Bộ đề ôn vào Lớp 10 – Môn Ngữ văn

doc 14 trang thaodu 6050
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn vào Lớp 10 – Môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_on_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Bộ đề ôn vào Lớp 10 – Môn Ngữ văn

  1. BỘ ĐỀ ÔN VÀO LỚP 10 – MÔN NGỮ VĂN ĐỀ 1 Câu 1. (1,0 điểm) Hãy chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán trong các câu văn sau: a/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1) b/ Họa sĩ thầm nghĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9, tập 1) Câu 2. (2,0 điểm) Cho khổ thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b. Trong khổ thơ trên, tác giả nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm. Vậy, nốt nhạc trầm trong khổ thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả? Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau: [ ] Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi ! Ba đi nghe con ! – Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con ! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1)
  2. ĐỀ 2 C©u 1 (1,5 ®iÓm) a. Các đoạn và câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ với nhau. Kể tên các phép liên kết chính về hình thức trong văn bản. b. Chỉ ra phép liên kết câu sử dụng trong ví dụ sau: “Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thảng vào mặt anh.” (Nguyễn Thành Long -Lặng lẽ Sa Pa) C©u 2: (1,0 ®iÓm) Thế nào là thành phần biệt lập? Xác định thành phần biệt lập trong phần trích sau: ( Lỗ Tấn-Cố hương) “ Tôi không lấy làm lạ, ở miền biển, gió thổi suốt ngày, đại thể ai cũng thế cả.” C©u 3: (2,5 ®iÓm) Điền vào chỗ dấu chấm lửng các từ còn thiếu trong đoạn thơ của Nguyễn Du Bước theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề Nao nao dòng uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối bắc ngang. - Em hãy chép chính xác đoạn thơ vào bài thi. - Em hiểu nghĩa của từ “Nao nao”? - Cảnh vật hiện lên như thế nào qua đoạn thơ? (Viết đoạn văn khoảng 6 câu) C©u 4: (5,0 ®iÓm) Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong đoạn thơ: ĐỀ 3 Phần I (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014). 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩmấy. 2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụđó. 3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm TiếnDuật?
  3. 4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũngcảm. Phần II (5,0 điểm) Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ banó. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014). 1. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và béThu? 2. Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn giántiếp. 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm cha con sâu nặng, cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trong đó có sử dụng kiểu câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và phép lặp để liên kết (gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và các từ ngữ được sử dụng trong phéplặp) ĐỀ 4 Phần 1 Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê viết: “Uống sữa xong Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng Chị Thao dựa vào tường, hai tay quàng sau gả, không nhìn tôi: - Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhấtt ,hát đi. Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. .” Đó là dân ca Ý trữ tình, giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” l. Xét về mặt cấu tạo, các câu “Thích Ca-chíu-sa của Hồng quân Liên Xô. " ,“Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ” ” “Thích nhiều. ” Thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Nêu hiệu quả diễn đạt của các câu ấy trong đoạn văn
  4. 2. Phương Định thích hát và mặc dù hiểu “những tình cảm gì đang quay cuồng” trong chị Thao nhưng cô không hát khi chị yêu cầu, thậm chí còn “đâm cáu với chị”. Hãy đặt mình vào vị trí của Phương Định trong tác phẩm để lí giải những tình cảm của chị Thao và hành động của chính Phương Định. 3. Đọc đoạn văn có thể thấy Phương Định rất hiểu chị Thao. Có lẽ vì thế mà tình cảm giữa họ không chỉ là tỉnh đồng đội giữa những người cùng chung nhiệm vụ mà còn là một tình bạn đẹp. Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi về để tài tình bạn đẹp Phần 2: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu: “Ta làm con chim hót” 1. Chép 7 câu tiếp theo để đoạn thơ được hoàn thành. 2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Từ hoàn cảnh ra đời đó em hiểu gì về nhà thơ? 3. Trong đoạn thơ em vừa chép có những hình ảnh được lặp lại từ khổ thơ đầu. Đó là những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy trong việc lập lại ở đoạn thơ em vừa chép? 4. Để phân tích đoạn thơ em vừa chép, có bạn viết câu chủ đề như sau: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn được dâng hiến cho cuộc đời chung. Coi đó là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn theo kiểu Tổng— Phân— Hợp khoảng 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép lặp và một câu có một thành phần biệt lập (xác định rõ phép lặp và gọi tên thành phần biệt lập). 5. Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau: a. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi ( Tô Hoài - Dế mèn phưu lưu kí ) b. Ơi chiếc xe vận tải Ta cầm lái đi đây Nặng biết bao ân ngãi Qúy hơn bao vàng đầy ! ( Tố Hữu - Bài ca lái xe đêm ) 6. Nêu khái niệm nghĩa tường minh, hàm ý ? Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao sau: Chim Chích mà ghẹo Bồ Nông, Đến khi nó mổ: "Lạy ông tôi chừa!" ĐỀ 5 Phần I: ( 4 điểm ) Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân hết sức chân thực, sâu sắc và cảm động. Trong truyện có đoạn: " Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài ” Câu 1: Đoan trích đã thể hiên rất chân thực tâm trạng của nhân vật ông Hai. Em hãy viết một câu văn nêu nhân xét khái quát về tâm trạng của nhân vật.
  5. Câu 2: Dựa vào nội dung đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết về tác phẩm em hãy lí giải vì sao ông Hai có tâm trạng như vậy khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (không quá nửa trang giấy thi)? Câu 3: Câu “Mụ nói cái gì mà lào xào thế?”có phải câu nghi vấn không? Vì sao? Phần II: (6 điểm) Bếp lửa là bài thơ gợi lại kỉ niệm về người bà và tình bà vừa sâu sắc, vừa thấm thía, vừa quen thuộc với mọi người. Trong bài thơ có câu thơ : "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi" Câu 1: Bài thơ Bếp lửa là sáng tác của ai? Hãy chép đoạn thơ có câu thơ trên? Câu 2: Dựa vào đoạn thơ vừa chép, em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép lặp và phép thế với chủ đề: Đoạn thơ đã làm hiện lên hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, luôn hướng về kháng chiến, Cách mạng. (Gạch dưới phép lặp và phép thế). Câu 3: Cũng trong bài thơ trên còn có đoạn : "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng " Trong những câu thơ trên, hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa có ý nghĩa gì? ĐỀ 6 Phần I : (7 điểm ) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một mốt trầm xao xuyến 1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm, tác giả nào ? Ra đời trong hoàn cảnh nào, hoàn cảnh sáng tác ấy có nói lên điều gì không ? 2. Đầu bài thơ, tác giả xưng “Tôi”, đến đây lại xưng “ Ta”, sự thay đổi ấy có nghĩa gì ? 3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích đoạn thơ trên ( kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân chúng ). 4. Trong Ngữ văn 9 còn có một văn bản tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp. em hãy chép chính xác những câu thơ tả cảnh mùa xuân ấy và cho biết xuất xứ của đoạn thơ. Phần II Câu 1. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong các ví dụ sau: a. Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) b.“ Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão” ( Lão Hạc – Nam Cao) c“ Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to – theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ – giắt vào người mấy đồng bạc’
  6. ( Bến quê – Nguyễn Minh Châu) d. Người đồng mình thương lắm con ơi. ( Nói với con – Y phương) C©u 2 : TËp lµm v¨n “Ta lµm con chim hãt Ta lµm mét cµnh hoa Ta nhËp vµo hoµ ca Mét nèt trÇm xao xuyÕn Mét mïa xu©n nho nhá LÆng lÏ d©ng cho ®êi Dï lµ tuæi hai m­¬i Dï lµ khi tãc b¹c ” H·y ph©n tÝch hai khæ th¬ trªn ®Ó lµm râ t©m nguyÖn cao ®Ñp cña Thanh H¶i : muèn ®­îc cèng hiÕn phÇn tèt ®Ñp – dï nhá bÐ cña cuéc ®êi m×nh cho cuéc ®êi chung – cho ®Êt n­íc. ĐỀ 7 Câu 1. (1,5 điểm) a. Chép nguyên văn tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” bắt đầu từ câu: “Buồn trông cửa bể chiều hôm” . b. Cho biết trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Câu 2. (1,5 điểm) Chú ý những từ in nghiêng trong các câu sau: - Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. - Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. - Tên riêng bao giờ cũng được viết hoa. a. Chỉ ra từ nào dùng nghĩa gốc, từ nào dùng nghĩa chuyển? b. Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa” là gì? Câu 3. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn”. (Viết khoảng 4 đến 6 câu, trình bày theo cách diễn dịch, có dùng phép lặp hoặc phép thế để liên kết câu). Câu 4. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
  7. Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!” (Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG,Ngữ Văn 9, Tập 2) ĐỀ 8 Phần I (7,0 điểm) Cho đoạn trích "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196) 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. 2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu : " Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" 3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ? 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể). Phần II (3,0 điểm) Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau : "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa." (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143) 1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh"bếp lửa" mà tác giả nhắc tới ? 2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". 3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả. ĐỀ 9 Câu 1: (1 điểm)
  8. Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn? Câu 2: (1 điểm) Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. Câu 3: (3 điểm) Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường. Câu 4: (5 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, trang 180 – 188).
  9. ĐỀ 10 Câu 1: (1 điểm) Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya) Câu 2: (1 điểm) Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào? Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. (1) Ông cất tiếng hỏi: - Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2) Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón: - Ở nhà trông em nhá ! (3) Đừng có đi đâu đấy. (4). (Kim Lân, Làng) Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó. a. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc) b. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh, Sang thu) Câu 4: (2 điểm) Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay. Câu 5: (5 điểm) Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) ĐỀ 11 Thời gian làm bài : 120phút Câu 1(1,5 điểm) a. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Xác định từ láy trong câu thơ sau: Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 2 (2,5 điểm) a. Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn Làng của Kim Lân (SGK Ngữ Văn 9, tập 1.NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng. b. Nêu ngắn gọn chủ đề của truyện ngắn làng. Câu 3 (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về đạo làm con với cha mẹ.
  10. Câu 4 (4,0 điểm) Phân tích đoạn thơ dưới đây: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Hữu Thỉnh, Sang thu) SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục, 2005) ĐỀ 12 a. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Xác định từ láy trong câu thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 2 (2,5 điểm) a. Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ Văn 9, tập 1.NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng. b. Nêu ngắn gọn chủ đề của truyện ngắn Chiếc lược ngà. Câu 3 (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa anh em ruột thịt trong gia đình. Câu 4 (4,0 điểm) Phân tích đoạn thơ dưới đây: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáodục, 2005) Một số đề văn nghị luận xã hội : ĐỀ 1
  11. * Em có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam ? DÀN BÀI Mở bài: Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. Thân bài: 1. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện : cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ? 2. Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt : khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng : các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này. 3. Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động. 4. Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Kết bài: Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. ĐỀ 2 * Khủng bố đang diễn ra hàng ngày tại một số nước và có nguy cơ bùng nổ trên toàn thế giới. Những suy nghĩ của em về vấn đề này ? DÀN BÀI Mở bài : Nền hoà bình của thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn khủng bố. Thân bài: 1. Nạn khủng bố đang lan tràn trên khắp mọi khu vực của thế giới. Ngày nào cũng có cảnh đổ máu bởi khủng bố. Khủng bố đang là nỗi lo chung của tất cả các dân tộc. 2. Mâu thuẫn, xung đột chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, phe phái là nguyên nhân của tình trạng này. 3. Khủng bố đe doạ nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống con người từ tính mạng đến của cải, từ vật chất tới tinh thần, khiến nơi nơi đều bao trùm một bầu không khí căng thẳng, hoảng loạn. Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng bố.
  12. 4. Tất cả mọi người, mọi quốc gia đều phải cùng thể hiện rõ quyết tâm đẩy lùi khủng bố bằng những biện pháp cụ thể ; bảo vệ trái đất khỏi nạn khủng bố cũng chính là bảo vệ mái nhà chung của tất cả chúng ta. Kết bài: Thế giới sẽ tươi đẹp hơn nếu như con người không đối đầu và tàn hại lẫn nhau. ĐỀ 3 Có rất nhiều bạn nhỏ bằng tuổi em nhưng phải rời nhà ra kiếm sống ở các thành phố. Suy nghĩ của em về vấn đề này ? DÀN BÀI Mở bài : Tình trạng nhiều thiếu niên phải sớm rời mái nhà của mình để đến những thành phố kiếm sống đã trở thành tình trạng phổ biến. Thân bài : 1. Số lượng trẻ em từ nông thôn đến thành thị kiếm sống hiện nay là rất nhiều. Các em thuộc đủ mọi lứa tuổi, làm nhiều công việc khác nhau. Cuộc sống của các em rất vất vả, khó nhọc. 2. Nguyên nhân khiến các em phải rơi vào tình trạng này thì rất nhiều nhưng nhiều nhất vẫn là do cái nghèo. Cái nghèo làm nảy sinh nhiều cảnh ngộ, chịu thiệt thòi nhiều nhất từ những cảnh ngộ đó là những đứa trẻ Bên cạnh đó còn do sự thiếu quan tâm của người lớn 3. Tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, không chỉ đối với xã hội mà đối với trước hết là bản thân các em. Sống xa gia đình, trong một môi trường phức tạp, tuổi lại còn nhỏ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít tới tâm hồn, nhận thức của các em. Từ đó mà sẽ có tác động ngược lại của các em đối với môi trường chung của xã hội. 4. Cần phải có những biện pháp, những giải pháp để giảm thiểu và dần dần xoá bỏ tình trạng này. Đó cũng là cách để xã hội góp tay thực hiện vấn đề quyền trẻ em một cách thiết thực nhất. Kết bài: Tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống ở thành phố là nỗi nhức nhối chung của cả xã hội. Xã hội sẽ văn minh hơn, công bằng và tiến bộ hơn nếu ở đó mọi trẻ em đều được hưởng những quyền mà các em có. ĐỀ 4 Nạn phá rừng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ý kiến của em về vấn đề này DÀN BÀI Mở bài :
  13. Con người đã nỗ lực để tạo nên rất nhiều những giá trị có ý nghĩa để làm giàu đẹp thêm cuộc sống của mình. Thế nhưng bên cạnh đó cũng chính con người đang tự huỷ hoại đi rất nhiều những giá trị mà mà mình đang có. Nạn phá rừng là minh chứng tiêu biểu nhất. Đã đến lúc tất cả chúng ta không thể dửng dưng trước vấn đề này. Thân bài : 1. Rừng được ví là lá phổi xanh của trái đất. Thế nhưng, lá phổi này đang ngày càng nhỏ đi. Ở Việt Nam, hàng năm có hàng chục ngàn ha rừng bị phá huỷ. Những cánh rừng xanh thẫm, những khu rừng nguyên sinh giàu có giờ chỉ còn là vùng đất trống đồi trọc, phơi ra những gốc cổ thụ trơ trọi, những thảm thực vật cằn cỗi. Những xe gỗ vẫn lặng lẽ đều đặn di chuyển về xuôi và những cánh rừng cũng lặng lẽ biến mất, để lại những khoảng trống ngày càng lớn trên bề mặt trái đất của chúng ta. 2. Rất dễ thấy nguyên nhân của vấn đề này. Người ta chặt rừng để lấy gỗ bán và lấy đất canh tác. Rừng bảo vệ che chở cho con người nhưng đang bị tàn phá bởi chính lòng tham và sự thiếu ý thức, thiếu nhận thức của con người. 3. Khi những cánh rừng bị tàn phá và biến mất, hậu quả không hiện ra cụ thể và ngay lập tức. Nó sẽ đến rất từ từ, nhưng sẽ rất lâu dài và khủng khiếp. Rừng trả lại cho trái đất một bầu không khí trong lành. Hiện nay, bầu không khí đang bị ô nhiễm và vẩn đục bởi bộ máy thanh lọc nó đang trở nên yếu đi. Hạn hán, lũ lụt, thiên tai ngày càng tăng cũng bởi một phần từ đó. Rừng bị tàn phá dẫn đến hiệu ứng nhà kính và trái đất của chúng ta đang ngày càng nóng lên, những khối băng khổng lồ ở hai địa cực có nguy cơ tan chảy. Sự cân bằng sinh thái bị phá huỷ và con người sẽ sống như thế nào khi môi trường tự nhiên không còn. Như vậy, phá rừng để lấy gỗ và lấy đất, cái lợi là dành cho một vài người nhưng cái hại là dành cho tất cả. Sự tồn tại của trái đất giữa vũ trụ đang bị đe doạ bởi chính bàn tay con người. 4. Cần phải ngăn chặn ngay tình trạng này. Tất cả mọi người trong xã hội phải ý thức sâu sắc về sự nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của nạn phá rừng hiện nay, từ đó có chung một thái độ cương quyết trong việc bảo vệ rừng. Làm ngơ, tiếp tay cho bọn buôn gỗ lậu cũng chính là đang khuyến khích cho nạn phá rừng ngày càng phát triển. Nhưng cũng cần có thêm nhiều biện pháp cứng rắn và chặt chẽ hơn trong vấn đề này, cần kiên quyết xử lí những kẻ trực tiếp và gián tiếp phá rừng, giúp dân từ bỏ thói quen canh tác lạc hậu. Đồng thời, việc trồng rừng để bổ sung diện tích rừng bị phá, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhân thêm nhiều cánh rừng mới là một việc làm rất hiệu quả và là việc phải làm của con người. Kết bài : Hãy thử tưởng tượng, đến một ngày nào đó, trên trái đất sẽ không còn một cánh rừng nào, con người sẽ phơi mình ra dưới mặt trời nóng bỏng và cuồng phong của vũ trụ. Và liệu sau đó trong tương lai, trái đất có còn là hành tinh của sự sống nữa hay không ? Bảo vệ những cánh rừng chính là bảo vệ bản thân cuộc sống của mỗi chúng ta.