Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Bến Thủy (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3340
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Bến Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_li_lop_6_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lí Lớp 6 - Trường THCS Bến Thủy (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN ĐỊA LÝ 6 THỜI GIAN: 45 PHÚT Câu 1: (3 điểm) a. Trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất? b. Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất? Câu 2: (3 điểm) Động đất, núi lửa gây ra những hậu quả gì? Nguyên nhân sinh ra động đất, núi lửa? Nêu những biện pháp nhằm hạn chế tác hại của động đất ? Câu 3: (2 điểm) Phân tích giá trị kinh tế của dạng địa hình núi? Cho ví dụ? Câu 4: ( 2 điểm) Dựa vào số ghi tỉ lệ bản đồ sau: 1:1000000 và 1: 6000000, hãy cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN ĐỊA LÝ 6 THỜI GIAN: 45 PHÚT Câu 1: (3 điểm) a. Trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất? b. Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất? Câu 2: (3 điểm) Động đất, núi lửa gây ra những hậu quả gì? Nguyên nhân sinh ra động đất, núi lửa? Nêu những biện pháp nhằm hạn chế tác hại của động đất, núi lửa ? Câu 3: (2 điểm) Phân tích giá trị kinh tế của dạng địa hình núi? Cho ví dụ? Câu 4: ( 2 điểm) Dựa vào số ghi tỉ lệ bản đồ sau: 1:1000000 và 1: 6000000, hãy cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
  2. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: Câu Đáp án Điểm 1 * Đặc điểm: Gồm 3 lớp 2 đ - Lớp vỏ Trái Đất: Độ dày từ 5 – 70 km, trạng thái rắn chắc, 0,5 đ càng vào trong nhiệt độ càng tăng nhưng không quá 1000 0 C. - Lớp trung gian: Độ dày gần 3000 km, trạng thái từ quánh dẻo 0,5 đ đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 – 4700 0 C. - Lớp lõi: Độ dày trên 3000 km, trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở 0,5 đ trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 0 C - Trong 3 lớp, vỏ Trái Đất rất mỏng, chỉ chiếm 1 % thể tích và 0,5 đ 0,5 % khối lượng nhưng lại có vai trò quan trọng nhất. * Nguyên nhân: 1 đ - Do trục Trái Đất nghiêng 66 0 33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không thay đổi về hướng nghiêng và độ nghiêng nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời, sinh ra hiện tượng các mùa. 2 * Hậu quả: 1 đ - Động đất làm rung chuyển dữ dội nhà cửa, đường sá, cầu 0,5 cống bị phá hủy gây nguy hiểm tính mạng, tài sản. Động đất xảy ra dưới lòng đại dương còn gây ra sóng thần. - Núi lửa phun trào vùi lấp, thiêu rụi nhà cửa, làng mạc, thành 0,5 thị. Tro bụi từ núi lửa còn gây ô nhiễm môi trường không khí. * Nguyên nhân: 1 đ - Động đất: Do một chấn động mạnh, đột ngột, từ một điểm 0,5,đ nằm dưới sâu, làm rung chuyển bề mặt đất. - Núi lửa: Do ở những nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt,vật chất nóng 0,5 đ chảy từ dưới lòng đất phun trào ra ngoài mặt đất. * Biện pháp: 1 đ - Lắp hệ thống trạm nghiên cứu, cảnh báo động đất, núi lửa. 0,5 đ - Xây nhà có khả năng chịu được chấn động mạnh 0,25 đ - Di tản đến những nơi an toàn khi có động đất, núi lửa xảy 0,25 đ ra 3 * Giá trị kinh tế của núi: 2 đ - Phát triển du lịch sinh thái. Ví dụ SaPa, Bà Nà hill, 0,5 đ
  3. - Dạng địa hình núi thích hợp cho việc trồng rừng, trồng cây 0,5 đ công nghiệp lâu năm như chè, cao su, cafe một số và cây ăn quả như cam, chanh - Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang. 0,5 đ - Thích hợp cho chăn nuôi gia súc như dê, bò 0,5 đ 4 *Tính khoảng cách thực tế : 2 đ - Nếu tỉ lệ bản đồ là 1: 1000000 thì 5cm trên bản đồ ứng với số 1 đ km trên thực địa là: 5 x 1000000 = 5000000 cm = 50 km - Nếu tỉ lệ bản đồ là 1: 6000000 thì 5cm trên bản đồ ứng với số 1 đ km trên thực địa là: 5 x 6000000 = 30000000 cm = 300 km