Các đề luyện thi môn Ngữ văn 8

docx 3 trang Hoài Anh 27/05/2022 5911
Bạn đang xem tài liệu "Các đề luyện thi môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_de_luyen_thi_mon_ngu_van_8.docx

Nội dung text: Các đề luyện thi môn Ngữ văn 8

  1. Phân tích bài “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) – HCM 1. Mở bài * Cách 1: Trăng vốn là đề tài vô tận của thơ ca. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ. “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) là bài thơ tiêu biểu của Người: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đôi thử lương tiêu nại nhược hà Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia” * Cách 2: Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta. Nhắc đến thơ ca của Bác, chúng ta nhớ ngay đến bài thơ “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng). Bài thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia” 2. Thân bài 2.1. Khái quát chung Bài thơ "Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) nằm trong tập "Nhật kí trong tù", được Hồ Chí Minh viết vào giai đoạn 1942 - 1943, khi đang bị cầm tù trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Tập thơ ấy không chỉ ghi lại những gian khổ Người trải qua mà còn ghi lại cả hình ảnh một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên đầy mãnh liệt. Và "Vọng nguyệt" chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Nó vừa là bức tranh hiện thực chốn lao tù, vừa là tình yêu thiên nhiên, vừa chứa đựng tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác. 2.2. Phân tích * Luận điểm 1: Hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng của Bác Đến với hai câu thơ đầu của bài thơ, chúng ta bắt gặp hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng của Bác: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa – hoàn cảnh thiếu thốn Đối thử lương tiêu nại nhược hà? – tâm trạng bối rối, lấy làm tiếc (Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị. Thế nhưng) Bác lại ngắm trăng
  2. trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Cụ thể vào lúc nửa đêm, trong không gian tù túng, nơi chỉ có bốn bức tường tối tăm và xiềng xích. Không những thế trong điều kiện “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa). Với biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ “vô”, câu thơ đã nhấn mạnh hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ của Người. Ở cái hoàn cảnh, cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ. Bên cạnh đó chúng ta còn phát hiện ra tâm trạng của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp “khó hững hờ”. Câu thơ thứ hai là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt. Và Bác lấy làm tiếc khi không có rượu, có hoa để đáp lại tình tứ của ánh trăng. * Luận điểm 2: Mối giao hoà giữa Bác và trăng đồng thời là phong thái ung dung tự tại của Người. Tiếp đến, hai câu thơ sau là mối giao hoà giữa Bác và trăng đồng thời là phong thái ung dung tự tại của Người. Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia” - Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác: + Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn. + Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng. Nghệ thuật nhân hoá “trăng: nhòm, ngắm” Với một phép nhân hóa tài tình, Hồ Chí Minh đã biến vầng trăng kia trở thành một con người thực thụ. Con người "trăng" ấy cũng đang đối diện ngắm lại thi nhân của chúng ta. Ở đây cái đẹp, chủ thể trong câu thơ đã bị đảo ngược lại. Thi nhân giờ đây mới là chủ thể, là cái đẹp đang tỏa sáng trong ngục tù khiến vầng trăng phải ngước nhìn. Câu thơ này, Hồ Chí Minh đặc biệt sử dụng từ "tòng - nhòm" để gợi tả lên cái nhìn của vầng trăng. Cái nhìn ấy có vẻ như còn đang nghi ngại, xót xa cho hoàn cảnh của người thi nhân trong ngục. - Phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng
  3. + Trong cảnh ngục tù tối tắm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích + Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một long muốn giải phóng dân tộc. * Đánh giá, mỏ rộng: - Nghệ thuật + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc. + Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ - Liên hệ với bài thơ khác. C. Kết bài: - Khái quát lại giá trị của bài thơ: Bài thơ là sự thành công về cả nỗi dung lẫn nghệ thuật, giúp người đọc hiểu thêm về Bác với những phẩm chất, lối sống cao đẹp. - Liên hệ, đánh giá: Liên hệ đến các bài thơ “Tức cảnh Pác Pó”, “Đi đường” để thấy được dù trong hoàn cảnh nào, những phẩm chấtt của Bác vẫn luôn sáng ngời. Bài thơ khép lại nhưng đọng lại trong chúng ta vẫn là hình ảnh đẹp đẽ vô cùng của người tù Cách mạng Hồ Chí Minh. Dù trong chốn ngục tù tối tăm, Người vẫn luôn có cách để ánh sáng chiếu rọi vào đó, để khẳng định một tâm hồn tràn ngập tình yêu cuộc đời, thiên nhiên. Hồ Chí Minh qua "Vọng Nguyệt" đã cho chúng ta một bài học về nhân sinh trong cuộc sống. Đó là dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, yêu đời, vượt lên trên hoàn cảnh. Ngay trong ngục tù, Người vẫn có thể ngắm trăng, thưởng trăng, tâm hồn ấy thật lạc quan biết mấy. Đó là tâm hồn tràn ngập tự do, tràn ngập tình yêu đời, lạc quan về cuộc sống, vượt mọi hoàn cảnh để tìm đến với tự do, đúng như tinh thần mà tiêu để của tập thơ "Nhật kí trong tù" đề cập đến: "Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao".