Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Địa lý Lớp 10

doc 62 trang thaodu 12513
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Địa lý Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_tap_dia_ly_lop_10.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Địa lý Lớp 10

  1. BÀI 2 LỚP 10 Câu 1. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: A. phân bố với phạm vi rộng rải. B. phân bố theo những điểm cụ thể. C. phân bố theo dải. D. phân bố không đồng đều. Câu 2. Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện A. chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. B. giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. C. tính chất của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. D. động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. Câu 3. Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: A. phân bố phân tán, lẻ tẻ. B. phân bố tập trung theo điểm. C. phân bố theo tuyến. D. phân bố ở phạm vi rộng. Câu 4. Phương pháp khoanh vùng thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: A. phân bố tập trung theo điểm. B. phân bố ở những khu vực nhất định . C. phân bố ở phạm vi rộng lớn. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ. Câu 5. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí A. có sự phân bố theo những điểm cụ thể. B. có sự di chuyển theo các tuyến. C. có sự phân bố theo tuyến. D. có sự phân bố rải rác. Câu 6. Để thể hiện thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ ta dùng phương pháp A. kí hiệu. B. đường chuyển động. C. chấm điểm. D. bản đồ-biểu đồ. Câu 7. Các đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? A. các đường ranh giới hành chính B. các hòn đảo C. các điểm dân cư D. các dãy núi Câu 8. Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp: A. kí hiệu B. bản đồ – biểu đồ C. vùng phân bố D. chấm điểm Câu 9. Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp A. kí hiệu đường chuyển động. B. vùng phân bố. C. kí hiệu. D. chấm điểm. Câu 10. Để thể hiện số lượng đàn bò của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp A. kí hiệu. B. chấm điểm C. bản đồ – biểu đồ. D. vùng phân bố. Câu 11. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí A. có sự phân bố theo những điểm cụ thể. B. có sự di chuyển theo các tuyến . C. có sự phân bố theo tuyến. D. có sự phân bố rải rác. Câu 12: Nhận định đúng về sự thể hiện của phương pháp khoanh vùng là:
  2. A. Thể hiện được sự phân bố của các đối tượng địa lí B. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng C. Thể hiện sự phổ biến của 1 loại đối tượng riêng lẻ tách ra với các loại đối tượng khác D. Thể hiện được qui mô của đối tượng. Câu 13. Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là: A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá B. biên giới, đường giao thông C. các luồng di dân, các luồng vận tải D. các nhà máy, đường giao thông Câu 14. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động ? A. Hướng gió B. Dòng biển C. Dòng sông D. Hướng bảo Câu 15.Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng: A. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu B. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu C. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu D. sự khác nhau về độ nét kí hiệu BÀI 3 LỚP 10 Câu 1. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh: A. học thay sách giáo khoa B. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí C. thư giản sau khi học xong bài D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài Câu 2. Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để: A. trang trí nơi làm việc B. tìm đường đi, xác định vị trí C. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí D. biết được sự phát triển KT-XH của một quốc gia Câu 3. Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào: A. bảng chú giải B. các đối tượng địa lí C. mạng lưới kinh vĩ tuyến D. vị trí địa lí của lãnh thổ Câu 4. Trong học tập địa lí, khi sử dụng bản đồ vấn đề cần lưu ý đầu tiên là A. chọn bản đồ phù hợp với nội dung. B. đọc kĩ bảng chú giải. C. nắm được tỉ lệ bản đồ. D. xác định phương hướng trên bản đồ. Câu 5. Để tìm hiểu về chế độ nước của một con sông ,cần phải sử dụng bản đồ nào ? A. bản đồ khí hậu. B. bản đồ địa hình. C. bản đồ địa chất. D. bản đồ nông nghiệp. Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng khi sử dụng bản đồ?
  3. A. Xác định phương hướng. B. Tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ. C. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung. D. Tìm hiểu màu sắc thể hiện trên bản đồ. Câu 7. Những bản đồ không vẽ kinh vĩ tuyến muốn xác định phương hướng dựa vào: A. mũi tên chỉ hướng Đông B. mũi tên chỉ hướng Tây C. mũi tên chỉ hướng Nam D. mũi tên chỉ hướng Bắc Câu 8. Cho biết ý nào dưới đây là không đúng ? A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện càng lớn. B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao. C. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới. D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ sử dụng. Câu 9. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác? A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất C. Bản đồ thể thể hiện quá trình phát triển của 1 hiện tượng D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí Câu 10: Để giải thích tình hình phân bố lượng mưa của một khu vực, bản đồ cần kết hợp sử dụng là: A. bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình. B. bản đồ khí hậu và bản đồ địa chất. C. bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình. D. bản đồ địa chất và bản đồ thủy văn BÀI 5. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI. TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT. Câu 1: Thiên hà là? A. Một tập hợp gồm nhiều giải ngân hà trong vũ trụ. B. Một tập hợp của nhiều hệ mặt trời. C. Khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ. D. Một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khí và bức xạ điện từ. Câu 2: Dải Ngân Hà là? A. Thiên hà chứa mặt trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) . B. Một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ. C. Tên gọi khác của Hệ Mặt Trời. D. Dài sáng trong Vũ Trụ , gồm vô số các ngôi sao tập hợp lại. Câu 3: Hệ Mặt Trời bao gồm A. Các Dải Ngân Hà ,các hành tinh, vệ tinh ,các đám bụi ,khí. B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh mặt trời, các đám bụi, khí. C. Rất nhiều Thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, ) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ. D. Các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, khác đám bụi, khí. Câu 4: Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng. B. Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ. C. Mặt trời ở trung tâm, Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. Câu 5: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời? A. Trong Hệ Mặt Trời Chỉ mặt trời có khả năng tự phát sáng. B. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ trái đất. C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là mặt trời và mặt trăng. D. Tất cả các thiên thể trong hệ mặt trời đều có khả năng tự phát sáng. Câu 6: Các hành tinh trong hệ mặt trời có đặc điểm là? A. Đều chuyển động quanh mặt trời theo hướng thuận chiều kim đồng hồ
  4. B. Chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ C. 4 hành tinh gần mặt trời chuyển động theo hướng thuận chiều kim đồng hồ bốn hành tinh còn lại chuyển động theo hướng ngược lại D. Chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng không xác định Câu 7: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là? A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau. B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ. C. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ. D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời Câu 8: Do tác động của lực Côriolit nên ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về: A. Bên phải theo hướng chuyển động. B. Bên trái theo hướng chuyển động. C.Hướng Đông. D. Hướng Tây. Câu 9: Trên bề mặt trái đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do? A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. Trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 10: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tế khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau . Nguyên nhân là? A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 11: Bề mặt trái đất được chia ra làm? A. 12 múi giờ , mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. B. 24 múi giờ ,mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. C. 12 múi giờ ,mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến. D. 24 múi giờ ,mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến. Câu 12: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tinh theo giờ của múi giờ số mấy? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 12. C. Múi giờ số 6. D. Múi giờ số 18. Câu 13: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là? A. Kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0 B. Kinh tuyến 900 Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6) C. Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12) D. Kinh tuyến 900 T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6) Câu 14: Nếu đi từ phải tây sang phải đông, khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải? A. Lùi lại 1 ngày lịch. B. Lùi lại 1 giờ. C. Tăng thêm 1 ngày lịch. D. Tăng thêm 1 giờ. Câu 15: Nếu đi từ phải đông sang phía tây, khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải? A. Lùi lại 1 giờ. B. Tăng thêm 1 giờ. C. Lùi lại 1 ngày lịch. D. Tăng thêm 1 ngày lịch. Câu 16: Theo quy định, những địa điểm nào đuợc đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất? A. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 0o B. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180o C. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oĐ D. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oT. Câu 17: Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất?
  5. A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 6. C. Múi giờ số 12. D. Múi giờ số 18. Câu 18: Khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 - 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là? A. 17 giờ ngày 31 -12 năm 2015. B. 17 giờ ngày 1 - 1 năm 2016. C. 7 giờ ngày 31 - 12 năm 2015. D. 7 giờ ngày 1 - 1 năm 2016. Câu 19: Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là? A. Trái Đất có hình khối cầu. B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. D. Tục Trái Đất nghiêng 23o27’. Câu 20: Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là: A. Trung Quốc B. Hoa Kì C. Nga D. Canada BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT Giáo viên soạn: Phan Thị Tiềm. Địa lí lớp 10. Số điện thoại: 01647 255 620. Câu 1. Khu vực nào sao đây có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ 1 lần? A. Tại chí tuyến Bắc, Nam. B. Cực Bắc, Nam. C. Nội chí tuyến. D. Ngoại chí tuyến. Câu 2. Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa, gọi là A. Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. C. các mùa trong năm. D. chuyển động không thật của Trái Đất. Câu 3. Nơi nào sau đây không có sự chênh giữa ngày và đêm? A. Chí tuyến. B. Xích đạo. C. Hai cực. D.Vòng cực. Câu 4. Khu vực có ngày, đêm kéo dài suốt 24 giờ xảy ra tại A. xích đạo đến cực. B. vòng cực đến cực. C. xích đạo. D. chí tuyến. Câu 5. Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần tại khu vực nào sau đây? A. Chí tuyến Bắc, Nam. B. Cực Bắc và Nam. C. Nội chí tuyến. D. Ngoại chí tuyến. Câu 6. Tại hai cực, hiện tượng ngày và đêm diễn ra như thế nào? A. Sáu tháng ngày, sáu tháng đêm. B. Ngày địa cực, đêm địa cực. C. Ngày, đêm bằng nhau. D. Ngày dài, đêm ngắn. Câu 7. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây? A. Vùng nội chí tuyến. B. Xích đạo. C. Vùng ngoại chí tuyến. D. Chí tuyến Bắc, Nam.
  6. Câu 8. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là A. chuyển động không có thực của Mặt Trời. B. chuyển động có thực của Mặt Trời. C. Mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. D. chuyển động của Mặt Trời tự quay quanh trục. Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng về mùa? A. Một năm có bốn mùa. B. Mọi nơi trên Trái Đất đều có mùa như nhau. C. Có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu. D. Hai bán cầu có mùa trái ngược nhau. Câu 10. Ý nào sau đây đúng với chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời? A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất. C. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời. Câu 11. Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do A. Trái Đất tự chuyển động quanh trục. B. Trái Đất tự chuyển động tịnh tuyến quanh Mặt Trời. C. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục. Câu 10. Ở bán cầu Bắc, mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm, khi càng gần xích đạo ngày càng ngắn, đêm càng dài? A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông. Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về mùa đông ở bán cầu Bắc? A. Ngày dài hơn đêm. B. Mặt Trời đang ở nửa cầu Bắc. C. Ngày ngắn hơn đêm. D. Mặt trời đang ở xích đạo. Câu 12. Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại mỗi nơi khác nhau, chủ yếu vào nhân tố nào sau đây? A. Tốc độ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. B. Thời gian được chiếu sáng của Mặt Trời. C. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. D. Thời gian được chiếu sáng và góc nhập xạ . Câu 13. Vào mùa xuân ở bán cầu Bắc, xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào? A. Ngày, đêm bằng nhau. B. Ngày dài, đêm ngắn. C. Ngày ngắn hơn đêm. D. Ngày, đêm dài sáu tháng. Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về ngày, đêm theo mùa và theo vĩ độ ở bán cầu Bắc? A. Mùa hạ ngày dài hơn đêm. B. Càng xa xích đạo chênh lệch ngày, đêm càng lớn. C. Càng gần cực ngày, đêm địa cực càng tăng. D. Ngày dài nhất trong năm là ngày Đông chí. Câu 15. Trong năm, khu vực nào sau đây nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn nhất? A. Vòng cực. B. Xích đạo. C. Chí tuyến. D. Cực. Câu 16. Ở Lũng Cú (23023’ Bắc ) thuộc tỉnh Hà Giang, nhận định nào đúng về hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Lũng Cú? A. Không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần. C. Mỗi năm Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ một lần. D. Mặt Trời lên thiên đỉnh tùy từng năm.
  7. Câu 17. Tại bán cầu Bắc, Việt Nam là mùa xuân (21 /3 đến 22/6) thì tại Nam Phi (ở bán cầu Nam) đang là mùa nào sau đây? A. Mùa thu. B. Mùa đông. C. Mùa xuân. D. Mùa hạ. Câu 18. Vùng nào sau đây trên Trái Đất đón Giáng sinh Noel (25 tháng 12) toàn là đêm, mà không có ngày? A. Xích đạo. B. Chí tuyến Bắc, Nam. C. Cực Bắc. D. Cực Nam. Câu 19. Cho câu ca dao sau: “Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối.” Câu ca dao trên, phản ánh đúng hiện tượng đêm tháng năm, ngày tháng mười ở khu vực A. xích đạo. B. nửa cầu Bắc (trừ vòng cực đến cực). C. hai cực. D. Nửa cầu Nam (trừ vòng cực đến cực). Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng, khi Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời? A. Ngày – đêm vẫn luân phiên 24 giờ. B. Trái Đất không có ngày – đêm. C. Trái Đất không tồn tại sự sống. D. Sự sống trên Trái Đất vẫn tồn tại. BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG Câu 1. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là A. niken, silic. B. niken, bôxit. C. niken, sắt. D. niken, apatit. Câu 2 . Lớp nào chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất? A. Nhân ngoài Trái Đất B. Lớp vỏ Trái Đất C. Lớp Manti D. Nhân trong của Trái Đất Câu 3. Từ nhân ra ngoài, cấu tạo bên trong của Trái Đất theo thứ tự có các lớp A. vỏ Trái Đất, Manti, nhân Trái Đất. B. manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất. C. nhân Trái Đất, Manti, vỏ Trái Đất. D. nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất, Manti. Câu 4: Thạch quyển được giới hạn bởi A. vỏ Trái Đất và lớp Manti. B. lớp Manti. C. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti. D. vỏ Trái Đất và phần dưới của lớp Manti. Câu 5. Tầng đá nào làm thành nền của các lục địa? A. Tầng granit. B. Tầng badan. C. Tầng trầm tích. D. Tầng badan và tầng trầm tích. Câu 6. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là A. mảng kiến tạo.
  8. B. mảng lục địa. C. mảng đại dương. D. vỏ trái đất. Câu 7. Thạch quyển là lớp vỏ cứng của trái đất bao gồm vỏ trái đất và A. vỏ lục địa. B. man ti trên. C. manti dưới. D. vỏ đại dương. Câu 8. Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo? A. Vỏ Trái Đất. B. Lớp Manti trên. C. Lớp Manti dưới. D. Nhân Trái Đất. Câu 9. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ xuất hiện A. động đất, núi lửa. B. bão. C. ngập lụt. D. thủy triều dâng. Câu 10. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí A. trung tâm các lục địa. B. ngoài khơi đại dương. C. nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. D. trên các dãy núi cao. Câu 11: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào A. nguồn gốc hình thành Trái Đất. B. những mũi khoan sâu trong lòng đất. C. nghiên cứu đáy biển sâu. D. nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất. Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất? A. Có độ dày lớn nhất, Nhiệt độ và áp suất lớn nhất. B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng. C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn. D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong. Câu 13. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là mặt trời C. do trái đất luôn tự quay quanh trục của chính nó D. do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời Câu 14. Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm A. có một ít tầng trầm tích. B. có một ít tầng granit. C. không có tầng granit. D. không có tầng trầm tích. Câu 15 . Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á, kết quả hình thành A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương. B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương. C. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương. D. sống núi ngầm ở Thái Bình Dương. Câu 16: Dãy núi Himalaya được hình thanh do hai mảng nào xô vào nhau? A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương. B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á. C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á. D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á. Câu 17. Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương? A. Mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a. B. Mảng Thái Bình Dương. C. Mảng Phi. D. Mảng Nam Mĩ. Câu 18. Sống núi ngầm dưới đáy Đại Tây Dương là kết quả của vận động A. tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á
  9. B. dồn ép giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á C. tách dãn giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á D. Dồn ép giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á Câu 19. Các hoạt động như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng. B. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc lục địa và đại dương. C. chúng xuất hiện ranh giới các đại dương. D. sự phân bố xen kẻ của lục địa và đại dương. Câu 20. Sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương là A. vỏ lục địa không cấu tạo đủ ba tầng đá như vỏ đại dương. B. vỏ lục địa có chiều dày dày hơn vỏ đại dương. C. vỏ đại dương có tầng granit dày hơn vỏ lục địa. D. vỏ đại dương có chiều dày dày hơn vỏ lục địa. Bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Câu 1: Nội lực là A. lực phát sinh từ vũ trụ. C. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất. B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. D. lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt Trái Đất. Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là A. nguồn năng lượng từ đại dương. B. nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. C. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. D. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân. Câu 3. Quá trình nào sau đây thuộc tác động nội lực? A. Nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy. B. Nâng lên, hạ xuống, bóc mòn, vận chuyển. C. Uốn nếp, đứt gãy, bồi tụ, vận chuyển. D. Uốn nếp, đứt gãy, xâm thực, bóc mòn. Câu 4. Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá có độ dẻo cao sẽ xảy ra hiện tượng. A. Biển tiến. B. Biển thoái. C. Uốn nếp. D. Đứt gãy. Câu 5. Vận động nào sau đây tạo ra các dạng địa hào, địa lũy? A. Theo phương nằm ngang ở vùng đá mềm. B. Theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng. C. Theo phương thẳng đứng ở vùng đá dẻo. D. Theo phương thẳng đứng ở vùng có đá cứng. Câu 6. Vận động nâng lên, hạ xuống ở nhiều nơi trên lớp vỏ Trái Đất được gọi là A. hiện tượng uốn nếp. B. hiện tượng động đất. C. vận động theo phương nằm ngang. D. vận động theo phương thẳng đứng. Câu 7. Trong các đứt gãy theo phương nằm ngang bộ phận trồi lên được gọi là A. địa hào. B. địa lũy. C. biển tiến. D. biển thoái. Câu 8. Vận động làm cho diện tích lớn lục địa bị hạ xuống được gọi là hiện tượng A. biển thoái. B. biển tiến. C. uốn nếp. D. đứt gãy. Câu 9. Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là
  10. A. vận động tạo núi. B. vận động kiến tạo. C. vận động theo phương thẳng đứng. D. vận động theo phương nằm ngang. Câu 10: Kết quả của hiện tượng uốn nếp là A. tạo ra núi lửa, động đất. B. tạo ra các hẻm vực, thung lũng. C. làm xuất hiện các miền núi uốn nếp. D. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái. Câu 11. Hiện tượng đứt gãy xảy ra ở nơi nào sau đây? A. Đất đá có độ dẻo cao. C. Đất đá có độ cứng cao. D. Nơi có hoạt động động đất. B. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. Câu 12. Dãy núi con Voi ở tả ngạn sông Hồng là dạng địa hình nào sau đây do hiện tượng đứt gãy tạo nên? A. Núi lửa. B. Núi uốn nếp. C. Địa lũy. D. Địa hào. Câu 13. Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng A. đứt gãy. B. biển tiến. C. uốn nếp. D. biển thoái. Câu 14. Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả của vận động nào sau đây? A. Thẳng đứng. B. Nằm ngang. C. Nâng lên. D. Hạ xuống. Câu 15. Kết quả phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan hiện nay nằm dưới mực nước biển là do. A. Hiện tượng uốn nếp. B. Hiện tượng đứt gãy. C. Hoạt động động đất, núi lửa. D. Vận động hạ xuống của vỏ Trái Đất. Câu 16. Vận động theo phương thẳng đứng của vỏ Trái Đất có đặc điểm là A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn. B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ. C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn. D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ. Câu 17. Hiện tượng nào sau đây không phải tác động của nội lực? A. Đứt gãy. B. Uốn nếp. C. Bồi tụ. D. Động đất. Câu 18. Nhận định nào sau đây đúng về hiện tượng uốn nếp? A. Xảy ra ở vùng đá có độ cứng cao. B. Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao. C. Tạo ra các dạng địa lũy, địa hào. D. Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ Trái Đất. Câu 19. Kết quả của vận động theo phương thẳng đứng của vỏ Trái Đất là A. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp. B. làm cho đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau. C. làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên trong khi bộ phận khác bị hạ xuống. D. làm cho đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của nội lực? A. Do năng lượng bức xạ Mặt Trời gây ra. B. Do năng lượng trong lòng Trái Đất gây ra. C. Tác động đến địa hình thông qua vận động kiến tạo.
  11. D. Là lực được phát sinh ở bên trong lòng Trái Đất. BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ TRÁI ĐẤT Câu 1. Ngoại lực là A. lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất. B. lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. C. lực phát sinh từ các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. D. lực phát sinh từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Câu 2. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là A. nguồn năng lượng từ đại dương B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân. C. nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời. D. nguồn năng lượng từ lòng đất. Câu 3. Quá trình phong hoá là A. quá trình phá huỷ, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật. B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu. C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá huỷ, biển đổi từ nơi này đến nơi khác. D. quá trình tích tụ các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi. Câu 4. Quá trình phong hoá lí học xảy ra mạnh nhất ở A. miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm. B. miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới. C. miền khí hậu khô nóng (hoang mạc; bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh. D. miền khí hậu xích đạo nóng, ẩm quanh năm. Câu 5. Những tác nhân chủ yếu của phong hoá hoá học là A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. B. vi khuẩn, nấm, rễ cây, C. nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, ôxi, axit hữu cơ, D. sự va đập của gió, sóng, nước chảy, tác động của con người,. Câu 6. Quá trình bóc mòn là A. quá trình phá huỷ, làm biển đổi các loại đá và khoáng vật. B. quá trình tích tụ các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi. C. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu. D. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi từ nơi này đến nơi khác. Câu 7. Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau: A. phong hoá - vận chuyển - bóc mòn - bồi tụ. B. phong hoá - bồi tụ - bóc mòn - vận chuyển. C. phong hoá - bóc mòn - vận chuyển - bồi tụ. D. phong hoá - bóc mòn- bồi tụ - vận chuyển. Câu 8. Địa hình khoét mòn ở các hoang mạc là do A. băng hà. B. nước chảy trên mặt. C. gió. D. Sóng biển. Câu 9. Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm nước và dễ hoà tan đã hình thành nên dạng địa hình cac-xtơ (hang động, ). Ở nước ta, địa hình cac-xtơ rất phát triển ở vùng A. tập trung đá vôi. B. tập trung đá granit. C. tập trung đá badan. D. tập trung đá thạch anh. Câu 10. Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hoá lí học xảy ra mạnh do A.gió thổi mạnh. B. nhiều bão cát. C. nắng gay gắt, khí hậu khô hạn. D. sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Câu 11. Phong hoá hoá học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu A. nóng, ẩm.
  12. B. nóng, khô. C. lạnh, ẩm. D. lạnh, khô. Câu 12. Ở miền khí hậu lạnh, phong hoá lí học xảy ra mạnh do A. nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá. B. nước đóng băng sẽ nặng hơn, đè lên các khối đá làm vỡ khối đá. C. khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn. D. khí hậu lạnh giúp cho nước dễ thâm nhập vào đá và phá hủy đá. Câu 13. Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, các khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông, suối, được gọi là A. địa hình thổi mòn. B. địa hình khoét mòn. C. địa hình mài mòn. D. địa hình xâm thực. Câu 14. Nội lực và ngoại lực là hai lực A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. B. ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn. D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. Câu 15. Những cánh đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình được hình thành do quá trình A. xâm thực bởi băng hà. B. xâm thực bởi nước chảy trên mặt. C. sự vận động nâng lên của địa hình hai bên. D. thổi mòn do gió. Câu 16. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long của nước ta được hình thành do dạng bồi tụ nào? A. Nước chảy. B. Gió C. Sóng biển. D. Con người. Câu 17: Hang động Phong Nha – Khẻ Bàng do loại phong hóa nào hình thành? A. Lý học. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Sinh học – lý học. Câu 18: : Hoang mạc Xahara do loại phong hóa nào hình thành? A. Lý học. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Sinh học – hóa học. Câu 19: Ở Việt Nam quá trình bóc mòn tác động đến dạng địa hình nào nhiều nhất? A. Miền núi. B. Đồng bằng. C. Cao nguyên. D. Trung du. Câu 20: Yếu tố nào sau đây không phải do phong hóa lý học? A. Khí hậu lạnh. B. Thay đổi nhiệt độ. C. Sự đóng băng của nước. D. Thể tích tăng lên. BÀI 11. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT Câu 1. Khí quyển là A. khoảng không gian bao quanh Trái Đất.
  13. B. quyển chứa toàn bộ chất khí. C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ. D. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km. Câu 2. Thành phần chính trong không khí là khí A. Nitơ. B. Ô xi. C. Cacbonic. D. Hơi nước. Câu 3. Trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm A. 0,4 độ C. B. 0,6 độ C. C. 0,8 độ C. D. 1 độ C. Câu 4. Khối khí xích đạo có tính chất là A. lạnh. B. rất lạnh. C. nóng ẩm. D. rất nóng. Câu 5. Mặt ngăn cách khối khí ôn đới và chí tuyến được gọi là A. Frông ôn đới. B. Frông địa cực. C. Frông nội chí tuyến. D. hội tụ nhiệt đới. Câu 6. Tính chất rất nóng (kí hiệu: T) là khối khí A. cực B. ôn đới. C. chí tuyến. D. xích đạo. Câu 7. Frông khí quyển là bề mặt ngăn cách A. giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau. B. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học. C. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý. D. giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí hình thành. Câu 8. Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo. B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo. C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo. Câu 9. Khu vực nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Cực. Câu 10. Khu vực nào có biên độ nhiệt năm cao nhất trên Trái Đất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 11. Cùng một ngọn núi, hướng sườn nào nhận lượng bức xạ Mặt Trời cao? A. Hướng cùng chiều tia bức xạ. B. Hướng ngược chiều tia bức xạ. C. Hướng cùng chiều tia bức xạ tại khu vực chân núi. D. Hướng ngược chiều tia bức xạ tại khu vực chân núi. Câu 12. Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu có được là do A. khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời. B. nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng. C. năng lượng từ các phản ứng hóa học trong lòng đất. D. hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Câu 13. Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa là do ảnh hưởng A. vĩ độ địa lí. B. lục địa. C. dòng biển. D. địa hình. Câu 14. Nhiệt lượng Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo vĩ độ là do A. góc chiếu của tia bức xạ. B. mặt đất nhận nhiệt nhanh. C. mặt đất tỏa nhiệt nhanh. D. mặt đất bức xạ càng mạnh khi lên cao. Câu 15. Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo là do A. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 200 lớn hơn. B. không khí ở vĩ độ 200 trong, ít khí bụi hơn. C. bề mặt trái đất ở vĩ độ 200 trơ trụi và ít đại dương. D. tầng khí quyển ở vĩ độ 200 mỏng hơn. Câu 16. Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng A. Tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến. B. Tăng dần từ xích đạo lên cực. C. Giảm dần từ chí tuyến lên cực. D. Giảm dần từ xích đạo lên cực. Câu 17. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. B. Bề mặt lục địa trồi lên nhận nhiều nhiệt hơn đại dương. C. Đất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước. D. Nhiệt độ trung bình của lục địa lớn hơn đại dương. Câu 18. Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương ? A.Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất. C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ. D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.
  14. Câu 19. Vào mùa hạ nước ta, dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí A. ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương. B. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa. C. chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương. D. xích đạo hải dương của cả hai bán cầu. Câu 20. Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho xích đạo có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn chí tuyến? A. Xích đạo là vùng có nhiều rừng. B. Xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn nhất. C. Xích đạo có diện tích lục địa nhỏ, đại dương lớn. D. Xích đạo là vùng có ít địa hình núi cao. Bài 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH( LỚP 10 ) Câu 1. Khí áp là A. sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất B. lớp vỏ bảo vệ Trái Đất C. lớp không khí bao quanh Trái Đất D. mặt ngăn cách giữa hai khối khí Câu 2. Khí áp giảm khi nhiệt độ A. tăng lên B. giảm đi C. không tăng D. không giảm Câu 3. Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là B. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng C. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng D. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng Câu 4. Khi không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ A. giảm do không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô B. tăng do mật độ phân tử trong không khí tăng lên C. tăng do không khí chứa nhiều hơi nước nặng hơn không khí khô D. giảm do hơi nước và không khí khô bằng nhau Câu 5. Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ A. các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới B. các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo C. các khu áp cao ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới D. các khu áp thấp ở 2 chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo Câu 5. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng A. Đông Bắc B. Đông Nam C. Tây Bắc D. Tây Nam Câu 6. Gió mùa là loại gió A. thổi theo mùa B. thổi quanh năm C. thổi trên cao D. thổi ở mặt đất Câu 7. Gió nào sau đây thay đổi hướng theo ngày đêm? A. Gió Tây ôn đới B. Gió Mậu dịch C. Gió đất, gió biển D. Gió fơn Câu 8. Gió Mậu dịch có tính chất A. khô, ít mưa B. ẩm, mưa nhiều C. lạnh, ít mưa D. nóng, mưa nhiều Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố của khí áp?
  15. A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường kinh tuyến B. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính C. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi 1 đai áp thấp D. Gió thường xuất phát từ các áp cao Câu 10: Sự dịch chuyển các đai áp trên Trái Đất chủ yếu là do A. sự thay đổi độ ẩm B. sự thay đổi của hướng gió mùa C. sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dương D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm Câu 11: Tên gọi của gió Tây ôn đới là do A. hoạt động mạnh ở ôn đới với hướng chủ yếu là hướng Tây B. thổi chủ yếu ở phương Tây C. thổi theo hướng chính Tây D. chỉ thổi ở vùng ôn đới Câu 12: Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu là A. Tây Bắc ở bán cầu Bắc và Tây Nam ở bán cầu Nam B. Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam C. Tây Bắc ở cả 2 bán cầu D. Tây Nam ở cả 2 bán cầu Câu 13: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa là do A. chỉ có không khí khô bốc lên cao B. không khí ẩm không bốc lên được lại chỉ có gió thổi đi C. có ít gió thổi đến D. nằm sâu trong lục địa Câu 14: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do A. đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn B. chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh C. đây là khu vực áp cao D. có lớp phủ thực vật thưa thớt Câu 15: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít là do A. gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô B. gió Mậu dịch không thổi qua đại dương C. gió Mậu dịch thổi yếu D. gió Mậu dịch xuất phát từ áp cao Câu 16: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn là do A. gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến B. gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến C. cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp Câu 17: Gió đất thổi ra biển vào ban đêm là do A. ban đêm ở đất liền lạnh hơn biển B. ban đêm ở biển lạnh hơn đất liền C. ban đêm ở đất liền có khí áp cao hơn biển D. ban đêm ở đất liền có khí áp thấp hơn biển Câu 18: Vào mùa hạ, vùng biển Đông của nước ta thường bị bão là do A. hình thành vùng áp cao B. hình thành vùng áp thấp C. do ảnh hưởng của dòng biển nóng D. do ảnh hưởng của gió mùa Câu 19: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do nước ta có A. gió mùa B. gió Mậu dịch C. gió đất, gió biển D. gió Tây ôn đới Câu 20: Vùng Bắc Trung Bộ nước ta, sườn đông dãy Trường Sơn có gió phơn (gió Lào) khô nóng là do nguyên nhân nào sau đây? A. Có khí áp cao
  16. B. Có gió khô Tây Nam thổi đến C. Có gió Mậu Dịch thổi đến D. Do ảnh hưởng của địa hình chắn gió Bài 13. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN . MƯA. Biết 8 câu). Câu 1. Ở những nơi có khu áp cao hoạt động sẽ có lượng mưa A. rất lớn. B. trung bình. C. mưa ít hoặc không mưa. D. không mưa. Câu 2. Ở những nơi có khu áp thấp hoạt động lượng mưa thường A. rất lớn. B. trung bình. C. mưa ít hoặc không mưa. D. không mưa. Câu 3. Miền có Frông, nhất là dãy hội tụ nhiệt đới đi qua thường A. không mưa. B. mưa nhiều. C. thời tiết khô hạn. D. mưa rất ít . Câu 4. Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì A. mưa nhiều. B. trung bình. C. mưa ít. D. không mưa. Câu 5. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến lượng mưa là A. dòng biển. B. địa hình. C. khí áp. D. sinh vật . Câu 6. Miền có gió mùa thì có mưa nhiều vì A. gió luôn thổi từ đại dương đem mưa vào lục địa. B. gió luôn thổi từ lục địa ra đại dương. C. gió hay thổi theo mùa và gây mưa lớn liên tục. D. trong năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa. Câu 7 . Ở địa hình núi cao, sườn đón gió là sườn có lượng mưa A. nhiều. B. ít mưa. C. không mưa. D. khô ráo. Hiểu Câu 8. Vào mùa Đông ở dãy Trường Sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là A. Trường Sơn Đông. B. Trường Sơn Tây. C. cả hai sườn đều mưa nhiều. D. không có sườn nào. Hiểu ( 6 câu) Câu 9. Độ cao địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua đặc điểm A. càng lên cao lượng mưa càng tăng. B. lượng mưa tăng theo độ cao địa hình. C. càng lên cao lượng mưa giảm dần. D. trên đỉnh núi mưa nhiều hơn sườn và chân núi. Câu 11. Phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 300 Bắc từ Đông sang Tây A. tăng dần. B. giảm dần. C. không giảm. D. không tăng. Câu 12. Nhận định nào sau đây chưa chính xác? A. Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa. B. Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa. C. Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh. D. Khi xuất hiện frông, không khí sẽ có sự nhiễu loạn động mạnh. Câu 13. Mưa ở những khu vực nằm sâu trong lục địa chủ yếu có nguồn gốc từ A. đại dương. B. ao hồ, rừng cây. C. nước ngầm. D. gió thổi đến. Câu 14. Hiện tượng mưa ngâu của nước ta liên quan đến sự xuất hiện của A. frông cực. B. frông nóng. C. frông lạnh. D. dải hội tụ nhiệt đới. Câu 15. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít vì gió Mậu Dịch A. chủ yếu là loại gió khô. B. không thổi qua đại dương. C. không hoạt động thường xuyên. D. ít không khí ẩm. Vận dụng thấp Câu 16. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có mưa vì A. gió mùa mùa đông thường đem mưa đến. B. gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến. C. gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông đều đem mưa đến. D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp. Câu 17. Một trong những yếu tố quan trọng khiến nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do chịu ảnh hưởng của
  17. A. gió mùa. B. gió Mậu Dịch. C. gió Tây ôn đới. D. gió đất, gió biển. Câu 18. Những khu vực nằm ven dòng biển nóng có mưa nhiều tiêu biểu như A. Tây Âu, Đông Braxin. B. Tây Nam Phi, Tây Nam Nam Mĩ. C. Tây Âu, Đông Nam Á. D. Đông Á, Đông Phi. Vận dụng cao Câu 19. Các hoang mạc hình thành chủ yếu do nguyên nhân nằm gần dòng biển lạnh là A. A-ta-ca-ma, Na-míp. B. Gô-bi, Na-míp. C. A-ta-ca-ma, Xa ha ra. D. Na-míp, Tac-la-ma-can. Câu 20. Những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta như Móng Cái, Huế đều nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng bởi A. gió mùa. B. áp thấp. C. gió Tây ôn đới. D. gió đất, gió biển. Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng về thuỷ quyển? A. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa, nước ngầm. B. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. C. Nước trong các đại dương và hơi nước trong khí quyển. D. Nước trong các sông, hồ, ao, nước biển, hơi nước, băng tuyết. Câu 2. Chế độ nước của một con sông phụ thuộc vào những nhân tố nào? A. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, nhiệt độ trung bình năm. B. Chế độ gió, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm. C. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, hồ đầm. D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm. Câu 3. Sông Amadôn ở châu nào? A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ. Câu 4. Sông I-ê-nit-xây chảy theo hướng nào? A. Chảy từ Bắc xuống Nam. B. Chảy từ Nam lên Bắc. C. Chảy từ Đông qua Tây. D. Chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Câu 5. Sông ngòi ở miền khí hậu nóng, nguồn cung cấp nước chủ yếu là A. băng tan. B. tuyết rơi. C. nước ngầm. D. nước mưa. Câu 6. Sông ngòi ở miền khí hậu nào dưới đây có đặc điểm là nhiều nước quanh năm? A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. C. Khí hậu ôn đới lục địa. D. Khí hậu xích đạo. Câu 7. Sông có chiều dài nhất thế giới là A. sông A-ma-dôn. B. sông Trường Giang. C. sông Nin. D. sông Mê Công. Câu 8. Ở miền ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào mùa nào trong năm? A. Mùa hạ là mùa mưa nhiều. B. Mùa đông là tuyết rơi. C. Mùa xuân là mùa tuyết tan. D. Mùa thu là mùa mưa nhiều. Câu 9. Nguyên nhân làm cho sông ở hải đảo của Đông Nam Á có chế độ nước điều hoà là do A. chịu ảnh hưởng của gió mùa.
  18. B. nằm trong đới khí hậu ôn đới. C. nằm trong đới khí hậu xích đạo. D. nằm trong đới khí hậu cận nhiệt. Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu làm mực nước lũ các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh là do A. sông lớn, lòng sông rộng, sông có nhiều phụ lưu. B. sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh. C. sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn trong thời gian ngắn. D. sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. Câu 11. Phần lớn lượng nước ngầm trên lục địa có nguồn gốc từ A. nước trên mặt thấm xuống. B. nước từ biển, đại dương thấm vào. C. nước từ dưới lớp vỏ Trái Đất ngấm ngược lên. D. khi hình thành Trái Đất nước ngầm đã xuất hiện. Câu 12. Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông, sẽ dẫn tới hậu quả là A. mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp. B. mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết. C. mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt. D. sông sẽ không còn nước, chảy quanh co uốn khúc. Câu 13. Nguyên nhân chính làm cho sông Mê Công có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng là do A. sông Mê Công dài hơn sông Hồng. B. sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa. C. thuỷ điện Hoà Bình làm sông Hồng chảy thất thường. D. Biển Hồ giúp điều hoà nước sông Mê Công. Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu làm cho sông I-ê-nit-xây thường có lũ lớn vào mùa xuân là do A. băng ở hạ lưu tan trước, băng ở thượng lưu chưa tan nên dòng chảy bị chắn, nước tràn bờ gây lũ lụt. B. gió mùa gây mưa rất lớn vào mùa xuân. C. các hợp lưu tiếp nước rất nhiều vào mùa xuân. D. băng ở thượng lưu tan trước, băng ở hạ chưa tan nên dòng chảy bị chắn, nước tràn bờ gây lũ lụt. Câu 15. Mực nước ngầm trên lục địa không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nguồn cung cấp nước nhiều hay ít. B. Nước từ biển, đại dương thấm vào. C. Lớp phủ thực vật. D. Địa hình và cấu tạo của đất, đá. Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ dốc của lòng sông. B. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào bề ngang của dòng sông. C. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào chế độ của dòng sông. D. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào lưu lượng nước trong lòng sông. Câu 17. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Nguồn nước ngầm ở các đồng bằng nhiều hơn ở miền núi. B. Nơi có lớp phủ thực vật phong phú lượng nước ngầm kém. C. Những khu vực địa hình dốc lượng nước ngầm thường rất ít. D. Những khu vực có lượng mưa lớn lượng nước ngầm rất dồi dào. Câu 18. Biện pháp chủ yếu nhất để làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi là? A. Đắp đập ngăn chặn dòng chảy. B. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện. C. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. D. Thường xuyên nạo vét lòng sông. Câu 19. Việc trồng rừng phòng hộ ở vùng đầu nguồn sông không nhằm mục đích nào sau đây? A. Giúp điều hoà dòng chảy cho sông ngòi. B. Làm giảm sự xâm thực ở miền núi. C. Chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy. D. Hạn chế tác hại của lũ lên đột ngột trên các sông. Câu 20. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn? A. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn. B. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn.
  19. D. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào. Bài 16. SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN 1. Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng là do A. nước chảy. B. gió thổi. C. băng tan. D. mưa rơi. 2. Sóng thần có chiều cao bao nhiêu mét? A. Từ 10-30m. B. Từ 15-35m. C. Từ 20-40m. D. Từ 25-45m. 3. Sóng thần có đặc điểm nào sau đây? A. Tốc độ truyền ngang rất nhanh. B. Gió càng mạnh sóng càng to. C. Tàn phá ghê gớm ngoài khơi. D. Càng gần bờ sóng càng yếu. 4. Thủy triều hình thành do: A. Sức hút của dải ngân hà. B. Sức hút của các hành tinh. C. Sức hút của các thiên thạch. D. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. 5. Các dòng biển nóng thường hình thành ở khu vực nào của Trái Đất? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Vùng cực. 6. Các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào? A. Hướng đông. B. Hướng tây. C. Hướng bắc. D. Hướng nam. 7. Các vòng hoàn lưu của dòng biển bán cầu Bắc có chiều A. ngược chiều kim đồng hồ. B. cùng chiều kim đồng hồ. C. từ bắc xuống nam. D. từ nam lên bắc. 8. Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong A. các dòng sông lớn. B. các ao hồ. C. các đầm lầy. D. các biển và đại dương. 9. Sóng thần tàn phá nặng nề nhất ở khu vực nào? A. Ngoài khơi xa. B. Ngay tâm động đất. C. Ven bờ biển. D. Trên mặt biển. 10. Vào ngày trăng tròn thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây? A. Dao động lớn nhất. B. Dao động nhỏ nhất. C. Dao động trung bình. D. Dao động nhẹ. 11. Vào ngày không trăng ta sẽ thấy hiện tượng thủy triều như thế nào? A. Dao động lớn nhất.
  20. B. Dao động nhỏ nhất. C. Dao động trung bình. D. Dao động nhẹ. 12. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển A. thay đổi nhiệt độ theo mùa. B. thay đổi độ ẩm theo mùa. C. thay đổi chiều theo mùa. D. thay đổi tốc độ theo mùa. 13. Đâu không phải là nguyên nhân hình thành sóng thần? A. Động đất dưới đáy biển. B. Gió thổi mạnh. C. Núi lửa phun ngầm dưới đáy biển. D. Bão hoạt động mạnh. 14. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở bờ đông và bờ tây đại dương có đặc điểm: A. Thẳng hàng nhau. B. Đối xứng nhau. C. Xen kẻ nhau. D. Song song nhau. 15. Lực hút của Mặt Trăng đối với lớp nước trên Trái Đất mạnh hơn lực hút của Mặt Trời do A. Mặt Trăng lớn hơn Mặt Trời. B. Mặt Trăng ở gần hơn Mặt Trời. C. Mặt Trăng sáng hơn Mặt Trời. D. Mặt Trăng tối hơn Mặt Trời. 16. Ở vùng gió mùa hoạt động xuất hiện các dòng biển A. đổi chiều theo mùa. B. đổi chiều theo ngày. C. đổi chiều theo đêm. D. đổi chiều theo năm. 17. Lực hút của Mặt Trời đối với lớp nước trên Trái Đất yếu hơn lực hút của Mặt Trăng do A. Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng nhiều. B. Mặt Trời gần Trái Đất hơn Mặt Trăng. C. Mặt Trời xa Trái Đất hơn Mặt Trăng. D. Mặt Trời sáng hơn Mặt Trăng nhiều. 18. Các dòng biển nóng và dòng biển có điểm chung nào sau đây? A. Ảnh hưởng đến lượng mưa. B. Ảnh hưởng đến nhiệt độ. C. Ảnh hưởng đến khí áp. D. Ảnh hưởng đến gió. 19. Người dân sống ven biển thường lợi dụng thủy triều để A. phát triển du lịch. B. đánh bắt cá. C. sản xuất muối. D. nuôi hải sản. 20. Nơi có dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau thường hình thành A. các ngư trường. B. các bãi tắm. C. các vịnh biển. D. các bãi san hô. BÀI 17. THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG NHẬN BIẾT (8 Câu) Câu 1. Thổ nhưỡng là A. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. B. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa - nơi con người sinh sống. C. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa và đại dương. D. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa. Câu 2. Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất ?
  21. A. Đá mẹ. B. Khí hậu. C. Sinh vật. D. Địa hình. Câu 3. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua A. độ ẩm và lượng mưa. B. lượng bức xạ và lượng mưa. C. nhiệt độ và độ ẩm. D. nhiệt độ và nắng. Câu 4. Tác động đầu tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành của đất là A. làm cho đá gốc bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hoá. B. làm cho đất giàu chất dinh dưõng hơn. C. làm cho đất ẩm, tơi xốp hơn. D. làm cho đất có khả năng chống xói mòn tốt hơn. Câu 5. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là A. đá mẹ. B. khí hậu C. sinh vật. D. địa hình Câu 6. Nhân tố vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa gián tiếp đến sự hình thành đất là A. đá mẹ. B. khí hậu C. sinh vật. D. địa hình. Câu 7. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua A. ánh sáng. B. nước. C. lớp phủ thực vật. D. nhiệt độ. Câu 8. Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố A. đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, con người. B. khí hậu, đất, sinh vật, địa hình, con người. C. đá mẹ, sông ngòi, sinh vật, địa hình, con người. D. khí hậu, sinh vật, địa hình, con người, khoáng sản. THÔNG HIỂU (6 CÂU) Câu 9. Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ. B. nhiệt độ thấp nên phong hoá chậm. C. lượng mùn ít, nghèo nàn. D. độ ẩm quá cao, mưa nhiều. Câu 10. Ở nơi địa hình dốc, tầng đất thường A. mỏng, dễ xói mòn. B. bạc màu, ít chất dinh dưỡng. C. dày do bồi tụ. D. dày, giàu chất dinh dưỡng. Câu 11. Ở đồng bằng, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng do A. phong hóa diễn ra mạnh. B. thảm thực vật đa dạng. C. thường xuyên bị ngập nước. D. quá trình bồi tụ chiếm ưu thế. Câu 12. Lớp phủ thực vật có tác dụng như thế nào đến sự hình thành đất? A. Hạn chế xói mòn đất. B. Phá hủy đá gốc. C. Tích tụ vật chất. D. Phân giải chất hữu cơ. Câu 13. Vùng có tuổi đất già nhất là A. nhiệt đới. B. cực. C. ôn đới. D. cận cực. Câu 14. Vùng có tuổi đất trẻ nhất là A. nhiệt đới. B. cực. C. ôn đới. D. chí tuyến. VẬN DỤNG THẤP (4 CÂU) Câu 15. Tác động nào sau đây không phải là tác động tích cực của con người đến sự hình thành đất? A. Thau chua, rửa mặn. B. Bón phân, cải tạo đất. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Trồng rừng. Câu 16. Tác động nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của con người đến sự hình thành đất? A. Thau chua, rửa mặn. B. Bón phân hóa học. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Sử dụng thuốc trừ sâu. Câu 17. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của con người đã làm A. biến đổi tính chất đất. B. đất ngày càng màu mỡ. C. đất bị nhiễm độc. D. đất dễ bị xói mòn, sạc lở. Câu 18. Nguyên nhân do đâu mà các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta thường bị lũ quét? A. Địa hình dốc, dễ xói mòn, mất lớp phủ thực vật. B. Địa hình dốc, tầng đất mỏng, ít chất dinh dưỡng. C. Địa hình thấp, trũng, có nhiều sông lớn. D. Địa hình thấp, đất phù sa màu mỡ. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
  22. Câu 19. Việt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thì đất sẽ có những đặc điểm nào sau đây? A. phong hóa mạnh, tầng đất dày. B. đất yếu, tầng đất mỏng. C. tuổi đất già. D. tuổi đất trẻ. Câu 20. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, loại đất nào được hình thành? A. Đất feralit. B. Đất Pốt-dôn. C. Đất đen. D. Đất đài nguyên. BÀI 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT Câu 1. Giới hạn phía trên của sinh quyển là A. giáp đỉnh tầng đối lưu (8-16km). B. giáp tầng ô-dôn của khí quyển (22km). C. giáp đỉnh tầng bình lưu (50km). D. giáp đỉnh tầng giữa (80km). Câu 2. Giới hạn dưới của sinh quyển là A. đáy đại dương và đáy của lớp vỏ phong hoá. B. độ sâu 11km đáy đại dương. C. giới hạn dưới của lớp vỏ Trái đất . D. giới hạn dưới của vỏ lục địa. Câu 3. Giới hạn của sinh quyển bao gồm A. phần trên thủy quyển, phần thấp của khí quyển và lớp phủ thổ nhưỡng. B. toàn bộ thủy quyển và khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá và phần trên của đá gốc. C. phần trên thủy quyển và toàn bộ khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá và phần trên của đá gốc. D. toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá. Câu 4. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào sau đây? A. Khí quyển và thủy quyển. B. Thủy quyển và thạch quyển. C. Thủy quyển và thổ nhưởng quyển. D. Thạch quyển và thổ nhưởng quyển. Câu 5. Ở lục địa, giới hạn phía dưới của sinh quyển xuống tới đáy của A. lớp phủ thổ nhưỡng. B. lớp vỏ phong hoá. C. lớp dưới của đá gốc. D. lớp vỏ lục địa. Câu 6. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở vùng A. ôn đới, nhiệt đới. B. nhiệt đới, cận nhiệt. C. nhiệt đới, xích đạo. D. cận nhiệt, ôn đới. Câu 7. Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua các yêu tố A. nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất. B. nhiệt độ, nước, độ ẩm, ánh sáng. C. nhiệt độ, nước, khí áp, ánh sáng. D. nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 8. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là A. khí hậu, đất, địa hình, sinh vật, động vật. B. khí hậu, thủy quyển, đất, con người, địa hình. C. khí hậu, đất, địa hình, sinh vật, con người. D. khí hậu, đất, độ cao, sinh vật, con người. Câu 9. Loài cây ưa lạnh chỉ phân bố ở A. các vùng ôn đới và các vùng đồng bằng. B. các vĩ độ thấp và các vùng ôn đới. C. các vĩ độ cao và các vùng núi cao. D. các vùng quanh cực Bắc và Nam. Câu 10. Động, thực vật ở vùng cực nghèo nàn là do A. Quá lạnh.
  23. B. Thiếu ánh sáng. C. Độ ẩm cao. D. Mưa ít. Câu 11. Điều kiện nhiệt, ẩm và nước ở các vùng nào là những môi trường thuận lợi để sinh vật phát triển? A. Nhiệt đới ẩm, cận nhiệt lục địa, ôn đới lạnh, hoang mạc. B. Xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt lục địa, ôn đới lạnh ẩm. C. Nhiệt đới, cận nhiệt ẩm, ôn đới lục địa, cực và gần cực. D. Xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới hải dương. Câu 12. Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loại đông vật. B. Thực vật là noi trú ngụ cho nhiều loại đông vật. C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật. D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật. Câu 13. Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự sống của sinh vật? A. Nhiệt độ. B. Nước và độ ẩm không khí. C. Nước. D. Ánh sáng. Câu 14. Nhân tố quyết định đến sự phân bố của các vành đai thực vật theo độ cao là A. đất. B. Nguồn nước. C. khí hậu. D. con người. Câu 15. Nhân tố tự nhiên nào quyết định đến sự phân bố và phát triển của sinh vật? A. đất. B. Địa hình. C. khí hậu. D. bản thân sinh vật. Câu 16. Nơi có khí hậu thuận lợi để sinh vật phát triển không phải là A. vùng xích đạo. B. vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. C. vùng ôn đới hải dương. D. vùng cận nhiệt lục địa . Câu 17. Loại đất nào thích hợp với sự phát triển của các cây sú, vẹt, đước, bần, mắm? A. Đất cát. B. Đất phèn. C. Đất mặn. D. Đất feralit. Câu 18. Loại đất thích hợp với sự phát triển của cây cà phê, cao su? A. Đất phù sa. B. Đất phèn. C. Đất sét. D. Đất feralit. Câu 19. Trâu được nuôi nhiều ở miền Bắc nước ta là do A. thời tiết lạnh. B. nhiều núi. C. nhu cầu của người dân cao. D. có nhiều đồi núi. Câu 20. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất ? A. Làm thu hẹp diện tích rừng làm tuyệt chủng nhiều loại động thực vật . B. Lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật . C. Di cư các loại cây trồng và vật nuôi làm thay đổi sự phân bố nguyên thủy . D. Làm thay đổi khí hậu trên Trái Đất nên đã làm thay đổi sự phân bố sinh vật . BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT. Câu 1. Kiểu thảm thực vật đài nguyên được phân bố ở kiểu khí hậu A. ôn đới khô. B. ôn đới ẩm. C. cận cực. D. cận cực lục địa. Câu 2. Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu A. ôn đới lục địa lạnh. B. ôn đới hải dương.
  24. C. ôn đới lục địa nưa khô hạn. D. ôn đới lục địa khô. Câu 3. Khí hậu nhiệt đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào? A. Rừng lá kim và đất pôtdôn. B. Thảo nguyên và đất đen. C. Rừng cận nhiệt đới và đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. D. Xavan và đất đỏ, nâu đỏ Câu 4. Sự phân bố các thảm thực vật phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố A. khí hậu. B. địa hình. C. độ cao. D. sông ngòi. Câu 5. Nguyên nhân thảm thực vật thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình là A. chế độ nhiệt ẩm thay đổi theo vĩ độ và độ cao. B. lượng mưa thay đổi. C. lượng ánh sáng thay đổi. D. gió thay đổi. Câu 6. Đất chịu tác động mạnh mẻ nhất của điều kiện A. khí hậu và sinh vật. B. khí hậu và sông ngòi. C. khí hậu và độ cao. D. địa hình. Câu 7. Ở vùng núi ,càng lên cao thì nhiệt độ và áp suất không khí càng A. càng giảm. B. càng tăng. C. không giảm, không tăng. D. giảm đều. Câu 8. Trên cùng một diện tích có tính đồng nhật nhất định ,các loài thực thường A. sống chung với nhau. B. đấu tranh với nhau. C. tách rời nhau. D. tận diệt lẫn nhau. Câu 9.Nguyên nhân sự thay đổi thực vật và đất theo độ cao do A. lượng mưa. B. ánh sáng và ẩm. C. khác nhau về nhiệt và ẩm. D. khí áp. Câu 10. Nhận xét nào không đúng về kiểu thảm thực vật xavan? A. Nằm ở vùng có kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa. B. Phát triển trên đất đỏ, nâu đỏ. C. Là nhưng dạng cây bụi. D. Nằm ở vùng có kiểu ôn đới lục địa. Câu 11. Sự phân bố của các thảm thực vật trên trái đất thay đổi theo? A. Độ cao và hướng sườn của địa hình. B. Vị trí gần hay xa đại dương. C. Vĩ độ và độ cao địa hình. D. Các dạng địa hình (đồi núi, cao nguyên, ). Câu 12. Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải thuộc môi trường địa lí nào ? A. Đới lạnh. B. Đới nóng. C. Đới ôn hòa. D. Nhiệt đới Câu 13. Ở khu vực Bắc Mĩ ,kiểu thảm thực vật có diện tích lớn nhất là A. đài nguyên. B. rừng lá kim. C. rừng cật nhiệt. D. rừng lá rộng. Câu 14. Ở khu vực Bắc Mĩ ,nhóm đất có diện tích lớn nhất là
  25. A. đất đài nguyên. B. đất pôt dôn. C. đất nâu. D. đất đen. Câu 15. Khí hậu ôn đới lục địa lạnhcó kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào? A. Rừng lá kim. Đất pootdôn. B. Thảo nguyên. Đất đen. C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. D. Xavan. Đất đỏ, nâu đỏ. Câu 16. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào? A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám. B. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ, nâu đỏ. D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit). Câu 17. Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào? A. Rừng lá kim. Đất pootdôn. B. Thảo nguyên. Đất đen. C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám. D. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm. Câu 18. Đất Feralit đỏ vàng không được hình thành trong điều kiện nào? A. Khí hậu cận nhiệt gió mùa. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. C. Vùng có môi trường địa lí đới lạnh. D. Khí hậu xích đạo. Câu 19. Trên thế giới,diện tích đất đỏ vàng( feralit),đen nhiệt đới tập trung nhiều nhất ở khu vực A. nội chí tuyến. B. chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc. C. vòng cực Bắc đến cực Bắc. D. chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc. Câu 20. Trên thế giới,diện tích hoang mạc và bán hoang mạc tập trung tập trung nhiều nhất ở khu vực A. Bắc Phi. B. Trung Phi. C. Nam Phi. D. Đông Phi. Bài 20 . LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ Biết Câu 1. Lớp vỏ địa lí còn được gọi là ? A. Lớp phủ thực vật. B. Lớp vỏ cảnh quan. C. Lớp vỏ Trái Đất. D. Lớp thổ nhưỡng. Câu 2. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương A. Đáy thềm lục địa. B. Độ sâu khoảng 5000m. C. Độ sâu khoảng 8000m. D. Vực thẳm đại dương. Câu 3. Giới hạn của lớp vỏ địa lí ở lục địa A.Giới hạn của lớp vỏ Trái Đất. B.Giới hạn của lớp vỏ phong hóa. C.Giới hạn của tầng trầm tích. D,Giới hạn của tầng badan. Câu 4. Mối quan hệ qua lại lẫn nhau của các thành phần vật chất giữa các quyển trong lớp vỏ địa lí tạo nên A.Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. B.Quy luật địa đới.
  26. C.Quy luật phi địa đới. D.Quy luật đai cao. Câu 5. Chiều dày của lớp vỏ đại lí A. từ 25-30 km B. từ 30-35 km C. từ 30-40 km C. từ 35-40 km Câu 6. Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật ? A. Địa ô. B. Địa đới. C. Đai cao. D.Thống nhất và hoàn chỉnh. Câu 7.Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là A. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí B. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các bộ phận của trái đất C. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các loài trong sinh vật D. quy luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các tầng của khí quyển Hiểu Câu 8. Hiện tượng đất đai bị xói mòn trơ sỏi đá là do các hoạt động sản xuất nào của con người gây nên ? A.Khai thác khoáng sản. B.Ngăn đập làm thủy điện. C.Phá rừng đầu nguồn. D.Khí hậu biến đổi. Câu 9. Theo quy luật thống nhât và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, muốn đưa bất kì lãnh thổ nào sử dụng vào mục đích kinh tế, cần phải A. nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai. B. nghiên cứu đại chất, địa hình. C. nghiên cứu khí hậu, đất đai, địa hình. D. nghiên cứu toàn diện tất cả các yếu tố địa lí. Câu 10. Trong một lãnh thổ, nếu một thành phần tự nhiên thay đổi thì A. sẽ kéo theo sự thay đổi của một vài thành phần tự nhiên khác. B. sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến các thành phần tự nhiên khác. C. sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các thành phần tự nhiên còn lại. D. sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí ? A.Nơi xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận. B.chiều dày dao động từ 35-40 km. C.Các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt đất. D.Được cấu tạo bởi đá trầm tích, granit và badan. Câu 12. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí? A.Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí dều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực. B. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biến đổi. C. Một thành phần của lớp vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác. D.Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng. qua lại phụ thuộc lẫn nhau Câu 13. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ? A. Lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên. B. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần. C. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường. D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa. Vận dụng Câu 14.Việc phá rừng đầu nguồn sẽ không dẫn đến những hậu quả nào ?
  27. A. Lũ quét được tăng cường. B. Mực nước ngầm hạ thấp. C. Đất không bị xói mòn. D. Mất cân bằng sinh thái Câu 15.Những hoạt động nào sau đây của con người sẽ không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành phần của tự nhiên ? A. Chặt phá rừng lấy gỗ. B. Đốt rừng lấy đất canh tác. C. Xây dựng đập nước làm thủy điện D. Mở các tuyến giao thông. Câu 16. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi là do hoạt đông nào của con người gây ra? A. Chặt phá rừng. B. Xây dựng nhà máy. C. Làm đường giao thông. D. Xây dựng đập thủy điện. BÀI 21. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI Câu 1.Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo A. vĩ độ. B. kinh độ. C. độ cao địa hình. D. vị trí gần hay xa đại dương. Câu 2. Vòng đai nóng trên Trái Đất A. nằm giữa các đường đẳng nhiệt +200 của tháng nóng nhất. B. nằm từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. C. nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 50 B đến vĩ tuyến 50N D. nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +200 của hai bán cầu. Câu 3. Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất được phân biệt bởi các vòng đai: A. Vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. B. Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh. C. Hai vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. D. Hai vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. Câu 4. Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới là A. Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về hai cực. B. Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời. C. Sự phân phối không đều của lượng bức xạ mặt trời trên Trái Đất. D. Sự thay đổi theo mùa của lượng bức xạ mặt trời. Câu 5. Trên bề mặt Trái Đất, ở mỗi bán cầu, từ cực về Xích đạo có các đai khí áp phân bố theo thứ tự như thế nào? A. Áp cao cực, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp thấp xích đạo. B. Áp cao cực, áp cao ôn đới, áp thấp chí tuyến, áp thấp xích đạo. C. Áp thấp cực, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp cao xích đạo. D. Áp cao cực, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp cao xích đạo. Câu 6. Trên bề mặt Trái Đất, ở mỗi bán cầu, từ cực về Xích đạo có các loại gió được phân bố theo thứ tự như thế nào? A. Gió Đông, gió Tây ôn đới, gió Tín phong. B. Gió cực, gió ôn đới, gió nhiệt đới. C. Gió Đông, gió Tây, gió Đông. D. Gió cực, gió Tây, gió Tín phong. Câu 7. Từ cực về Xích đạo, lần lượt các đới đất có sự phân bố ra sao? A. Đài nguyên, pốt dôn, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit. B. Đài nguyên, pốt dôn, hoang mạc, thảo nguyên, đỏ vàng cận nhiệt và feralit. C. Pốt dôn đài nguyên, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit. D. Pốt dôn đài nguyên, thảo nguyên, hoang mạc, đỏ vàng cận nhiệt và feralit. Câu 8. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do A. nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. B. sự vận động tự quay của Trái Đất.
  28. C. dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời. D. các tác nhân ngoại lực như gió, mưa. Câu 9. Biểu hiện nào là rõ nhất của quy luật đai cao? A. Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao. B. Sự phân bố các vành đai khí hậu theo độ cao. C. Sự phân bố các vành đai nhiệt theo độ cao. D. Sự phân bố các vành đai khí áp theo độ cao. Câu 10. Nguyên nhân chính nào tạo nên quy luật địa ô? A. Do sự phân bố đất liền và biển, đại dương. B. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời theo vĩ độ. C. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. D. Hoạt động của các đới gió thổi thường xuyên trên Trái Đất Câu 11. Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là A. sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. B. sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ. C. sự thay đổi lượng mưa theo kinh độ. D. sự thay đổi các nhóm đất theo kinh độ. Câu 12. Biểu hiện nào sau đây không phải biểu hiện của tính địa đới? A. Trên các lục địa, khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây. B. Trên Trái Đất có năm vòng đai nhiệt. C. Trên Địa Cầu có bảy vòng đai địa lí. D. Trên các lục địa, từ cực về Xích đạo có sự thay thế các thảm thực vật. Câu 13. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo A. Thời gian. B. Độ cao và hướng địa hình. C. Vĩ độ. D. Khoảng cách gần hay xa đại dương. Câu 14. Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa. B. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất. C. Sự chênh lệch thời gian chiếu sang trong năm theo vĩ độ. D. Góc chiếu của tia sang mặt trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ. Câu 15. Vòng đai nóng trên trái đất có vị trí A. Nằm từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc. B. Nằm giữa các vĩ tuyến 5oB và 5oN. C. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm + 20oC. D. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt + 20oC của tháng nóng nhất. Câu 16. Vòng đai ôn hòa trên trái đất có vị trí A. Nằm giữa chí tuyến và vòng cực. B. Nằm giữa đường đẳng nhiệt năm + 20oC và đường đẳng nhiệt + 10oC của tháng nóng nhất. C. Nằm từ vĩ tuyến 30o đến vĩ tuyến 50o. D. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt + 20oC và + 10oC của tháng nóng nhất. Câu 17. Vòng đai lạnh trên trái đất có vị trí A. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC của tháng nóng nhất . B. Nằm giữa đường đẳng nhiệt + 10oC và 0oC. C. Nằm từ vĩ tuyến 50o đến vĩ tuyến 70o. D. Nằm từ vòng cực đến vĩ tuyến 70o Câu 18. Vòng đai băng giá vinh cửu có đặc điểm A. Nằm bao quanh cực , nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC. B. Nằm bao quanh cực , nhiệt độ quanh năm dưới 0oC. C. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực , nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 0oC. D. Nằm từ vĩ tuyến 70o lên cực , nhiệt độ quanh năm dưới 0oC. Câu 19. Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới ? A. Gió mậu dịch , gió mùa , gió tây ôn đới . B. Gió mùa , gió tây ôn đới , gió fơn. C. Gió mậu dịch , gió đông cực , gió fơn. D. Gió mậu dịch , gió tây ôn đới , gió đông cực. Câu 20. Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây ?
  29. A. Vòng tuần hoàn của nước. B. Các hoàn lưu trên đại dương. C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất. D. Các vanh đai đất và thực vật theo độ cao. hết BÀI 22. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ Câu 1. Nhân tố nào quyết định sự biến động dân số trên thế giới? A. Sinh đẻ và tử vong. B. Số trẻ tử vong hằng năm. C. Số người nhập cư. D. Số người xuất cư. Câu 2. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm ? A. Sự phát triển kinh tế. B. Thu nhập được cải thiện. C. Tiến bộ về y tế và khoa học kĩ thuật. D. Hòa bình trên thế giới được đảm bảo. Câu 3. Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh ? A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội. A. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội. C. Chính sách phát triển dân số. D. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt ). Câu 4. Thời gian dân số thế giới tăng thêm một tỉ người biến động theo xu thế nào? A. rút ngắn B. kéo dài C. ổn định D. thần tốc Câu 5. Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên B. gia tăng cơ học C. số dân trung bình ở thời điểm đó D. nhóm dân số trẻ Câu 6. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là A. gia tăng dân số B. gia tăng cơ học C. gia tăng dân số tự nhiên D. quy mô dân số Câu 7. Quốc gia nào hiện có quy mô dân số đứng đầu thế giới? A. Trung Quốc B. Ấn Độ C. Hoa Kì D. In - đô – nê- xi - a Câu 8. Đâu là động lực phát triển dân số thế giới? A. Gia tăng cơ học B. Gia tăng dân số tự nhiên C. Tỉ suất sinh thô D. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học Câu 9. Đâu là hậu quả của việc dân số tăng nhanh? A. Kinh tế chậm phát triển, mất an ninh xã hội, ô nhiễm môi trường B. Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khó khai thác tài nguyên C. Mất an ninh trật tự xã hội, gia tăng các loại tội phạm D. Khó khai thác tài nguyên, đời sống người dân khó khăn Câu 10. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam năm 2005 nằm ở mức nào? A. thấp B. trung bình C. cao D. rất cao Câu 11. Châu lục nào có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất?
  30. A. Châu Phi B. Châu Á C. Châu Mỹ D. Châu Đại Dương Câu 12. Châu lục nào có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất? A. Châu Phi B. Châu Âu C. Châu Mỹ D. Châu Đại Dương 0 Câu 13. Tỉ suất sinh thô 24 /00 có nghĩa là A. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em được sinh ra B. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em dưới 5 tuổi C. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ D. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ mang thai 0 Câu 14. Tỉ suất tử thô 9 /00 có nghĩa là A. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em chết B. trung bình 1000 dân có 9 người cao tuổi C. trung bình 1000 dân có 9 người chết D. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em có nguy cơ tử vong Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng A. Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn B. Quy mô dân số có sự khác nhau giữa các quốc gia C. Dự báo đến 2025 dân số thế giới đạt mức 7 tỉ người D. Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì có 11 quốc gia dân số trên 100 triệu Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng A. Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn B. Dân số thế giới biến động chủ yếu là do gia tăng cơ học C. Dân số tăng nhanh giúp phát triển kinh tế các nước D. Người cao tuổi luôn là gánh nặng cho nền kinh tế Câu 17. Nhận xét nào sau đây không đúng A. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng giảm B. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển C. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển D. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển Câu 18. Nhận xét nào sau đây đúng A. Nguyên nhân duy nhất làm tỉ suất tử thô biến động là các cuộc chiến tranh B. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển C. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng tăng D. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết với dân số trung bình cùng thời điểm Câu 19. Dân số của Ấn Độ năm 2016 là 1326,8 triệu người, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 1,6%. Vậy dân số của Ấn Độ năm 2017 là A. 1348,03 triệu người B. 1348,30 triệu người C. 1438,03 triệu người D. 1438,30 triệu người Câu 20. Dân số của Việt Nam năm 2015 là 93.4 triệu người , tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1%. Vậy dân số của Việt Nam năm 2016 là A. 94.334 triệu người B. 94.344 triệu người C. 94.434 triệu người D. 94.444 triệu người TRƯỜNG THPT VĨNH XƯƠNG BÀI 23 – CƠ CẤU DÂN SỐ GV SOẠN: HUỲNH THỊ NGỌC NHIÊU SĐT: 01658355714 Câu 1. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa:
  31. A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân B. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm D. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân Câu 2. Nhóm 0 – 14 tuổi là nhóm tuổi A. trong tuổi lao động B. dưới tuổi lao động C. ngoài tuổi lao động D. hoạt động kinh tế Câu 3. Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi: A. dưới tuổi lao động B. trong tuổi lao động C. trên tuổi lao động D. dưới và trên tuổi lao động Câu 4: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. A. Cơ cấu dân số theo lao động. B. Cơ cấu dân số theo giới. C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi. D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Câu 5. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh A. trình độ dân trí và học vấn của dân cư B. tỉ lệ người biết chữ trong xã hội C. số năm đến trường trung bình của dân cư D. đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư Câu 6. Kiểu tháp tuổi nào sau đây thể hiện tuổi thọ trung bình cao? A. mở rộng B. ổn định C. thu hẹp D. không thể xác định được Câu 7. Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ. B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi. C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ. D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội. Câu 8. Loại cơ cấu dân số nào sau đây không thuộc nhóm cơ cấu xã hội? A. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi B. cơ cấu dân số theo lao động C. cơ cấu dân số theo dân tộc D. cơ cấu dân số theo ngôn ngữ, tôn giáo Câu 9. Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số trẻ ? A. Nguồn lao động có kinh nghiệm B. Nguồn lao động dồi dào C. Nguồn lao động ngành nghề D. Nguồn lao động có trình độ cao Câu 10. Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số già ? A. Nguồn lao động có kinh nghiệm B. Nguồn lao động dồi dào C. thiếu nguồn lao động D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn Câu 11. Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 % , nhóm tuổi 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có A. Dân số trẻ. B. Dân số già. C. Dân số trung bình. D. Dân số cao. Câu 12: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có
  32. A. Dân số trẻ. B. Dân số già. C. Dân số trung bình. D. Dân só cao. Câu 13. Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế? A. nội trợ B. học sinh- sinh viên C. người làm thuê việc nhà D. người đau ốm, tàn tật Câu 14. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa thường dùng làm một tiêu chuẩn để đánh giá A. Tốc độ phát triển kinh tế của một nước B. Chất lượng cuộc sống ở một nước C. Nguồn lao động của một nước D. Khả năng phát triển dân số một nước Câu 15. Cơ cấu dân số trẻ thể hiện: A. Tỉ lệ sinh thấp B. Tuổi thọ trung bình thấp C. Tỉ lệ tử thấp D. Thiếu nguồn lao động Câu 16. Cơ cấu dân số già thể hiện: A. Tỉ lệ sinh cao B. Tuổi thọ trung bình thấp C. Tỉ lệ tử cao D. Thiếu nguồn lao động Câu 17. Cơ cấu lao động của các nước phát triển có: A. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất cao B. Tỉ trọng lao động trong khi vực II rất cao C. Tỉ trọng lao động trong khi vực I rất cao D. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất thấp Câu 18. Kiểu tháp tuổi mở rộng thể hiện: A. Gia tăng dân số giảm dần B. Gia tăng dân số nhanh C. Gia tăng dân số ổn định D. Gia tăng cơ học Câu 19. Đâu không phải là nguyên nhân làm cho tỷ số nam nữ của nước ta khác nhau theo không gian và thời gian ? A. Chiến tranh làm nam chết nhiều hơn nữ B. Tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam C. Tâm lý xã hội trọng nam khinh nữ. D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Câu 20. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ không mang đến thuận lợi nào? A. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. Nguồn lao động dồi dào C. Tạo sức hút đầu tư lớn. D. Phát triển y tế, giáo dục Trường THPT Tân Châu GV: Trương Dương Thống Nhất. SĐT: 01689808416 BÀI 24. PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Câu 1. Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới? a. Đông Á. b. Nam Á. c. Tây Âu. d. Bắc Mỹ. Câu 2. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là a. Tây Á. b. Bắc Phi. c. Châu đại Dương.
  33. d. Trung Phi. Câu 3. Mật độ dân số được tính bằng a. số lao động tính trên đơn vị diện tích. b. số dân trên một đơn vị diện tích. c. số người sinh ra trên một quốc gia. d. dân số trên một diện tích đất canh tác. Câu 4. Đô thị hóa là một quá trình a. tích cực nếu gắn liền với nông nghiệp b. tiêu cực nếu gắn liền với công nghiệp c. tích cực nếu gắn liền với công nghiệp hóa d. tiêu cực nếu quy mô các thành phố quá lớn. Câu 5. Phân bố dân cư phải a. phù hợp với điều kiện sống. b. phù hợp với giới tính. c. phù hợp với tuổi. d. phù hợp với trình độ văn hóa. Câu 6. Châu lục có dân số đông nhất là a. châu Phi. b. Châu Mĩ. c. châu Á. d. châu Âu. Câu 7. Châu lục có dân số thấp nhất là a. châu Đại Dương. b. Châu Mĩ. c. châu Á. d. châu Âu. Câu 8. Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là a. điều kiện tự nhiên. b. chuyển cư. c. lịch sử khai thác lãnh thổ. d. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Câu 9. Vùng thưa dân trên thế giới thường nằm ở a. vùng có nhiều bão ven biển. b. vùng động đất núi lửa. c. các đảo ven bờ. d. vùng hoang mạc Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới? a. Tỷ lệ dân thành thị giảm. b. Tỷ lệ dân nông thôn tăng. c. Dân cư tâp trung vào các thành phố vừa và nhỏ. d. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới? a. Tỷ lệ dân thành thị tăng. b. Tỷ lệ dân nông thôn tăng. c. Dân cư tâp trung vào các thành lớn và cực lớn d. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa? a. Kinh tế tăng trưởng nhanh. b. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch. c. Thay đổi quá trình sinh, tử. d. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa? a. Kinh tế tăng trưởng nhanh. b. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực. c. Thiếu việc làm. d. Môi trường bị ô nhiễm. Câu 13. Hiện nay lối sống đô thị ngày càng được phổ biến rộng rãi vì a. kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.
  34. b. giao thông vận tải và thông tin liên lạc ngày càng phát triển c. dân thành thị di cư về nông thôn. d. dân nông thôn di cư về thành thị. Câu 14. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về phân bố dân cư trên thế giới? a. Là hoạt động mang tính bản năng không theo quy luật. b. Hoạt động có ý thức, có quy luật. c. Dân cư tập trung đông trong các thành phố lớn. d. Phân bố dân cư không đều theo không gian Câu 15. Châu Á có dân số đông nhất thé giới là do a. có tốc độ gia tăng tự nhiên cao. b. dân từ châu Âu di cư sang. c. tăng trưởng kinh tế cao. d. dân cư chuyển dịch từ nông thôn lên thành thị. Câu 16. Dân số châu Phi giảm mạnh trong giai đoạn 1650 đến 1850 là do a. các dòng di cư sang châu Mĩ. b. gia tăng tự nhiên giảm. c. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. d. nghèo đói, bệnh tật. Câu 17. Các điểm dân cư thành thị có mật độ dân cư rất cao là vì a. gần các nguồn tài nguyên khoáng sản. b. có khí hậu mát mẻ. c. hoạt động phi nông nghiệp là chủ yếu. d. hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Câu 18. Khu vực châu Á gió mùa có mật độ dân số cao nhất thế giới là do a. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, mức sinh cao. b. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, nhập cư cao. c. trình độ phát triển kinh tế cao, mức sinh cao. d. trình độ phát trinh kinh tế thấp, mức sinh thấp. Câu 19. Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, lý do chính là a. tính chất của nền kinh tế. b. có diện tích lớn hơn. c. có mùa đông lạnh. d. lịch sử khai thác lãnh thổ sớm. Câu 20. Những thành phố nào của nước ta có qui mô trên một triệu dân ? a. Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. b. Hà Nội, Cần Thơ. c.Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng d. Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa. TRƯỜNG THPT CHÂU PHONG GV biên soạn: NGÔ VĂN DANH SĐT: 01685 145 355 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế Câu 1: Trong các căn cứ sau đây căn cứ nào để phân loại nguồn lực? A. Vai trò và thuộc tính. B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ. C. Mức độ ảnh hưởng. D. Thời gian và công dụng. Câu 2: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước? A. Nguồn gốc. B. Phạm vi lãnh thổ. C. Mức độ ảnh hưởng. D. Thời gian. Câu 3: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành: A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
  35. C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội. D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp. Câu 4: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là A. nguồn lực tự nhiên. B. nguồn lực kinh tế - xã hội. C. nguồn lực bên trong. D. nguồn lực bên ngoài. Câu 5: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là A. nguồn lực tự nhiên. B. nguồn lực tự nhiên – xã hội. C. nguồn lực từ bên trong. D. nguồn lực từ bên ngoài. Câu 6: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm: A. Nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. B. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng. C. Ngành kinh tế, thành phần kinh tế, cấu lãnh thổ. D. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 7: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là A. cơ cấu ngành kinh tế. B. cơ cấu thành phần kinh tế. C. cơ cấu lãnh thổ. D. cơ cấu lao động. Câu 8: Cơ cấu kinh tế nào sau đây được hình thành dựa trên chế độ sở hữu? A. cơ cấu lãnh thổ. B. cơ cấu ngành kinh tế. C. cơ cấu thành phần kinh tế. D. cơ cấu lao động. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lực? A. Là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có thể được khai thác và không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định. B. Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. C. Là hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. D. Là hệ thống vốn và thị trường có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Câu 10: Nguồn lực có thể được khai thác nhằm phục vụ cho A. sự tiến bộ xã hội của một lãnh thổ nhất định. B. nâng cao cuộc sống của một lãnh thổ nhất định. C. phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. D. việc đảm bảo kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Câu 11: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tinh chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là A. tài nguyên thiên nhiên. B. vốn. C. vị trí địa lí. D. thị trường. Câu 12: “Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất” là vai trò của nguồn lực nào sau đây? A. Tự nhiên. B. Vị trí địa lí. C. kinh tế - xã hội. D. Trong và ngoài nước. Câu 13: “Tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận” là vai trò của nguồn lực nào sau đây? A. Tự nhiên. B. Vị trí địa lí.
  36. C. kinh tế - xã hội. D. Trong và ngoài nước. Câu 14: “Là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế” là vai trò của nguồn lực nào sau đây? A. Tự nhiên. B. Vị trí địa lí. C. kinh tế - xã hội. D. Trong và ngoài nước. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên? A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế. C. Quyết định sự phát triển của nền kinh tế và xã hội loài người. D. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển. Câu 16: Nguồn lực có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? A. Thứ yếu. B. Chủ đạo. C. Quyết định. D. Quan trọng. Câu 17: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là A. khoa học – kĩ thuật và công nghệ. B. nguồn vốn. C. thị trường tiêu thụ. D. con người. Câu 18: Trong giai đoạn hiện nay, cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng A. giảm khu vực I, tăng khu vực II và III. B. giảm khu vực I và II, tăng khu vực III. C. tăng khu vực I, giảm khu vực II và III. D. tăng khu vực I và II, giảm khu vực III. Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu lãnh thổ? A. Là sự phân hóa về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ. B. Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. C. Là khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ. D. Là sự phân bố dân cư theo lãnh thổ. Câu 20: Để nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, các nước đang phát triển phải A. khai thác triệt để các nguồn nhân lực của đất nước. B. sử dụng hợp lí các nguồn lực có sẵn kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài. C. dựa hoàn toàn vào các nguồn lực bên ngoài. D. dử dụng các nguồn lực bên trong, không sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài. Trường THPT Nguyễn Quang Diêu BÀI 27:VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP. GV biên soạn: Nguyễn Văn Quẹo Số ĐT: 01235 212 656 Câu 1. Ngành nông nghiệp có vai trò A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người B. cung cấp thiết bị, máy móc cho con người C. cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế D. vận chuyển người và hàng hóa. Câu 2. Đất trồng là yếu tố không thể thay thế được trong nông nghiệp vì nó là A. tư liệu sản xuất. B. đối tượng lao động. C. quyết định cơ cấu cây trồng. D. khả năng phát triển nông nghiệp. Câu 3. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là A. Máy móc và cây trồng
  37. B. Hàng tiêu dùng và vật nuôi C. Cây trồng và vật nuôi D. Cây trồng và hàng tiêu dùng Câu 4. Trang trại không có đặc điểm nào sau đây? A. Sản xuất hàng hóa B. Chuyên môn hóa và thâm canh C. Nhỏ lẻ, đa canh D. Sở hữu cá nhân, thuê mướn lao động Câu 5. Hình thức nào là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? A. Trang trại B. Vùng nông nghiệp C. Hợp tác xã D. Nông trường quốc doanh Câu 6. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp? A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người B. Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất D. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ Câu 7. Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp? A. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động B. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu C. Sản xuất không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên D. Sản xuất có tính thời vụ Câu 8: Diện tích canh tác trên thế giới hiện nay chủ yếu dùng để: A. Trồng cây lương thực B. cây công nghiệp ngắn ngày C. Cây công nghiệp lâu năm D. Cây thực phẩm Câu 9. Các nông sản ở các nước đang phát triển hiện nay đóng góp phần lớn trong GDP vì nó có giá trị làm: A. Nguyên liệu. B. Lương thực. C. Hàng xuất khẩu. D. Hàng tiểu thủ công nghiệp. Câu 10. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất hàng hoá biểu hiện của xu hướng này là hình thành A. các hợp tác xã. B. vùng chuyên môn hoá nông nghiệp. C. vùng sản xuất nông sản. D. các nông trường quốc doanh Câu 11. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hoá sản xuất (tăng vụ, xen can, gối vụ), vì nông nghiệp: A. Có tính vụ mùa. B. Phụ thuộc điều kiện tự nhiên. C. Trở thành ngành sản xuất hàng hoá. D. cung cấp hàng hóa xuất khẩu Câu 12. Biện pháp để sử dụng đất nông nghiệp hiện nay có hiệu quả: A. Mở rộng diện tích đất canh tác. B. Nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất. C. Trồng rừng chống xói mòn đất. D. Tăng vụ để tăng thêm sản lượng Câu 13. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên A. Tập quán canh tác cổ truyền. B. Chuyên môn hóa và thâm canh. C. Công cụ thủ công và sức người. D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ. Câu 14. Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là A. Cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  38. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. C. Tạo việc làm cho người lao động. D. Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ. Câu 15: Nhân tố nào làm giảm tính phụ thuộc vào tự nhiên của nông nghiệp? A. Quan hệ sở hữu ruộng đất B. Dân cư lao động C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật D. Thị trường Câu 16: Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cần phải? A. Thay thế các cây ngắn ngày bằng các cây dài ngày. B. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất. C. Tập trung vào những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt. D. Tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi. Câu 17: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là? A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình. B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng. C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp. D. Loại bỏ được tinh bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp. Câu 18. Cơ sở để phân bố và phát triển ngành chăn nuôi: A. Đồng cỏ. B. Nguồn thức ăn. C. Sinh vật. D. Giống Câu 19: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là? A. Sản xuất có tính mùa vụ. B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất. Câu 20: Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải? A. Nâng cao hệ số sử dụng đất. B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất. D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất. BÀI 28. ĐỊA LÝ NGÀNH TRỒNG TRỌT TRƯỜNG THPT QUỐC THÁI GV Soạn: Nguyễn Thị Có . 01653359359 Ngô Thanh Tùng. 0939996111 Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò cây lương thực? A. Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc. B. Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. C. Cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất. D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ( tơ tằm, lông cừu ). [ ] Câu 2. Các cây lương thực chính là A. kê, cao lương, sắn B. lúa mì, lúa gạo, ngô C. lúa mì, cao lương, khoai tây D. lúa gạo, ngô, yến mạch [ ] Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm sinh thái của cây lúa mì? A. Ưa khí hậu ấm, khô cần nhiệt độ thấp đầu thời kì sinh trưởng. B. Ưa khí hậu nóng, ẩm chân ruộng ngập nước. C. Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, dễ thoát nước. D. Ưa khí hậu ẩm, cần nhiệt độ thấp đầu thời kì sinh trưởng. [ ] Câu 4. Cây lương thực được trồng rộng rãi nhất vì thích nghi được với nhiều loại khí hậu là
  39. A. lúa mì B. ngô C. lúa gạo D. khoai tây [ ] Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của cây công nghiệp? A. Nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng B. Cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất C. Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất D. Phá thế độc canh, góp phần bảo vệ môi trường [ ] Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm sinh thái của cây cao su? A. Nhiệt, ẩm rất cao, thích hợp với đất phù sa mới. B. Ưa nóng và ánh sáng, cần đất tốt nhiều phân bón. C. Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp nhất là đất ba dan và đất đá vôi. D. Ưa nhiệt, ẩm, thích hợp nhất với đất ba dan. [ ] Câu 7. Trong các nhóm cây sau, nhóm nào thuộc loại cây lương thực? A. lúa mì, khoai, sắn B. cà phê, cao su, hồ tiêu C. cà phê, đậu tương, củ cải đường D. mía, ca cao, chè [ ] Câu 8. Các nhóm cây trồng được phân chia thành các cây: lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm là dựa vào cách phân loại A. theo nguồn gốc cây trồng. B. theo thời gian sinh trưởng. C. theo giá trị sử dụng. D. theo chức năng của sản phẩm. [ ] Câu 9. Mục đích sử dụng lương thực ở các nước đang phát triển thường là A. làm lương thực cho người. B. hàng hóa xuất khẩu. C. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. D. thức ăn cho chăn nuôi. [ ] Câu 10.Loại cây trồng thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng thảo nguyên nhiệt đới và ôn đới nóng A. lúa mì. B. lúa gạo. C. ngô. D. kê và cao lương. [ ] Câu 11. Đặc điểm sinh thái phù hợp với cây lúa gạo ? A. Thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt. B. Nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt. C. Thảo nguyên nhiệt đới và ôn đới nóng. D. Đồng cỏ và nửa hoang mạc. [ ] Câu 12. Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới ? A. Châu Á gió mùa. B. Quần đảo Caribê. C. Phía đông Nam Mĩ. D. Tây Phi gió mùa. [ ] Câu 13. Cây lương thực hiện nay đang nuôi sống hơn 50% dân số thế giới ? A. Lúa mì. B. Lúa gạo. C. Ngô. D. Lúa mạch và ngô. [ ] Câu 14. Khu vực xuất khẩu lúa mì nhiều nhất trên thế giới hiện nay? A. Tây Âu. B. Đông Á. C. Trung Mĩ. D. Bắc Mĩ. [ ] Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm của cây công nghiệp ? A. Ưa khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa và cần nhiều phân bón. B. Ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón. C. Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu D. Ưa nhiệt, ưa ẩm, cần đất thích hợp và cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. [ ]
  40. Câu 16. Loại cây ưa nhiệt, ẩm, đất tươi xốp, nhất là đất bazan và đất đá vôi A. đậu tương. B. cà phê. C. cao Su. D. hồ Tiêu. [ ] Câu 17. Loại cây nào sau đây chỉ phát triển được ở miền nhiệt đới? A. Chè B. Củ cải đường C. Mía D. Ôliu [ ] Câu 18. Khu vực nào sau đây có sản lượng cao su lớn nhất thế giới hiện nay ? A. Trung Mĩ. B. Nam Mĩ. C. Đông Nam Á. D. Bắc Phi. [ ] Câu 19. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với A. các khu vực dân cư đông đúc. B. các xí nghiệp công nghiệp chế biến. C. các cảng biển hoặc sân bay để xuất khẩu. D. các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn. [ ] Câu 20. Cây công nghiệp thường được trồng thành vùng chuyên canh vì? A. Mỗi loại cây chỉ thích hợp với một loại đất và khí hậu riêng. B. Cây công nghiệp đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, cần nhiều lao động để chăm sóc. C. Đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho xuất khẩu. D. Dễ dàng thực hiện cơ giới hóa. Trường THCS&THPT VĨNH LỘC BÀI 29: ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI. GV biên soạn: Lê Minh Đặng. SĐT: 01682504289 Câu 1. Các vật nuôi vốn là A. các động vật hoang được con người thuần dưỡng. B. các động vật có trong “Sách Đỏ Việt Nam”. C. các loài gia súc gần gủi với con người. D. các loài động vật ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 2. Vai trò cơ bản và quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là cung cấp A. nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng. B. nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao. C. gen quý hiếm. D. nguyên liệu để sản xuất dược phẩm. Câu 3. Để tạo ra nền nông nghiệp bền vững, ngành chăn nuôi cần phải kết hợp với ngành A. lâm nghiệp. B. thủy sản. C. dịch vụ nông nghiệp. D. trồng trọt. Câu 4. Loại gia súc được nuôi nhiều ở vùng trồng cây lương thực là A. trâu. B. bò. C. lợn. D. dê. Câu 5. Nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố chăn nuôi là A. thức ăn. B. dịch vụ thú y. C. hệ thống chuồng trại. D. nhu cầu của thị trường. Câu 6. Trâu được nuôi nhiều ở
  41. A. các đồng cỏ tươi tốt. B. các đồng cỏ ở vùng nhiệt đới ẩm. C. trên thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt. D. trong các hoang mạc ở miền cận nhiệt đới. Câu 7. Loài nào sau đây không phải là thủy sản? A. Đồi mồi. B. Chim yến. C. Cá basa. D. Tôm hùm. Câu 8. Nguồn thủy sản cung cấp cho thế giới nhiều nhất đến từ A. khai thác ở sông, suối. B. nuôi trong các ao, hồ, đầm. C. khai thác từ các biển và đại dương. D. nuôi ở các vùng ven biển. Câu 9. Điểm giống nhau về vai trò của ngành thủy sản và ngành chăn nuôi là A. cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người. B. cung cấp sức kéo cho trồng trọt. C. cung cấp các nguyên tố vi lượng từ biển như iốt, canxi, natri D. cung cấp phân bón cho trồng trọt. Câu 10. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên, thức ăn của ngành chăn nuôi hiện nay được lấy nhiều nhất từ A. ngành trồng trọt. B. ngành thủy sản. C. ngành lâm nghiệp. D. phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến. Câu 11. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bật nhờ vào A. lực lượng lao động dồi dào. B. thành tựu khoa học kỹ thuật. C. sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên. D. kinh nghiệm sản xuất của con người. Câu 12. Hình thức chăn nuôi nào sau đây là biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại? A. Chăn nuôi chăn thả. B. Chăn nuôi chuồng trại. C. Chăn nuôi công nghiệp. D. Chăn nuôi nửa chuồng trại. Câu 13. Gia cầm thường được nuôi nhiều nhất ở A. vùng chuyên lương thực. B. vùng chuyên canh hoa màu. C. vùng nuôi trồng thủy sản. D. các đô thị gắn với thị trường tiêu thụ lớn. Câu 14. Loài gia súc được nuôi nhiều ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là A. trâu. B. bò. C. lợn. D. dê. Câu 15. Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng A. nuôi quảng canh để tiết kiệm chi phí thức ăn. B. nuôi thâm canh để tiết kiệm chi phí ban đầu. C. nuôi những loài thời gian sinh trưởng ngắn để đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường. D. nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao. Câu 16. Đối với các nước đang phát triển việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính khó khăn lớn nhất thường gặp là A. tình trạng thiếu lương thực. B. thiếu các đồng cỏ tự nhiên. C. thiếu vốn đầu tư. D. thiếu giống tốt, trình độ kỹ thuật. Câu 17. Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng vì A. vùng là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. B. thiếu các đồng cỏ tự nhiên.
  42. C. khí hậu thuận lợi. D. thị trường tiêu thụ lớn. Câu 18. Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển nhanh hơn ngành khai thác là do A. đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. B. nguồn thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt. C. thiên tai ngày càng nhiều nên không thể đánh bắt được. D. không phải đầu tư ban đầu. Câu 19. Ở các nước đang phát triển chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ vì A. cơ sở thức ăn không ổn định. B. cơ sở vật chất còn lạc hậu. C. dịch vụ thú y, giống còn hạn chế. D. công nghiệp chế biến chưa phát triển. Câu 20. Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và đang phát triển là A. tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp. B. cơ cấu ngành chăn nuôi. C. phương pháp chăn nuôi. D. điều kiện chăn nuôi. Trường THPT Lương Thế Vinh BÀI 31- VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP GV biên soạn: Từ Ngọc khoe Số ĐT: 01232090800 Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là A. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. B. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng C. đều sản xuất bằng thủ công. D. đều sản xuất bằng máy móc. Câu 3. Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp là A. khí hậu. B. khoáng sản C. biển D. rừng Câu 4. Công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của A. các ngành kinh tế. B. nông nghiệp. C. giao thông vận tải. D. thương mại. Câu 5. Tính chất hai giai đoạn của ngành sản xuất công nghiệp là do A. trình độ sản xuất. B. đối tượng lao động. C. máy móc, thiết bị. D. trình độ lao động Câu 6. Nhân tố nào sau đây giúp ngành công nghiệp phân bố ngày càng hợp lí hơn? A. Dân cư và nguồn lao động. B. Thị trường. C. Đường lối chính sách. D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. Câu 7. Nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp là A. tài nguyên thiên nhiên. B. vị trí địa lí.