Bộ đề kiểm tra tuyển sinh Lớp 6 Marie Curie Hà Nội

docx 19 trang thaodu 9230
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra tuyển sinh Lớp 6 Marie Curie Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_tuyen_sinh_lop_6_marie_curie_ha_noi.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra tuyển sinh Lớp 6 Marie Curie Hà Nội

  1. ĐỀ KIỂM TRA TUYỂN SINH LỚP 6 MARIE CURIE HÀ NỘI NĂM 2013 Câu 1 (2,0 điểm) Cho hai câu sau: (1) - Mẹ em mua đường để về nấu chè. (2) - Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi. a) Vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm? b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu nào là hai từ, “mua đường” trong câu nào là một từ? Câu 2 (1,5 điểm) Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu sau: Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Câu 3 (2,5 điểm) Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ – Theo Tạ Duy Anh) Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình. Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh như thế có gì hay. Câu 4 (4 điểm) Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: Những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc, , những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá, Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con ngưới đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh, biến nó thành trơ trụi, xác xơ. Họ săn bắt động vật làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho cá tôm không còn đường sống, Đặt mình vào vai những cánh rừng đang bị hủy diệt hoặc những con vật đang bị săn bắt, bị phá mất chỗ ở hay những chú cá đang thoi thóp trong dòng nước bị ô nhiễm , em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống. 1
  2. NĂM 2012 Câu 1 (2 điểm) 1. Tìm 6 từ có tiếng “mới” sao cho được nhiều kiểu cấu tạo từ nhất. 2. Chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai từ “mới tinh” và “mới mẻ” và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau này. Câu 2 (1 điểm) Vì sao hai câu sau thuộc kiểu câu khác nhau về cấu tạo? - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, tung bọt trắng xóa. - Sóng vỗ nhẹ vào bờ cát, bọt tung trắng xóa. Câu 3 (2 điểm) Trong những trường hợp nào dưới đây, câu “Lan mời Huệ vào nhà chơi.” là câu kể? Trong những trường hợp nào, nó là câu khiến? Vì sao? 1. Lan nói với Huệ. 2. Lan nói với Hồng. 3. Hồng nói với Huệ. 4. Hồng nói với Lan. Câu 4 (2 điểm) “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” (Bầu trời ngoài cửa sổ - Nguyễn Quỳnh) Nếu thay từ “đọng”trong câu thứ hai bằng một từ trong các từ “còn”, “vang”, “ngân” thì câu văn sẽ không hay bằng. Vì sao? Câu 5 (3 điểm) Em đã từng được ngắm thành phố vào một thời điểm nào đó trong ngày: buổi sáng sớm khi những giọt sương long lanh còn biến lười nằm nghiêng trên phiến lá, buổi trưa khi tiếng ve râm ran gọi hè sau tán cây phượng vĩ, buổi tối khi thành phố chìm trong muôn ngàn anh điện lung linh. Hãy chọn một thời điểm trong ngày và miêu tả lại quang cảnh thành phố khi ấy. NĂM 2011 Câu 1(2 điểm) Đặt câu để từ “nhặt” mang những nghĩa sau: a. Cầm cái đã được chọn lựa lên. b. Cầm vật bị đánh rơi lên. c. Có khoảng cách ngắn. d. Có nhịp độ âm thanh dày, dồn dập. Câu 2 (2,5 điểm) a. "Hình ảnh bà ngồi trên bậc cửa mỉm cười sung sướng nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành." Theo em, vì sao đoạn lời trên chưa phải là câu? b. Hãy chữa đoạn lời trên thành câu theo hai cách khác nhau: bỏ bớt từ hoặc thêm bộ phận câu. Ghi lại hai câu em đã tạo ra được. Câu 3 (1,5 điểm) a. Em chọn từ nào trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có câu văn thể hiện được tình yêu tha thiết đối với quê hương? Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn nhìn theo. (chăm chú, đăm đắm, đăm đăm) 2
  3. Câu 4 (4 điểm): Mùa xuân đến mang theo hơi thở mới, đất trời và cảnh vật đều được khoác lên mình những chiếc áo đầy màu sắc đẹp tươi. Em hãy viết đoạn (bài) văn tả cảnh đẹp mùa xuân. NĂM 2010 Câu 1 (2 điểm) Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau? Vì sao? a) ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức. b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi. c) long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh Câu 2 (2 điểm) Cho câu sau: "Bún chả ngon" a) Hãy tách câu trên thành từ và tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu theo hai cách hiểu khác nhau. b) Ví sao hai câu trên có thể tách như vậy? Với mỗi cách hiểu, câu trên ý nói gì? Câu 3 (1 điểm) : Chọn từ trong ngoặc đơn em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau, nói rõ vì sao em chọn từ đó: "Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương". (rót, trút, đổ) Câu 4 (5 điểm) Em đã từng xem một bộ phim hoặc đọc, nghe kể một câu chuyện trong đó có nhân vật là các con vật ngộ nghĩnh, thông minh, dễ thương. Em hãy tưởng tượng và tả lại con vật mà em yêu thích nhất. NĂM 2009 Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại? Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ. Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình” (theo Thạch Lam) 1. Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép, vì sao? 2. Khi câu trên là câu đơn, bộ phận “cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận đó làm rõ ý nghĩa cho từ nào của câu? Câu 3 (2 điểm) Khi nói về mùi thơm của hương hồi, trong bài “rừng hồi xứ Lạng”, Tô Hoài viết: “Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”. Theo em, vì sao trong câu trên, dùng “chảy” hay hơn và gây ấn tượng hơn dùng từ “bay” hoặc “thổi”? Câu 4 (4 điểm) Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường. Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại. 3
  4. ĐỀ TỰ LUYỆN (TRƯỜNG THCS ARCHEMEDES HÀ NỘI) ĐỀ 01 Bài 1 (1 điểm) Tìm từ khác loại trong mỗi nhóm từ sau: a. rì rào, róc rách, khanh khách, thì thào b. xanh tươi, xanh non, xanh rì, xanh tốt c. nỗi buồn, niềm vui, yêu thương, tình bạn d. nhỏ nhẹ, mệt mỏi, vui vẻ, mơ mộng Bài 2 (2,5 điểm) Chép thuộc lòng ba dòng thơ tiếp theo rồi trả lời câu hỏi Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc a. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? b. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Tìm những từ ngữ thể hiện các biện pháp đó. Bài 3 (1 điểm) Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. Bài 4 (2 điểm) Xác định các danh từ, động từ, tính từ có trong những câu văn dưới đây: Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất. (Theo Trần Hoài Dương) Bài 5 (1 điểm) Điền các dấu câu thích hợp vào phần văn bản sau rồi sửa các lỗi chính tả. Trời âm u mây mưa biển xám xịt nặng nề trời ầm ầm dông gió biển đục ngầu giận dữ như một con người biết buồn vui biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng lúc sôi nổi hả hê lúc đăm chiêu gắt gỏng (Biển đẹp - Vũ Tú Nam) Bài 6 (1 điểm) Tìm hai câu tục ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam. Bài 7 (1 điểm) Viết lại câu dưới đây sau khi đã sửa lỗi chính tả và dấu câu qua bài thơ trước cổng trời của nguyễn đình ảnh đã cho ta thấy vẻ đẹp tuyệt với của thiên nhiên vùng núi rừng Bài 8 (2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: (1) Mùa hè, hoa gạo rụng đỏ ối, mặt nước sông lên to, ngập vào mấp mé thềm đá sân đình. (2) Trên những bè sen Nhật, chuồn chuồn ớt đỏ cháy chăm chú đậu vào nhánh hoa bèo phớt tím từ hồ Tây trôi về.(3) Trên bãi Cơm Thi ven sông, xanh om những làn cỏ ấu, cỏ gà, trẻ con với mọi loài cây cỏ, chim muông và những con vật nho nhỏ đã quen biết nhau. (4) Con chim chả rình cá, chập tối lại chui vào ngủ trong hang vệ sông. (5) Quả duói chín vàng mọng bờ rào, con cánh cam xanh biếc liệng qua thật khéo. (6) Bên đầm nưc[s cạn, trong những bụi cây chút chít xanh rờn, những chú ếch cốm, nhữngchàng gọng vó và các nàng "nhà trò" vẩn vơ, ngẩn ngơ. (7) Mùa đông tới, trênn hững luống rau cải, su hào bên đồng Vân, đàn chim hét đen ngòm lặng lẽ bay về nhặt sâu. (Theo Tô Hoài) a. Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy, bao nhiêu trạng ngữ? Ghi lại các từ láy, các trạng ngữ đó. b. Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? c. Những câu nào là câu có nhiều chủ ngữ, câu nào là câu có nhiều vị ngữ? Bài 9 (3 điểm) Trong một đoạn văn từ 8 đến 10 câu, em hãy nêu cảm nhận của mình về con người Cao Bằng qua đoạn thơ sau: Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như tình yêu đất nước Sâu sắc người Cao Bằng (Cao Bằng - Trúc Thông) ĐỀ 02 4
  5. Bài 1 (1 điểm) Mỗi nhóm từ sau có thể chia đều thanh hai nhóm nhỏ hơn, tìm những từ cùng nhóm với từ được gạch sẵn: a. leng keng, phúng phính, ríu rít, thướt tha, rì rầm, dềnh dàng b. ăn uống, ồng ào, tuổi tác, đường sá, chăm chỉ, ngan ngát c. nói, yêu mến, kính nể, cười, khóc lóc, thương xót d. nước non, chạy nhảy, đi lại, sương gió, trời đất, học hành Bài 2 (2 điểm) Đọc đoạn thơ trích trong bài Con chim chiền chiện của Huy Cận rồi trả lời câu hỏi: Bay cao, cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời a. Tìm các danh từ, động từ và tính từ trong đoạn thơ trên b. Vì sao nhà thơ lại viết "Chỉ còn tiếng hót - Làm xanh da trời"? Bài 3 (2 điểm) Đọc phần văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi (1) Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam- pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII. (2) Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. (3) Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. (4) Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. (5) Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. (6) Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm, dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách. (Theo Những kì quan thế giới) a. Phần văn bản trên có bao nhiêu trạng ngữ? Đó là những trạng ngữ nào? b. Chỉ ra 10 từ ghép Hán Việt có trong phần văn bản trên. c. Phần văn bản trên có bao nhiêu câu ghép? Đó là những câu nào? d. Phần văn bản trên có bao nhiêu cầu đơn? Đó là những câu nào? Bài 4 (2 điểm) Cách diễn đạt trong hai dòng thơ sau có điểm chung gì thú vị? Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm (Mưa xuân trên biển - Huy Cận) Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây (Về ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan) Bài 5 (1,5 điểm) Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong các câu sau: a. Hình khe thế núi gần xa Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao (Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm dịch) b. Con rùa mày có cái mai Cái cổ thụt ngắn thụt dài vào ra (Đồng dao Việt Nam) Bài 6 (3 điểm) Chép thuộc lòng 7 dòng thơ tiếp theo câu thơ dưới đây rồi trả lời câu hỏi: Nơi con tàu chào mặt đất a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Trong đoạn thơ tác giả đã vận dụng những biện pháp tu từ nào? Viết ra từ ngữ thể hiện các biện pháp tu từ đó. Bài 7 (3,5 điểm) Trong một đoạn văn từ 8 đến 10 câu, em hãy nêu cảm nhận của mình về tình yêu thương của người ông với người cháu được thể hiện trong bài thơ sau: Ông vật thi với cháu Keo nào ông cũng thua Cháu vỗ tay hoan hô: "Ông thua cháu, ông nhỉ!" Bế cháu ông thủ thỉ: "Cháu khỏe hơn ông nhiều ! Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng." (Ông và cháu - Phạm Cúc) 5
  6. ĐỀ 03 Bài 1 (1 điểm) Tìm 4 câu tục ngữ hoặc thành ngữ bắt đầu bằng từ "học" Bài 2 (1 điểm) Điền dấu câu thích hợp vào phần văn bản sau và sửa các lỗi chính tả: mưa đã ngớt trời dạng dần mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót dâm dan mưa tạnh phía đông một mảng trời trong vắt mặt trời ló ra chói nọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh (Mưa rào - Tô Hoài) Bài 3 (4 điểm) Đọc đoạn thơ trích trong Dáng hình ngọn gió - Đoàn Thị Lam Luyến và thực hiện các yêu cầu Gió còn lượn trên cao Vượt sông dài biển rộng Cõng nước làm mưa rào Cho xanh tươi đồng ruộng Gió khô ô muối trắng Gió đẩy cánh buồm đi Gió chẳng bao giờ mệt! a. Hãy chỉ ra những động từ chỉ hoạt động, ca ngợi sức mạnh của gió trong đoạn thơ trên. b. Kể tên các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên. c. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nêu cảm nhận của em về sức mạnh của gió qua đoạn thơ trên. Bài 4 (2 điểm) Đọc phần văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi (1) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. (2) Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. (4) Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. (6)Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. (7) Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. (8) Ánh trăng trong chảy khắp trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa. (9) Cành lá sức và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức tranh mực tàu. (10) Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ nhấp nháy như thủy tinh. (Theo Đêm sáng trăng - Thạch Lam) a. Tìm các trạng ngữ có trong phần văn bản trên b. Tìm các từ láy trong phần văn bản trên. c. Chỉ ra các câu là câu đơn, các câu là câu ghép. Bài 5 (1 điểm) Các từ được gạch chân trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào? a. khắc khoải, hồi hộp, bồn chồn, lo lắng b. thanh xuân, thanh tú, thanh khiết, thanh bình c. chân trời, chân núi, chân mây, chân tay d. im ắng, im lìm, yên tĩnh, tĩnh lặng Bài 6 (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Giữa hai bên vách đá Mở ra một khoảng trời Có gió thoảng, mây trôi Cổng trời trên mặt đất? Nhin ra xa ngút ngát Bao sắc màu cỏ hoa Con thác réo ngân nga Đàn dê soi đáy suối Giữa ngút ngàn cây trái Dọc vùng rừng nguyên sơ Không biết thực hay mơ Ráng chiều như hơi khói. a. Đoạn thơ trên được trích ra từ bài thơ nào, của ai? b. Em hiểu thế nào là "Cổng trời trên mặt đất"? c. ghi lại những câu thơ có sử dụng biện pahsp nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa đó. d. Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua đoạn thơ trên. 6
  7. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 6 THCS ARCHIMEDES ĐỢT 2 MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (50 điểm) Đọc đoạn trích trong bài "Hoa học trò" (theo Xuân Diêu) rồi chọn cầu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi: [ ] (1) Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! (2) Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. (3) Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. (4) Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vây? (5) Bình minh của hoa phương là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. (6) Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. (7) Rồi hòa nhịp với mặt trời chói loi, màu phương manh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! (8) Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Câu 1. Từ nào dưới đây là từ ghép phân loại? A. Chăm lo. B. Hoa phượng. C. Học hành. D. Nhà nhà. Câu 2. Từ nào dưới đây không phải là từ láy? A. Phơi phới. B. Manh mẽ. C. chói lọi. D. Bình minh. Câu 3. Dòng nào nêu đúng các quan hệ từ có trong câu (5)? "Bình minh của hoa phương là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu." A. của, còn, nếu, lại B. của, còn, nếu, càng C. của, nếu D. của, nếu, lại, càng Câu 4. Từ nào dưới đây không phải là tính từ? A. Chói lọi. B. Tươi dịu. C. Màu đỏ. D. Mạnh mẽ. Câu 5. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn số (4) dưới đây: "Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là phần chú thích. C. Báo hiệu bộ phân câu đứng sau nó là phần liệt kê. D. Báo hiệu bộ phân câu đứng sau nó là những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Câu 6.Câu văn số (1) của đoạn trích thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói? "Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!" A. Câu trần thuật. B. Câu nghi vấn. C. Câu cầu khiến. D. Câu cảm thán. Câu 7. Các vế trong câu ghép "Mùa xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần." được nối với nhau bằng cách nào? A. Nổi trực tiếp bằng dấu câu. B. Nối bằng cặp quan hệ từ biểu thị sự tăng tiến. C. Nối bằng dấu câu và căp từ hô ứng. D. Nối bằng quan hệ từ. Câu 8. Xác định chủ ngữ của câu văn số (8): "Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ." A. "thành phố" B. "khắp thành phố C. "khắp thành phố bỗng" D. "khắp thành phố" và "nhà nhà" Câu 9. Câu văn số (7) sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? "Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi!" A. So sánh và nhân hóa. B. So sánh. C. Nhân hoá. D. Không sử dụng biện pháp nghệ thuật. 7
  8. Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu văn số (8)? "Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ." A. Làm cho câu văn thêm hay, sinh động và giàu hình ảnh hơn. B. Gợi tả niềm vui của cả thành phố khi Tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ. C. Gợi tả hoa phương nở rất nhiều, đồng loat, màu đỏ tràn ngập không gian. D. Gợi tả vẻ đẹp rực rỡ, thắm tươi của hoa phượng mang theo cả niềm vui, hạnh phúc, ước mơ và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho loài hoa này. PHẦN II. TỰ LUẬN (100 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng nguời đi, rồi bà mái tóc bạc phơ chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chay lại gần. - Cháu đã về đấy ư? Bà thôi nhại trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương. - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy. Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục: - Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi! Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. (“Về với bà”, theo Thạch Lam) Câu 1. Theo em, có thể thay từ “hiền từ” trong câu "Bà thôi nhai trầu, đội mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương" bằng từ "hiền lành" được không? Vì sao? Câu 2. Viết một đoan văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tình bà cháu trong đoạn trích (tình cảm của bà dành cho Thanh, tình cảm của Thanh đối với bà). VÀO 6 TOÁN: 40 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 6 TOÁN HÀ NỘI=60k; 40 ĐỀ ĐÁP ÁN ÔN VÀO 6 MÔN TOÁN=60k VĂN: 15 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 6 TIẾNG VIỆT HÀ NỘI=30k; 27 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 6 TIẾNG VIỆT=50k ANH: 10 đề thi vào 6 Tiếng Anh Trần Đại Nghĩa(tặng); 35 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 6 MÔN ANH 2019-2020=50k. 25 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 6 MÔN ANH HÀ NỘI=50k; 10 ĐỀ ĐÁP ÁN ANH VÀO 6 (2020-2021)=20k Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 8
  9. ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG ĐOÀN THỊ ĐIỂM NĂM HỌC 2008 - 2009 I - Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 - Ôi! Tổ Quốc giang sơn hùng vĩ ( Tố Hữu). - Việt Nam đất nước ta ơi! ( Nguyễn Đình Thi) Các từ gạch chân trong hai câu thơ trên thuộc hiện tượng gì? A - Từ đồng âm B - Từ đồng nghĩa C - Từ trái nghĩa D - Từ nhiều nghĩa Câu 2 Mùa hè về cùng gọi gió Cái nắng loang dài tiếng ve Phượng xếp hàng đeo khăn đỏ Cùng em đi dự trại hè. (Trương Nam Hương) Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào? A - Nhân hoá B - So sánh. C - Điệp ngữ Câu 3. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A - Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi. B - Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. C - Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. D - Khi mưa lộp độp, ngoài đường tiếng chân người chạy lép nhép. Câu 4.“Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm hoa bưởi lấp lánh.” Chủ ngữ của câu trên là: A - Mặt trời ló ra B - Mặt trời ló ra, chói lọi C - Mặt trời D - Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm hoa bưởi Câu 5. Dòng nào chỉ có từ láy: A - Mong muốn, miên man, mù mịt. B - Tí tách, tung tăng, tấp nập.C - Miên man, mênh mông, mệt mỏi D - Tốt tươi, mong muốn, mặt mũi. Câu 6. Dòng nào không sử dụng cặp từ trái nghĩa? A - Gần nhà xa ngõ. B - Người ta là hoa đất. C- Chân cứng đá mềm D - Chết vinh hơn sống nhục. II. Tự luận: (7 điểm) Bài 1. (1,5 điểm) Đọc hai câu thơ sau của Bác và trả lời câu hỏi bên dưới: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. a - Giải nghĩa các từ xuân trong hai câu thơ trên. . b - Hai từ xuân vừa giải nghĩa thuộc hiện tượng từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Bài 2. (1 điểm) Hãy sửa lại các câu dưới đây cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp: a - Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non. b - Tuy nhà gần trường nhưng bạn Oanh không bao giờ đến lớp muộn. Bài 3. (1,5) Đọc lại đoạn thơ trong câu 2 phần trắc nghiệm: Mùa hè về cùng gọi gió Cái nắng loang dài tiếng ve Phượng xếp hàng đeo khăn đỏ Cùng em đi dự trại hè. 9
  10. (Trương Nam Hương) Biện pháp tu từ nghệ thuật đã xác định ở trên có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ? Bài 4. (3 điểm) Chiều dường như buông xuống, nắng bắt đầu nhạt dần. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) tả cảnh chiều hè, phát triển tiếp ý câu văn trên. Hết ĐỀ KIỂM TRA TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TIẾNG VIỆT TRƯỜNG ĐOÀN THỊ ĐIỂM NĂM HỌC 2010 - 2011 Bài 1( 2 điểm ) a - Tìm các từ tượng thanh, tượng hình đồng thời là các từ láy có trong đoạn văn sau: “ Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn kêu eng éc, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo ” (Trích “Buổi chợ trung du” Ngô Tất Tố) b - Việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên giúp người đọc hình dung được điều gì về phiên chợ trung du? c - Viết một câu văn miêu tả cảnh trời mưa trong đó có sử dụng một từ láy tượng thanh, một từ láy tượng hình. (Gạch dưới từ tượng thanh, từ tượng hình ) Bài 2. (3 điểm) Những nắng cùng sương theo mẹ suốt một đời Tiếng kẽo kẹt oằn vai con đường sỏi đá Mẹ gánh buồn vui qua tháng ngày vất vả Giờ tóc bạc màu, lưng mẹ lại còng thêm. (Ngô Thị Thanh Nhàn) a - Từ “nắng” “sương” trong khổ thơ trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao con lựa chọn như vậy? b - Tìm và ghi lại một câu ghép có trong đoạn thơ trên. c - Những vần thơ viết về mẹ như đong đầy cảm xúc. Hãy viết khoảng 5 đến 7 câu văn nêu cảm nhận của con về khổ thơ đó. Bài 3. ( 2 điểm ) “ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” (Cây tre Việt Nam - Thép Mới) a - Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.b - Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong đoạn văn trên. c - Từ ngữ nào được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cũng trong đoạn vẫn được trích dẫn? d - Kết hợp biện pháp nhân hoá cùng những từ ngữ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn giúp con hiểu được điều gì về mối quan hệ giữa cây tre với con người Việt Nam? Bài 4. (3 điểm ) Đoạn thơ trong bài 2 nhắc đến mẹ – người vô cùng gần gũi đối với mỗi chúng ta. Còn đoạn văn trong bài 3 lại nhắc đến hình ảnh cây tre – một hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam. Hãy viết một đoạn văn (Khoảng 15 - 20 dòng ) miêu tả mẹ - người vô cùng gần gũi đối với mỗi chúng ta hoặc tả cây tre – một hình ảnh vô cùng quen thuộc của làng quê Việt Nam. 10
  11. ĐỀ MINH HỌA TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian: 45 phút Họ và tên học sinh: SBD: I. Đọc đoạn văn và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu. Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. (Nguyễn Phan Hách, Kì diệu rừng xanh, Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1. (0.5 điểm) Chủ ngữ của câu: “Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.” là: A. Đền đài B. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ C. Đền đài, miếu mạo, cung điện D. Đền đài, miếu mạo Câu 2. (0.5 điểm) Trong văn bản trên, từ trái nghĩa với từ “khổng lồ” là: A. Tí hon B. Tí tẹo C. Bé tí D. Bé nhỏ Câu 3. (0.5 điểm) Câu văn “Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.” sử dụng biện pháp nghệ thuật: A. Đảo ngữ B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. So sánh Câu 4. (0.5 điểm) Từ “thưa” trong câu: “Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa.” thuộc từ loại: A. Đại từ B. Tính từ C. Danh từ D. Quan hệ từ Câu 5. (0.5 điểm): Từ “lúp xúp” được tác giả dùng để: A. Miêu tả những cây nấm thấp. B. Miêu tả những cây nấm khổng lồ. C. Miêu tả những cây nấm sừng sững, cao lớn. Miêu tả nhiều cây nấm mọc liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau. 11
  12. Câu 6. (0.5 điểm) Nội dung chính của đoạn văn thứ nhất là: A. Miêu tả vẻ đẹp kì lạ của nấm rừng. B. Miêu tả vẻ đẹp của lâu đài kiến trúc tân kì trong rừng. C. Miêu tả vẻ đẹp kinh đô của vương quốc những người tí hon. D. Miêu tả vẻ đẹp của đền đài, miếu mạo, cung điện trong rừng xanh. Câu 7. (0.5 điểm) Cảm xúc của tác giả khi bắt gặp thành phố nấm này là: A. Ngây ngất, say mê trước không gian rộng lớn của rừng. B. Xao xuyến, bồi hồi trước một thế giới quen thuộc, bình dị. C. Ngạc nhiên, bất ngờ, thú vị trước vẻ đẹp kì diệu của rừng xanh. D. Điềm tĩnh, bình thản trước vẻ đẹp của rừng xanh. Câu 8. (0.5 điểm) Một bạn học sinh đã nêu cảm nghĩ của mình sau khi đọc bài văn “Kì diệu rừng xanh” nhưng các câu văn đã bị đảo trật tự như sau: (1) “Kì diệu rừng xanh” là một bài văn miêu tả đặc sắc, hấp dẫn thể hiện óc quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả Nguyễn Phan Hách. (2) Không những thế tác giả còn phác họa về các loài thú rừng thật sinh động: những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp; những con chồn sóc với chùm lông đuôi to và đẹp vút qua ; mấy con mang vàng đang ăn cỏ non, chân và lưng vàng rực (3) Bài văn như mở ra một thế giới kì diệu của rừng xanhh, làm cho ta thêm yêu thiên nhiên, càng thấy rõ trách nhiệm phải bảo vệ rừng và thú rừng (4) Ngay từ đầu, ông đã so sánh liên tưởng nấm dại trong rừng với thành phố nấm, lâu đài kiến trúc tân kì, đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp của vương quốc tí hon. Cần sắp xếp những câu trên theo trình tự nào để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh? A. (3) – (2) – (1) – (4) B. (1) – (3) – (4) – (2) C. (3) – (1) – (4) – (2) D. (1) – (4) – (2) – (3) II. Hãy trình bày nội dung câu trả lời vào phần trống dưới các câu hỏi Câu 9. (1 điểm) Hai câu văn: “Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.” được liên kết với nhau bởi những phép liên kết nào? Chỉ rõ các từ ngữ thể hiện các phép liên kết đó. Câu 10. (2 điểm) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ và hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của câu sau và cho biết nó thuộc kiểu câu nào xét theo cấu tạo ngữ pháp?“Chiếc lá thoáng 12
  13. tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ cho thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng”. Câu 11. (1 điểm) Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách.” Câu 12. (1 điểm) Bác Hồ từng nói: “Mùa xuân (1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”(2) Hãy cho biết từ “xuân” nào được dùng với nghĩa gốc, từ “xuân” nào được dùng với nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân” trong mỗi trường hợp. Câu 13. (1 điểm) Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm: “Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.” Câu 14. (4 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ sau: “Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc.” (Võ Quảng, Mầm non) Câu 15. (6 điểm) Ngày đầu tiên bước chân vào trường Trung học sơ sở, bao điều mới lạ, bỡ ngỡ hiện ra trước mắt em. Bằng một đoạn văn (khoảng 10 câu), em hãy miêu tả quang cảnh ngôi trường trong ngày đầu đáng nhớ ấy) ĐỀ MINH HỌA KHẢO SÁT NĂNG LỰC VÀO LỚP 6 NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian: 45 phút (Đề gồm 4 trang, học sinh làm bài vào đề này) I. Đọc văn bản sau và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu Chiều tối 13
  14. Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng. Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp. Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng mờ của ánh ngày vương lại. Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi. Có đôi ánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ không còn rõ hình cây lá nữa mà mịn màng hoà lẫn như một mặt nước lặng êm. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành. (Theo Phạm Đức, Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1. (0.5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của nắng lúc chiều tối? A. Nhạt, thỉnh thoảng lại bật lên B. Rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần C. Đổ lốm đốm trên lá cành D. Trắng nhợt Câu 2. (0.5 điểm) Theo em, nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Miêu tả cảnh nắng nhạt của vườn cây lúc chiều tối B. Miêu tả hương thơm trong vườn cây lúc chiều tối C. Miêu tả âm thanh, hoạt động của các con vật khi chiều tối D. Miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật trong vườn cây lúc chiều tối Câu 3. (0.5 điểm) Trong các dòng sau, dòng nào chỉ gồm các từ láy gợi tả dáng điệu, động tác? A. Rón rén, mịn màng B. Tung tăng, rậm rạp C. Rón rén, tung tăng D. Nhập nhoạng, lốm đốm Câu 4. (0.5 điểm) Chủ ngữ của câu “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén buớc ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.” là: A. Hương vườn B. Hương vườn thơm thoảng C. Trong im ắng, hương vườn D. Hương vườn thơm thoảng bắt đầu Câu 5. (0.5 điểm) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn: “Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật.”? A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Cả A và B Câu 6. (0.5 điểm) Từ “nhập nhoạng” có nghĩa là gì? A. Lúc nhìn thấy rõ, lúc mờ mờ B. Tối hẳn, thỉnh thoảng lóe sáng C. Vẫn còn sáng nhờ nhờ, chưa tối hẳn D. Mờ mờ, thỉnh thoảng lóe sáng Câu 7. (0.5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “im ắng”? A. Im lặng, bình yên, im lìm, vắng vẻ B. Lặng lẽ, im lặng, im lìm, yên bình C. Vắng lặng, lẳng lặng, yên ổn, yên bình D. Lặng im, yên ắng, im lìm, tĩnh mịch Câu 8. (0.5 điểm) Sắp xếp những câu văn sau theo trình tự hợp lí để tạo thành đoạn văn nêu cảm nhận về tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong câu: “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.” (1) Không những thế ta còn cảm nhận được làn hương lúc đầu chỉ thoảng nhẹ nhưng về sau ngan ngát và náo nức bao trùm khắp không gian (2) Trong bài “Chiều tối”, khi miêu tả “hương vườn”, tác giả Phạm Đức viết: “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.” (3) Nhờ có phép nhân hóa, ta hình dung được “hương vườn” cũng có tâm trạng như con người, cũng bắt đầu rụt rè, e sợ khi mới bước ra không gian, rồi sau đó “tung tăng” bay lượn thấm đẫm toàn cảnh vật. 14
  15. (4) Đọc câu văn, ta thấy tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả “hương vườn” với những hoạt động như con người qua từ “tung tăng” và “rón rén”. A. (2) - (4) - (3) - (1) B. (4) - (2) - (3) - (1) C. (3) - (1) - (2) - (4) D. (2) - (1) - (4) - (3) II. Hãy trình bày nội dung câu trả lời vào phần trống dưới các câu hỏi Câu 1. (1 điểm) Các câu văn sau được liên kết với nhau bởi những phép liên kết nào? Chỉ rõ các từ ngữ thể hiện các phép liên kết đó. “Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.” Câu 2. (2 điểm) Câu văn sau thuộc kiểu câu nào xét theo cấu tạo ngữ pháp? Gạch một gạch dưới bộ phận trạng ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận chủ ngữ và ba gạch dưới bộ phận vị ngữ của câu“Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những ao hồ quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.” Câu 3. (1 điểm) Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm.” Câu 4. (1 điểm) Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” a. Nêu ý nghĩa của hai từ “Mặt trời” có trong hai câu thơ trên. b. Qua hai câu thơ, em cảm nhận gì về tình cảm của người mẹ dành cho đứa con của mình? 15
  16. Câu 5. (1 điểm) Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa hoặc so sánh để diễn đạt lại câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm: “Buổi sáng, mặt trời lên cao.” Câu 6. (4 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong khổ thơ sau: Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm (Định Hải, Tiếng chim buổi sáng) Câu 7. (6 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 12 câu) miêu tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em. Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng việt trường Lương Thế Vinh năm 2020 - 2021 Đề bài: Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi.[ ] Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba [ ] Ba 16
  17. đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái ảo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. (trích Cải ảo của ba, Phạm Lê Hải Châu. Tiếng Việt 5, tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam) 1. "Người bạn đồng hành quý báu" của nhân vật "tôi" trong đoạn văn trên là A. người mẹ thân yêu. B. người cha dũng cảm. C. chiếc áo sơ mi vải Tô Châu. D, một anh lính tí hon. 2. Nhân vật "tôi" có cảm giác gì khi được mặc chiếc áo mẹ may? A. Thấy xót xa, đau đớn khi nhớ về sự hi sinh của ba. B. Thấy ấm áp, yêu thương khi cảm nhận được tình thương của ba, mẹ. C. Thấy xấu hổ vì mặc cải áo được chữa lại chiếc áo quân phục cũ đã sờn vai. D. Cả ba đáp án trên. 3. Dòng nào nêu đúng nhất nội dung chính của đoạn văn trên? A. Tả cái áo của ba để lại sau khi đã hi sinh khi đi tuần tra biên giới. B. Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của nhân vật "tôi" dành cho chiếc áo. C. Ca ngợi sự dũng cảm hi sinh của ba và sự tảo tần, khéo léo của mẹ. D. Thể hiện tình cảm gia đình yêu thương, ấm áp dù ba đã hi sinh. 4. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy? A. Ba tử B. Bốn từ C. Năm tử D. Sáu tử PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm) Bài 1. (1,0 điểm) Tìm ba từ ghép và ba từ láy có chứa tiếng "sạch". Bài 2. (1,0 điểm) Ghép thêm một bộ phận vào tổ hợp "Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới" để được một câu có a. sử dụng một cặp quan hệ từ. b. một trạng ngữ chỉ mục đích. Bài 3. (2,0 điểm) Cho đoạn thơ Nhưng con cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bế bổng chăm sóc Muốn cho trẻ hiểu biết Thể là bố sinh ra Bố bảo cho biết ngoan Bố dạy cho biết nghĩ (trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh, Tiếng Việt 4, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Trong bài thơ, tác giả khẳng định trẻ con được sinh ra trước nhất; bố, mẹ sinh ra sau. Cách lí giải như vậy có gì độc đáo? Qua đó, em cảm nhận được điều gì về vai trò của bố mẹ với mỗi người. Bài 4. (4,0 điểm) Bài hát Em đi giữa biển vàng của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo có những câu hát: "Em đi giữa biển vàng Nghe mênh mang trên đồng lúa hát Hương lúa chín thoang thoảng bay Làm lung lay hàng cột điện Làm xao động cả rặng cây " Từ cảm xúc về những lời hát trên và thực tế quan sát của em, hãy viết đoạn văn tả lại cảnh đồng lúa chín. 17
  18. Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2020 - 2021 Đề bài Câu 1. (1.5 điểm) Đọc đoạn văn sau: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phổ huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo mỏng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng, Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa đập đi chìm trong sương núi tím nhạt. (trích Đường đi Sa Pa, theo Nguyễn Phan Hách, Tiếng Việt 4, tập hai) a. Tìm các từ láy trong đoạn văn. b. Những em bé Hmông, Tu Di, Phù Lá gợi em đến với hình ảnh con người ở khu vực nào trên đất nước ta. Tác giả nhận ra những em bé đó qua những đặc điểm nào? c. Phân tích cấu tạo câu: Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Câu 2. (0.5 điểm) Điền dấu câu cho đoạn văn sau. “Mùa hè sông đỏ nựng phù sa với những con lũ dâng đầy mùa thu mùa đông những bãi cát non nổi nên dân làng tôi thường sởi đất chia đỗ tra ngô kịp deo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.” (theo Băng Sơn) Em hãy thêm dấu câu và sửa cho đúng chính tả. Câu 3. (1.5 điểm) Cho đoạn thơ: Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều Và gió thổi, suối reo Ẩm giữa rừng sương giá. (trích Trước cổng trời, Nguyễn Đình Ảnh, Tiếng Việt 5, tập một) a. Ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên. b. Điều gì khiến cho khung cảnh núi rừng lạnh lẽo, sương giá bỗng trở nên ấm áp? c. Từ "giá" trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì? Đặt 3 câu với từ "giả" được dùng với các nghĩa khác nhau và khác với nghĩa của từ "giả" trong đoạn thơ trên Câu 4. (0.5 điểm) Sắp xếp các từ trong dãy từ sau thành hai nhóm theo nghĩa của tiếng "gia". gia bảo, gia nhập, gia sản, gia đình, gia nhân, gia vị, gia tộc, gia tăng, gia giảm, Câu 5. (0.5 điểm) Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa, trái nghĩa phù hợp. cạnh tranh, tự kiêu, lười nhác, cẩn thận, tân tiến, bất khuất, hợp tác, ngoan ngoãn, cao thượng, ngoan cường, chu đáo, kiên cường, hỗn hào, kĩ càng, cần mẫn, nhỏ nhen, khiêm nhường, hiện đại Câu 6. (0.5 điểm) Sắp xếp các câu sau thành đoạn vẫn hoàn chỉnh. (1) Tháp Rùa rêu phong cổ kinh nằm uy nghi ở giữa hồ. (2) Xa xa, cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn. (3) Nhìn từ trên cao Hồ Gươm như một tấm gương khổng lồ. (4) Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội. (5) Đó là một cảnh đẹp cổ kính lãng mạn giữa lòng Thủ đô. Câu 7. (1 điểm) Đặt câu theo yêu cầu. a. Câu ghép có các vế câu nổi với nhau bằng dấu hai chấm nói về chủ đề học tập. b. Câu cầu khiến kêu gọi mọi người tích cực rèn luyện sức khoẻ. Câu 8. (0.5 điểm) Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh, em hãy diễn đạt lại các câu văn dưới đây cho sinh động và gợi hình gợi cảm a. Trống trường vừa điểm, các học sinh từ trong lớp ta ra. b. Hàng cây bên đường được trồng thẳng tắp. Câu 9. (0.5 điểm) Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào, từ ngữ liên kết là gì? 18
  19. Nắng sớm chiểu đẫm người Sử. Ảnh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phù đẩy đôi bờ vai tròn trịa của chị. Câu 10. (3 điểm) Mùa hè đã đến. Và hứa hẹn những chuyến du lịch đến những bãi biển mênh mông rỉ rảo tiếng sóng, đến những vùng núi cao xanh mát bốn mùa sương phủ. Em hãy viết đoạn văn tả lại khung cảnh ở một bãi biển hoặc một vùng núi cao mà em có dịp quan sát. 19