Chuyên đề thực hành đoạn văn - Thực hành: Viết 1 đoạn văn ngắn dựa trên 1 câu chuyện

pdf 2 trang thaodu 2850
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề thực hành đoạn văn - Thực hành: Viết 1 đoạn văn ngắn dựa trên 1 câu chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_thuc_hanh_doan_van_thuc_hanh_viet_1_doan_van_ngan.pdf

Nội dung text: Chuyên đề thực hành đoạn văn - Thực hành: Viết 1 đoạn văn ngắn dựa trên 1 câu chuyện

  1. Chuyên Chuyên đề THĐV Thực hành: VIẾT 1 ĐOẠN VĂN NGẮN DỰA TRÊN 1 CÂU CHUYỆN Bài tập TH1: Đề bài: Cho câu chuyện sau: VIẾT CHỮ LÊN CÁT “Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi.” Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh. Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?” (Hạt giống tâm hồn: Cát và đá) Viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 15 - 20 dòng) bàn luận về bài học rút ta từ câu chuyện trên./. Bài tập TH2: Đề bài: Cho câu chuyện sau: TẤT CẢ SỨC MẠNH “Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát.Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: - “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: -“Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.” (Theo báo Tuổi trẻ – Bùi Xuân Lộc ). Hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về ý nghĩa câu chuyện trên bằng 1 đoạn văn ngắn (khoảng 20 - 25 dòng)./.
  2. *Bài tập TH1: GỢI Ý 1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện – Viết chữ lên cát: dễ bị xoá đi dấu vết vì gió thổi, nước cuốn trôi, Những giận hờn, oán ghét cũng giống như viết chữ trên cát, sẽ bay theo làn gió. – Khắc chữ lên đá: khó bị xoá đi dấu vết bởi sự bền chắc của đá. Liên tưởng đến những điều ân nghĩa, tốt lành sẽ được khắc ghi vào tâm khảm, khó có thể xoá mờ. => Từ đó, ta hiểu ý nghĩa câu chuyện là bài học về lòng bao dung, vị tha và lối sống tình nghĩa, có trước, có sau. 2. Suy nghĩ về hai câu hỏi được đặt ra ở cuối câu chuyện – Câu hỏi “Liệu chúng ta có thể học được cách viết trên cát” đặt ra như một sự băn khoản, nhắc nhở, cảnh tỉnh về lòng vị tha. Đây cũng là điểm nhấn của câu chuyện. – Lòng bao dung, vị tha được biểu hiện qua việc tha thứ, sẵn lòng bỏ qua lỗi lầm của người khác, biết cách xóa đi những oán ghét, hận thù trong lòng. Điều đó sẽ mang đến sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn con người, giúp người với người gần nhau hơn, khiến con người trở nên cao thượng hơn Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn nếu con người biết tha thứ và nhận được sự tha thứ từ người khác. – Trong thực tế, có những người mang lối sống vị kỉ, ít chấp nhận những thiếu sót, lỗi lầm của người khác. Họ trở nên đơn độc, không được hưởng những giây phút thanh thản, bình yên trong tâm hồn. – Hãy học cách tha thứ nhưng cũng cần tỏ thái độ kiên quyết trước những sai trái không thể chấp nhận. *Bài tập TH2: GỢI Ý 1. Mở đoạn: Giới thiệu câu chuyện và vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài: a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu chuyện – Cậu bé đối diện với khó khăn, dù cố gắng hết sức vẫn thất bại, khóc và tuyệt vọng vì nghĩ rằng sức mạnh của con người nằm trong chính bản thân mình. – Người cha với lời nói và hành động mang đến một thông điệp: sức mạnh của mỗi người là sức mạnh của bản thân và sự giúp đỡ từ người khác. => Bài học: Tự lực là cần thiết nhưng nếu không biết dựa vào sự giúp đỡ từ người khác khi cần thiết cũng khó thành công hơn. b. Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện – Tại sao mỗi người nên nhận sự giúp đỡ của người khác? + Thực tế cuộc sống đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, bất ngờ vượt khỏi khả năng của mỗi cá nhân; có những vấn đề phải nhiều người mới giải quyết được. + Mỗi người luôn có khát vọng được thành công trên nhiều lĩnh vực. – Ý nghĩa của sự giúp đỡ từ người khác: + Sự thành công sẽ nhanh và bền vững hơn. + Người nhận sự giúp đỡ có thêm sức mạnh và niềm tin, hạn chế được những rủi ro và thất bại. + Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết giữa người với người, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay. – Giúp đỡ không phải là làm thay; giúp đỡ phải vô tư, chân thành, tự nguyện. – Phê phán những người tự cao không cần đến sự giúp đỡ của người khác, những người ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. c. Bài học nhận thức và hành động – Phải nhận thấy sức mạnh của cá nhân là sức mạnh tổng hợp. – Chủ động tìm sự giúp đỡ và chỉ nhận sự giúp đỡ khi bản thân thực sự cần. – Có thói quen giúp đỡ mọi người. 3. Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa câu chuyện, liên hệ bản thân,