Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 năm 2017 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 năm 2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_nam_2017_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 năm 2017 (Có đáp án)
- BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM 2017 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án- Trường THCS Bình An 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương 3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Tân Viên 4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Tế Lỗ 5. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên 6. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Yên Lạc 7. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Yên Phương 8. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường 9. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
- 10. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Ba Tri 11. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc 12. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1 13. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo: - Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về. Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay ” (Thạch Sanh - Ngữ văn Lớp 6, tập 1) a. Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy trình bày đặc điểm của thể loại truyện đó. (1.0 điểm) b. Đoạn trích trên giúp em nhận ra được tính cách gì của Thạch Sanh và Lý Thông? (1điểm) c. Đặt 1 câu với danh từ tìm được trong đoạn trích trên. (1 điểm) Câu 2: (3 điểm). Hãy viết đoạn văn ngắn (4 - 6 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh, trong đó có sử dụng số từ (gạch chân dưới số từ đó). Câu 3. (4 điểm) Em hãy chọn một trong hai đề sau để viết một bài văn: - Viết về người tôi yêu thương. - Một kỷ niệm không quên./.
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6 Câu 1: (3.0 điểm) a. Truyện Thạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích. (0.5 điểm) Đặc điểm truyện cổ tích: Truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật là động vật .(0.25 điểm) Truyện có yếu tố hoang đường kì ảo, thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. (0.25 điểm) b. Học sinh nêu được tính cách của nhân vật Thạch Sanh (0.5 điểm), tính cách của Lý Thông (0.5 điểm), VD: Thạch Sanh: thật thà, tốt bụng. Lý Thông: gian xảo, mưu mô. c. Học sinh đặt 1 câu với danh từ có trong đoạn trích. (1 điểm) Câu 2. (3.0 điểm) Điểm từ 2.5- 3.0: HS viết được đoạn văn mạch lạc, đủ số câu, có số từ, suy nghĩ sâu sắc về nhân vật Thạch Sanh dũng cảm, tài giỏi, tốt bụng, nhân hậu. Điểm từ 1.5- 2.0: HS viết được đoạn văn nhưng chưa mạch lạc, đầy đủ số câu, suy nghĩ chưa sâu sắc về nhân vật Thạch Sanh. Điểm từ 0.5 đến 1.0: HS viết được đoạn văn, nhưng chưa mạch lạc, ý rời rạc, chưa đầy đủ số câu, cảm nghĩ sơ sài về nhân vật Thạch Sanh. Điểm 0.0: Trình bày không đúng yêu cầu hoặc không trả lời. Câu 3. (4.0 điểm) 1. Yêu cầu chung: Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài tự sự (0.5 điểm): - Điểm 0.5 điểm: trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được đối tượng và sự việc được kể; phần Thân bài có vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ yêu cầu của đề; phần Kết bài khái quát được sự việc và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- - Điểm 0.25: trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên. - Điểm 00: thiếu Mở bài hoặc Kết bài; chỉ viết 01 đoạn văn. b) Xác định đúng đối tượng và sự việc được kể (0.5 điểm): - Điểm 0.5: xác định được đối tượng, sự việc được kể. - Điểm 0.25: xác định chưa rõ đối tượng, sự việc được kể, nêu chung chung. - Điểm 00: xác định sai đối tượng, sự việc được kể. c) Chia các sự việc theo đúng trình tự: bài viết có mở đầu, phát triển, và kết thúc (2.5 điểm): - Điểm 2.5: Đảm bảo các yêu cầu trên - Điểm 2.0 - 1.5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các sự việc còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 1.25 - 0.75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0.5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 00: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0.5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 00: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu./.
- TRƯỜNG THCS HỒNG PHƯƠNG ĐỀ THI KT HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018 HỌ VÀ TÊN: Môn: Ngữ văn, Lớp 6 LỚP: 6 . (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề ) Phần I: TRẮC NGHIỆM (2,0đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng ? 1. Trong các từ sau, từ nào là từ mượn? A. Dông bão. B. Thuỷ Tinh. C. Cuồn cuộn. D. Biển nước. 2. Khi giải thích “lềnh bềnh”: “chỉ sự vật ở trạng thái nổi hẳn lên mặt nước và trôi nhẹ theo làn sóng” là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào? A. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích. B. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích. C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. D. Cả A, B, C đều sai. 3. Truyền thuyết là gì? “” A. Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,thường có yếu tố hoang dường kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta đối với các nhân vật và sự kiện được kể. B. Những câu chuyện hoang đường. C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật. 4. Nội dung nổi bật nhất của truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là gì? A. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ lạc. B. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh. C. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ Tinh. D. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta. 5 . Dòng nào không nói đúng về cách kể theo ngôi thứ ba ? A . Là cách kể mà người kể giấu mình . B . Là cách kể kín đáo , gọi sự vật bằng tên của chúng .
- C . Người kể chuyện có thể kể linh hoạt , tự do . D . Kể theo ngôi thứ ba , người kể dễ dàng bộc lộ nhận xét cá nhân . 6. Trong khi nêu chủ đề của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”, các bạn ở một lớp học đã nêu ra bốn ý kiến khác nhau. Theo em, nhận định nào trong bốn ý kiến sau đây là đúng nhất ? A. Phản ánh, giải thích về những sự kiện, những di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo, đồng thời thể hiện lòng tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc giữ nước đầu thế kỉ XV. B. Phản ánh quá trình hình thành, phát triển lực lượng nghĩa quân và lí giải nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến. C. Phản ánh, giải thích về những sự kiện, những di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo. D. Thể hiện lòng tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc giữ nước đầu thế kỉ XV. 7. Thái độ và tình cảm nào của nhân dân lao động không được thể hiện qua hình tượng Thạch Sanh? A. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh. B. ước mơ hạnh phúc, ước mơ có những điều kì diệu làm thay đổi cuộc đời. C. Ca ngợi sức mạnh thể lực và trí tuệ của người nông dân. D. Lí tưởng hoá nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình. 8. Cách kén rể của cua Hùng trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và của truyện “Thạch Sanh” có gì giống nhau A. Vua cha quyết định. B. Mở hội để các chàng trai cầu hôn thi tài. C. Công chúa quyết định. D. Dâng lễ vật sớm. Phần II: Tự luận (8 điểm) Kể về một người thầy (cô ) giáo mà em quý mến nhất ? Hết
- TRƯỜNG THCS HỒNG PHƯƠNG ĐÁP ÁN THI KT HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017- 2018 Môn: Ngữ văn, Lớp 6 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề ) Phần I: TRẮC NGHIỆM (2,0đ) Mỗi ý đúng được 0,25điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp B C A D D A C B án Phần II: TỰ LUẬN (7,5 điểm) a, Mở bài (1đ) " Người thầy như một con đò Đưa khách sang sông rồi một mình quay trở lại"đó là hình ảnh thầy giáo mà tôi không bao giờ quên - thầy Hùng. b, Thân bài(6đ) - Hình dáng: Thầy khoảng 40 tuổi, vẫn còn nhanh nhẹn + Là một ông giáo làng, có khoảng 15 năm trong nghề + Ăn mặc giản dị - Kỉ niệm: + bản thân tôi là một HS dốt + Được thầy để ý và quan tâm nhiều hơn: ngoài giờ lên lớp, những lúc ở nhà thầy đến nhà kèm + Kết quả:năm ấy tôi từ một HS dốt vươn lên là HS giỏi của lớp +Trong cuộc sống thường ngày: thầy sống rấtđạm bạc, yêu cây cảnh, luôn chăm sóc thương yêu những người trong gia đình c, Kết bài(1đ) -Tôi tất biết ơn thầy. Nhờ thầy mà tôi học giỏi hơn rất nhiều.Nếu mai đây thành công trong công việc thì em sẽ mãi mãi nhớ ơn người thầy mà em yêu quý.
- PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THCS TỀ LỖ MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm, 4 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm). Viết vào bài kiểm tra chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích? A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh B. Sọ Dừa C. Ếch ngồi đáy giếng D. Sự tích Hồ Gươm Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3.Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm? A. Bánh chưng, bánh giầy B. Con Rồng, cháu Tiên C. Thành Gióng D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Câu 4. Từ nào dưới đây là từ ghép? A. Lồng lộng B. Xinh đẹp C. Hồng hào D. Mù mịt II. Tự luận: (8đ) Câu 1:(2 điểm) Kể tên các thể loại dân gian đã học ở học kì 1? Nêu định nghĩa truyện cổ tích? Kể tên truyện cổ tích đã học? Nêu ý nghĩa một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất? Câu 2 :(1 điểm) Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt Câu 3 :(5 điểm) Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập mà em biết Hết
- PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TỀ LỖ NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 Đ/án B C A C II. Tự luận: Câu 1.Các thể loại truyện dân gian đã học: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. (0,5đ) Nêu định nghĩa truyện cổ tích.(0.5 điểm) Kể tên 4 truyện cổ tích đã học .(0.5 điểm) Nêu ý nghĩa 1 truyện cổ tích .(0.5 điểm) Câu 2. Sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt: (1đ) CẤU TẠO TỪ TỪ ĐƠN TỪ PHỨC TỪ GHÉP TỪ LÁY Câu 3: Làm văn (5 điểm) *Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải cóp bố cục đầy đủ, rõ ràng, kể phải phù hợp với đời sống thực tế. Văn viết có cảm xúc, chân thực, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp * Yêu cầu cụ thể: 1) Mở bài: giới thiệu nhân vật ( anh, chị, bạn ) (0,5đ) 2) Thân bài: (3đ) - Sơ lược về nhân vật: Tên tuổi, hình dáng, tính cách (0,5đ) - Kể biểu hiện cụ thể về việc học tốt của nhân vật: ((2,5đ) + Cần cù, chăm chỉ + Tận dụng thời gian học tập + Phương pháp học tập + Cách khắc phục khó khăn để vươn lên học tốt 3) Kết bài: Cảm nghĩ về nhân vật. (0,5 đ) - Điểm 3 – 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên song còn một số các nội dung kể còn chung chung. - Điểm 2 – 2,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 yêu cầu trên. - Điểm 1 – 1,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên
- - Điểm 0 – 0,75: Có viết được vài câu kể chung chung. d. Sáng tạo: (0,5điểm) Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo e. Chính tả và dùng từ, đặt câu: (0,5điểm) - Điểm 0,5đ: không mắc lỗi chính tả - Điểm 0,25đ: Mắc một số lỗi chính tả - Điểm 0 đ: Mắc nhiều lỗi chính tả
- TRƯỜNG THCS TRUNG KIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 Họ tên: Môn : Ngữ văn 6 Lớp: Thời gian làm bài 90 phút Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm ( 6 câu – mỗi câu khoanh đúng cho 0,5 điểm ). Câu 1: Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì? A. Tiếng. B. Từ C. Ngữ. D. Câu Câu 2: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc kiểu văn bản nào? A. Miêu tả. B. Tự sự C. Biểu cảm. D. Thuyết minh Câu 3: Từ nào sau đay là từ láy ? A. Chim chích B. Đất đai C. Tính tình D. Tổ tiên Câu 4: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ của người Việt cổ trong công cuộc gì? A. Dựng nước. B. Giữ nước C. Đấu tranh chống thiên tai. D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc Câu 5: Gươm thần của Lê Lợi mượn Long Quân tượng trưng điều gì? A. Sức mạnh của tinh thần B. Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm D. Sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân Câu 6: Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì? A. Đấu tranh xã hội. B. Đấu tranh chống xâm lược C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. D. Đấu tranh chống cái ác Phần II: Tự luận ( 7 điểm ). Câu 1: (1đ) Ý nghĩa của văn bản “Con Rồng, cháu Tiên”? Câu 2:(1đ) Tìm và sửa lại các lỗi dùng từ trong các câu văn sau: a. Lan học tập rất cố gắng nên bạn ấy đạt được hậu quả học tập rất cao. b. Nam đang bâng khuâng không biết có nên nghỉ học về quê thăm ông nội không. Câu 3: (5đ) Kể về một buổi lễ chào cờ đầu năm (hoặc đầu tuần) ở trường em. Hết
- TRƯỜNG THCS TRUNG KIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2017 – 2018 MÔN : Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm ( 6 câu – mỗi câu khoanh đúng cho 0,5 điểm ). Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án A B C C D B Phần II: Tự luận ( 7 điểm ). Câu 1 ( 1 điểm ): HS nêu được: “Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết được nhân dân ta lưu truyền nhằm tìm lời giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện tình yêu, niềm tự hào, tinh thần thương yêu, đoàn kết dân tộc. Câu 2 ( 1điểm ): Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. a. Từ mắc lỗi dùng từ: “hậu quả” – sửa lại thành “kết quả”. b. Từ mắc lỗi dùng từ: “bâng khuâng” – sửa lại thành “băn khoăn”. Câu 3 : Học sinh viết được bài vưn tự sự đời thường với yêu cầu cụ thể: Kể buổi lễ chào cờ đầu năm hoặc đầu tuần ở trường em. * Bài viết cần đảm bảo bố cục như sau: a. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng kể: buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. - Thời gian địa điểm của buổi chào cờ. - Ấn tượng chung về buổi chào cờ : rất nghiêm trang b. Thân bài: - Công việc chuẩn bị khi chào cờ. + Chuẩn bị cờ. + Bàn ghế. +Các lớp xếp hàng. - Nội dung của buổi chào cờ. + Chào cờ, hát quốc ca + Những sự việc diễn ra trong buổi chào cờ. c. Kết bài : - Kết thúc buổi chào cờ - Ý nghĩa của buổi chào cờ.
- TTRƯỜNG THCS YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NH 2017-2018 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2điểm) Đọc kĩ những câu hỏi sau rồi chọn và ghi vào tờ giấy thi chữ cái đầu phương án trả lời đúng 1. Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản? A.Trò chuyện C. Ra lệnh B. Dạy học D.Giao tiếp 2. Nhận xét sau đây đúng với thể loại truyện dân gian nào? “ Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng” A. Truyện truyền thuyết. B.Truyện cổ tích C.Truyện ngụ ngôn. D.Truyện cười. 3.Nhóm động từ nào dưới đây đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm phía sau? A. Định, toan, dám, đừng. B. Buồn, đau, ghét, nhớ. C. Chạy, đi, cười, đọc. D. Thêu, may, đan, khâu. 4 Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thuộc kiểu văn bản nào A. Miêu tả. C.Tự sự. B. Biểu cảm. D. Thuyết minh. II.Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 (1,5điểm) Chỉ từ là gì? Tìm chỉ từ trong những câu sau và cho biết chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì? a.Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. ( Hồ Chí Minh) b.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. ( Sự tích Hồ Gươm) Câu 2 (1,5điểm) Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu 3 (5điểm) Kể về ông( hay bà) của em.
- TRƯỜNG THCS YÊN LẠC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I- NH 2017-2018 Môn: Ngữ văn 6 I.Phần trắc nghiệm (2điểm) Câu Đáp án 1 D 2 B 3 A 4 C Mỗi câu đúng được 0,5 điểm II.Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 (1,5điểm) -Chỉ từ: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. (0,5 điểm) - Chỉ từ trong các câu là: + Câu a: Đó (0,25 điểm) Chức vụ: Làm chủ ngữ (0,25 điểm) + Câu b: ấy (0,25 điểm) Chức vụ: Làm trạng ngữ (0,25 điểm) Câu 2 (1,5điểm) Ý nghĩa của truyện truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. -Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở lưu vực sông Hồng và sông Đà. - Thể hiện sức mạnh và khát vọng chiến thắng thiên tai của người Việt cổ. - Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Nêu đúng mỗi ý nghĩa cho 0,5 điểm Câu 3 (5điểm) *Yêu cầu về kĩ năng Học sinh biết cách làm bài văn kể chuyện đời thường ( nhóm bài kể về một người thân). Bài văn có bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. *Yêu cầu về kiến thức: Bài văn cần đạt được những nội dung sau: Mở bài (0,25 điểm) Giới thiệu chung về ông ( hay bà) của em và tình cảm của em dành cho ông (hoặc bà) -Là ông (bà) nội hay ông (bà) ngoại - Là người em vô cùng yêu quý, kính trọng Thân bài ( 4,5 điểm) 1.Những nét tiêu biểu về ngoại hình ( Nét tiêu biểu gây ấn tượng) - Tuổi tác - Khuôn mặt, ánh mắt - Dáng người
- - Mái tóc, làn da 2. Kể sở thích, thói quen của ông (bà) - Trồng cây, trồng rau, trồng hoa - Đọc sách báo - Luyện tập thể thao, dưỡng sinh - Ăn trầu 3. Kể về việc làm của ông (bà) - Chăm lo cho gia đình - Chăm lo cho các cháu ( Việc ăn, việc học) - Dạy bảo con cháu - Đối với hàng xóm láng giềng 4. Kể một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với ông ( bà) - Có thể là lần em bị ốm được ông (bà) chăm sóc hoặc là kỉ niệm về lần mắc lỗi với ông ( bà) Kết bài (0,25 điểm) -Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông (bà) -Mong ước của em em với ông ( bà).
- PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG Năm học: 2017- 2018 Họ và tên: MÔN:VĂN 6 Lớp: SBD Thời gian làm bài: 90 Phút I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chỉ một chữ cái đúng nhất Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Thánh Gióng” là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2: Thánh Gióng là truyền thuyết ở đời Hùng Vương thứ mấy? A. Thứ năm B. Thứ sáu C. Thứ mười D. Thứ mười tám Câu 3:Khi làm vị ngữ thì danh từ cần có từ nào đứng trước? A. Từ “ là ” B.Từ “của” C.Từ “hãy ” D.Từ “chớ” Câu 4: Dòng nào nêu không đúng về chi tiết niêu cơm Thạch Sanh đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu trong truyện “Thạch Sanh”? A.Khẳng định sự phi thường tài giỏi của Thạch Sanh, niêu cơm ăn mãi không hết, khiến các nước chư hầu đi từ chế giễu đến thán phục. B.Ước mơ của người dân lao động về một cuộc sống đầy đủ, sung túc. C.Khẳng định sức mạnh của quân mười tám nước chư hầu. D.Làm tăng yếu tố thần kì hấp dẫn cho câu chuyện. Câu 5: Thế nào là chỉ từ? A.Chỉ từ là các từ định vị sự vật ở thời điểm phát ngôn. B.Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong khoảng cách gần với người nói. C.Chỉ từ là những từ định vị sự vật trong không gian và thời gian. D.Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Câu 6: Trong các câu sau, câu nào có yếu tố tưởng tượng? A.Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng, dù bận rộn đến đâu nhà em cũng không thay đổi lệ đó B.Năm ấy, vào đêm 29 tháng chạp, em cùng mẹ thức canh nồi bánh . C.Đêm đã khuya, mọi người đã ngủ cả, mọi vật đều chìm vào yên lặng. D.Bỗng em nghe thấy một tiếng nói lạ và thấy một người tóc búi củ hành, ăn mặc kiểu xưa cũ, nhìn em mỉm cười. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7: ( 1,0 điểm ) a.Kể tên những thể loại truyện dân gian mà em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6? b.Nêu ý nghĩa bài học của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”? Câu 8 :(1,0 đ): a.Xác định đâu là cụm danh từ, đâu là cụm động từ trong các cụm từ sau? -Đang lim dim mắt - Vẫn còn khoẻ -Những học sinh ấy b. Đặt một câu với cụm danh từ ,một câu với cụm động từ vừa tìm được ở phần trên. Câu 9 :(5,0 điểm) .Kể về người thân của em. .Hết
- C.Đáp án và biểu điểm. I. Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B A C D D II. Tự luận (7 điểm) Câu 7(1 đ) a.Xác định đúng bốn thể loại truyện dân gian (0,5 đ) -Truyền thuyết -Cổ tích . -Ngụ ngôn. -Truyền cười. b.Nêu được ý nghĩa bài học của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng được (0,5đ ) -Phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang (0,25 đ) -Khuyên mỗi người cần mở rộng tầm hiểu biết, không nên chủ quan, kiêu ngạo (0,25 đ) Câu 8(1đ) a. Xác định đúng mỗi cụm từ được (0,25đ) -Đang lim dim mắt cụm động từ. - Những học sinh chăm chỉ cụm danh từ. b.Đăt câu đúng mỗi câu( 0,25 đ) -Thạch Sanh đang lim dim. -Những học sinh ấy rất chăm chỉ. Câu 9(5đ): * Về hình thức: Phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Bài làm theo bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc - Lời kể linh hoạt tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn - Viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ thích hợp, hình ảnh sáng tạo - Trình bày sạch sẽ *Về nội dung: Học sinh có thể chọn người thân là: Ông,bà,cha,mẹ,anh, chị ,em -những người trong gia đình. Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a.Mở bài 0,5đ - Giới thiệu về người thân và những ấn tượng chung về người ấy - Người em kể là ai,có quan hệ với em như thế nào? - Ấn tượng chung về phẩm chất,tính cách b.Thân bài (4 đ) *Giới thiệu đôi nét về hình dáng( Qua quan sát trực tiếp hoặc nhớ lại) (0,5đ) *Kể về những nét tính cách đáng quý thể hiện qua hành động việc làm: (2,5đ) - Thói quen,sở thích (1đ) -Mối quan hệ đối với những người xung quanh,trong gia đình,người ngoài.(1,5đ) + Thương yêu, lo lắng,chăm sóc + Nhiệt tình,sẵn lòng giúp đỡ
- * Kỷ niệm đáng nhớ về người thân: đó là những kỷ niệm gì?Kỷ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?(1đ) c. Kết bài: 0,5đ - Tình cảm của em đối với người thân - Mong ước những điều tốt đẹp cho người thân - Làm cho người thân vui lòng * Cách cho điểm - Điểm 4- 5: Đảm bảo nội dung trên nhưng còn vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả. Điểm 2-3,5: Đảm bảo 2/3 nội dung trên, còn một số sai sót nhỏ về lỗi chính tả, diễn đạt. -Điểm 0,5-1,5: Đảm bảo 1/2 nội dung trên nhưng còn sai sót nhiều về lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1: Lời văn trong sáng, gợi cảm, diễn đạt tốt. -Điểm 0: Không đảm bảo nội dung trên, không làm bài.
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 VĨNH TƯỜNG Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là: A. Thạch Sanh. B. Sự tích Hồ Gươm. C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu 2. Văn bản Thạch Sanh được viết theo phương thức biểu đạt chính là: A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 3. Câu văn Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở có: A. Bốn từ đơn. B. Năm từ đơn. C. Sáu từ đơn. D. Bảy từ đơn. Câu 4. Trong các từ sau, từ mượn là từ: A. Đẹp đẽ. B. Xinh xắn. C. Vuông vức. D. Ô-sin. Câu 5. Truyện Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm A. Về người anh hùng xuất thân từ nhân dân. B. Về nguồn gốc làm nên sức mạnh. C. Về tinh thần đoàn kết gắn bó. D. Về sức mạnh của vũ khí giết giặc. Câu 6. Trong bốn từ sau cuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửa có: A. Một từ ghép. B. Hai từ ghép. C. Ba từ ghép. D. Bốn từ ghép. Câu 7. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo là loại truyện: A. Truyền thuyết. B. Thần thoại. C. Cổ tích. D. Ngụ ngôn. Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là: A. Miêu tả sự việc. B. Kể về người và sự việc. C. Tả người và tả vật. D. Thuyết minh về sự vật. II. Phần tự luận (8 điểm): Câu 9. Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào? Câu 10. Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích. a. Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào? b. Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi. Câu 11. Hãy kể về người bạn thân của em.
- PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm. - Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D A A A B II. Phần tự luận:(8,0điểm) Câu Nội dung Điểm * Học sinh trả lời được: Ý nghĩa của chi tiết trên 2,0 đ - Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay Câu 5 đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi 0,5 đ (2 điểm) trần, - Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, 0,5 đ từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân, - Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng phi thường (bay 0,5 đ lên trời). - Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân. 0,5 đ Học sinh xác định được: Câu 6 - Từ dùng sai trong câu văn trên là từ: thân thích 0,5 đ (1 điểm) - Viết lại câu văn sau khi đã chữa lỗi bằng cách thay từ thân thiết cho từ thân thích. “Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thiết.” 0,5 đ * Yêu cầu chung - Kiểu bài: Tự sự (kể chuyện đời thường) - Nội dung: người bạn thân - Phạm vi: trong đời sống + Cần xác định được đối tượng để kể. + Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, phù hợp với đối tượng cần kể. Câu 7 - Hình thức: Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, lời văn trong (5điểm) sáng, hạn chế các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- 1. Mở bài Giới thiệu chung về người bạn định kể. 0,5 đ 2. Thân bài -Giới thiệu về tuổi tác, ngoại hình, tính cách của bạn. 4,0 đ - Ý thích của người bạn định kể. + Bạn thích đọc sách, truyện tranh, + Em thắc mắc, bạn giải thích. - Tình cảm của bạn đối với em. + Trong học tập, - Tình cảm của bạn đối với mọi người. - Tình cảm của em và mọi người đối với bạn. 3. Kết bài - Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với bạn. (0,5đ) * Lưu ý: - Đối với Câu 7 + Học sinh có thể có những cách kể khác nhau nhưng các em có kĩ năng viết văn tự sự sinh động, đảm bảo được diễn biến của truyện vẫn cho điểm tối đa. + Khuyến khích các bài viết sáng tạo, không gò bó theo khuôn mẫu, kể bằng lời văn của học sinh. - Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25.
- UBND HUYỆN VĨNH LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề) Câu 1. (1 điểm) Kể tên các truyện cổ tích đã học trong chương trình Ngữ Văn 6 học kỳ I? Câu 2. (1 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh? Câu 3. (1 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hởi: “Ngày xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát. Ngày ngày chồng thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.” a) Chỉ ra các cụm danh từ có trong đoạn văn. b) Chỉ ra các động từ có trong đoạn văn. Câu 4. (2 điểm) a) Hãy nêu khái niệm nghĩa gốc và nghĩa chuyển. b) Đặt một câu có nghĩa gốc, một câu có nghĩa chuyển với từ “lá”. Câu 5. (5 điểm) Hãy kể về một kỷ niệm đáng nhớ của em với thầy (cô) giáo mà em quý nhất. Hết
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I I VĨNH LINH NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Câu 1. (1 điểm) Học sinh kể tên các truyện cổ tích đã học sau (Mỗi cái tên đúng được 0,2 điểm): Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông láo đánh cá và con cá vàng. Câu 2. (1 điểm) -Sơn Tinh Thuỷ Tinh là câu chuyện tưởng tượng kỳ ảo,giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh,ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai,đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng. 1 đ Câu 3 (1 điểm ) - Các cụm danh từ : Hai vợ chông ông lão; Một túp lều nát 0,5 đ - Các động từ : Đánh ; đi ; thả ; ở ; kéo . 0,5 đ Câu 4. (2 điểm) a)- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. 0,5 đ - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. 0,5 đ b) Hs đặt đúng: + 1 câu nghĩa gốc từ “lá” bắt nguồn từ cây. 0,5 đ Ví dụ: Lá cây có màu xanh + 1 câu nghĩa chuyển “lá phổi” hoặc “lá gan”. 0,5 đ Ví dụ: Lá phổi của anh ấy bị nhiểm độc bởi khói thuốc. Câu 5. ( 5 điểm) Bài viết cần có đủ bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, cảm xúc, đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: a) MB: - Giới thiệu chung về thầy (cô) giáo mà em quý mến. b)TB : - Giới thiệu vài nét về người cô ( thấy) mà mình kể: + Tuổi tác + Ngoại hình + Tính tình: cử chỉ, lời nói, thái độ với HS + Đối với HS cô như thế nào, quan hệ với mọi người ra sao? - Kể về những kỉ niệm đáng nhớ với cô( thấy) đó (có thề là 1 lần mắc lỗi, 1 lần bị ốm được cô( thầy chăm sóc tận tình, 1 kỉ niệm vui cùng cô ( thầy) ) - Yêu cầu: Kể có mở đầu, diển biến sự việc, kết quả rõ ràng. - Tình cảm của em với cô( thầy) đó sau kỉ niệm đó đến bây giờ làm em nhớ mãi. c) KB: Khẳng định lại kỉ niệm đó sẽ ghi nhớ mãi, tình cảm với người thầy(cô) và lời hứa hẹn. 2. Biểu điểm: - Điểm 4 ->5: Nêu các ý trên, diễn đạt trôi chảy, bố cục chặt chẽ, tình cảm bộc lộ chân thành, từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, bài viết sinh động hấp dẫn. - Điểm 3 -> 4: Đạt các yêu cầu trên song bài viết chưa thật sinh động, chưa hấp dẫn, sai 1 - 2 lỗi chính tả hoặc diễn đạt. - Điểm 2 -> 3: Bài viết nêu được một số ý cơ bản, diễn đạt chưa tốt , sai 3 - 4 lỗi chính tả. - Điểm 1-> 2: Bài viết còn sơ sài, chiếu lệ, không có bố cục rõ ràng.
- - Điểm 0 ->1: Bài viết bị lạc đề, chữ viết không rõ.
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2017-2018 PHÒNG GD&ĐT BA TRI Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) Câu 1: (5 điểm) Đọc đoạn văn sau, thực hiện các yêu cầu a, b, c, d, đ: “Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Bệnh nhân đến chữa tới khi khỏe mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.” (Hồ Nguyên Trừng, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng) a/ Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì? b/ Nhân vật “ngài” được Hồ Nguyên Trừng kể đến trong đoạn văn là gì? c/ Nêu nội dung khái quát của đoạn văn bằng một câu. d/ Viết đoạn văn không quá 5 câu bày tỏ tình cảm của em về nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên đ/ Thế nào là cụm động từ? Tìm hai cụm động từ trong đoạn văn được trích trên. Câu 2: (5 điểm) Kể lại một kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời của em. Hết
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (năm học 2017 – 2018) MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hổ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân”. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”. (Ngữ văn 6, tập I) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại truyện nào? (0,5 điểm) Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? (0,25 điểm) Câu 3. Từ “le lói” trong câu “Người ta vẫn còn thấy le lói dưới mặt hồ xanh” là loại từ nào? (0,25 điểm) Câu 4. Cụm từ “một con rùa lớn” là cụm danh từ hay cụm động từ? (0,25 điểm) Câu 5. Đoạn trích trên kể về nội dung gì? (0,5 điểm). Câu 6. Từ “nhanh” trong cụm từ “nhanh như cắt” thuộc từ loại gì? (0,25 điểm) Câu 7. (1,0 điểm) Viết 2 cụm danh từ sau vào mô hình cấu tạo cụm danh từ: - một con rùa lớn; mọi phép thần thông. Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 II. Làm văn (7,0 điểm). Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (3 - 5 câu) nội dung tự chọn, trong đoạn có sử dụng chỉ từ, gạch chân dưới các chỉ từ đã dùng? Câu 2: (5,0 điểm) Hãy kể về người bạn thân của em.
- ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Mức độ Mức độ 1 Mức độ 3 Mức độ 2 (0,0 điểm) Câu 1 - Trả lời đủ 2 ý: - Trả lời được 1 trong 2 Đáp án khác hoặc Sự tích hồ Gươm (0,25 ý: không trả lời điểm) - Thuộc thể loại + Sự tích hồ Gươm truyền thuyết (0,25) (0,25 điểm) + Thuộc thể loại truyền thuyết (0,25) 2 Tự sự (0,25 điểm) Các phương án còn lại 3 Từ láy (0,25 điểm) Trả lời sai hoặc không trả lời 4 Cụm danh từ. (0,25 Đưa ra đáp án sai điểm) hoặc không có câu trả lời. 5 Long Quân đòi gươm và Đưa ra đáp án sai Lê Lợi trả gươm. (0,5 hoặc không có câu điểm) trả lời. 6 Tính từ (0,25 điểm) Đưa ra đáp án sai hoặc không có câu trả lời. 7 Cho 1,0 điểm điền đúng Cho 0,5 điểm khi điền Không điền chính 2 cụm danh từ vào mô đúng một cụm danh từ xác. hình cấu tạo II. Làm văn (7,0 điểm). Câu Đáp án Điểm Câu 1 * Hình thức 0,5 - Viết đủ số câu 0,25 - Trình bày đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu 0,25 dòng; dấu chấm kết thúc đoạn. * Nội dung: Viết theo chủ đề: học tập, địa danh du lịch, 1,5 - Có sử dụng chỉ từ và gạch chân chỉ từ đó. Câu 2 * Yêu cầu chung - Kiểu bài: Tự sự (kể chuyện đời thường) - Nội dung: người bạn thân
- Câu Đáp án Điểm - Phạm vi: trong đời sống + Cần xác định được đối tượng để kể. + Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu, phù hợp với đối tượng cần kể. - Hình thức: Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, lời văn trong sáng, hạn chế các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. * Định hướng đáp án – biểu điểm 1. Mở bài 0,5 Giới thiệu chung về người bạn định kể. 2. Thân bài 4,0 - Ý thích của người bạn định kể. + Bạn thích đọc sách, truyện tranh, + Em thắc mắc, bạn giải thích. - Tình cảm của bạn đối với em. + Trong học tập, - Tình cảm của em đối với bạn. 3. Kết bài 0,5 - Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với bạn.
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là A. Thạch Sanh. B. Sự tích Hồ Gươm. C. Thánh Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu 2. Văn bản Thạch Sanh được viết theo phương thức biểu đạt chính là A. miêu tả. B. tự sự. C. biểu cảm. D. nghị luận. Câu 3. Câu văn Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở có A. bốn từ đơn. B. năm từ đơn. C. sáu từ đơn. D. bảy từ đơn. Câu 4. Trong các từ sau, từ mượn là từ A. đẹp đẽ. B. xinh xắn. C. vuông vức. D. ô-sin. Câu 5. Truyện Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm A. về người anh hùng xuất thân từ nhân dân. B. về nguồn gốc làm nên sức mạnh. C. về tinh thần đoàn kết gắn bó. D. về sức mạnh của vũ khí giết giặc. Câu 6. Trong bốn từ sau cuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửa có A. một từ ghép. B. hai từ ghép. C. ba từ ghép. D. bốn từ ghép. Câu 7. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo là loại truyện A. truyền thuyết. B. thần thoại. C. cổ tích. D. ngụ ngôn. Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là A. miêu tả sự việc. B. kể về người và sự việc. C. tả người và tả vật D. thuyết minh về sự vật. PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): a. Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như nào? b. Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích. - Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào? - Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi. Câu 2 (5,0 điểm): Bằng lời văn của mình em hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. HẾT
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTCL HỌC KÌ I Năm học: 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN 6 Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau: PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm. - Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D A A C C PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu Nội dung Điểm * Học sinh trả lời được: a. Ý nghĩa của chi tiết trên 2,0 đ - Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh Câu 1 giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần 0,5 đ (3.0 điểm) - Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ 0,5 đ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân - Gióng sinh ra cũng phi thương khi đi cũng phi thường (bay lên 0,5 đ trời). - Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân. 0,5 đ b) Học sinh xác định được: - Từ dùng sai trong câu văn trên là từ: thân thích 0,5 đ - Viết lại câu văn sau khi đã chữa lỗi bằng cách thay từ thân thiết cho từ thân thích. “Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thiết.” 0,5 đ * Học sinh kể lại truyện truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” bằng lời văn của mình: - Yêu cầu về hình thức: + Học sinh làm bài đúng dạng bài văn tự sự, chọn ngôi kể và thứ tự kể thích hợp với nhu cầu biểu hiện nội dung. Kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Văn phong trong sáng, tự nhiên, giàu cảm xúc, có trí tưởng tượng tốt và hấp dẫn (kể bằng lời văn của học sinh). + chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả, diễn đạt lưu loát - Yêu cầu về nội dung: a) Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu vào câu chuyện (có thể giới thiệu trực tiếp 0,5 đ hoặc gián tiếp) b) Thân bài: Câu 2 * Kể lại diễn biến truyện truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ
- ( 6.0 điểm) Tinh” bằng lời văn của mình. 4,0 đ - Nội dung truyện kể cần thể hiện được rõ các sự việc sau: + Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp, dịu hiền tên là Mị Nương Nhà vua muốn kén cho con mình 1,0 đ một người chồng thật xứng đáng. + Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn công chúa, hai chàng trổ tài: Sơn Tinh vẫy tay về phía đông , Thủy Tinh gọi gió, gió đến, hô 1,0 đ mưa, mưa về cả hai đều tài giỏi ngang nhau. + Vua Hùng ra điều kiện chọn rể 0,5 đ + Sớm hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi 0,5 đ + Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương 0,5 đ + Sơn Tinh không hề nao núng, đánh trả quyết liệt, hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút quân về 0,5 đ c) Kết bài: Kết thúc truyện. - Hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng 0,5 đ năm nào cũng đem thất bại trở về * Lưu ý: - Đối với Câu 2 phần II: + Học sinh có thể có những cách kể khác nhau nhưng các em có kĩ năng viết văn tự sự sinh động, đảm bảo được diễn biến của truyện vẫn cho điểm tối đa. + Khuyến khích các bài viết sáng tạo, không gò bó theo khuôn mẫu, kể bằng lời văn của học sinh. + Điểm trừ đối với Câu 2 phần II: Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, dùng từ, chính tả trừ 0,5điểm, sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm. - Điểm của bài thi là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25 không làm tròn.