Câu hỏi ôn tập môn Địa lý Lớp 8

docx 6 trang thaodu 5900
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Địa lý Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_dia_ly_lop_8.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Địa lý Lớp 8

  1. phßng gi¸o dôc & ®µo TRƯỜNG THCS    GI¸O ¸N: Tổ: GV: Năm hoc: 20 - 20
  2. CÂU HỎI ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8 1/ĐỊA HÌNH NƯỚC TA HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI DO NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU NÀO ? Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do các nhân tố : - Hoạt động tân kiến tạo làm nâng cao và trẻ hóa địa hình. - Ngoại lực, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa có tác dụng bào mòn hạ thấp địa hình, san lấp vùng trũng. - Hoạt động của con người: tạo ra các dạng địa hình nhân tạo, 2/EM HÃY CHO BIẾT MỘT SỐ NHÁNH NÚI, KHỐI NÚI LỚN NGĂN CÁCH VÀ PHÁ VỠ TÍNH LIÊN TỤC CỦA DẢI ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN NƯỚC TA. Một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta: Hoành Sơn, Bạch Mã, một số nhánh núi từ dãy Trường Sơn Nam đâm ra biển, nơi có đèo Cù Mông, đèo Cả 3/VÌ SAO CÁC ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI TRUNG BỘ NHỎ HẸP VÀ KÉM PHÌ NHIÊU? - Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hep nhất là 50 km), có các dãy núi chạy hướng Tây - Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đồng bằng thành các đồng bằng nhỏ.(Ví dụ: dãy Bạch Mã, Hoành Sơn ). - Mặt khác, sông ngòi ngắn nhỏ, ít phù sa, thềm lục địa hẹp và sâu nên quá trình bồi tụ phù sa sông diễn ra ít. - Trong quá trình hình thành các đồng bằng này, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. 4/ĐỊA HÌNH NƯỚC TA CHIA THÀNH MẤY KHU VỰC? ĐÓ LÀ NHỮNG KHU VỰC NÀO? Địa hình nước ta chia thành ba khu vực: - Đồi núi: vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. - Đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Bờ biển và thềm lục địa. 5/ĐỊA HÌNH ĐÁ VÔI TẬP TRUNG NHIỀU Ở MIỀN NÀO? Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền Bắc (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ). - Dải núi đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Hòa Bình). - Dải núi đá vôi vùng núi thấp Bắc Trung Bộ (các hang động núi đá vôi nổi tiếng như: Phong Nha, Sơn Đoòng ). 6/ĐỊA HÌNH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG KHÁC VỚI ĐỊA HÌNH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG NHƯ THẾ NÀO? 7/EM HÃY CHO BIẾT KHI RỪNG BỊ CON NGƯỜI CHẶT PHÁ THÌ MƯA LŨ SẼ GÂY RA HIỆN TƯỢNG GÌ? BẢO VỆ RỪNG CÓ NHỮNG LỢI ÍCH GÌ? - Khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng: xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ lụt, lũ đá. - Lợi ích của việc bảo vệ rừng: + Hạn chế xói mòn rửa trôi bề mặt đất, bảo vệ đất. + Chống trượt lở đất đá. + Điều hòa dòng chảy nước góp phần hạn chế lũ lụt.
  3. + Bảo vệ nguồn nước ngầm. + Bảo vệ đa dạng sinh vật, các nguồn gen qúy. + Rừng là lá phổi xanh có tác dụng điều hòa khí quyển, cân bằng hệ sinh thái. 8/SỰ THẤT THƯỜNG TRONG CHẾ ĐỘ NHIỆT CHỦ YẾU DIỄN RA Ở MIỀN NÀO? VÌ SAO? Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, do nhịp độ và cường độ gió mùa tạo ra. Mùa đông, mỗi khi gió mùa Đông Bắc tràn về sẽ làm hạ thấp nền nhiệt của miền Bắc, thời tiết lạnh và có thể xảy ra rét đậm rét hại, băng giá, sương muối 9/NHỮNG NÔNG SẢN NHIỆT ĐỚI NÀO CỦA NƯỚC TA CÓ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VỚI SỐ LƯỢNG NGÀY CÀNG LỚN TRÊN THỊ TRƯỜNG? Những nông sản nhiệt đới của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường là: lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu trên thế giới. 10/NƯỚC TA CÓ MẤY MÙA KHÍ HẬU? NÊU ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU CỦA TỪNG MÙA. * Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam. * Đặc trưng khí hậu của từng mùa: - Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4: + Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt. + Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 15 độ C, miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá. + Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa. - Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10: + Diễn ra phổ biến trên cả nước. + Nhiệt độ cao đều trên cả nước (>250C). + Thời tiết phô biến là nhiều mây,có mưa rào và dông bão: mưa ngâu kéo dài giữa tháng 8, gây ngập úng cho đồng bằng Bắc Bộ, bão gây ảnh hưởng đến các tỉnh duyen hải miền Trung. + Gió Tây khô nóng gây hạn hán cho miền Trung và Tây Bắc. 11/TRONG MÙA GIÓ ĐÔNG BẮC, THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU BẮC BỘ, TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG? VÌ SAO? Không giống nhau: - Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. - Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. 12/NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU NÀO ĐÃ LÀM CHO THỜI TIẾT, KHÍ HẬU NƯỚC TA ĐA DẠNG VÀ THẤT THƯỜNG? Những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường: - Vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá ). - Địa hình và hoàn lưu gió mùa: + Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao. + Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ ) 13/NƯỚC TA CÓ MẤY MIỀN KHÍ HẬU? NÊU ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỪNG MIỀN. Nước ta có hai miền khí hậu: Nước ta có hai miền khí hậu: - Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều. - Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. Ngoài ra còn có một số khu vực khí hậu như: - Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. - Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương. 14/VÌ SAO SÔNG NGÒI NƯỚC TA LẠI CÓ HAI MÙA NƯỚC KHÁC NHAU RÕ RỆT? Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khí hậu. Khí hậu nước ta có một mùa mưa và một mùa khô, vì thế sông ngòi nước ta có một mùa lũ và một mùa cạn khác nhau rõ rệt.
  4. 15/VÌ SAO NƯỚC TA CÓ RẤT NHIỀU SÔNG SUỐI, SONG PHẦN LỚN LẠI LÀ CÁC SÔNG NHỎ, NGẮN VÀ DỐC? - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn + địa hình 3/4 là đồi núi. -> nước ta có nhiều sông suối. - Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy ngắn, dốc. -> sông ngòi chủ yếu là sông ngắn và dốc. 16/NHÂN DÂN TA ĐÃ TIẾN HÀNH NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ KHAI THÁC CÁC NGUỒN LỢI VÀ HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA LŨ LỤT? Những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt: - Xây các hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà). - Chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long: + Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch. + Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng. + Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. 17/EM HÃY CHO BIẾT MỘT SỐ GIÁ TRỊ CỦA SÔNG NGÒI NƯỚC TA. Giá trị sông ngòi nước ta: - Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. - Xây dựng các nhà máy thủy điện. - Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển. - Khai thác và nuôi trồng thủy sản. - Phát triển du lịch. 18/VÌ SAO TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI CỦA MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ BỊ GIẢM SÚT MẠNH MẼ? - Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khu vực đầu tiên và trực tiếp đón nhiều đợt gió mùa Đông Bắc xâm nhập vào nước ta=> làm hạ thấp nền nhiệt vào mùa đông, miền có một mùa đông lạnh; trong năm có 3 tháng nhiệt độ dưới 150C. - Miền Bắc nằm ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam. - Các cánh cung núi ở mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió Đông Bắc dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ. => Tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ. 19/CHỨNG MINH RẰNG MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ CÓ TÀI NGUYÊN PHONG PHÚ, ĐA DẠNG. NÊU MỘT SỐ VIỆC CẦN LÀM ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG MIỀN. - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng: + Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh) với trữ lượng và chất lượng hàng đầu Đông Nam Á), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét có ở nhiều nơi. + Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta: tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW). Các nhà máy thủy điện lớn là: thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW) với công suất lớn nhất cả nước; thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW) + Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi lắm Trà cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể; các vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới. + Tài nguyên rừng khá giàu có với nhiều loại gỗ quý, cây thuốc, các loài chim thú. + Vùng biển phía Đông Nam với ngư trường lớn (Hải Phòng - Quảng Ninh) mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào, phát triển giao thông biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển (cát ở Quảng Ninh). + Tài nguyên khí hậu và đất: địa hình miền núi thấp với đất feralit màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh thuận lợi cho canh tác cây chè, quế, hồi, thảo quả, cây ăn quả ; chăn thả gia súc (trâu, bò). - Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền: + Trồng và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất. + Bảo vệ môi trường biển trong lành. + Khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường. 20/HÃY GIẢI THÍCH TẠI SAO Ở MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ MÙA ĐÔNG LẠI NGẮN HƠN VÀ ẤM HƠN MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ? Vào mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh đã bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn và suy yếu dần khi đi xuống phía nam. Do đó mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (nơi đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta). 21/NÊU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN NỔI BẬT CỦA MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ. Đặc điểm tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: - Địa hình: + Núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế, độ dốc lớn, cắt xẻ mạnh, hướng Tây Bắc – Đông Nam.
  5. + Xen giữa các dãy núi có các sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi. + Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển; có cát đầm, vịnh, bãi biển - Khí hậu: Tính chất nhiệt tăng dần, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, chịu hiệu ứng phơn Tây Nam khô nóng, bão lũ, mùa mưa lùi về thu đông, có lũ tiểu mãn. - Sông ngòi: Hướng TB- ĐN, một số sông hướng T- Đ, nhiều sông lớn, dốc, giàu tiềm năng thủy điện. - Tài nguyên biển:vùng biển phía Đông rộng lớn, hải sản phong phú, nhiều bãi tắm đẹp, vũng vịnh nước sâu, bãi triều đầm phá - Khoáng sản: Thiếc, sắt, apatit, vật liệu xây dựng, titan. - Sinh vật và thổ nhưỡng: Hai loại đất chính: đất phù sa và đất feralit; có đầy đủ hệ thống các đai cao (ba đai), rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh. - Thiên tai lũ lụt, hạn hán. 22/VÌ SAO BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG LÀ KHÂU THEN CHỐT ĐỂ XÂY DỰNG CUỘC SỐNG BỀN VỮNG CỦA NHÂN DÂN MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ? - Vì đây là miền gặp nhiều thiên tai nhất nước ta: bão, lũ, sạt lở bờ biển, - Trồng rừng đầu nguồn nhằm hạn chế sạt lở đất đá và lũ quét ở vùng miền núi phía Tây cũng như miền đồng bằng phía Đông. Mặt khác, làm dịu hơn những đợt phơn khô nóng vào đầu hạ. - Trồng rừng ven biển nhằm chắn sóng, chắn cát, hạn chế tác động của biển vào đất liền, đặc biệt vào thời kì mưa bão. 23/VÌ SAO MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ CÓ CHẾ ĐỘ NHIỆT ÍT BIẾN ĐỘNG VÀ KHÔNG CÓ MÙA ĐÔNG LẠNH GIÁ NHƯ HAI MIỀN PHÍA BẮC? Càng xuống phía Nam gió mùa Đông Bắc càng suy yếu và bị chắn lại ở dãy Bạch Mã nên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thay vào đó là hoạt động chủ yếu của Gió Tín phong đông bắc khô nóng. 24/VÌ SAO MÙA KHÔ Ở MIỀN NAM DIỄN RA GAY GẮT HƠN SO VỚI HAI MIỀN PHÍA BẮC? Do khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm nên mùa khô ở miền Nam thời tiết nắng nóng, ít mưa, độ ẩm nhỏ, khả năng bốc hơi rất lớn vượt xa lượng mưa. 25/ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU CỦA MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ LÀ GÌ? Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nóng quanh năm. - Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm cao (25 - 27°C), tổng lượng nhiệt lớn hơn 9000°C. + Biên độ nhiệt năm nhỏ từ 3 - 7°C. - Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rất yếu và chỉ biểu hiện trên phạm vi hẹp (khu vực duyên hải Nam Trung Bộ) gây ra mưa lớn vào thu đông. - Chế độ mưa không đồng nhất. + Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn, tập trung trong thời gian ngắn. + Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng, chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. 26/TRÌNH BÀY NHỮNG TÀI NGUYÊN CHÍNH CỦA MIỀN Tài nguyên chính của miền là: - Đất phù sa ở đồng bằng Nam Bộ, đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh lớn. - Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, có một mùa khô và mưa sâu sắc thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. - Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước). Sinh vật phong phú,có nguồn gốc cận xích đạo và nhiệt đới, trong rừng có nhiều loài thú lớn, hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng với diện tích khoảng 3000ha. - Khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn nhất, bôxít (Tây Nguyên), vàng (Quảng Nam), vật liệu xây dựng. - Tài nguyên biển giàu có về nguồn lợi hải sản (ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận, Cà Mau - Kiêng Giang, Hoàng Sa - Trường Sa), các vũng vịnh cửa sông thuận lợi cho xây dựng hải cảng 27/LẬP BẢNG SO SÁNH BA MIỀN TỰ NHIÊN VIỆT NAM