Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_6.doc
Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 6
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 Câu 1: ( 2 điểm ) Điền cụm từ thích hợp vào dấu Đơn vị của lực là , viết tắt là Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc gọi chung là Một cái búa đóng vào một cái đinh. Búa đã tác dụng vào đinh một Câu 2: ( 3 điểm ) Khi có lực tác dụng vào vật có thể gây ra cho vật những kết quả như thế nào? Cho ví dụ minh họa cho từng kết quả đó. Câu 3: ( 1 điểm ) Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất và nêu ý nghĩa các chữ có trong công thức. Câu 4: ( 2 điểm ) Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ dàng hơn? Câu 5: ( 2 điểm ) Tính trọng lượng riêng ( theo đơn vị kg/m 3 ) của một vật bằng nhôm biết vật có khối lượng là 54g, thể tích của vật là 20cm3.
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 6 Câu 1: ( 2 điểm ). Học sinh điền đúng các cụm từ sau: niu tơn N ( 1 điểm ) máy cơ đơn giản ( 0,5 điểm ) lực đẩy ( 0,5 điểm ) Câu 2: ( 3 điểm ). - Có thể gây ra những kết quả sau: ( 1,5 điểm ) + Làm vật bị biến dạng. ( 0,5 điểm ) + Làm vật bị biến đổi chuyển động. ( 0,5 điểm ) + Gây ra cả 2 kết quả trên. ( 0,5 điểm ) - Hs lấy được mỗi ví dụ minh họa cho mỗi tác dụng chấm 0,5 điểm Câu 3: ( 1 điểm ). m - Công thức tính khối lượng riêng của một chất: D ( 0,5 điểm ) V - Ý nghĩa các chữ có trong công thức: ( 0,5 điểm ) + D: Khối lượng riêng của chất ( kg/m3 ). + m: Khối lượng của chất ( kg ). + V: Thể tích của chất ( m3 ). Câu 4: ( 2 điểm ). Tại vì dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người ( và phương tiện nếu có ) khi đi càng nhỏ. Câu 5: ( 2 điểm ). - Đổi đơn vị: m = 54g = 0,054kg. ( 0,5 điểm ) V = 20cm3 = 0,00002m3. ( 0,5 điểm ) - Áp dụng công thức tính khối lượng riêng : m 0,054 D 2700kg / m3 ( 1 điểm ) V 0,00002
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015-2016 Câu 1: (2 điểm) Điền cụm từ thích hợp vào dấu a. Người ta đo khối lượng của một vật bằng b. Đơn vị đo trọng lượng riêng là c. Cần phải kéo một vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng. Nếu độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng càng lớn thì lực để kéo vật lên càng d. Người ta đo của một vật bằng bình chia độ. Câu 2: (2 điểm) a. Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho ví dụ minh họa. b. Mặt phẳng nghiêng giúp con người làm việc như thế nào? Cho ví dụ minh họa. Câu 3: (1,5 điểm) Nêu rõ các bước đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ. Câu 4: (1,5 điểm) Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của một viên bi bằng thủy tinh? Câu 5: (3 điểm) Một vật có trọng lượng 5,4N và có thể tích là 200cm3. Tính: a. Khối lượng của vật. b. Khối lượng riêng của vật theo đơn vị kg/m3. c. Trọng lượng riêng của vật theo đơn vị N/m3.
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 6 Câu 1: ( 2 điểm ) Học sinh điền đúng các cụm từ sau: mỗi cụm tù điền đúng chấm 0,5 điểm a. cân b. niu tơn/mét khối ( N/m3) c. lớn d. thể tích Câu 2: ( 2 điểm ) a. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật. ( 0,5 điểm ) Hs nêu được ví dụ chấm 0,5 điểm b. Mặt phẳng nghiêng giúp con người làm việc nhẹ nhàng hơn. ( 0,5 điểm ) Hs nêu được ví dụ chấm 0,5 điểm Câu 3: ( 1,5 điểm ) - B1: Ước lượng thể tích cần đo để chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp. - B2: Đặt bình chia độ thẳng đứng, đọc kết quả thể tích chất lỏng ban đầu là V1. - B3: Thả vật nhẹ nhàng chìm hoàn toàn trong chất lỏng. - B4: Đọc kết quả thể tích chất lỏng là V2 - B5: Thể tích của vật là: V = V2 - V1. Câu 4: ( 1,5 điểm ) - Dùng cân đo khối lượng của viên bi là m (kg). ( 0,5 điểm ) - Dùng bình chia độ đo thể tích của viên bi là V(m3). ( 0,5 điểm ) m - Tính trọng lượng riêng của viên bi: D (kg/ m3 ) . ( 0,5 điểm ) V Câu 5: ( 3 điểm ) - Đổi đơn vị: V = 200cm3 = 0,0002m3. ( 0,5 điểm ) P 5,4 - Khối lượng của vật: m 0,54(kg) ( 1 điểm ) 10 10 - Áp dụng công thức tính khối lượng riêng : m 0,54 D 2700kg / m3 ( 1 điểm ) ( 0,75 điểm ) V 0,0002 P 5,4 - Trọng lượng riêng của vật: d 27000(N / m3 ) ( 0,75 điểm ) V 0,0002
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2017 - 2018 Câu 1: ( 2,0 điểm ) Điền cụm từ thích hợp vào dấu a. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc gọi chung là b. Người ta đo của một vật bằng bình chia độ. c. Người ta đo chiều dài của một vật bằng d. Đơn vị đo trọng lượng riêng là Câu 2: ( 2,0 điểm ) a. Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? b. Mặt phẳng nghiêng giúp con người làm việc như thế nào? Cho ví dụ minh họa. Câu 3: ( 1,5 điểm ) Khi có lực tác dụng vào vật, có thể gây ra cho vật những kết quả gì? Câu 4: ( 1,5 điểm ) Làm thế nào để xác định được trọng lượng riêng của một viên sỏi không thấm nước? Câu 5: ( 3,0 điểm ) Một vật có khối lượng 600g và có thể tích là 300cm3. Tính: a. Trọng lượng của vật. b. Khối lượng riêng của vật theo đơn vị kg/m3. c. Trọng lượng riêng của vật theo đơn vị N/m3.
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 6 Câu 1: ( 2 điểm ) Học sinh điền đúng các cụm từ sau: mỗi cụm tù điền đúng chấm 0,5 điểm a. máy cơ đơn giản b. thể tích c. thước d. niu tơn/mét khối ( N/m3) Câu 2: ( 2 điểm ) a. Trọng lực là lực hút của Trái Đất. ( 0,5 điểm ) Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. 0,5 điểm b. Mặt phẳng nghiêng giúp con người làm việc nhẹ nhàng hơn. ( 0,5 điểm ) Hs nêu được ví dụ chấm 0,5 điểm Câu 3: ( 1,5 điểm ) Khi có lực tác dụng vào vật có thể gây ra cho vật những kết quả sau: - Có thế làm cho vật bị biến dạng. (0,5 điểm) - Có thể làm cho vật bị biến đổi chuyển động. (0,5 điểm) - Hai kết quẩ trên có thể cùng xảy ra. (0,5 điểm) Câu 4: ( 2 điểm ) - Dùng cân đo khối lượng của viên sỏi là m (kg). ( 0,5 điểm ) - Dùng bình chia độ đo thể tích của viên sỏi là V(m3). ( 0,5 điểm ) m - Xác khối lượng riêng của viên sỏi: D (kg/ m3 ) . ( 0,5 điểm ) V - Xác định trọng lượng riêng của viên sỏi: d = 10D (N/m3). ( 0,5 điểm ) Câu 5: ( 3 điểm ) - Đổi đơn vị: V = 300cm3 = 0,0003m3, m = 600g = 0,6kg ( 0,5 điểm ) - Trọng lượng của vật: P = 10.m = 10. 0,6 = 6N( 1 điểm ) - Áp dụng công thức tính khối lượng riêng : m 0,6 D 3000kg / m3 ( 1 điểm ) ( 0,75 điểm ) V 0,0003 P 6 - Trọng lượng riêng của vật: d 30000(N / m3 ) ( 0,75 điểm ) V 0,0002
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 Câu 1. ( 2 điểm ) Điền cụm từ thích hợp vào dấu Nguồn sáng là những vật Âm phát ra càng to khi Đơn vị đo tần số là , viết tắt là Câu 2. ( 2 điểm ) Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Câu 3. ( 2 điểm ) Âm truyền được trong những môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đó. Câu 4. ( 2 điểm ) Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà e đang sống. Hãy đề ra bốn biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên. Câu 5. ( 2 điểm ) a. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. b. Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. B A
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 Câu 1: ( 2 điểm ) Học sinh điền đúng các cụm từ sau: - tự nó phát ra ánh sáng. (0,5 điểm ) - biên độ dao động càng lớn. (0,5 điểm ) - Héc, Hz ( 1 điểm ) Câu 2. ( 2 điểm ) Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Câu 3. ( 2 điểm ) - Âm truyền được trong môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí. ( 1 điểm ) - Vận tốc truyền âm trong chất lỏng nhỏ hơn vận tốc truyền âm trong chất rắn, nhưng lớn hơn vận tốc truyền âm trong chất khí. ( 1 điểm ) Câu 4. ( 2 điểm ) Hs nêu được mỗi phương pháp chấm 0,5 điểm. Câu 5. ( 2 điểm ) a. Tính chất ảnh: ( 1 điểm ) - Ảnh ảo. - Ảnh bằng vật. - Ảnh đối xứng với vật qua gương. b. Ảnh của vật AB qua gương phẳng. ( 1 điểm ) B A A’ B’
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015-2016 Câu 1. (2 điểm) a. Âm truyền được trong những môi trường nào? Âm không truyền được trong môi trường nào? b. Âm phản xạ là gì? Câu 2. (2 điểm) a. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. b. Có bao nhiêu loại chùm sáng? Nêu tên những loại chùm sáng đó. Câu 3. (2 điểm) a. Biên độ dao động là gì? Đơn vị độ to của âm là gì? Viết kí hiệu đơn vị độ to của âm. b. Khi một vật dao động với tần số càng lớn hoặc càng nhỏ thì âm phát ra như thế nào? Câu 4. (2 điểm) Đèn pha xe ôtô khi bật sáng tạo ra chùm sáng như thế nào? Tại sao? Câu 5. (2 điểm) a. Vẽ ảnh của vật ABC qua gương phẳng. b. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. B A C
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 Câu 1: ( 2 điểm ) a. Âm truyền được trong môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí. (0,5 điểm ) Âm không truyền được trong môi trường chân không. (0,5 điểm ) b. Âm phản xạ là âm bị dội lại khi gặp một mặt chắn trên đường truyền. (1 điểm ) Câu 2. ( 2 điểm ) a. Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. ( 1 điểm ) b. Có 3 loại chùm sáng, chùm sáng song song, hội tụ và phân kì. ( 1 điểm ) Câu 3. ( 2 điểm ) a.Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí cân bằng.(0,5 điểm ) - Đơn vị độ to cảu âm là đềxiben. (0,5 điểm ) - Kí hiệu: dB. (0,5 điểm ) b. Một vật dao động với tần số càng lớn hoặc càng nhỏ thì âm phát ra càng cao hoặc càng thấp. (0,5 điểm ) Câu 4. ( 2 điểm ) Đèn pha xe ôtô khi bật sáng tạo ra chùm sáng phân kì. Vì khi tạo ra chùm sáng phân kì nhằm chiếu sáng được khu vực rộng hơn ở phía trước. Câu 5. ( 2 điểm ) a. Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. ( 1 điểm ) B A C C' A’ B’ b. Tính chất ảnh: ( 1 điểm ) - Ảnh ảo. - Ảnh bằng vật. - Ảnh đối xứng với vật qua gương.
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2017-2018 Câu 1. (2 điểm) a. Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. b. Bóng tối là gì? Bóng nữa tối là gì? Câu 2. (2 điểm) a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. b. Có bao nhiêu loại chùm sáng? Nêu tên những loại chùm sáng đó. Câu 3. (2 điểm) a. Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Viết kí hiệu đơn vị tần số. b. Khi một vật dao động với biên độ càng lớn hoặc càng nhỏ thì âm phát ra như thế nào? Câu 4. (2 điểm) Những người thợ mộc trong khi bào những thanh gỗ thẳng, thường nâng một đầu lên để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Câu 5. (2 điểm) a. Vẽ ảnh của vật ABCDE qua gương phẳng. b. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. B D C A E
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 Câu 1: ( 2 điểm ) a. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trời bị che khuất bởi Mặt Trăng. Khi đó Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất có vị trí thẳng hàng. (0,5 điểm ) Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị che khuất bởi Trái Đất. Khi đó Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất có vị trí thẳng hàng. (0,5 điểm ) b. Bóng tối là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng. (0,5 điểm ) Bóng nữa tối là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng. (0,5 điểm ) Câu 2. ( 2 điểm ) Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. ( 0,5 điểm ) Góc phản xạ bằng góc tới. (0,5 điểm ) b. Có 3 loại chùm sáng, chùm sáng song song, hội tụ và phân kì. ( 1 điểm ) Câu 3. ( 2 điểm ) a.Tần số dao động là số dao động trong một giây.(0,5 điểm ) - Đơn vị tần số là héc. (0,5 điểm ) - Kí hiệu: hz. (0,5 điểm ) b. Khi một vật dao động với biên độ càng lớn hoặc càng nhỏ thì âm phát ra càng to hoặc càng nhỏ. (0,5 điểm ) Câu 4. ( 2 điểm ) Làm như vậy để ngắm xem đường bào trên thanh gỗ có phẳng không. Dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng, chỗ nào gồ lên ta sẽ phát hiện được ngay. Câu 5. ( 2 điểm ) a. Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. ( 1 điểm ) B D C b. Tính chất ảnh: ( 1 điểm ) A E - Ảnh ảo. - Ảnh bằng vật. - Ảnh đối xứng với vật qua gương. A’ E’ C’ B’ D’
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 Câu 1: (2 điểm) a. Khi nào có công cơ học? b. Viết công thức tính công cơ học và giải thích các chữ có trong công thức. Câu 2: ( 2 điểm ). a. Khi nhấn chìm một vật trong chất lỏng, hãy nêu điều kiện để vật chìm, vật nổi và vật lơ lững. b. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. Câu 3: ( 2 điểm ). Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích hiện tượng sau: Khi ôtô đột ngột rẽ sang trái, hành khách trên xe bị nghiêng về bên phải. Câu 4: ( 2 điểm ). Thể tích của một miếng nhôm là 2,5dm3. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng nhôm khi nó được nhúng chìm trong nước (có trọng lượng riêng là 10.000N/m 3). Nếu miếng nhôm đó được nhúng chìm ở các độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng nhôm có thay đổi không ? Tại sao ? Câu 5: ( 2 điểm ). Một quả dừa có khối lượng 1,8kg rơi từ trên cây cách mặt đất 5m. Tính công của trọng lực.
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Câu 1: (2 điểm) a. Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật ấy dịch chuyển.( 1 điểm ) b. Công thức tính công cơ học A F.s ( 0,5 điểm ). - Trong đó: + A: Công cơ học. + F: Lực tác tác dụng vào vật. ( 0,5 điểm ). Câu 2: ( 2 điểm ). a. Điều kiện: - Vật chìm: P > FA ( 0,5 điểm ). - Vật nổi: P < FA ( 0,5 điểm ). - Vật lơ lững: P = FA ( 0,5 điểm ). b. Học sinh nêu được ví dụ thì chấm 0,5 điểm . -Nắp ấm trà,bình nước lọc thường có 1 lỗ nhỏ để dễ rót nước ra -Bẻ 1 đầu ống tiêm thuốc kg chảy ra đc,bẻ 2 đầu ống tiêm thuốc chảy ra dễ dàng -Dùng kim đâm 1 lỗ vào quả trứng Câu 3: ( 2 điểm ). Khi ôtô đột ngột rẽ sang trái, do quán tính, hành khách trên xe không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng về bên phải. Câu 4: ( 2 điểm ). Đổi đơn vị: V = 2,5dm3 = 0, 0025m3. ( 0,25 điểm ) Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng đồng: FA n = d n x V = 10.000 x 0.0025 = 25N ( 1 điểm ) Lực đẩy Ac-si-met không thay đổi vì nó chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, không phụ thuộc vào độ sâu của vật. ( 0,75 điểm ) Câu 5: ( 2 điểm ). Trọng lượng của quả dừa: P = 10.m = 10.1,8 = 18 ( N ). ( 1 điểm ) Công của trọng lực: A = F.s = P.h = 18.5 = 90 ( N ). ( 1 điểm )
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2017-2018 Câu 1: (2 điểm) a. Vì sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối ? Cho ví dụ minh họa. b. Có những loại lực ma sát nào ? Cho ví dụ minh họa MSL,MSN,MST - MSL: đẩy vật nặng trên các con lăn,xe đang chạy trên đường - MST: Trượt tuyết,Đẩy cái bàn trên mặt sàn, - MSN: MS ở dây cu roa và MS ở băng truyền tải ở các nhà máy,MS giữa bàn chân với mặt sàn khi di chuyển Câu 2: ( 2 điểm ) a. Viết công thức tính áp suất chất lỏng và giải thích các đại lượng có trong công thức. b. Một vật chìm ở độ sâu 3,5m trong nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên vật. Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. Câu 3: ( 2 điểm ) Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại. Câu 4: ( 2 điểm ) Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 2m/s. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính: a. Quãng đường xe đi được. b. Lực kéo của con ngựa. Câu 5: ( 2 điểm ) Vào lúc 7h một xe ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường AB dài 80km hết 2giờ. Tại B xe nghĩ 30 phút rồi tiếp tục chuyển động thẳng đều trên đoạn đường BC dài 90km. Biết rằng xe ô tô đến C lúc 12h30. a. Tính vận tốc của vật trên mỗi quãng đường AB, BC. b. Tính vận tốc trung bình của vật trên quãng đường AC.
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Câu 1: (2 điểm) a. Vì một vật có thể chuyển động so với vật này và đứng yên so với vật khác. (0,25 điểm ) b. Có 3 loại lực ma sát là lực ma sát lăn, lực ma sát trượt, lực ma sát nghĩ. (0,75 điểm ) Hs nêu được ví dụ cho mỗi ý chấm 0,25 điểm . Câu 2: ( 1 điểm ) a. Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h ( 0,5 điểm ) Giải thích: ( 0,5 điểm ) p: Áp suất chất lỏng (N/m2) d: Trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 ) h: Độ sâu của vật ( m ) b. Áp suất của nước tác dụng lên vật là: p = d.h = 10000 x 3,5 = 35000N/m2 Câu 3: ( 2 điểm ) Khi nhảy từ trên bậc cao xuống, bàn chân chậm đất trước nên đứng yên, do có quán tính phần thân vẫn tiếp tục chuyển động đi xuống. Vì vậy chân phải gập lại để tránh bị tổn thương chân (gãy chân). Câu 4: ( 3 điểm ) Đổi đơn vị: t = 5 phút = 300 giây. A = 360KJ = 360000J( 0,5 điểm ) a. Quãng đường xe đi được s = v.t = 2.300 = 600(m) (0,75 điểm ) A 360000 c. Lực kéo của con ngựa: F 600(N) ( 0,75 điểm ) s 600 Câu 5: ( 2 điểm ) Thời gian xe ô tô chuyển động hết quãng đường BC t 2 = 12,5 -7h – 2h – 0,5 = 3h ( 0,5 điểm ) s1 80 Vận tốc của ô tô trên đoạn đường AB: VAB 40(km/ h) ( 0,5 điểm ) t1 2 s2 90 Vận tốc của ô tô trên đoạn đường BC: VBC 30(km/ h) ( 0,5 điểm ) t2 3 s1 s2 80 90 Vận tốc của ô tô trên đoạn đường AC: Vtb 34(km/ h) ( 0,5 điểm ) t1 t2 2 3
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 Câu 1: ( 2 điểm). a. Định luật ôm. Phát biểu, ghi công thức và giải thích các đại lượng có trong công thức. b. Đặt một hiệu điện thế 20V vào hai đầu các dây dẫn có điện trở là 40Ω. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó. Câu 2: ( 2 điểm ). a. Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng? b. Nêu một số biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. Câu 3: ( 2 điểm ). a. Từ trường là gì? Nêu cách nhận biết một không gian nào đó có từ trường hay không. b. So sánh sự nhiễm từ của sắt non và thép. Câu 4: ( 2 điểm ). Cho ba điện trở R1 = 12Ω, R2 = 16Ω và R3 = 6Ω mắc song song vào hiệu điện thế 1,6V. a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song này. b. Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính. Câu 5: ( 2 điểm ). Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu 300C. Hiệu suất của quá trình đun là 80%. a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K b. Tính thời gian đun sôi nước
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 9 Câu 1: ( 2 điểm ) - Phát biểu đúng định luật ( 0,5 điểm ) - Công thức: I = U ( 0,5 điểm ) R - Giải thích các đại lượng ( 0,5 điểm ) U 20 - Vận dụng: I 0,5(A). ( 0,5 điểm ) R 40 Câu 2: ( 2 điểm ) a. Học sinh nêu được từ 2 lợi ích trở lên thì chấm 1 điểm. b. Học sinh nêu được 2 biện pháp chủ yếu là lựa chọn dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí và sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện những lúc cần thiết. ( 1 điểm ) Câu 3: ( 2 điểm ). a. - Từ trường là một môi trường vật chất đặc biệt có khả năng gây ra lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt trong nó. - Đặt kim nam châm vào không gian cần nhận biết, nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì không gian đó có từ trường và ngược lại. b. Giống nhau: Đều bị nhiễm từ khi đặt trong từ trường. Khác nhau: Khi đưa ra khỏi từ trường, sắt non không giữ được từ tính lâu dài còn thép vẫn giữ được từ tính lâu dài. Câu 4: ( 2 điểm ). a. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song đó là: 1 1 1 1 1 1 1 5 R 3,2().( 1 điểm ) R R1 R2 R3 12 16 6 16 U 1,6 b. Cường độ dòng điện trong mạch chính là : I 0,5(A). ( 1 điểm ) R 3,2 Câu 5: ( 2 điểm ). 0 a. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước: Qi cm t 2.4200.70 588.000(J ) ( 1 điểm ) Qi Qi.100% 588000.100 b. Nhiệt lượng do ấm tỏa ra: H .100% Qtp 735000(J) ( 0,5 Qtp H 80 điểm ) Vì ấm điện là dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng nên ta có: Q 735000 Q A P.t t tp 735(s) (0,5 điểm ) tp P 1000
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015-2016 Câu 1: (2 điểm) a. Phát biểu nội dung định luật Jun-Lenxơ, viết công thức và giải thích các đại lượng có trong công thức. b. Vận dụng: Tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn có điện trở 5Ω khi có cường độ dòng điện 1,5A chạy qua trong 3 phút. Câu 2: (2 điểm) a. Nêu những lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng b. Nêu những biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. Câu 3: (2 điểm) a. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. b. Vận dụng: Xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn trong các trường hợp sau: S N S . N Câu 4: (4 điểm) Một đoạn mạch gồm hai điện trở R 1= 5 ; R2= 7 được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U= 6 V. Tính : a) Điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở. c) Công suất điện trên mỗi điện trở. d) Nhiệt lượng tỏa ra trên cả đoạn mạch trong thời gian 2 phút.
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 9 Câu 1: ( 2 điểm ) a. Nội dung: Hs nêu chính xác châm 0,5 điểm. Công thức: Q = I2Rt ( 0,5 điểm ) Giải thích: ( 0,5 điểm ) Q: Nhiệt lượng tỏa ra( J) I: Cường độ dòng điện(A) R: Điện trở ( Ω) t: Thời gian(s) b. Vận dụng: Q = I2Rt = 1,52.5.3.60 = 2025 (J) ( 0,5 điểm ) Câu 2: (2 điểm) a. Những lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng: ( 1 điểm ) - Giảm chi tiêu cho gia đình. - Các thiết bị và dụng cụ điện hoạt động lâu bền hơn. - Giảm bớt các nguy cơ gây ra các tai nạn điện. - Dành phần điện năng cho sản xuất và xuất khẩu. b. Hs nêu được từ 3 biện pháp trở lên thì chấm 1 điểm Câu 3: ( 2 điểm ) S a. Nội dung quy tắc: Hs phát biểu đúng chấm 1 điểm b. Hs xác định chiều lực điện từ mỗi N S F . trường hợp chấm 0,5 điểm Câu 4: ( 4 điểm ) N a) Điện trở tương đương của đoạn mạch. F R = R1 + R2 = 5 + 7 = 12 ( 1 điểm ) b) Cường độ dòng điện qua mạch chính . U 6 I = 0,5A ( 0,5 điểm ) R 12 Vì đoạn mạch nối nên cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. I1 = I2 = I = 0,5A ( 0,5 điểm ) c) Công suất điện trên mỗi điện trở. 2 2 P1 = I1 R1 = 0,5 .5 = 1,25W ( 0,5 điểm ) 2 2 P2 = I2 R2 = 0,5 .7 = 1,75W ( 0,5 điểm ) d) Nhiệt lượng tỏa ra trên cả đoạn mạch trong thời gian 2 phút. Q = I2Rt = = 0,52.12.120 = 360J ( 1 điểm )
- Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2017 - 2018 Câu 1: (2 điểm) a. Điện trở tương đương của đoạn mạch là gì? Viết biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. b. Vận dụng: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 6 ; R2 = 4 được mắc song song với nhau, tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó. Câu 2: (2 điểm) a. Nêu những quy tắc sử dụng an toàn điện. b. Nêu những lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng. Câu 3: (2 điểm) a. So sánh đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua với đường sức từ của nam châm thẳng. b. Trình bày cấu tạo của động cơ điện một chiều trong kĩ thuật. Câu 4: ( 4 điểm ) Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 kg nước có nhiệt độ ban đầu là 250C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k. Bỏ qua mọi hao phí. e) Nêu ý nghĩa các số liệu ghi trên ấm điện. f) Tính điện trở và cường độ dòng điện chạy qua ấm điện. g) Tính thời gian đun sôi nước. h) Tính tiền điện phải trả trong 30 ngày, nếu mỗi ngày dùng ấn điện trên để đun sôi 4 kg nước. Biết 1KWh có giá 1500 đồng
- MÔN: VẬT LÝ LỚP 9 Câu 1: ( 2 điểm ) a. Điện trở tương đương của một đoạn mạch là điện trở thay thế cho toàn bộ điện trở trong đoạn mạch đó, sao cho cùng với một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chày qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước. (1 điểm) 1 1 1 R1.R2 Công thức: hoặc Rtd ( 0,5 điểm ) Rtd R1 R2 R1 R2 R1.R2 6.4 b. Vận dụng: Rtd 2,4() (0,5 điểm ) R1 R2 6 4 Câu 2: (2 điểm) a. Hs nêu được từ 4 quy tắc trở lên thì chấm 1 điểm b. Hs nêu được từ 3 lợi ích trở lên thì chấm 1 điểm Câu 3: ( 2 điểm ) a. Giống nhau: (1 điểm) Đường sức từ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua có giống với nam châm thẳng. - Là những đường cong liền nét nối từ đầu này sang đầu kia. - Càng ra xa thì những đường cong càng thưa dần. - Những đường cong có chiều đi ra ở một đầu và đi vào ở đầu kia. b. Khác nhau: (1 điểm) - Bên trong ống dây có dòng điện chạy qua các đường sức từ sắp xếp tạo thành những đường thẳng gần như song song còn nam châm thẳng không có. - Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là đường cong khép kín, còn của nam châm thẳng là đường cong không khép kín Câu 4: ( 4 điểm ) a) ( 1 điểm ) - 220V: Uđm ; 1000W: Pđm ( 0,5 điểm ) Khi sử dụng ấm điện ở hiệu điện thế 220V thì ấm điện hoạt động bình thường và tiêu thụ công suất bằng là 1000W. ( 0,5 điểm ) b) Cường độ dòng điện qua mạch chính . Pdm 1000 Idm 4,54A ( 0,5 điểm ) Udm 220 U 2 2202 R dm 48,4() ( 0,5 điểm ) Pdm 1000 c) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước. Q mc t 2.4200.(100 25) 630000(J ) ( 0,5 điểm ) Vì ấm điện là dụng cụ biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng nên ta có: Q 630000 Q A Pdm.t t 630(s) ( 0,5 điểm ) Pdm 1000 d) Điện năng sử dụng trong 30 ngày A1 2A.30 37800000(J ) 10,5KWhP ( 0,5 điểm ) Số tiền phải trả: M = 10,5.1500 = 15750đ ( 0,5 điểm )