Các chuyên đề Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề 3: Dung dịch, sự điện li, ph, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
Bạn đang xem tài liệu "Các chuyên đề Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề 3: Dung dịch, sự điện li, ph, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cac_chuyen_de_hoa_hoc_lop_11_chuyen_de_3_dung_dich_su_dien_l.doc
Nội dung text: Các chuyên đề Hóa học Lớp 11 - Chuyên đề 3: Dung dịch, sự điện li, ph, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
- Chuyên đề DUNG DỊCH, SỰ ĐIỆN LI, pH, PHẢN ỨNG TRAO 3 ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH VẤN ĐỀ 1: LÝ THUYẾT Câu1 : Câu nào dưới đây là đúng khi nói về sự điện li ? A. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá − khử. Câu 2: Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A-rê-ni-ut. A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro là axít. B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro và phân li ra H+ trong nước là axít. D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH- trong thành phần phân tử. Câu 3: Theo thuyết Bronstet, câu nào dưới đây là đúng ? A. Axit là chất hoà tan được mọi kim loại. B. Axit tác dụng được với mọi bazơ. C. Axit là chất có khả năng cho proton. D. Axit là chất điện li mạnh. Câu 4: Câu trả lời nào dưới đây không đúng về pH. A. pH = − lg[H+]. B. [H+] = 10a thì pH= a. C. pH + pOH = 14 D. [H+].[OH−] = 10−14 Câu 5: Dung dịch muối nào dưới đây có môi trường bazơ? A. Na2CO3. B. NaCl. C. NaNO3. D. (NH4)2SO4. Câu 6: Dung dịch của muối nào dưới đây có môi trường axit? A. CH3COONa. B. ZnCl2. C. NaCl. D. Na2CO3. Câu 7: Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch A.Pb(NO3)2. B. NaHS. C. AgNO3. D. NaOH. Câu 8: Cho các dung dịch muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3. Dung dịch có giá trị pH > 7 là A. NaNO3. B. AlCl3. C. K2CO3. D. CuSO4. Câu 9: Dãy chất nào dưới đây tác dụng với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH? A.Al(OH)3,Al2O3,NaHCO3. B.Na2SO4,HNO3,Al2O3. C.Na2SO4,ZnO,Zn(OH)2. D.Zn(OH)2,NaHCO3,CuCl2. Câu 10: Phương trình hóa học nào dưới đây viết không đúng? A. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4↓ + 2NaCl B. FeS + ZnCl2 ZnS + FeCl2 C. 2HCl + Mg(OH)2 MgCl2 + 2H2O D. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S↑ Câu 11: Hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch muối FeCl3 là A. có kết tủa màu nâu đỏ. C. có kết tủa màu lục nhạt. B. có bọt khí thoát ra. D. có kết tủa màu nâu đỏ và bọt khí thoát ra. Câu 12: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch? A. AlCl3 và CuSO4. B. NaHSO4 và NaHCO3 C. NaAlO2 và HCl. D. NaCl và AgNO3. Câu 13: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là A. KNO3 và Na2CO3. B. Ba(NO3)2 và Na2CO3. C. Na2SO4 và BaCl2. D. Ba(NO3)2 và K2SO4. Câu 14: Dung dịch chứa ion H+ có thể tác dụng với tất cả các ion trong nhóm - - - - 2- - 2- 2- - 2- 2- A. HSO4 , HCO3 B. HSO4 , HCO3 , CO3 C. HCO3 , CO3 , S D. HSO4 , CO3 , S Câu 15: Dung dịch chứa OH- tác dụng với tất cả các ion trong nhóm + + 2+ 3+ + 2+ 3+ 3+ A. NH4 , Na , Fe , Fe B. Na , Fe , Fe , Al + 2+ 3+ 3+ + 2+ 3+ 2+ C. NH4 , Fe , Fe , Al D. NH4 , Fe , Fe , Ba
- Câu 16: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là: A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4. C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Câu 17: Cho các chất dưới đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Các chất điện li yếu là A. H2O, CH3COOH, CuSO4. B. CH3COOH, CuSO4. C. H2O, CH3COOH. D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Câu 18: Cho các chất dưới đây: HNO3, NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2. Các chất điện li mạnh là A. NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3. B. HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4. C. NaCl, H2SO3, CuSO4. D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2. Câu 19: Theo định nghĩa axit−bazơ của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào nào dưới đây chỉ đóng vai trò là axit: 2 − A. HSO 4 , NH 4 , CO3 B. NH 4 , HCO3 , CH3COO C. ZnO, Al2O3, HSO 4 , NH 4 D. HSO 4 , NH 4 Câu 20: Cho dung dịch NaOH có dư tác dụng với dung dịch Ba(HCO 3)2. Tìm phương trình ion rút gọn của phản ứng này. - - 2- A. OH + HCO3 → CO3 + H2O. 2+ - - 2- B. Ba + 2HCO3 + 2OH → BaCO3 ↓ + CO3 + 2H2O. 2+ - - C. Ba + OH + HCO3 → BaCO3 ↓ + H2O. 2+ - D. Ba + 2OH → Ba(OH) 2 Câu 21: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là: A.(1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (4), (5). Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4; (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4; (3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3; (4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2; (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A.5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 23: Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng: - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí; - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau. Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là: A. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3. B. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3. C. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2. D. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2. Câu 24: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau: to X +X1 CO2 ; X1+H2O →X2 : X2+Y →X +Y1 +H2O ; X2+ 2Y →X +Y2 +2H2O Hai muối X, Y tương ứng là A.CaCO3, NaHSO4. B. BaCO3, Na2CO3. C. CaCO3, NaHCO3. D. MgCO3, NaHCO3. Câu 25: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 → (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là: A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6). Câu 26: Cho các phản ứng sau: (a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ (b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑
- (c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O →2Al(OH)3 + 3H2S↑ + 6NaCl (d) KHSO4 + KHS →K2SO4 + H2S↑ (e) BaS + H2SO4 (loãng) →BaSO4 + H2S↑ 2- + Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S + 2H → H2S là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. VẤN ĐỀ 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP + 2+ − 2− Câu 1: Dung dịch X có chứa a mol Na , b mol Mg , c mol Cl và d mol SO4 . Biểu thức nào dưới đây đúng? A. a + 2b = c + 2d. B. a + 2b = c + d. C. a + b = c + d. D. 2a + b = 2c + d. Câu 2: Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần để trung hoà 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M là A. 50 ml. B. 100 ml. C. 200 ml. D. 500 ml. Câu 3: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,1M là A. 100ml. B. 150ml. C. 200ml. D. 250ml. Câu 4: Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng 0 dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít CO2 ( 54,6 C ; 0,9atm) và dung dịch X. A, B lần lượt là A. Ca, Ba. B. Be, Mg. C. Mg, Ca. D. Ca, Zn. Câu 5: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A.2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064. + 2+ – – – Câu 6: Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na; 0,003 mol Ca ; 0,006 mol Cl ; 0,006 mol HCO3 và 0,001 mol NO3 . Để 2+ loại bỏ hết Ca trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là A.0,180. B. 0,120. C. 0,444. D. 0,222. 2- - - + Câu 7: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO4 và x mol OH- . Dung dịch Y có chứa ClO4 ,NO3 và y mol H ; - - tổng số mol ClO4 ,NO3 là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của 2HO) là A.1. B. 12. C. 13. D. 2. Câu 8: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là A.0,020. B. 0,030. C. 0,015. D. 0,010. Câu 9: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. Câu 10: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A.1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 11: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là A.4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 12: Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4. B. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl. C. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng. D. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%. Câu 13: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. 2+ + – 2– Câu 14: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu , 0,03 mol K , x mol Cl và y mol SO4 . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là (Cho O = 16; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Cu = 64) A.0,03 và 0,02. B. 0,05 và 0,01. C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,05.
- Câu 15: Năm 1909, nhà hoá học Đan Mạch P.L.Srensen (Pete Lanritz Srensen, 1868−1939) đưa ra khái niệm pH để đặc trưng cho độ axit của dung dịch và định nghĩa pH = − lg[H +]. Nếu trộn 150ml dung dịch HCl 2M với 50ml dung dịch NaOH 2M thì dung dịch thu được có A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH = 0. D. pH < 7. Câu 16: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14) A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12. +; 2+ - Câu 17: Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na 0,02 mol Ca ; 0,02 mol HCO3 và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là - - 2- - A. NO3 và 0,03 B. Cl và 0,01 C. CO3 và 0,03 D. OH và 0,03 Câu 18: Hoà tan 7,2 gam một hỗn hợp gồm hai muối sunfat của một kim loại hóa trị I và một kim loại hóa trị II vào nước được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X một lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 để thì thu được 11,65 gam BaSO4 và dung dịch Y. Tổng khối lượng hai muối clorua trong dung dịch Y là A. 5,95 gam. B. 6,50 gam. C. 7,00 gam. D. 8,20 gam. 3+ 2- + - Câu 19: Dung dịch X chứa các ion: Fe , SO4 , NH4 , Cl . Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa; - Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi) A.3,73 gam. B. 7,04 gam. C. 7,46 gam. D. 3,52 gam. Câu 20: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là: A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,78; 1,08; 0,56. C. 0,39; 0,54; 0,56. D. 0,78; 0,54; 1,12. Câu 21: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm2 HSO4 0,5M +5 và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là A.2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là A.21,95% và 2,25. B. 78,05% và 2,25. C. 21,95% và 0,78. D. 78,05% và 0,78. Câu 23: Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là A.3 : 4. B. 3 : 2. C. 4 : 3. D. 7 : 4. 2+ + – – – Câu 24: Dung dịch X chứa các ion: Ca , Na , HCO3 và Cl , trong đó số mol của ion Cl là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A.9,21. B. 9,26. C. 8,79. D. 7,47. Câu 25: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí2 H (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 57,0.