tỉnh lại nhuộm hồng gương mặt mới đây còn tái xanh của bạn.” ( Trích “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”- Nguyễn Nhật Ánh). a, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? b, Chỉ ra phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên? c, Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên. d, Trình bày khái quát nội dung, ý nghĩa của đoạn văn trên. Câu 2 (7 điểm): Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM- MÔN NGỮ VĂN 7 Câu 1( 3 điểm): a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là biểu cảm (0.5 điểm). b, Biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn văn trên là: Điệp ngữ “hai bàn tay” (được lặp lại 4 lần). (0.5 điểm). c, (1.0 điểm) - Viết đoạn văn ngắn - Đảm bảo một số ý cơ bản sau: + Cụm từ “hai bàn tay” xuất hiện trong cả 4 câu văn của đoạn văn + Tác dụng: làm nổi bật đối tượng biểu cảm; người đọc ấn tượng về sự gắn bó thân thiết của hai bàn tay với mỗi con người, hai bàn tay đã cùng con người sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống. + Chúng ta hãy trân trọng, nâng niu và gìn giữ cơ thể của chúng ta.
- d, (1.0 điểm) Khái quát ngắn gọn nội dung đoạn văn: Qua cảm nhận về sự gắn bó, thân thiết của “ hai bàn tay” với cuộc sống con người, tác giả thể hiện cảm xúc yêu mến, trân trọng, nâng niu với “hai bàn tay”. Câu 2(7 điểm): Đáp án Yêu cầu: - Về hình thức: Đảm bảo bố cục ba phần, đảm bảo chính tả, ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, cảm xúc trong sáng. - Về nội dung: Đảm bảo những ý cơ bản sau: I. Mở bài: - Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của mình về bài thơ II. Thân bài: - Khung cảnh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc hiện lên thật đẹp: + Phân tích các hình ảnh so sánh, điệp ngữ, hình ảnh thơ (thi liệu cổ). + Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh, thơ mộng, quấn quýt giao hòa, ấp áp. Thiên nhiên đẹp như một bức tranh vẽ. + Cảm nhận được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, rất mực nhạy cảm, tinh tế của HỒ Chí Minh. - Vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh: + Điệp ngữ “ người chưa ngủ” : làm nổi bật hình ảnh con người thao thức giữa đêm khuya, chưa ngủ vì cảnh khuya đẹp như một bức tranh vẽ, hay vì “lo nỗi nước nhà” + Con người Hồ Chí Minh suốt cuộc đời lo lắng cho đất nước, nhân dân, trằn trọc không ngủ vì bận lo việc nước, nhưng vẫn không quên dành cho thiên nhiên một tình yêu đặc biệt. - Cảm xúc của em: càng kính trọng, ngưỡng mộ và biết ơn người lãnh tụ vĩ đại III. Kết bài: - Bài thơ cho ta hiểu thêm về vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh. - Ta yêu bài thơ vì bài thơ đã cho ta những cảm xúc đẹp đẽ: thêm yêu thiên nhiên, kính trọng và ngưỡng mộ Bác. Biểu điểm: - Cho 6- 7 điểm: đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức. - Cho 4.5-5.5 điểm: Đảm bảo yêu cầu về nội dung, bố cục, diễn đạt khá, còn mắc một số lỗi nhỏ. - Cho 3- 4 điểm: Hiểu đề, có các ý đúng song cảm nhận về những vẻ đẹp của bài thơ còn hạn chế. - Cho 2- 2.5 điểm: Hiểu đề song chưa biết tổ chức thành các ý rõ ràng. - Cho dưới 2 điểm: chỉ nêu được một số nội dung liên quan, chưa biết cách làm văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. (Tùy mức độ để GV chiết điểm). - Hết-
- ĐỀ THI HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2016- 2017 Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bài văn của Cún cô không chấm điểm, cô bảo Cún mang bài văn về cho bố mẹ xem. Ở phần lời phê của giáo viên, cô giáo ghi mấy dòng như sau: “Tuổi thơ của các con đẹp lắm, thế giới bên ngoài còn nhiều điều tươi đẹp và mới mẻ đang chờ con khám phá, xin bố mẹ đừng biến con trẻ thành các tín đồ của công nghệ, đừng vùi lấp tuổi thơ con trong điện thoại và ipad”. ( Trích “ Đứa trẻ của kỉ nguyên công nghệ”- Nguyễn Thị Liên Hà, Quà tặng cuộc sống) a, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Đoạn văn lựa chọn ngôi kể nào? b, Xác định câu ghép có trong đoạn văn trên? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó là quan hệ gì? c, Hãy viết đoạn văn (khoảng 8- 10 câu) cảm nhận về lời phê của cô giáo trong đoạn văn trên : “Tuổi thơ của các con đẹp lắm, thế giới bên ngoài còn nhiều điều tươi đẹp và mới mẻ đang chờ con khám phá, xin bố mẹ đừng biến con trẻ thành các tín đồ của công nghệ, đừng vùi lấp tuổi thơ con trong điện thoại và ipad” Câu 2 (7 điểm): Hãy viết bài văn cảm nhận tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh qua đoạn trích Trong lòng mẹ (Trích “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM- MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Câu 1 (3 điểm): a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự; ngôi kể thứ ba (1.0 điểm). b, Câu ghép trong đoạn văn trên là: Bài văn của Cún cô không chấm điểm, cô bảo Cún mang bài văn về cho bố mẹ xem.(0.5 điểm). Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó là quan hệ bổ sung. (0.5 điểm). c, Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn, dung lượng phù hợp, đảm bảo chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo một số ý cơ bản sau: - Lời phê của cô giáo đã nói đến một vấn đề rất thực tế của một số bậc phụ huynh và cả trẻ em hiện nay: quá chăm chú vào điện thoại, ipad , không làm bạn với con, không cho con cơ hội tiếp xúc nhiều với cuộc sống bên ngoài.
- - Bài học rút ra: hãy để trẻ thơ tiếp xúc và trải nghiệm với cuộc sống thực tế, được hòa mình vào tuổi thơ vô tư, hồn nhiên, giao hòa với thiên nhiên tránh sống khép kín, chỉ giao tiếp với thế giới công nghệ Khi đó, trẻ thơ sẽ có những cảm xúc đẹp đẽ mới mẻ về cuộc sống xung quanh HS: Có thể trình bày thêm những suy nghĩ riêng, miễn là hợp lí. Mức điểm: Cho 1.0 điểm nếu học sinh đảm bảo được những yêu cầu trên Các mức còn lại: - Cho 0.75 điểm: Đảm bảo cơ bản các ý, có mắc lỗi nhỏ về diễn đạt - Cho 0.5: Đảm bảo được hình thức đoạn văn và một nửa yêu cầu về nội dung. - Cho 0.25: Hình thức đoạn văn, hiểu ý, song còn sơ sài, mắc lỗi diễn đạt Câu 2 ( 7 điểm): Đáp án Yêu cầu: 1. Về hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần, không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp cơ bản - Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, gọn, rõ ràng. 2. Về nội dung: Đảm bảo một số ý cơ bản sau: I. Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề nghị luận. II. Thân bài: Luận điểm 1: Hoàn cảnh của nhân vật bé Hồng: cha mất, mẹ “vì cùng túng phải bỏ con đi tha phương cầu thực”, Hồng sống cô đơn giữa sự cay nghiệt của họ hàng, thiếu thốn tình yêu thương, khao khát được sống trong tình yêu thương của mẹ . Luận điểm 2: Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với mẹ - Qua những phản ứng của bé Hồng trước những lời giả dối, thâm độc của bà cô: Học sinh phân tích để thấy được, tình yêu thương đó chính là: + Niềm khao khát được gặp mẹ + Dù còn nhỏ nhưng bé Hồng có niềm tin sâu sắc, tình yêu vững bền với mẹ. + Thương yêu, xót xa cho những bất hạnh của mẹ + Đau đớn, tủi cực khi nghe người khác xúc phạm đến mẹ + Căm giận những cổ tục đày đoạn mẹ. - Qua niềm hạnh phúc, sung sướng cực điểm khi được gặp mẹ và nằm trong lòng người mẹ. Phân tích những hành động, cử chỉ, cảm nhận của bé Hồng khi gặp mẹ và nằm trong lòng mẹ: Vui mừng mong chờ, khao khát-> hạnh phúc vỡ òa-> cảm nhận được tình yêu thương, sự ấm áp của người mẹ
- Luận điểm 3: Đánh giá: - Tình yêu mẹ của bé Hồng được khắc họa qua những diễn biến tâm lí tinh tế, - Qua đó, ta cảm nhận được tình cảm của bé Hồng là rất sâu sắc, mãnh liệt, thiêng liêng. Đó là những rung động “cực điểm” của một trái tim nhạy cảm, bát hạnh, khao khát tình yêu thương - Nhà văn Nguyên Hồng : viết về trẻ em với sự nâng niu, trân trọng, ngợi ca tình cảm thiêng liêng, viết bằng sự xúc động của người trong cuộc, bé Hồng chính là hình ảnh “những ngày thơ ấu” của nhà văn. III. Kết bài - Khẳng định lại tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng. - Bãy tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trước tình cảm đó Biểu điểm: - Cho 6- 7 điểm: đảm bảo yêu cầu về nội dng và hình thức, lấy dẫn chứng để phân tích phù hợp, phân tích thấu đáo. - Cho 4.5-5.5 điểm: Đảm bảo yêu cầu về nội dung, bố cục, biết phân tích dẫn chứng, diễn đạt khá, còn mắc một số lỗi nhỏ. - Cho 3- 4 điểm: Hiểu đề, có các ý đúng song lấy dẫn chứng phân tích còn hạn chế. - Cho 2- 2.5 điểm: Hiểu đề song chưa biết tổ chức thành các luận điểm rõ ràng. - Cho dưới 2 điểm: chỉ nêu được một số nội dung liên quan, chưa biết cách làm văn nghị luận. (Tùy mức độ để GV chiết điểm). - Hết-
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT Câu 1( 2điểm): Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi dưới đây: " Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng " ( Nhớ con sông quê hương -Tế Hanh) A, Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Bài thơ viết theo thể thơ nào? B,Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ. Câu 2( 1 điểm): Viết đoạn (văn 5-7 câu), trình bày cảm nhận của em về hình ảnh con sông quê hương trong đoạn thơ ở câu 1. Câu 3( 7điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây được thể hiện trong truyện ngắn: " Làng" của Kim Lân. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1( 2điểm) a, - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm - Bài thơ viết theo thể thơ: tám chữ b, - Xác định biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh, nhân hóa. - Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ: + So sánh: "nước/gương" ->gợi tả mặt nước sông trong, sáng, phẳng lặng, êm đềm. - tâm hồn/ buổi trưa hè-> So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể kết hợp với sử dụng từ gợi tả “tỏa”( bao trùm, ôm ấp) ->Thể hiện tình cảm nồng cháy, sự gắn bó thân thiết của tác giả với dòng sông quê. + Nhân hóa: soi tóc hàng tre (tóc: ẩn dụ chỉ lá tre buông rủ mềm mại) -> hàng tre như những cô thiếu nữ đang làm duyên bên dòng sông -> đem lại cho dòng sông vẻ thơ mộng, yên ả, thanh bình. -> Qua đó, gợi tả vẻ đẹp của dòng sông quê, bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết của tác giả. 0,5 điểm
- Câu 2( 1 điểm): - Hình thức: + Viết đoạn (văn 5-7 câu), dạng cảm nhận về một hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ. + Có câu văn chứa luận điểm: Biểu ý và biểu cảm. - Nội dung: + Đối tượng cảm nhận: dòng sông -> nước sông trong sáng, phẳng lặng, êm đềm; thơ mộng, yên ả và thanh bình. +Tình cảm cần bộc lộ: Gợi cho người đọc tình yêu quê hương; sự gắn bó với quê hương. *Biểu điểm: (1 điểm) - Các yêu cầu khác GV căn cứ thực tế bài viết của các em HS cho điểm phù hợp. Câu 3( 7điểm): I.Yêu cầu chung về hình thức( 1 điểm): - HS viết bài văn nghị luận phân tích về vấn đề trong tác phẩm - Bố cục 3 phần: Mở bài; Thân bài và kết bài -> Đáp ứng đúng yêu cầu từng phần. - Bài văn có luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt mạch lạc,rõ ràng; Dẫn chứng đưa ra phù hợp; Bố cục chặt chẽ II.Yêu cầu về nội dung( 6 điểm): 1.HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây được thể hiện trong truyện ngắn: " Làng" của Kim. 2.Cần đảm báo các ý: - Ý 1:Giới thiệu chung về ông Hai và tình huống truyện: ( 1.0 điểm) Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, ông rất yêu và tự hào về làng của mình. Kháng chiến bùng nổ, do hoàn cảnh gia đình, ông phải đi tản cư xa làng. Ông nhớ làng da diết Tại nơi ở mới, giữa lúc ông đang vui mừng, háo hức trước tin thắng trận khắp nơi của quân dân ta thì tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông. -Ý 2: Diễn biến tâm trạng: ( Ý chính - 4 điểm) + Khi vừa nghe tin: Bàng hoàng, sửng sốt đến chết lặng đi.( HS lấy Dẫn chứng -> phân tích.) + Về đến nhà, ông lão đau đớn, vất vã nằm vất ra giường, nước mắt giàn dụa -> nhục nhã .( HS lấy Dẫn chứng -> phân tích.) Thấy được tâm trạng "bán tin bán nghi"->tin làng chợ Dầu theo Tây là thật. + Những ngày sau đó, ông luôn sống trong tâm trạng day dứt, dằn vặt nặng nề, vừa đau xót, tủi nhục lại vừa lo lắng sợ hãi. ( HS lấy Dẫn chứng -> phân tích.); Tâm trạng ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay go, quyết liệt, buộc ông phải lựa chọn một trong hai đối tượng: Làng và nước Cuối cùng, ông đã có sự lựa chọn dứt khoát:
- " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù" -> Thể hiện sự tiế bộ trong nhận thức của người nông dân: Tình yêu nước yêu cách mạng, yêu kháng chiến lớn hơn hết, bao trùm chi phối tình yêu làng. + Mặc dù đã có sự lựa chọn dứt khoát, nhưng ông rất đau xót vì không thể dứt bỏ tình cảm với làng, ông Hai đã trút nỗi lòng vào đứa con nhỏ. Qua lời tâm sự với con, ông Hai vẫn một lòng yêu làng, chung thủy với cách mạng, với kháng chiến, tình cảm ấy sâu nặng, bền vững, thiêng liêng. - Ý3 ( ý phụ ) Tâm trạng đau đớn, dằn vặt biến thành nỗi sợ hãi, ám ảnh của ông Hai đã được giải tỏa khi ông nghe tin cải chính làng ông là làng kháng chiến - Ý 4 : Đánh giá, khái quát:( 1.0 điểm) + Kim Lân với ngòi bút miêu tả tâm lí đặc sắc, tinh tế, cùng với sự am hiểu, gắn bó nông thôn, người nông dân đã làm nổi bật chân dung con người Việt Nam trong kháng chiến. Từ đó, tác giả bày tỏ tấm lòng trân trọng, ngợi ca đối với họ. *Lưu ý: - GV căn cứ thực tế bài viết của các em HS cho điểm phù hợp - Khuyến khích bài viết có sự sáng tạo.