Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 27 trang thaodu 3721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 - 2018 Họ tên: Môn: Ngữ văn 6 Lớp : Thời gian: 90 phút ĐỀ I I. Trắc nghiệm: (1,5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.” (Trích văn bản “Cô Tô” - Ngữ văn 6 tập 2) Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1 (0,25đ’): Đoạn văn trên viết về vẻ đẹp của đảo Cô Tô như thế nào? A. Cảnh Cô Tô sau trận bão. B. Cảnh mặt trời mọc trên biển. C. Cảnh con người lao động trên biển D. Cảnh anh hùng Châu Hòa Mãn gánh nước lên thuyền. Câu 2 (0,25đ’): Câu “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” Là: A. Câu đơn ; B. Câu ghép ; C. Câu đặc biệt ; D. Câu nghi vấn. Câu 3 (0,25đ’): Hãy xác định các thành phần chính của câu: “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết”. Câu 4 (0,25đ’): Câu “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” thuộc kiểu câu nào sau đây? A. Câu cầu khiến. B. Câu trần thuật đơn có từ là. C. Câu trần thuật đơn D. Câu cảm thán. Câu 5 (0,5đ’): Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Kể kết hợp so sánh. B. Miêu tả kết hợp so sánh. C. So sánh kết hợp tính từ. D. Nhân hóa kết hợp miêu tả. II. Tự luận: (8,5 điểm) Câu 6 (0,5đ’): Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào qua đoạn văn (Phần I)? Câu 7 (1,0đ’): Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ tiêu biểu được thể hiện trong đoạn trích (Phần I)?
  2. Câu 8 (1,0đ’): Đọc đoạn văn sau: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.” Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 5 dòng thể hiện tình cảm của mình đối với quê hương. Em sẽ làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn. Câu 9 (6,0đ’): Hãy tả lại quang cảnh trường em vào buổi sáng khi em tới trường. Hết
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 - 2018 Họ tên: Môn: Ngữ văn 6 Lớp : Thời gian: 90 phút Đề II I. Trắc nghiệm: (1,5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và Vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối. ( ) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.” (Trích văn bản: “Sông nước Cà Mau” - Ngữ văn 6 tập 2) Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1 (0,25đ’): Đoạn văn trên viết về vẻ đẹp của vùng đất cà Mau như thế nào? A. Cảnh rừng đước xanh bốn mùa. B. Cảnh những con thuyền chở hàng đi bán.bán C. Cảnh dòng sông Năm Căn hùng vĩ. D. Vùng đất Cà Mau có vẻ đẹp hoang dã và độc đáo Câu 2 (0,25đ’): Câu “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.” Là: A. Câu đặc biệt ; B. Câu ghép ; C. Câu nghi vấn.; D. Câu đơn. Câu 3 (0,25đ’): Hãy xác định các thành phần chính của câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”. Câu 4 (0,25đ’): Câu “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.” thuộc kiểu câu nào sau đây? A. Câu trần thuật đơn. B. Câu trần thuật đơn có từ là. C. Câu cầu khiến. D. Câu cảm thán. Câu 5 (0,5đ’): Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Nhân hóa kết hợp liệt kê. B. Kể chuyện kết hợp miêu tả. C. Miêu tả kết hợp so sánh. D. Liệt kê kết hợp so sánh II. Tự luận: (8,5 điểm) Câu 6 (0,5đ’): Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào qua đoạn văn (Phần I)? Câu 7 (1,0đ’): Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ tiêu biểu được thể hiện trong đoạn trích (Phần I)?
  4. Câu 8 (1,0đ’): Đọc đoạn văn sau “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và Vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối. ( ) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.” Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 5 dòng thể hiện tình cảm của em đối với thiên nhiên, môi trường sống ở nơi em ở. Em sẽ làm gì để bảo Vệ thiên nhiên, môi trường sống ở quê hương em. Câu 9 (6,0đ’): Hãy tả lại quang cảnh trường em vào buổi sáng khi em tới trường. Hết
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn 6 PHẦN I: Trắc nghiệm (1,5 điểm) Câu Nội dung đề I Nội dung đề II Điểm Câu 1 B D 0,25 Câu 2 A D 0,25 Câu 3 Mặt trời/ nhú lên dần dần, rồi lên Chợ Năm Căn/ nằm sát bên bờ 0,25 CN VN CN VN cho kì hết sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Câu 4 C A 0,25 Câu 5 * Mức đầy đủ * Mức đầy đủ Chọn B và C Chọn C và D 0,5 * Mức chưa đầy đủ * Mức chưa đầy đủ Chọn B hoặc C Chọn C hoặc D 0,25 * Không tính điểm * Không tính điểm - Chọn A hoặc D - Chọn A hoặc B - Không chọn đáp án nào hoặc - Không chọn đáp án nào hoặc 0 khoanh sai, khoanh quá số đáp án khoanh sai, khoanh quá số đáp án PHẦN II: Tự luận (8,5 điểm) Câu 6 Miêu tả Miêu tả 0,5 - Tác giả lµm næi bËt 1 bøc - Giúp ta hình dung được bức tranh 1,0 Câu 7 tranh tuyÖt ®Ñp, rùc rì tr¸ng lÖ “Sông nước Cà Mau” mang vẻ đẹp vÒ c¶nh mÆt trêi mäc trªn biÓn hoang dã và độc đáo. Cảnh chợ đảo Cô Tô đông vui tấp nập Câu 8 HS viết đảm bảo yêu cầu sau HS viết đảm bảo yêu cầu sau - Nêu tình cảm của mình đối với - Nêu tình cảm của mình đối với 0,5 quê hương thiên nhiên và môi trường ở nơi em - Em cố gắng học tập tốt để sau ở này mang kiến thức của mình - Em hằng ngày vệ sinh trường lớp xây dựng quê hương ngày càng sạch sẽ. Không chặt phá cây xanh, giàu đẹp hơn cùng với gia đình trồng thêm cây và 0.5 vệ sinh đường phố Đề I-II Yêu cầu đảm bảo nội dung sau * Về hình thức: trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, Câu 9 lỗi dùng từ, có cảm xúc, bài đảm bảo bảo bố cục 3 phần (MB-TB-KB) * Về nội dung: - Bố cục: 3 phần hợp lý. * Mở bài: Lý do em đến trường sớm 0,5
  6. * Thân bài: - Trường của em lúc trước 7 giờ (Ngôi trường vắng vẻ, lác đác các bạn 2 đến sớm làm trực nhật ) - Ngôi trường sau 7 giờ (HS đã đến đông, tiếng cười, tiếng nói nhộn 2 nhịp hẳn lên, các trò chơi dân gian ) - Cảnh thiên nhiên trời, mây, cây cối, chim chóc. Tiếng trống vào lớp 1 trả lại không gian yên tĩnh cho sân trường. * Kết bài: Cảm nghĩ của em về ngôi trường mà em đang học. 0,5
  7. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp: 7 Năm học 2017-2018 Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng. (Từ câu 1.1-> 1.4) “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” (Đức tính giản dị của Bác Hồ - Pham Văn Đồng) (Đức tính giản dị của Bác Hồ- Lê Anh Trà) 1.1 (0,25 điểm) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 1.2 (0,25 điểm) Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là. A. So sánh B. Liệt kê C. Nhân hóa D. Ẩn dụ 1.3 (0,25 điểm) Biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng. A. Diễn tả đầy đủ sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ B. Làm nổi bật phong cách sống của Bác Hồ C. Làm nổi bật sự giản dị trong giao tiếp của Bác Hồ D. Diễn tả đức tính giản dị của Bác Hồ 1.4 (0,25 điểm) Nội dung chính của đoạn văn trên là. A. Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị B. Bác Hồ rất giản dị trong bữa ăn C. Bác Hồ giản dị trong tác phong D. Bác Hồ giản dị theo lối nhà tu hành Câu 2 (0,25 điểm) Qua văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn tác giả sử dụng hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp có tác dụng. A. Lên án gay gắt tên quan phủ B. Bày tỏ niềm cảm thương của nhân dân C. Lên án gay gắt tên quan phủ và bày tỏ niềm cảm thương của nhân dân D. Làm nổi bật cảnh vỡ đê Câu 3 (0,25 điểm) Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương tác giả Hà Ánh Minh đã liệt kê hàng loạt các làn điệu dân ca có tác dụng. A. Làm nổi bật sự phong phú và đa dạng của các làn điệu B. Làm nổi bật sự độc đáo của các làn điệu
  8. C. Cho thấy Huế có nhiều làn điệu D. Làm nổi bật sự thơ mộng của Huế. Câu 4 (0,5 điểm) Tình huống nào cần viết văn bản thông báo. A. Lớp em có một số bạn mắc khuyết điểm B. Lớp trưởng muốn cho cả lớp biết kế hoạch lao động của nhà trường C. Em muốn nghỉ học D. Nhà trường muốn cho học sinh biết lịch nghỉ lễ 30/4 PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm) Đọc câu văn: “Mặc! Dân, chẳng thời dân chớ! Con bài ngon há nỡ bỏ hoài ru!” a. Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn trên. b. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 2 câu) trình bày tác dụng của câu đặc biệt đó. Câu 6 (1,0 điểm) Qua tìm hiểu văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh. Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 3->5 câu) Cảm nhận về vẻ đẹp của Huế. Câu 7 (5,0 điểm) Viết bài văn chứng minh tác hại của trò chơi điện tử với giới trẻ hiện nay. Hết
  9. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Lớp: 7 Năm học 2017-2018 Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) ĐỀ 2: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng. (Từ câu 1.1-> 1.4) “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay” (Đức tính giản dị của Bác Hồ- Lê Anh Trà) 1.1 (0,25 điểm) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là. A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm 1.2 (0,25 điểm) Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. A. Liệt kê B. Nhân hóa C. So sánh D. Ẩn dụ 1.3 (0,25 điểm) Biện pháp tu từ trong đoạn văn trên có tác dụng. A. Làm nổi bật trong lối sống giản dị của Bác B. Diễn tả đầy đủ phong cách sống và làm việc của Bác C. Làm nổi bật sự giản dị trong giao tiếp của Bác D. Diễn tả sự giản dị của Bác Hồ 1.4 (0,25 điểm) Nội dung chính của đoạn văn trên là. A. Bác Hồ giản dị trong công việc. B. Phong cách sống của Bác Hồ rất giản dị. C. Bác Hồ giản dị trong giao tiếp. D. Phong cách sống và làm việc của Bác Hồ. Câu 2 (0,25 điểm) Qua văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Tác giả sử dụng hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp có giá trị. A. Làm nổi bật thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ và niềm thương cảm của nhân dân B. Lên án gay gắt tên quan phủ C. Bày tỏ niềm cảm thương của nhân dân D. Nổi bật cảnh quan chơi tổ tôm Câu 3 (0,25 điểm) Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà Ánh Minh liệt kê ra hàng loạt các nhạc cụ dân tộc có tác dụng. A. Thu hút sự chú ý của người đọc. B. Làm nổi bật sự phong phú, độc đáo của các nhạc cụ dân tộc.
  10. C. Thể hiện sự độc đáo của các nhạc cụ. D. Thể hiện sự mới mẻ của ca Huế. Câu 4 (0,5 điểm) Tình huống nào sau đây cần viết văn bản đề nghị. A. Em bị ốm muốn xin nghỉ học B. Hiện nay một số bàn ghế của lớp đã hỏng cần được sửa chữa C. Em muốn cho lớp biết kế hoạch lao động D. Lớp muốn tổ chức đi tham quan, trải nghiệm vào dịp 30/4 PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm) Đọc câu văn: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! „ a. Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn trên. b. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 2 câu) trình bày tác dụng của câu đặc biệt đó. Câu 6 (1.0 điểm) Qua văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy tốn. Em hãy viết một đoạn văn (Khoảng 3->5 câu) Cảm nhận về tên quan phụ mẫu. Câu 7 (5,0điểm) Viết bài văn chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. . Hết
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 7 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu ĐỀ 1 ĐỀ 2 Điểm Câu 1 1,0 điểm 0,25đ 1.1 D B 1.2 B A 0,25đ 1.3 A B 0,25đ 1.4 B D 0,25 đ Câu 2 C A 0,25đ Câu 3 A B 0,25đ Câu 4 * Mức đầy đủ: B, D * Mức đầy đủ: B, D 0,5đ * Mức chưa đầy đủ: chọn * Mức chưa đầy đủ: chọn D 0,25đ A hoặc D hoặc B * Mức không tính điểm: * Mức không tính điểm: 0 không chọn đáp án nào hoặc không chọn đáp án nào hoặc khoanh sai, khoanh quá số khoanh sai, khoanh quá số đáp án. đáp án. PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu Đề 1 Đề 2 Điểm Câu 5 2,0 đ a Câu đặc biệt: Mặc! Câu đặc biệt: Than ôi! 1,0 b(Pi sa) HS viết được đoạn văn theo HS viết được đoạn văn theo các các mức sau: mức sau: * Mức đầy đủ: * Mức đầy đủ: - Quan phụ mẫu là người vô - Bộc lộ niềm cảm thương trước nỗi 0,5 trách nhiệm. khổ của nhân dân. - Bộc lộ thái độ ích kỉ, coi - Cho thấy t/g là người rất am hiểu 0,5 thường nhân dân và đồng cảm với nhân dân. * Mức chưa đầy đủ: chỉ viết * Mức chưa đầy đủ: chỉ viết được
  12. được 1 trong 2 ý trên, làm đúng 1 trong 2 ý trên, làm đúng ý nào cho ý nào cho điểm ý đó. điểm ý đó. * Mức không tính điểm: học * Mức không tính điểm: học sinh sinh không viết được theo yêu không viết được theo yêu cầu của 2 cầu của 2 mức trên mức trên Câu 6 HS viết được đoạn văn theo HS viết được đoạn văn theo các (Pi sa) các mức sau: mức sau: * Mức đầy đủ: * Mức đầy đủ: - Huế nổi tiếng với các di tích - Quan phủ là người vô trách nhiệm 0,25 lịch sử lâu đời. trước nỗi khổ của nhân dân. - Các danh lam thắng cảnh tuyệt - Ăn chơi xa đọa. 0,25 đẹp. - Chỉ lo vui thú cho mình và coi 0,25 - Các làn điệu dân ca phong phú. thường tính mạng người khác. - Đặc biệt hơn là 1 đêm ca huế - Hống hách cửa quyền. 0,25 rất độc đáo ấn tượng. * Mức chưa đầy đủ: chỉ viết * Mức chưa đầy đủ: chỉ viết được được 1 trong các ý trên, làm 1 trong các ý trên, làm đúng ý nào đúng ý nào cho điểm ý đó. cho điểm ý đó. * Mức không tính điểm: * Mức không tính điểm: Học sinh không viết được ý nào Học sinh không viết được ý nào theo theo 2 mức trên. 2 mức trên. Câu 7 Đề 1 Đề 2 5,0 đ * Yêu cầu về kĩ năng: HS viết đúng theo * Yêu cầu về kĩ năng: HS viết đúng yêu cầu bài văn nghị luận chứng minh, có theo yêu cầu bài văn nghị luận đầy đủ 3 phần: MB- TB- KB chứng minh, có đầy đủ 3 phần: MB- Bài viết không sai lỗi chính tả, không tẩy TB- KB phủ, lời văn rõ ràng, mạch lạc, thể hiện rõ Bài viết không sai lỗi chính tả, quan điểm đúng đắn về vấn đề nghị luận, không tẩy phủ, lời văn rõ ràng, mạch đảm bảo chuẩn mực sử dụng từ ngữ lạc, thể hiện rõ quan điểm đúng đắn về vấn đề nghị luận, đảm bảo chuẩn mực sử dụng từ ngữ * Yêu cầu về kiến thức: Cách trình bày có * Yêu cầu về kiến thức: Cách trình thể tùy thuộc vào sự nhận xét đánh giá của bày có thể tùy thuộc vào sự nhận xét cá nhân nhưng phải đảm bảo được các nội đánh giá của cá nhân nhưng phải dung sau: đảm bảo được các nội dung sau: MB: Khái quát về tác hại của trò chơi điện MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5đ tử. (bảo vệ rừng thiên nhiên) TB: TB: - Hiện trạng: cửa hàng dịch vụ điện tử - Rừng làm nên màu xanh của trái 0,5đ nhiều thu hút giới trẻ đất, quyết định sự sống của con người - Nguyên nhân: Bản thân chưa ý thức tự - Vai trò của rừng trong việc điều 1,0đ giác, sự quản lí lỏng lẻo của gia đình hòa khí hậu (DC) - Tác hại: tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức - Vai trò của rừng đối với thảm 1,0đ khỏe, sống trong thế giới ảo, dễ xa ngã vào động, thực vật khác, bảo vệ nguồn
  13. các tệ nạn XH (dẫn chứng) lợi kinh tế cho con người (DC) - Giải pháp, lời khuyên: HS cần ý thức tự - Rừng là nơi bảo tồn hệ sinh thái 1,0đ giác, phụ huynh cần quan tâm, nhà trường thiên nhiên, nơi lí tưởng cho phát xã hội cần có sân chơi bổ ích hơn, các cơ triển du lịch sinh thái (DC) quan tổ chức cần quản lí chặt chẽ các dịch vụ để xử lí nghiêm minh - Liên hệ thực tế, lời khuyên - Chứng minh rừng còn có vai trò 0,5đ quan trọng trong an ninh quốc phòng KB: Khẳng định lại tác hại của trò chơi. KB: Khẳng định lại việc phá. 0,5đ Giải pháp, lời khuyên Khẳng định lại việc phá. Kêu gọi, vận động mọi người biết cách bảo vệ rừng
  14. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 - 2018 Họ tên: Môn: Ngữ Văn 8 Lớp : Thời gian: 90 phút ĐỀ 1 Phần I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm, mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 1 (1 điểm) Cho đoạn văn: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trong yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” (Chiếu dời đô- Lí công Uẩn) 1.1 (0,25 điểm) Đoạn văn đã cho sử dụng phương thức biểu đạt chính là A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận 1.2 (0,25 điểm) Câu: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.” là câu trần thuật dùng với mục đích gì? A. Hỏi. B. Bộc lộ cảm xúc. C. Khẳng định. D. Phủ định. 1.3 (0,25 điểm) Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng văn biền ngẫu, tác dụng của văn biền ngẫu trong đoạn văn trên? A. Khẳng định thành Đại La là một nơi tốt nhất để định đô. B. Cho biết lợi thế về vị trí địa lí rất phù hợp để định đô. C. Là nơi có vị trí về chính trị, văn hóa, là đầu mối giao lưu. D. Là mảnh đất hưng thịnh, là trung tâm trời đất. 1.4 (0,25 điểm) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Chỉ ra đây là nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng, có núi lại có sông. B. Nơi đây đất rộng mà bằng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội. C. Là nơi đầu mối giao lưu, “chốn hội tụ của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. D. Nêu những thuận lợi của địa thế thành Đại La và khẳng định đó là nơi tốt nhất để đóng đô. Câu 2 (0,25 điểm) Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ là A. Có nhiều hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng, lãng mạn. B. Sử dụng nhiều biện pháp so sánh. C. Hình ảnh thơ giầu chất tạo hình. D. Sử dụng biện pháp nhân hóa một cách độc đáo. Câu 3 (0,25 điểm) Tiếng chim tu hú trong văn bản Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện điều gì? A. Báo hiệu một ngày vui vẻ, đầy âm thanh của mùa hè. B. Rất nhiều con tu hú cùng kêu một lúc báo hiệu mùa hè đã đến.
  15. C. Gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè. D. Người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội. Câu 4 (0,5 điểm) Tình huống nào cần phải viết văn bản tường trình? A. Lớp em có vụ lộn xộn trong giờ ra chơi. Thầy chủ nhiệm yêu cầu em- với tư cách là lớp trưởng- trình bày rõ sự việc. B. Một bạn học sinh nghỉ học không lí do. Bạn cần trình bày với cô giáo nguyên nhân bạn nghỉ học. C. Em bị ốm nên không đi học được. Em muốn mẹ xin cô giáo cho em được nghỉ buổi học hôm đó. D. Cô tổng phụ trách muốn biết kết quả hoạt động Đội của lớp em trong học kì I. Phần II: TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm) Cho câu văn: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. 1. Câu văn trên thuộc kiểu hành động nói nào? Cách thực hiện hành động nói? 2. Xác định kiểu câu trên? Hình thức nhận biết? Chức năng? Câu 6 (1,5 điểm) Với nhan đề: Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn. Câu 7 (4,5 điểm) Phân tích và nêu cảm nhận của em về khổ thơ: “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” (Quê hương- Tế Hanh) Hết
  16. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 - 2018 Họ tên: Môn: Ngữ Văn 8 Lớp : Thời gian: 90 phút ĐỀ 2 Phần I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm, mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 1 (1 điểm) Cho đoạn văn: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) 1.1 (0,25 điểm) Đoạn văn đã cho sử dụng phương thức biểu đạt chính là A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận 1.2 (0,25 điểm) Câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” là câu trần thuật dùng với mục đích gì? A. Khẳng định. B. Bộc lộ cảm xúc. C. Hỏi. D. Phủ định. 1.3 (0,25 điểm) Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng câu văn chính luận. Mỗi chữ, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy. Cách sử dụng như trên của tác giả có tác dụng gì? A. Khẳng định tác giả rất căm thù giặc vì chúng rất hung hãn. B. Cho ta thấy những lời lẽ mắng chửi lũ giặc của tác giả. C. Là những tâm sự của tác giả với mọi người. D. Khắc họa thật sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước. 1.4 (0,25 điểm) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Tâm sự của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan, gia đình chia li xa cách. B. Căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. C. Nỗi lòng của tác giả mong muốn tướng sĩ cùng chủ tướng làm những việc lớn có lợi cho đất nước. D. Nêu những việc được mất khi các tướng sĩ chịu nghe lời chủ tướng học tập binh thư. Câu 2 (0,25 điểm) Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là A. Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. B. Cảm xúc của tác giả khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt u uất. C. Hình ảnh thơ giầu chất tạo hình. D. Sử dụng biện pháp nhân hóa một cách độc đáo. Câu 3 (0,25 điểm) Giọng điệu giễu nhại sự “tầm thường, giả dối, không đời nào thay đổi” qua văn bản Nhớ rừng của Thế Lữ thể hiện điều gì? A. Là cái thực tại xã hội đương thời dưới mắt con hổ. B. Là sự không phục những thứ do bàn tay con người tự tạo không giống cảnh rừng thật. C. Người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội.
  17. D. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Câu 4 (0,5 điểm) Tình huống nào cần phải viết văn bản thông báo? A. Với tư cách là thư kí của một đại hội Chi đội, em cần phải viết văn bản ghi lại nội dung của đại hội đó. B. Em muốn được gia nhập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh. C. Trường em sắp tổ chức hội trại chào mừng ngày 26/3. D. Nhà trường vừa đề ra một quy chế mới. Cần phổ biến rộng rãi quy chế này cho học sinh toàn trường được biết. Phần II: TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm) Cho câu văn: Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn. 1. Câu văn trên thuộc kiểu hành động nói nào? Cách thực hiện hành động nói? 2. Xác định kiểu câu trên? Hình thức nhận biết? Chức năng? Câu 6 (1,5 điểm) Với nhan đề: Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn. Câu 7 (4,5 điểm) Phân tích và nêu cảm nhận của em về khổ thơ: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào ttừng không (Khi con tu hú- Tố Hữu) Hết
  18. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học : 2017- 2018 Môn : Ngữ Văn 8 PHẦN I : TRẮC NGHIÊM (2 ĐIỂM) CÂU ĐỀ 1 ĐỀ 2 ĐIỂM C1 A A 1,0điểm 1.1 0,25 1.2 C A 0,25 1.3 A D 0,25 1.4 D B 0,25 C2 C A 0,25 C3 * Mức đầy đủ: Chọn C và D * Mức đầy đủ: Chọn A và D 0,25 * Mức chưa đầy đủ: Chọn C hoặc * Mức chưa đầy đủ:Chọn A hoặc 0,125 D D 0 * Không tính điểm * Không tính điểm - Chọn A hoặc B - Chọn B hoặc C - Không chọn đáp án nào hoặc - Không chọn đáp án nào hoặc khoanh sai, khoanh quá số đáp án khoanh sai, khoanh quá số đáp án C4 * Mức đầy đủ: Chọn A và B * Mức đầy đủ: Chọn C và D 0,5 * Mức chưa đầy đủ:Chọn A hoặc * Mức chưa đầy đủ:Chọn C hoặc 0,25 B D 0 * Không tính điểm * Không tính điểm - Chọn C hoặc D - Chọn A hoặc B - Không chọn đáp án nào hoặc - Không chọn đáp án nào hoặc khoanh sai, khoanh quá số đáp án khoanh sai, khoanh quá số đáp án PHẦN II : TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) CÂU ĐỀ 1 ĐỀ 2 ĐIỂM C5 2,0điểm 1. 1. - Hành động kể - Hành động kể 0,5 - Cách thực hiện hành động trực - Cách thực hiện hành động trực tiếp 0,5 tiếp 2. 2. - Thuộc kiểu câu trần thuật 0,5 - Thuộc kiểu câu trần thuật - Hình thức nhận biết: Kết thúc bằng - Hình thức nhận biết: Kết thúc dấu chấm 0,25 bằng dấu chấm - Chức năng: Dùng để kể 0,25
  19. - Chức năng: Dùng để kể C6 * Đoạn văn đảm bảo các ý sau: * Đoạn văn đảm bảo các ý sau: 1,5điểm - Biểu hiện và phân tích tác hại: Ô - Biểu hiện và phân tích tác hại: Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự nhiễm môi trường làm hại đến sự sống, cảnh quan bị ảnh hưởng. sống, cảnh quan bị ảnh hưởng. 0,5 - Đánh giá: Những việc làm đó là - Đánh giá: Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốt đẹp. Phê huỷ môi trường sống tốt đẹp. Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm phán và cần có cách xử phạt nghiêm 0,5 khắc. khắc. - Hướng giải quyết: Tuyên truyền - Hướng giải quyết: Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường. Coi đó là vấn đề bảo vệ môi trường. Coi đó là vấn đề 0,25 cấp bách của toàn xã hội. cấp bách của toàn xã hội. - Liên hệ bản thân. - Liên hệ bản thân. 0,25 C7 * Yêu cầu cụ thể: * Yêu cầu cụ thể: 4,5điểm 1. Hình thức: Học sinh biết viết 1. Hình thức: Học sinh biết viết một bài văn nghị luận có bố cục rõ một bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phù hợp kiểu ràng, lập luận chặt chẽ, phù hợp kiểu bài NL. bài NL. 2. Nội dung: 2. Nội dung: a. MB: Giới thiệu khái quát tác giả, a. MB: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. Giíi thiÖu vÒ vị trí khổ th¬ tác phẩm. Giíi thiÖu vÒ vị trí khổ th¬ 0,25 vµ néi dung chÝnh vµ néi dung chÝnh b.TB: C¶nh ®oµn thuyÒn ®¸nh c¸ trë b. TB: Bức tranh mùa hè trong tâm vÒ tưởng người chiến sĩ - D©n lµng ®ãn ®oµn thuyÒn ®¸nh c¸ - Hoàn cảnh: tiếng chim tu hú gọi trë vÒ trong kh«ng khÝ ån µo, tÊp nËp bầy => càng thêm khao khát cháy bỏng hướng tới cuộc sống tự do bên 1 ngoài - Ngưêi d©n lµng chµi ®ưîc miªu t¶ - Thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ là sự víi lµn da ng¨m r¸m n¾ng, th©n tưởng tượng => tác giả đã căng tất .vÞ xa x¨m. cả các giác quan để nghe, nhìn, 1 ngửi, cảm nhận - Con thuyÒn sau chuyÕn ®i vÊt v¶ - Ánh nhìn có phần bị che khuất đi ®ưîc t¸c gi¶ miªu t¶: im n»m, bởi chấn song nhà tù chật hẹp nhưng nghe vá. ta vẫn thấy một không gian mở rộng 1 đến vô cùng tận. - Ngưêi viÕt cã t©m hån tinh tÕ, tµi - Trên bầu trời lúc này, con sáo diều hoa vµ nhÊt lµ cã tÊm lßng g¾n bã cũng có đôi, có cặp, có được sự tự s©u nÆng víi quª hư¬ng. do bay lượn. Còn con người cô đơn 1 và mất tự do. c.KB: Kh¸i qu¸t l¹i gi¸ trÞ néi dung c. KÕt bµi: Kh¸i qu¸t l¹i gi¸ trÞ néi vµ nghÖ thuËt của bài thơ. 0,25 dung vµ nghÖ thuËt của bài thơ.
  20. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ tên: Năm học: 2017 - 2018 Lớp : 9 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ 1 Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng “Chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày(1). Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi(2). Thần chết là một tay không thích đùa(3). Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom(4) Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ì xa dần(5). Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ(6). Có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa(7). Nhưng nhất định sẽ nổ rồi khi xong việc quay lại nhìn đoạn đường thở phào chạy về hang(8) ” Câu 1: (1,0 điểm) 1.1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Nghị luận. 1.2: Câu: “Thần chết là một tay không thích đùa.” Từ “Tay” được dùng theo nghĩa A. Nghĩa chuyển. B. Nghĩa gốc. C. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. D. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. 1.3: Cho biết tác dụng của phép chuyển nghĩa nêu trên A. Làm cho đoạn văn lạc sang chủ đề khác. B. Làm cho câu văn gần với lời nói. C. Làm cho đoạn văn không có sự liên kết. D. Làm nổi bật sự nguy hiểm khi làm nhiệm vụ, câu văn thêm phần hóm hỉnh, gần với khẩu ngữ. 1.4: Trong đoạn trích trên câu 3 với câu 4 liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? A. Phép lặp. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Dùng từ đồng nghĩa. Câu 2: (1,0 điểm) 2.1: Đoạn trích trên đề cập đến nội dung gì? A. Thể hiện việc làm của ba cô gái thanh niên xung phong B. Thể hiện ý chí kiên cường gan góc của ba cô gái thanh niên xung phong. C. Nhiệm vụ của ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. D. Công việc đòi hỏi sự kiên cường gan góc và có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao, lòng dũng cảm sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
  21. 2.2: Các chi tiết “đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ” diễn tả điều gì? A. Ý chí kiên cường gan góc và có kinh nghiệm trong công việc phá bom. B. Tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm sẵn sàng hy sinh của các cô gái. C. Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh trong kháng chiến chống Mỹ. D. Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh mà các cô gái đã từng trải qua. Phần II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) Đọc đoạn văn trên hãy cho biết tác giả thể hiện thái độ như thế nào khi kể và tả về các nhân vật trong đoạn trích? Qua đó em rút ra bài học gì trong cuộc sống? Câu 4: (2,0 điểm) Từ ngữ liệu của phần I, nêu cảm nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 – 200 chữ) Câu 5: (5,0 điểm) Bài thơ “Sang thu” thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên. Hết
  22. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ tên: Năm học: 2017 - 2018 Lớp : 9 Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ 2 Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng. “ Chúng tôi có ba người(1). Ba cô gái (2). Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm (3). Con đường qua trước hang bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn (4). Hai bên đường không có lá xanh (5). Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy (6). Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc (7). Những tảng đá to (8). Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong lòng đất (9) ” Câu 1: (1,0 điểm) 1.1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Nghị luận. 1.2: Câu: “Con đường qua trước hang bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn.” sử dụng những biện pháp nghệ thuật A. Miêu tả và so sánh. B. Biểu cảm. C. Tự sự và biểu cảm. D. Tự sự và miêu tả. 1.3: Cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật nêu ở câu 1.2 là A. Làm nổi bật sự tàn khốc của bom đạn chiến tranh gian khổ nguy hiểm sự sống dường như bị hủy diệt hoàn toàn. B. Miêu tả cảnh bên ngoài hang. C. Cảnh con đường bị bom đạn tàn phá. D. Miêu tả hiện trạng của con đường. 1.4: Trong đoạn trích trên câu 6 với câu 7 liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? A. Phép lặp. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Dùng quan hệ từ để liên kết. Câu 2: (1,0 điểm) 2.1: Đoạn trích trên đề cập đến nội dung gì? A. Tả lại một vùng đất ở Trường Sơn. B. Thể hiện ý chí kiên cường gan góc của ba cô gái thanh niên xung phong. C. Làm nổi bật hoàn cảnh sống của ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn gian khổ nguy hiểm sự sống dường như bị hủy diệt hoàn toàn. D. qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm, ý chí sẵn sàng vượt lên hoàn cảnh khốc liệt để giữ vững tuyến giao thông huyết mạch. 2.2: Các hình ảnh “thân cây bị tước khô cháy, đường không có lá xanh, thùng xăng, thành ô tô méo mó han rỉ nằm trong lòng đât” diễn tả điều gì? A. Nơi vùng đất cằn cỗi cây cối không phát triển được. B. Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh trong kháng chiến chống Pháp. C. Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh trong kháng chiến chống Mỹ. D. Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh mà các cô gái thanh niên xung phong đã từng trải qua.
  23. Phần II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) Đọc đoạn văn trên hãy cho biết tác giả thể hiện thái độ như thế nào khi kể và tả về cuộc sống của các nhân vật trong đoạn trích? Qua đó em rút ra bài học gì trong cuộc sống? Câu 4: (2,0 điểm) Từ ngữ liệu của phần I, nêu cảm nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 – 200 chữ) Câu 5: (5,0 điểm) Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Hết
  24. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn 9 Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) CÂU ĐỀ 1 ĐỀ 2 ĐIỂM Câu 1 Chọn B Chọn C 0,25 1.1 1.2 Chọn D Chọn D 0,25 1.3 Chọn D Chọn A 0,25 1.4 Chọn D Chọn D 0,25 * Mức đầy đủ * Mức đầy đủ Chọn C và D Chọn C và D 0,5 * Mức chưa đầy đủ * Mức chưa đầy đủ Câu2 Chọn C hoặc D Chọn C hoặc D 0.25 2.1 * Không tính điểm * Không tính điểm - Chọn A hoặc B - Chọn A hoặc B 0 - Không chọn đáp án nào hoặc - Không chọn đáp án nào hoặc khoanh sai khoanh sai * Mức đầy đủ * Mức đầy đủ Chọn A và B Chọn C và D 0,5 * Mức chưa đầy đủ * Mức chưa đầy đủ Chọn A hoặc B Chọn C hoặc D 0.25 2.2 * Không tính điểm * Không tính điểm - Chọn C hoặc D - Chọn A hoặc B 0 - Không chọn đáp án nào hoặc - Không chọn đáp án nào hoặc khoanh sai khoanh sai Phần II: Tự luận (8,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Đề 1 Đề 2 Câu 3 1,0điểm - Thái độ của tác giả: cảm phục ý - Thái độ của tác giả: khâm phục 0,5 chí kiên cường gan góc của ba cô gái sự chịu đựng gian khổ, thiếu thốn thanh niên xung phong. Họ là những giữa chiến trường khốc liệt của người có kinh nghiệm trong công các cô gái thanh niên xung việc phá bom. phong. - Bài học: trong cuộc sống trước - Bài học: trong cuộc sống gian 0,5 những khó khăn nguy hiểm chúng ta khổ cần có ý chị nghị lực vươn có ý chí, nghị lực, dũng cảm, trách lên, phải có tinh thần lạc quan nhiệm để hoàn thành tốt công việc. yêu đời yêu cuộc sống.
  25. Câu 4 * Viết được đoạn văn nêu cảm * Viết được đoạn văn nêu cảm 2,0điểm nhận về thế hệ trẻ trong kháng nhận về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ: chiến chống Mỹ: - GT khái quát về thế hệ trẻ Việt - GT khái quát về thế hệ trẻ Việt 0,25 Nam trong kháng chiến chống Mỹ Nam trong kháng chiến chống Mỹ - Cuộc sống và chiến đấu trên một - Hoàn cảnh sống khắc nghiệt 0,25 cao điểm, giữa vùng trọng điểm tập trên một cao điểm, giữa vùng trung bom đạn của giặc Mĩ bắn phá trọng điểm tập trung bom đạn của tuyến đường ra mặt trận. giặc Mĩ bắn phá tuyến đường ra mặt trận. +Ban ngày, họ phải phơi mình dưới + Khi làm việc họ phải phơi mình 0,25 tầm đánh phá của máy bay. Sau mỗi dưới tầm đánh phá của máy bay. trận bom, họ phải lao ngay ra trọng Sau mỗi trận bom, họ phải lao điểm để làm nhiệm vụ. ngay ra trọng điểm để làm nhiệm vụ. +Họ phải mạo hiểm với cái chết, thần +Trong công việc luôn cận kề với 0,25 kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự bình cái chết, thần kinh luôn căng tĩnh, sáng suốt và dũng cảm. Với ba thẳng, đòi hỏi sự bình tĩnh, sáng cô gái, công việc nguy hiểm ấy đã suốt và dũng cảm. Với ba cô gái, thành chuyện bình thường hằng ngày. công việc nguy hiểm ấy đã thành chuyện bình thường hằng ngày. - Đời sống tâm hồn phong phú, đáng - Tuy nhiên các cô gái có đời yêu: sống tâm hồn phong phú, đáng yêu: + Cả ba cô gái tính cách mỗi người + Mỗi người mỗi khác nhưng họ 0,25 mỗi khác nhưng họ có chung những có chung những phẩm chất tốt phẩm chất tốt đẹp của thanh niên đẹp của thanh niên xung phong xung phong tiền tuyến gan dạ, dũng tiền tuyến gan dạ, dũng cảm, cảm, không sợ gian khổ, hi sinh, không sợ gian khổ, hi sinh, quyết quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. tâm hoàn thành nhiệm vụ. + Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng + Ba cô gái có tinh thần đoàn kết, 0,25 đội; dễ xúc động; hay mơ mộng, gắn bó trong tình đồng đội; dễ thích làm đẹp cho cuộc sống của xúc động; hay mơ mộng, thích mình, dù là giữa bom đạn khốc liệt, làm đẹp cho cuộc sống của mình, dữ dội. dù là giữa bom đạn khốc liệt, dữ dội. - Người đọc có thể tìm thấy chân - Qua đó có thể tìm thấy chân 0,25 dung tinh thần đẹp đẽ, phong phú của dung tinh thần đẹp đẽ, phong phú thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ qua của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” Mĩ qua truyện ngắn “Những ngôi của Lê Minh Khuê. sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. - Khái quát lại vẻ đẹp của thế hệ trẻ - Khái quát lại vẻ đẹp của thế hệ 0,25 VN trong kháng chiến chống Mỹ: trẻ VN trong kháng chiến chống gan dạ dũng cảm, không sợ hy sinh, Mỹ: gan dạ dũng cảm, không sợ
  26. yêu nước có tinh thần chiến đâu, có hy sinh, yêu nước có tinh thần trách nhiệm với công việc. chiến đâu, có trách nhiệm với công việc. Câu 5 Bài làm cần đảm bảo được các ý sau: 5,0điểm (Đề 1) a.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,25 - Khái quát nội dung bài thơ. 0,25 b. TB: Phân tích: * Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời: – Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: “Hương 0,5 ổi”;Từ “phả”; “Sương chùng chình – Cảm xúc của nhà thơ: + Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm 0,25 xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. + Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. 0,25 Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng * Hình ảnh thiên nhiên sang thu: – Thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen 0,25 thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng: + Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn 0,5 hạ, thanh thản –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu. + Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay 0,25 về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn. + Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, 0,5 nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết (d/c – PT) * Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người: – Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa (d/c 0,25 – PT) – Hình ảnh ẩn dụ: 0,5 “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” + Ý nghĩa tả thực: (PT) 0,25 + Ý nghĩa ẩn dụ: (PT) 0,5 -> Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ. c. KB: - Khái quát lại vấn đề đã nghị luận. 0,25 - Liên hệ. 0,25 Câu 5 Bài làm cần đảm bảo được các ý sau: 5,0điểm (Đề 2) a. MB: giới thiệu bài tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác 0,25 - Khái quát nội dung bài thơ. 0,25 b. TB: phân tích bà thơ “mùa xuân nho nhỏ” *Mùa xuân của thiên nhiên - Các hình ảnh như dòng sông, hoa tím biếc, con chim chiền chiện: hình 0,5 ảnh rất đỗi giản dị nên thơ. Một bức tranh về mùa xuân như hiện ra trước
  27. mắt một cách hài hòa và màu sắc. một mùa xuân đến vô cùng rực rỡ và đẹp đẽ. - Từ “ơi” và “hót chi”: thể hiện tình cảm của tác giả đối với mùa xuân, 0,25 một mùa xuân thật là đẹp - “Tôi đưa tay tôi hứng” như thể hiện sự đón nhận mùa xuân một cách 0,25 thân mật và đằm thắm, thể hiện tình cảm đối với mùa xuân. *Mùa xuân của đất nước - Hai hình ảnh: “người cầm súng” và “người ra đồng” là hai hình ảnh đối 0,5 lập nhau. Đây là hai lực lượng tiêu biểu của cách mạng Việt Nam. “ người cầm sung” ở ngoài chí tuyến để chuyến đấu dành độc lập cho dân tộc, “người ra đồng” ra sức và cố gắng làm việc để làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. - “Lộc”: đây là từ thể hiện chồi của cây hay là một cách nói khác của nhà 0,25 thơ, hình ảnh giống như công cuộc xây dựng đất nước. bên cạnh đó “lộc” còn là lá ngỵ trang của các chiến sĩ. - “Tất cả” được lặp lại hai lần, như một sự hối hả một nhịp bước đi lên 0,25 của đất nước *Mùa xuân của con người “Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.” - Hai câu đầu là sự gợi nhắc của tác giả về thời gian bốn nghìn năm 0,5 chống giặc ngoại xâm cua nước ta. - Hai câu sau như gợi nhắc đến sự di lên, dần dần phát triển của đất nước 0,5 *Ước nguyện của nhà thơ - Nhà thơ muốn làm cành hoa, muốn làm con chim, những hình ảnh rất 0,25 đơn sơ và giản dị - Niềm mong muốn hiến dâng tuổi xuân, tuổi đời của mình cho đất nước, 0,25 cho dân tộc - Bài thơ kết thúc bằng khúc dân ca xứ Huế. Khúc hát Nam Ai, Nam 0,5 Bình hòa vào nhịp phách tiền cứ ngân nga mãi trong lòng người những giai điệu mùa xuân c. Kết bài - Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” 0,25 - Liên hệ bản thân. 0,25