Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hải Đảo (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hải Đảo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2016_2017.doc
Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hải Đảo (Có đáp án)
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH ĐỂ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016- 2017 TRƯỜNG THPT HẢI ĐẢO MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ 1 I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu ở dưới: “ 1.1.70 Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có ” (Nhật kí Đặng Thùy Trâm - NXB Hội Nhà Văn, 2005) Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5) Câu 2: Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích? (1,25) Câu 3: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa cuộc sống đối với tuổi trẻ hiện nay. (1,25) II. Làm văn (7 điểm) Cảm nhận bài thơ “ Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Kiêm. “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao .” (SGK Ngữ văn 10-NXB giáo dục 2006) HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH ĐỂ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016- 2017 TRƯỜNG THPT HẢI ĐẢO MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ 2 I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu ở dưới “ 19.5.70 Được thư Mẹ Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.” (Nhật kí Đặng Thùy Trâm - NXB Hội Nhà Văn, 2005) Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5) Câu 2: Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích? (1,25) Câu 3: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay đối với tổ quốc.(1,25) II. Làm văn (7 điểm) Cảm nhận bài thơ “ Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Kiêm. “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao .” (SGK Ngữ văn 10-NXB giáo dục 2006) HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Vân Đồn, ngày 06 tháng 12 năm 2016 TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ
- Híng dÉn chÊm kiÓm tra häc k× I n¨m häc 2016 - 2017 M«n: Ng÷ V¨n 10 (Hưíng dÉn nµy cã 04 trang) §Ò 1 Câu Đáp án Điểm 1. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm. 0,5 2. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với ba đặc trưng cơ bản sau: - Tính cụ thể: + Thời gian 1.1.70; 0,5 + Nhân vật cụ thể: “ mình” - Đặng Thùy Trâm tự phân thân để đối thoại ( Thực ra là lời độc thoại của nhân vật). + Nội dung: Khát vọng, sự tha thiết với mùa xuân, tuổi trẻ của nhân vật. 0,5 I - Tính cảm xúc: Giọng điệu thân mật, tha thiết, những câu cảm thán, câu hỏi tu từ thể hiện nỗi suy tư trong thời khắc năm mới, tâm sự nuối tiếc tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân cho đất nước.( có dẫn chứng cụ thể trong văn bản) - Tính cá thể: Ngôn ngữ nhật kí của một bác sĩ trẻ giàu cảm xúc, có đời 0,25 sống nội tâm phong phú, có trình độ, vốn sống, trách nhiệm. 3. HS tự triển khai theo suy nghĩ cá nhân tuy nhiên cần phải đảm bảo được 1,25 một số kiến thức sau: - Cuộc sống là sự sống, là tất cả những gì diễn ra xung quanh chúng ta. - Cuộc sống muôn hình vạn trạng, đem lại những ý nghĩa to lớn, để ta hình thành, tồn tại và phát triển, cho ta kho tàng tri thức, hiểu biết, cuộc sống làm phong phú tâm hồn con người - Trước những ý nghĩa to lớn mà cuộc sống đem lại ta cần phải biết trân trọng, sống có trách nhiệm, ý thức giữ gìn cuộc sống, làm cho cuộc sống của chính mình có ý nghĩa. (Lưu ý: Với câu 1, câu 2, thí sinh có thể viết theo cách gạch đầu dòng. Với câu 3, thí sinh phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, mới đạt điểm tối đa) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm văn Nghị luận về một bài thơ, đặc biệt sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, so sánh, chứng minh. - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, trình bày rõ ràng. - Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc 2. Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: 2.1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 2.2. Thân bài: Cảm nhận: Về nội dung: Bước đầu hiểu được quan niệm Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- - Câu 1, 2: + Hình ảnh: mai, cuốc, cần câu 1,0 + Điệp từ- số từ: một -> Cuộc sống lao động như một lão nông tất cả đã sẵn sàng, chu đáo;phong II thái ung dung và bình thản -> Nhàn thể hiện ở sự ung dung, phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng vui thú với điền viên. - Câu 3, 4: + Đối, cách nói ngược nghĩa: dại > Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa nhập với thiên nhiên để “ di dưỡng tinh thần”. - Câu 5, 6: Bức tranh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với cuộc sống đạm bạc, với cảnh sinh hoạt đời thường, mùa nào thức ấy, có mùi vị, hương sắc 1,0 trong sáng, thanh khiết. -> Nhàn là sống thuận theo tự nhiên, thưởng thức những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. - Câu 7, 8: Tìm đến rượu để say nhưng là tỉnh , tỉnh để nhận ra cuộc đời “ 1,25 phú quý tựa chiêm bao”. -> Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. => Qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên, thôn dã, quan 0,5 niệm sống nhàn ta cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao, sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về nghệ thuật: - Ngắt nhịp độc đáo, linh hoạt: 2/2/3; 2/5; 1/3/3; 4/3 1,0 - Biện pháp tu từ đăc sắc: Ẩn dụ, liệt kê, số từ - Sử dụng điển cố. - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu tính triết lí. 2.3 .Kết bài: Khái quát, nêu cảm nhận riêng của học sinh. 0,5 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. §Ò 2 C©u §¸p ¸n §iÓm 1. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm. 0.5 2. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với ba đặc trưng cơ bản sau: - Tính cụ thể: 0,5 + Thời gian 19.5.70. + Nhân vật cụ thể: “ con” - Đặng Thùy Trâm, nhân vật “ con” đối thoại nội tâm với “ mẹ” + Nội dung: Nỗi nhớ mẹ, nhớ gia đình, nhớ quê hương. 0,5 I - Tính cảm xúc: Giọng điệu thân mật, tha thiết, những câu cảm thán, câu nghi vấn thể hiện nỗi niềm nhớ nhung tha thiết với người thân, quê hương. ( có dẫn chứng cụ thể trong văn bản) 0,25 - Tính cá thể: Ngôn ngữ nhật kí của một bác sĩ trẻ giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú, sống có trách nhiệm, có lí tưởng.
- 3. HS tự triển khai theo suy nghĩ cá nhân tuy nhiên cần phải đảm bảo được 1,25 một số kiến thức sau: - Tổ quốc hay quê hương, đất nước là nơi gắn bó máu thịt với mỗi con người từ khi sinh ra. - Suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữa nước, Việt Nam đã có bao tấm gương chiến đấu hi sinh làm nên đất nước giàu mạnh, phát triển như ngày hôm nay. - Là thanh niên, học sinh cần có ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, có tình yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm học tập tiếp thu tri thức, rèn luyện thể chất để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (Lưu ý: Với câu 1, câu 2 thí sinh có thể viết theo cách gạch đầu dòng. Với câu 4, thí sinh phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh mới đạt điểm tối đa.) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm văn nghị luận về một bài thơ, đặc biệt sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, so sánh, chứng minh. - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, trình bày rõ ràng. - Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc 2. Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: 2.1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm 0.5 2.2. Thân bài: Cảm nhận: Về nội dung: Bước đầu hiểu được quan niệm Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Câu 1, 2: + Hình ảnh: mai, cuốc, cần câu 1,0 II + Điệp từ- số từ: một -> Cuộc sống lao động như một lão nông tất cả đã sẵn sàng, chu đáo;phong thái ung dung và bình thản -> Nhàn thể hiện ở sự ung dung, phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng vui thú với điền viên. - Câu 3, 4: + Đối, cách nói ngược nghĩa: dại > Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa nhập với thiên nhiên để “ di dưỡng tinh thần”. 1,0 - Câu 5, 6: Bức tranh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với cuộc sống đạm bạc, với cảnh sinh hoạt đời thường, mùa nào thức ấy, có mùi vị, hương sắc trong sáng, thanh khiết. -> Nhàn là sống thuận theo tự nhiên, thưởng thức những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. - Câu 7, 8: Tìm đến rượu để say nhưng là tỉnh , tỉnh để nhận ra cuộc đời “ 1,25 phú quý tựa chiêm bao”. -> Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. => Qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên, thôn dã, quan 0,5 niệm sống nhàn ta cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao, sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Về nghệ thuật: 1,0 - Ngắt nhịp độc đáo, linh hoạt: 2/2/3; 2/5; 1/3/3; 4/3 - Biện pháp tu từ đăc sắc: Ẩn dụ, liệt kê, số từ - Sử dụng điển cố. - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu tính triết lí. 2.3 .Kết bài: Khái quát, nêu cảm nhận riêng của học sinh. 0.5 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.