Câu hỏi ôn tập môn Địa lý Khối 7

docx 4 trang thaodu 3040
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Địa lý Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_dia_ly_khoi_7.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Địa lý Khối 7

  1. bài 40: Thực hành tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp vành đai mặt trời Bài 1 (trang 125 sgk Địa Lí 7): Vùng công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì Quan sát các hình 37.1, 39.1 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết: - Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì - Tên các ngành công nghiệp chính ở đây - Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút? Lời giải: - Các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì: Niu I-ooc, Phi-la đen-phi-a, Oa-sinh-tơn, Si- ca-gô, Đi-tơ-roi, Ôt-ta-ao, Môn-trê-an. - Các ngành công nghiệp chính ở đây: Luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt, đóng tàu, khai thác và chế biến gỗ. - Các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút, vì: Hạ tầng cơ sở lạc hậu, ngành luyện thép và khai thác than bị đình đốn, không khí và nước bị ô nhiễm ; Bị cạnh tranh bởi các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới ở Châu Á Bài 2 (trang 125 sgk Địa Lí 7): Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới Quan sát trên hình 40.1 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết: - Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì. - Tại sao có sự dịch chuyển vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì? - Vị trí của vùng công nghiệp "Vành đai mặt trời" có những thuận lợi gì? Lời giải: - Vốn và lao động ở Hoa Kì đang có sự dịch chuyển theo hướng từ vùng Đông Bắc xuống vành đai công nghiệp mới ở phía Tây và phía Nam của Hoa Kì - Nguyên nhân của sự dịch chuyển vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì là sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới ở phía Tây và phía Nam trong giai đoạn hiện nay. - Vị trí của vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" có những thuận lợi sau: + Gần biên giới Mê-hi-cô nên dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa sang các nước Trung và Nam Mĩ. + Phía Tây thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế (xuất nhập khẩu) với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
  2. Địa lý lớp 7 bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ Bài 1 (trang 127 sgk Địa Lí 7): Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ. Lời giải: Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có ba phần: - Hệ thống núi An-đet ở phía tây: Cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng. - Đồng bằng ở trung tâm: Các đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn (rộng và bằng phẳng nhất thế giới), La-pla-ta, Pam-pa. - Các sơn nguyên ở phía đông: Guy-a-ba, Bra-xin. Bài 2 (trang 127 sgk Địa Lí 7): So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ. Lời giải: - Giống nhau: Cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. - Khác nhau: + Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông, trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên. + Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ. + Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. + Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đông bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.
  3. bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) Bài 1 trang 129: Quan sát hình 42.1, cho biết: + Trung và Nam Mĩ có kiểu khí hậu nào? + Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti. Trả lời: - Trung và Nam Mĩ có kiểu khí hậu: Khí hậu xích đạo, khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt và khí hậu ôn đới. - Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: + Nam Mĩ: Dạng các kiểu khí hậu, đầy đủ các kiểu khí hậu trên + Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: Chỉ có khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới. Bài 2 trang 130: Quan sát hình 41.1 và hình 42.1, nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ. Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình? Trả lời: - Trung và Nam Mĩ có kiểu khí hậu: Khí hậu xích đạo, khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt và khí hậu ôn đới. - Sự phân bố các kiểu khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với sự phân bố địa hình: Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông). + Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiệt đới địa trung hải, ôn đới hải dương. + Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa Bài 3 trang 130 : Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ. Trả lời: Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ: - Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn. - Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng- ti. - Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin - Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét. - Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
  4. - Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni. - Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét Bài 4 trang 130: Quan sát hình 41.1 và hình 41.1, giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An-det lại có hoang mạc. Trả lời: Dải đất duyên hải phía tây An-det lại có hoang mạc do có dòng biển lạnh Pê-ru chảy ven bờ. Hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.