Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4531
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_de_2_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM ĐỀ THI HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 6 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018 - 2019 Trường THCS Đoàn Thị Điểm Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) ĐỀ 2 (Đề thi gồm 02 trang ) ĐỀ CHÍNH THỨC I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa Văn học dân gian và Văn học trung đại được thể hiện ở: A. Phương thức lưu truyền. B. Lực lượng sáng tác. C. Thời gian sáng tác. D. Đáp án A, B. Câu 2: Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự công tâm đối với người bệnh của Thái y lệnh họ Phạm trong tư cách một thầy thuốc? A. Không ngại chữa những bệnh dầm dề máu mủ . B. Thường đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, thóc gạo để chữa chạy, cấp dưỡng cho người bệnh. C. Năm đói dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng, đói khát ở và chữa chạy cho họ D. Ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước, bất kể họ có địa vị cao hay thấp trong xã hội. Câu 3: Truyện nào sau đây tạo tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác ? A. Ếch ngồi đáy giếng. B. Treo biển. C. Lợn cưới, áo mới. D. Thầy bói xem voi. Câu 4: Trong câu thơ sau có bao nhiêu lượng từ ? “Con đi trăm núi, ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.” (Bầm ơi - Tố Hữu) A. 1 C. 3 B. 2 D. 4 Câu 5: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ? A.Một con hổ cái B. Nằm phục xuống
  2. C. Mệt mỏi lắm D. Gầm lên một tiếng Câu 6 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về bài văn kể chuyện đời thường ? A. Kể lại những câu chuyện quen thuộc, gần gũi với cuộc sống xung quanh ta. B. Câu chuyện không nhất thiết phải có những tình tiết li kì mà có thể hấp dẫn người đọc bằng lời văn lôi cuốn, kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. C. Nhân vật phải được khắc họa chân thực nhưng không cần thiết phải miêu tả chi tiết ngoại hình nhân vật. D. Chỉ được kể lại một sự kiện chính bản thân mình đã được chứng kiến trong thực tế. II. Tự luận: (7 điểm ) Bài 1: (1đ) Cho câu văn sau: Những con thuyền nhỏ ấy chở ánh trăng vàng, chở làn gió mát, mang mùa xuân đi muôn nơi trên Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp này. a. Xác định một chỉ từ có trong câu văn trên và tác dụng của nó. b. Xác định 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ có trong câu văn trên. Bài 2: (2đ) Trong chương trình Ngữ văn 6 kì I, Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn rất thú vị và chứa đựng những bài học bổ ích. Hãy viết một đoạn văn khoảng 9 – 11 câu trình bày cảm nhận của con về câu chuyện này. Bài 3: (4đ) Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Em hãy nhập vai nhân vật để kể lại một truyện dân gian đã học. Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ - trường THCS Đoàn Thị Điểm. Hãy kể lại chuyến thăm trường đầy ý nghĩa đó. (Giám thị coi thi thu lại đề) Họ và tên thí sinh: SBD:
  3. Đáp án và biểu điểm – đề 2 I. Trắc nghiệm: Trả lời đúng 1 câu được 0.5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D D B C A D II. Tự luận Bài 1 (1 điểm) a. Chỉ từ: ấy hoặc này (0.25đ) - ý nghĩa: định vị sự vật trong không gian (0.25đ) b. Chỉ cần tìm đúng 1 CDT, 1 CĐT - Cụm danh từ: (0.25) Những con thuyền nhỏ ấy, ánh trăng vàng, làn gió mát, Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp. - Cụm động từ: (0,25đ) chở ánh trăng vàng, chở làn gió mát, mang mùa xuân đi muôn nơi trên Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp. Bài 2 (2 điểm) -Viết đúng hình thức cảm thụ được 0.5 điểm - Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả được 0.5 điểm - Các ý cần có: + Tiêu biểu của thể loại truyện ngụ ngôn mang ý nghĩa, bài học sâu sắc bằng tiếng cười hài hước, dí dỏm. + Nội dung: kể về câu chuyện xem voi của năm ông thầy bói + ý nghĩa:Cần có cái nhìn tổng thể khi đánh giá sự vật, sự việc nào đó; cần hoàn thiện bản thân đặc biệt trong cách nhìn cuộc sống. +Suy nghĩ của bản thân, mở rộng liên hệ. Bài 3: (4đ) HS lựa chọn 1 trong 2 đề để kể - Viết đúng hình thức bài văn, không mắc lỗi về diễn đạt, chính tả. - Lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể sáng tạo, hợp lí. - Kể được câu chuyện; bộc lộ suy nghĩ bản thân, tùy từng cách diễn đạt.
  4. Đề 1: nhập vai nhân vật kể lại một truyện Dân gian đã học: - Hinh thức: bài có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả (1.0 điểm) - Nội dung: (3.0 điểm) + Nhập vai nhân vật, chuyển từ ngôi kể thứ ba ngôi kể thứ nhất một cách hợp lí + Kể diễn biến câu chuyện kết thúc. - Biết đan xen miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự. Đề 2: Kể chuyện tưởng tượng: - Yêu cầu HS dùng ngôi kể thích hợp. (1 điểm) - Nội dung kể hợp lí, có ý nghĩa giáo dục. (2 điểm) + Nêu tình huống hợp lí để kể chuyện + Sáng tạo các tình tiết hợp lí về cuộc đời nhân vật + Tưởng tượng có ý nghĩa + Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện - Có thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí. (1 điểm) (Tùy từng bài làm cụ thể, GV cho thang điểm từ Giỏi (3.5- 4); Khá (2.75 - 3.25); TB (2 - 2.5); Yếu (1- 1.5))