Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 2: Nghị luận xã hội

docx 162 trang Hàn Vy 01/03/2023 14998
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 2: Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7_chuyen_de_2.docx

Nội dung text: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 2: Nghị luận xã hội

  1. CHUYÊN ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. KHÁI NIỆM - “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh ” - Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị. II. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có hai dạng đề chính. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Ngoài ra dựa vào đề thi để cụ thể hơn trong việc nhận diện, nghị luận xã hội được phân hóa thành các dạng sau: 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống 3. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một câu chuyện. 4. Dạng đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề 5. Dạng đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang tính đối thoại) về vấn đề được đặt ra. 6. Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh. 1. Kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: + Nghị luận về một hiện tượng xã hội, - Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ. - Hiện tượng có tác động tiêu cực. - Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí. - Nghị luận về một bức tranh. VD: Suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường? + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, - Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực ). - Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá ). - Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề. - Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi. VD: Suy nghĩa của em về lòng bao dung. + Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. - Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện. - Nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. III. YÊU CẦU LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
  2. * Các yêu cầu cơ bản - Thứ nhất: Đây là yêu cầu cơ bản cần tập trung bám sát vấn đề nghị luận. - Thứ hai: Vì là đề nghị luận xã hội vì vậy đòi hỏi người viết phải nêu được quan điểm cá nhân rõ ràng, chân thành và nghiêm túc và nhất quán. - Thứ ba: Phải phân tích được mặt tôt, mặt xấu của vấn đề đang bàn luận. - Thứ 4: Đoạn văn cần có dẫn chứng thuyết phục bằng các ví dụ cụ thể trong thực tế đời sống, trong văn chương, nghệ thuật. - Thứ 5: Cần phải đánh giá và nêu thái độ với vấn đề đời sống xã hội phải thiết thực và khả thi làm cho cuộc sống và xã hội trở lên tốt đẹp hơn. 1. Về hình thức Đối với đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ thì thí sinh phải trình bày theo đúng hình thức của một đoạn văn ( tức là không được xuống dòng) dụng lượng hợp ly nhất là khoảng 2/3 tờ giấy thi. Tuy nhiên các em có thể viết thêm vài dòng cũng không ảnh hưởng đến kết quả. Giám khảo sẽ không ai ngồi đếm số câu, số chữ nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm miễn sao là bài viết đủ ý, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả. Nếu như đề thi yêu cầu viết bài văn thì các em trình bày đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 2. Về nội dung Dù đoạn văn dài hay ngắn cũng phải đầy đủ các ý chính sau: Câu mở đoạn: Có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Các em có thể viết theo cách diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. Các câu sau có nhiệm vụ làm rõ nội dung của câu chủ đề. Khi kết đoạn nên có một câu gắn gọn nêu ý nghĩa, nội dung, ý nghĩa hoặc quan điểm cá nhân của người viết để bài văn được sâu sắc hơn. - Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tư tưởng đạo lý cần có các ý cơ bản sau: Giải thích tư tưởng, đạo lý, biểu hiện cụ thể. Tiếp theo là phân tích và chúng minh rồi mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa và bài học nhận thức - Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về đời sống cần nêu được: Nêu hiện tượng đó (biểu hiện, mức độ ). Phân tích tác động tích cực/tiêu cực của hiện tượng đó. Tuy nhiên các bạn có thể viết linh hoạt theo ý của mình, cần có yếu tố sáng tạo, tránh máy móc, sáo rỗng. 3. Những vấn đề cần lưu ý khi làm văn nghị luận xã hội a. Đọc kỹ đề - Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống. - Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt. b. Lập dàn ý - Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic. - Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng. c. Dẫn chứng phù hợp - Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm. - Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật). - Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng). d. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục - Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. - Lập luận phải chặt chẽ.
  3. - Cảm xúc trong sáng, lành mạnh. - Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác ). e. Bài học nhận thức và hành động - Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận thì phải rút ra cho mình bài học. - Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống g. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ ) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh. DẠNG 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ 1. Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về tâm hồn nhân cách, về các quan hệ gia đình, xã hội, cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội ). Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những vấn đề đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập Những vấn đề này có thể được đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thông thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn, châm ngôn, ngạn ngữ, ca dao hay câu nói của một nhà văn hóa, nhà khoa học, người nổi tiếng 2. Phân loại: Nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lý có 2 dạng đề: - Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. - Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa và ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề. 1. Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói đến một cách trực tiếp. Đề bài: “ Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles) Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. HƯỚNG DẪN - Hướng dẫn phân tích đề : Ý kiến trên có các từ khoá trọng tâm cần giải thích: + “Sứ mạng” : Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. + “Người mẹ”: Người sinh ra con cái, rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình. + “ Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở, yêu thương, là nơi con cái có thể nương tựa. Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cai hết sức thuyêt phục : Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm. Đây chính là vấn đề nghị luận. Cách làm bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được nói đến một cách trực tiếp. a. Mở bài – Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. – Mở ra hướng giải quyết vấn đề. b. Thân bài * Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: (khoảng 10 dòng) - Khi giải thích cần lưu ý:
  4. + Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện. + Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. + Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu. * Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi) - Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu. Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý: + Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá. + Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận. + Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc. Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu. Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý: + Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh. - Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề. Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì? + Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác. Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai. + Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí. * Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: (khoảng 10 dòng) - Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý: + Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng. + Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động. + Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão. c. Kết bài - Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận. - Liên hệ mở rộng, nâng cao vấn đề ( trích dẫn câu thơ, câu hát, câu nói hay, phù hợp) 2. Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói đến một cách gián tiếp( thường gặp trong đề thi) Cách làm bài a. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài - Nêu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài * Bước 1: Phân tích, hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề - Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó. - Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận. * Bước 2: Bàn về nội dung của thông điệp rút ra từ câu chuyện đó - Giải thích vấn đề (nếu cần thiết) - Phân tích – chứng minh:
  5. + Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống ; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào? . + Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó . - Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay + Đánh giá: Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí) Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ? (Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận) + Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận ) * Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân - Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa? - Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực. c. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của thông điệp từ câu chuyện. - Liên hệ mở rộng. - Liên hệ mở rộng. 3. Cách làm cụ thể: - Trước hết, phần mở bài phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Nêu ý chính (vấn đề) hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra. - Phần thân bài, có nhiều luận điểm. Tuy nhiên cần đảm bảo: + a. Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý. Bao gồm: - Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen/nghĩa bóng (nếu có) - Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi LÀ GÌ? b. Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý. Dùng dẫn chứng để chứng minh. Từ đó, chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội. Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi TẠI SAO? NHƯ THẾ NÀO? c. Bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa đúng trong hoàn cảnh khác. Dùng dẫn chứng minh họa. Thực chất của luận điểm này là trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề có thể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào? ) d: Rút ra bài học nhận thức (đúng hay sai?) và hành động (cần làm gì?). Đây là một luận điểm nhỏ nhưng là vấn đề cơ bản của nghị luận xã hội bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc. - Phần kết bài, liên hệ bản thân, đánh giá chung về vấn đề. 4. Dàn ý gợi ý:
  6. a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận/trích dẫn nhận định (nếu có) b.Thân bài: Luận điểm Cách làm 1. Giải thích: Nghĩa - Dùng các từ gần nghĩa, cùng trường nghĩa để giải thích của từ/cụm từ/cả câu - Dùng các từ trái nghĩa đề giải thích (nghĩa đen, nghĩa hàm - Giải thích bằng cách nêu VD ẩn) LÀ GÌ? 2. Lý giải vấn - Để ý vào các từ ngữ trong đề bài, đặt câu hỏi (tại sao?) sẽ tìm đề (TẠI SAO?) được ý bình luận cho riêng mình. - Lí giải kết hợp với chứng minh. Lưu ý, nên lấy những dẫn chứng xã hội, người thật việc thật, không nên lấy dẫn chứng xã hội vì dễ rơi vào xa hoặc lạc đề. 3. Biểu hiện/hiện Đề cập hai phương diện: trạng: Vấn đề được - Tích cực: như thế nào? biểu hiện hoặc đang - Tiêu cực: Tuy nhiên, bên cạnh đó có những biểu hiện, tư tưởng diễn ra như thế nào trái ngược ntn? Phê phán. trong đời sống xã hội? 4. Đánh giá, luận bàn Trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề vấn đề. trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề có thể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào? ) Đây là phần thể hiện bản lĩnh, độ sắc, nhạy của người viết. 5. Rút ra bài học: Phần này gần với việc đề xuất các giải pháp: - BH nhận thức + Cá nhân (mỗi người tự ý thức ra sao? Tu dưỡng phẩm chất, đạo - BH hành động đức? ) + Gia đình? + Nhà trường? + Xã hội (tuyên truyền, tham gia các hoạt động xã hội ) Lưu ý: - Dẫn chứng phải thuyết phục, thường là NHÂN VẬT – SỰ KIỆN, không dùng dẫn chứng chung chung. c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề 5. Đề và gợi ý giải đề: Đối với đối tượng là học sinh giỏi, xu hướng đề thường ra là lựa chọn một vấn đề được gửi gắm qua hai nhận định (hai nhận định này được phát biểu dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một câu danh ngôn ). Do đó, lưu ý, nếu đề bàn đến hai câu nói (nhận định, ý kiến) hoặc hai vế khác nhau trong một câu nói (dạng này chuyên đề tách thành dạng nghị luận về một vấn đề chứa đựng hai mặt tốt – xấu, sẽ trình bày cấu trúc cụ thể ở phần sau) thì cách làm, phần lớn là: Giải thích, phân tích, bình luận từng ý kiến cho rõ ràng. Đọc qua nghe chừng hai ý kiến rất mâu thuẫn nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ nhất định với nhau. Mối quan hệ đó, có thể là bổ sung ý kiến cho nhau, cũng có thể hoàn toàn đối lập nhau. Nhưng phần lớn là bổ sung, làm rõ thêm cho cùng một vấn đề. Do đó, tùy vào đề bài, người viết cần linh hoạt và lựa chọn lối đi cho mình sao cho phù hợp. Hoặc đồng tình với cả hai ý kiến, hoặc đứng hẳn về một ý kiến hoặc lấy phần đúng trong mỗi ý kiến đề đề xuất cách hiểu đúng đắn. Đề 1: Ngạn ngữ có câu:
  7. “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu nói trên. Gợi ý làm bài - Giải thích: + Ý kiến 1: “Cuộc đời ngắn ngủi” được hiểu là thời gian dành cho mỗi con người luôn có hạn, không ai sống mãi được cùng với thời gian. => Câu ngạn ngữ đưa ra lời khuyên: Cuộc sống luôn có những giới hạn, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên quá tham vọng, mơ ước những điều viển vông. + Ý kiến 2: “Biến tương lai thành hiện thức”, biến những điều con người mơ ước, những điều chưa có trong hiện thực thành những thứ có thực. => Câu nói khuyên con người, phải có những ước mơ lớn lao, như vậy mới biến tương lai thành sự thật. => Hai ý kiến đưa ra hai quan điểm tưởng như đối lập nhưng thực chất là bổ sung cho nhau, thể hiện tọn vẹn hai mặt của một vấn đề. Con người phải viết vươn cao, vươn xa nhưng đồng thời cũng phải tỉnh táo lựa chọn cho mình những điều phù hợp, không chạy theo những giá trị phù du, viển vông, vô nghĩa. - Phân tích, chứng minh (tính đúng đắn hoặc sai lầm hoặc vừa đúng vưà sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối) đối với ý kiến: + Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: ước mơ là một trong những thước đo tầm vóc của con người, những người có ước mơ càng đẹp thì càng có khả năng tiến xa trong cuộc sống; người có ước mơ, hoài bão mới có động cơ, phương hướng tìm tòi, tự học và sáng tạo; khi sống và làm việc đề thực hiện ước mơ con người sẽ có niềm vui, niềm hạnh phúc, sẽ tìm thấy ý nghĩa, giá trị của sự sống, con người sẽ cảm thấy cuộc sống không trôi đi một cách vô nghĩa, lãng phí + Ước mơ không đồng nghĩa với việc chạy theo những điều viển vông, phi thực tế: không nên ước mơ xa vời mà phải thiết thực vì cuộc sống là hữu hạn, con người không bao giờ đủ khả năng và thời gian để làm tất cả mọi việc; Cuộc đời được tạo nên từ những điều bình dị, do đó không nên chạy theo những ước mơ viễn vông mà đánh mất đi chân giá trị của cuộc ống; Đôi khi cần phải biết bằng lòng với những gì mình đang có, bằng lòng với cuộc sống con người sẽ cảm thấy thanh thản hơn, bình yên hơn. => Phải biết cân bằng giữa ước mơ và thực tại, ước mơ bắt nguồn từ cuốc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ một cách hão huyền. - Bàn luận, mở rộng: + Phê phán hai hiện tượng” - Những người sống không có hoài bão, không biết vươn lên để tạo ra một tương lai tốt đẹp. Cuộc sống của những con người này sẽ mãi trì trệ, dậm chân tại chỗ. - Ngược lại, có những kẻ quá tham vọng, ước mơ viễn vông mà chạy theo các giá trị phù du để rồi đánh mất mình (Có thể dùng các dẫn chứng sau để chứng minh: - Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên, chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu để có thể chạy chữa bệnh cho cha, vậy mà vay mượn cả đại gia đình cuãng không đủ, cậu con trai 16 tuổi đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này”. Sau này, cậu bé ngày nào đã khời nghiệp bằng căn nhà thuê
  8. chỉ vài mét vuông để xay cà phê, đạp xe hàng cây số để giao hàng lại trở thành ông chủ tập đoàn sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam - Walt Disney – giám đốc hãng phim truyền hình lớn nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mê vẽ. Vì không có tiền nên đã dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này đã trở thành cái tên đình đám trong giới phim và các hãng truyền thông). - Rút ra bài học Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Sống là không chờ đợi, bởi vậy, để không lãng phí thời gian, con người cần phải làm việc và nỗ lực hết mình”. Lại cũng có ý kiến cho rằng: “Để cuộc đời trở nên có ý nghĩa, con người cần phải sống chậm lại, tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống”. Anh/chị đồng tình với quan điểm nào? Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về hai ý kiến trên. DẠNG 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm: Là bàn về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, bệnh vô cảm ). Đó có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. 2. Cách làm: Để làm được kiểu bài này HS cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận, có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực. Các nội dung chính: a. Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. b. Thân bài: + Luận điểm1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống, làm rõ những từ ngữ, hình ảnh, khái niệm có trong đề bài (nếu có). + Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng, biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống (thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào? Có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống? thái độ của xã hội đối với vấn đề như thế nào?). Chú ý liên hẹ thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục. Từ đó, làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề. + Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân do thiên nhiên, do con người ). + Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng (chú ý, nguyên nhân nào thì giải pháp đó). Cần chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi phải phối hợp với những lực lượng nào? + Luận điểm 5: Rút ra 2 bài học: nhận thức và hành động (Nhận thức về vấn đề như thế nào? Đúng hay sai? Cần phải làm gì?). c. Kết bài: - Cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiên tượng đời sống. 3. Cấu trúc bài làm: * Lưu ý: - Vấn đề đề bài yêu cầu nghị luận là gì? (? Là gì?) - Khái niệm và biểu hiện của vấn đề được đề cập trong đề bài thế nào? (? Thế nào? Như thế nào?) - Nguyên nhân của vấn đề (Nguyên nhân chủ quan? Khách quan?) (Vì sao?)
  9. - Vấn đề đúng hay sai - ích lợi hoặc tác hại của vấn đề? - Ý kiến thái độ của bản thân và đề xuất những giải pháp phát huy hoặc ngăn chặn về vấn đề nghị luận NLXH về một SV, HT đời sống có tính NLXH về một SV, HT đời sống có ý tiêu cực nghĩa tích cực 1. Mở đoạn: giới thiệu chung về hiện tượng đời sống, quan điểm của người viết 2. Thân đoạn: * Giải thích - Nêu thực trạng - Nêu biểu hiện - Nêu nguyên nhân (chủ quan, khách quan) - Đánh giá hậu quả (đối với cá nhân, cộng - Đánh giá ý nghĩa kết quả (đối với cá nhân, đồng) cộng đồng) - Giải pháp khắc phục - Biện pháp phát huy mặt ưu điểm - Mở rộng vấn đề, bàn luận về vấn đề trái ngược 3. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động của bản thân c. Cách nêu vấn đề + Trực tiếp: Nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. => Dễ làm, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết. + Gián tiếp: Dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) . =>Tạo được sự uyển chuyển, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết d. Cách chọn và đưa dẫn chứng - Lấy dẫn chứng càng mới, càng gần thời điểm thi càng tốt - Số lượng dẫn chứng phù hợp (2-3 dẫn chứng) - Dẫn chứng ngoài đời thực (trong văn chương - Dẫn chứng trong nước rồi đến nước ngoài - Không lấy dẫn chứng chung chung, sáo rỗng e. Sửa lỗi Lỗi thường gặp Hướng khắc phục Hình thức - Chưa đúng hình thức đoạn văn. - Lùi đầu dòng; viết hoa chữ cái đầu tiên - Chưa đảm bảo dung lượng. - Đúng độ dài quy định (1/2 hoặc 2/3 trang giấy thi). - Diễn đạt lủng củng, sai ngữ pháp, sai - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đúng ngữ chính tả pháp, chính tả. Thiếu liên kết hoặc liên kết chưa chặt chẽ. - Sử dụng các phương tiện liên kết (từ, câu) Nội dung - Thiếu ý hoặc viết lan man. - Bám sát cấu trúc đoạn, các câu cùng - Trình tự lập luận : sắp xếp các ý lộn xộn hướng về chủ đề - Trình tự lập luận: bám sát vào dàn ý - Dẫn chứng chưa chọn lọc hoặc không có - Dẫn chứng phù hợp, cập nhật, thuyết dẫn chứng. phục
  10. - Liên hệ chung chung, chưa cập nhật thực - Liên hệ phải gắn với những hành động cụ tế đời sống, còn mang tính khẩu hiệu. thể, thiết thực của bản thân. 5. Áp dụng đề: Đề bài: Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự: "Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng thắn với người lớn". (Đặng Anh, Sống đúng là chính mình, tuoitre.vn, ngày 9/9/2013). Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Gợi ý làm bài: I. Mở bài: Dẫn dắt - Giới thiệu hiện tượng cần bàn. II. Thân bài: 1. Nêu bản chất của hiện tượng- giải thích hiện tượng - Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội. - Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái độ rụt rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ của mình trước đám đông 2. Thực trạng. - Hiện tượng được đề cập là hiện tượng khá phổ biến trong trường học của Việt Nam. Với lối giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học sinh của nước ta khá thụ động trong học tập, gần như chỉ tiếp thu kiến thức một chiều và ít khi đặt ra câu hỏi hay đưa ra những suy nghĩ đi ngược lại với điều được dạy. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh dám bộc lộ chủ kiến của mình thì lại ít được gv khuyến khích, thậm chí còn bị bác bỏ, bị phủ nhận. - Ở cấp độ xã hội, hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều. Người trẻ tuổi thường bị nhìn nhận là "trẻ người non dạ", "ngựa non háu đá", "trứng khôn hơn vịt". Vì vậy, đa phần người trẻ, những người giàu sức sống, sự năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhất lại trở thành những cỗ máy câm lặng, ít dám bộc lộ bản thân. 3. Nguyên nhân: - Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống "kính lão đắc thọ", người trẻ tuổi phải luôn lắng nghe và tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm sống. - Do sự ích kỉ, bảo thủ của người lớn. - Trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, con người có khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ động bộc phát cái tôi mạnh mẽ như người phương Tây. Vì vậy, người Việt Nam có tâm lí ngại nói lên suy nghĩ riêng trước đám đông, đặc biệt là người trẻ tuổi . 4. Hậu quả: - Những người trẻ có tâm huyết trở nên bất mãn, thờ ơ, thiếu tự tin - Người trẻ không có điều kiện thể hiện tài năng và sự cống hiến cho xã hội. - Thiếu công bằng khi bình xét, đánh giá khen thưởng 5. Giải pháp: - Bộc lộ chủ kiến là một hành động tích cực, cần được khuyến khích và người trẻ cũng cần có ý thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình: thẳng thắn và khiêm tốn,
  11. bộc trực, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng nhưng không được kiêu căng, thất lễ với người khác. - Về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có cái nhìn rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý kiến với họ; đồng thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của người trẻ chứ không nên có thái độ "dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa" làm ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lí của thế hệ trẻ. - Cần động viên và khuyến khích thế hệ trẻ biết sống chủ động, sống sáng tạo và bộc lộ mình hơn để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực. 6. Bình luận, mở rộng vấn đề: - Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi truớc chính kiến của những người trẻ tuổi hơn - Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo => dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như mình. - Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh luận với người khác với thái độ chống đối, tiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược, hỗn láo với người lớn tuổi ở những người trẻ. III. Kết bài: - Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ và có giá trị không chỉ đối với người trẻ mà đối với cả cộng đồng. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân. Lưu ý: Có những đề nhìn bề ngoài thì là một phát biểu, một ý kiến, nhận định (có thể ở dạng danh ngôn, châm ngôn ) nhưng bản chất lại bàn về một hiện tượng đời sống (VD: "Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt"). Khi đó, cần nhận diện đúng đề, sau đó đưa về cấu trúc dạng Nghị luận về một hiện tượng đời sống. DẠNG 3: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM HOẶC CÂU CHUYỆN * Lưu ý: - Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn. - Cần thấy rõ đây là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học. Tác phẩm văn học chỉ là “ cái cớ” khởi đầu.Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận về một vấn đề xã hội ,tư tưởng,nhân sinh đặt ra trong tác phẩm đó mà bàn luận, kiến giải. Đây là dạng đề tổng hợp thường dành cho học sinh giỏi, dạng đề này đòi hỏi người viết phải có kiến thức cả về văn học và đời sống xã hội cũng như kĩ năng phân tích tác phẩm văn học và kĩ năng phân tích, bình luận các vấn đề xã hội. Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội có ý nghĩa trong một tác phẩm văn học hoặc câu chuyện, yêu cầu học sinh bàn bạc,mở rộng vấn đề, bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của bản thân. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học trong chương trình, cũng có thể người viết phải tự rút ra từ câu chuyện. VD1: Từ nghịch cảnh của nhân vật Trương Ba trong trích đoạn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ), hãy bàn về nỗi khổ của những con người không được sống đúng là mình. VD2:
  12. Thượng đế lấy đất sét nắn ra con người. Khi Ngài nắn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất: - Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người? - Ngài hỏi. Con người suy nghĩ một lúc thấy mình đã đầy đủ tay, chân, đầu, rồi nói: - Xin Ngài nắn cho con hạnh phúc. Thượng đế đủ biết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói: - Này, tự đi và nắn lấy cho mình hạnh phúc.” Suy nghĩ của anh/chị về câu chuyện trên. Để làm được kiểu dạng này, chúng ta cần tiến hành theo hai bước sau: - Trước hết, cần phân tích tác phẩm để làm rõ vấn đề xã hội cần bàn luận cùng với các khía cạnh, các phương diện biểu hiện của nó. - Sau đó, đi sâu bàn về vấn đề xã hội đã rút ra trong tác phẩm. Cần lưu ý, dạng bài này rất dễ lẫn với dạng bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận. Để tránh nhầm lẫn, cần xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức tiến hành. Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích, để đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, còn mục đích của nghị luận xã hội là phân tích, đánh giá để đưa ra ý kiến, quan điểm về vấn đề xã hội được đặt ra ở văn bản tác phẩm đó. Vì thế, khi làm bài nghị luận văn học, cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tố của văn bản như ngôn ngữ, hình tượng về hai phương diện nội dung và nghệ thuật, còn khi làm bài nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý tới mặt nội dung. Hơn nữa, với nghị luận văn học, việc phân tích tác phẩm văn học là mục đích, còn trong nghị luận xã hội nó chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiên khởi đầu cho cả một quá trình sau đó. 1. Dàn ý gợi ý: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài - Nêu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài: * Bước 1: Phân tích,hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề - Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó. - Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận * Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể). - Giải thích vấn đề (nếu cần thiết) - Phân tích - chứng minh: + Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào? . + Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó . - Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay + Đánh giá: Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí) Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?
  13. (Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận) + Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận ) * Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân - Nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa? - Hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực. c. Kết bài: 2. Đề: “Những giọt sương lặn vào lá cỏ Qua nắng gắt, qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương ” (Thanh Thảo, Sự bùng nổ của mùa xuân) Hãy phát biểu những suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ hiện tượng trên. Gợi ý giải đề: Đây là kiểu đề mở, từ một hiện tượng thiên nhiên, thí sinh cần mở rộng liên tưởng đến những vấn đề về cuộc sống, con người Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: - Cảm nhận về hiện tượng thiên nhiên được gợi mở từ đoạn thơ: Giọt sương nhỏ bé, rất đỗi mỏng manh, khiêm nhường nhưng lại tiềm ẩn sức sống bền bỉ, kiên cường, mãnh liệt. - Những gợi mở,liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên: Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, con người vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, vẫn tha thiết yêu đời, vẫn cháy bỏng niềm tin yêu và hy vọng. Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của cuộc sống, của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. - Bày tỏ suy nghĩ của bản thân: + Những gợi mở từ hiện tượng thiên nhiên đưa đến cho chúng ta suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, về con người, về cái đẹp Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ,lý thú, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao. Tâm hồn con người,cái đẹp lên hương từ cuộc sống chính là hạt ngọc lung linh, ngần sáng biết bao thánh thiện mà mỗi một chúng ta cẩn biết nâng niu. + Trong mọi hoàn cảnh dù vất vả, khó khăn, dù gian nan thử thách cũng không nên buông xuôi, chán nản. Hãy nuôi dưỡng niềm tin, hy vọng và cuộc sống, con người. 2. Đề bài tham khảo: Bài thơ Dặn con của tác giả Trần Nhuận Minh dưới đây gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cách ứng xử với những người bất hạnh? Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này Dàn bài tham khảo a. Mở bài - Con người trong cuộc đời sống phải có nhau, quý là ở cái tình. Nó có thể khiến người ta cảm thông được cho nhau, có thể giúp người ta cùng nhau chia sẻ để vơi bớt buồn đau, nhân đôi niềm hạnh phúc. - Tuy nhiên, không phải cứ có tình cảm chân thành là đã đủ. Đôi khi, cách cư xử cụ thể cũng quan trọng không kém so với động cơ tình cảm ở bên trong. Bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần
  14. Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi đề cập đến một cách ứng xử rất mực nhân tình với những người bất hạnh quanh ta. b. Thân bài * Khái quát về lời dặn con của người cha - Cách đối xử với người bất hạnh (người ăn mày) + Đồng cảm và sẻ chia: Hiểu được nguyên nhân của tình cảnh hiện tại mà người khác phải chịu đựng “tội trời đày” là bất hạnh do số phận, do không may, không phải do không nỗ lực, cũng không phải ai muốn lâm vào tình cảnh ấy). Đặt mình vào tình cảnh của họ để cảm thông vói họ (cần quan tâm song sự quan tâm ấy phải tế nhị, đúng lúc. Với người hành khất, hỏi gốc gác, quê hương là điều cần tránh vì sẽ tạo cảm giác chạnh lòng, xót xa). Chia sẻ với họ một phần trong những gì mình có - và sự sẻ chia ấy nên là hành động tự nguyện, tự nhiên cũng như tự nhiên họ đến với mình (Nhà mình sát đường họ đến/Có cho thì có là bao). Tuyệt đối tránh thái độ kỳ thị, khinh miệt, thậm chí tránh cả biểu hiện của thái độ thương hại vì trong trường hợp này lòng thương hại cũng sẽ gây tổn thương không kém gì sự coi thường, khinh miệt. + Bảo vệ và tránh những rào cản, ngăn cách: Tình thế của người hành khất là tình thế của con người yếu đuối, cô độc, dễ mất tự tin, sự cản trở dù nhỏ nhất cũng sẽ gây tổn thương, đau đớn. Phá bỏ rào cản mới là trọn vẹn cái tình, trọn vẹn tấm lòng mà con người có thể dành cho nhau (Con chó nhà mình rất hư/Hễ thấy ăn mày là cắn /Con phải răn dạy nó đi/Nếu không thì con đem bán). - Ý nghĩa của cách đối xử ấy: + Giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng giảm bớt cả những thương tổn tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh, đau khổ. Đó là biểu hiện của tình thương, tình người - điều rất cần thiết để là người. + Thương người cũng chính là cách để thương mình. Cái sâu sắc của người cha khi dạy con là tạo cho con một cách sống nhân ái, góp phần tạo nên một môi trường xã hội đầy nhân ái để những bất trắc, đảo lộn, đổi thay của thời thế cũng không đẩy con người đến chỗ cùng đường tuyệt lộ (Mình tạm gọi là no ấm/Biết đâu cơ trời vần xoay/Lòng tốt gửi vào thiên hạ/Biết đâu nuôi bố sau này ). * Bàn luận về thông điệp gợi ra từ bài thơ: Đánh giá quan điểm dạy con và cách sống của người cha trong bài thơ: - Người cha hiểu thấu lẽ đời và rất giàu tình người. Hiểu thấu được những bất trắc trong cuộc xoay vần của “cơ trời” và giàu tình người để có thể “thương người như thể thương thân”. - Người cha yêu thương con theo một cách thức đặc biệt - một tình yêu thương rất sâu và rất lớn lao khi rất chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách và vun đắp tình người cho tâm hồn người con từ một câu chuyện rất thông thường của đời sống. - Trong bài thơ tuy không có sự hiện diện của người con song có thể hình dung tới cái dáng người con cúi đầu đón nhận lời răn dạy của người cha nhân từ. - Nếu những bậc làm cha, làm mẹ bên cạnh việc chăm sóc nuôi dưỡng phần xác còn biết nuôi dưỡng, hoàn thiện phần hồn như người cha trong bài thơ, xã hội sẽ có những thế hệ con trẻ biết nghĩ và sống một cách khoan dung nhân ái * Liên hệ - rút ra bài học - Tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh xung quanh. - Bài học: cần biết điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để không chỉ thể hiện được lòng thương mà còn thể hiện được sự tế nhị - đó mới là cách sống, cách ứng xử của người có văn hoá. c. Kết bài
  15. - Trong xã hội hiện đại, cuộc sống vói quá nhiều áp lực và với nhịp độ gấp gáp có thể cuốn ta đi, khiến ta sống theo tốc độ mà khó sống vói các mối liên hệ rộng lớn, phong phú và thâm sâu của đời sống. Cách sống tốc độ có thể làm ta sống có hiệu quả hơn về mặt công việc và sự phát triển bản thân song cũng khiến khoảng cách giữa con người bị nới rộng. - Sống chậm lại, dành ra những phút để nhìn lại mình là điều cần thiết. Bài thơ Dặn con của Trần Nhuận Minh trở nên thấm thía bởi nó giúp mỗi người làm được điều đó. DẠNG 4: DẠNG ĐỀ KẾT HỢP HAI MẶT TỐT - XẤU TRONG MỘT VẤN ĐỀ 1. Dàn ý gợi ý: Phần lớn những đề thuộc dạng này là đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý cũng có thể bàn về hiện tượng đời sống, cũng có khi là từ một câu chuyện. Ví dụ: - “Ngưỡng một thần tượng là một nét đẹp văn hóa, mê muội thần tượng là một thảm họa” (bàn về một hiện tượng đời sống) - “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính lại kiên nhẫn lập nên thành tựu” (bàn về một tư tưởng đạo lí). Tuy nhiên, vấn đề được cho trong đề thường có một mặt phải và một mặt trái (tốt – xấu). Khi làm bài ta nên bám theo cấu trúc sau: Mở bài Giới thiệu vấn đề Thân bài 1. Giải thích: Giải thích 2 vế, giải thích cả câu 2. Chứng minh, bình luận: a. Trình bày ý nghĩa, tác dụng của mặt tốt (thường là vế 1). b. Trình bày tác hại của mặt xấu (thường là vế 2) c. Đánh giá, luận bàn vấn đề, đề xuất quan điểm, cách nhìn đúng đắn 3. Rút ra bài học: - Nhận thức - Hành động Kết bài Khẳng định vấn đề 2. Áp dụng đề: Đề: "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa". Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Gợi ý làm bài: I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. II. Thân bài: 1. Giải thích ý kiến: - “Ngưỡng mộ thần tượng” là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng. - “Mê muội thần tượng” là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng. - Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường. 2. Bàn luận ý kiến: - Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa:
  16. + Ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. + Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. - Mê muội thần tượng là một thảm họa: + Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội. + Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. 3. Bình luận, mở rộng vấn đề: - Ý kiến trên hoàn toàn đúng. - Cần nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống. - Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường. III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân. DẠNG 5. DẠNG ĐỀ MANG TÍNH CHẤT ĐỐI THOẠI, BỘC LỘ SUY NGHĨ RIÊNG VỀ VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA 1. Dàn bài gợi ý: Đây là dạng đề mới nhất thường được lựa chọn trong một vài năm gần đây. Dạng đề này lại thường thiên về bộc lộ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề thiên về hiện tượng đời sống. Cấu trúc làm bài có thể cụ thể hóa như sau: Mở bài Giới thiệu vấn đề Thân bài 1. Giải thích vấn đề 2. Trao đổi, bàn luận, đối thoại (phần này phụ thuộc vào nhận thức và sự hiểu biết của bản thân, nhận thức và đánh giá vấn đề đó đúng/sai,phải/trái, đồng tình/không đồng tình ) 3. Trình bày quan điểm sống của bản thân (gần với bài học nhận thức và hành động). Kết bài Đánh giá chung về vấn đề 2. Áp dụng đề: Đề: Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều Tran Hung John, có một nhận xét: “Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải là người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn” (Jonh đi tìm Hùng, NXB Kim Đồng, 2013,tr113)
  17. Anh/chị có đồng tính với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung Jonh và bày tỏ quan điểm sống của chính mình? Gợi ý giải đề: Phần Thân bài cần: - Giải thích ý kiến: + Thụ động là chịu sự chi phối, chỉ biết làm theo, nghe theo người khác mà thiếu chủ động, sáng tạo. + Ý kiến muốn đề cập đến tính cách thụ động, được xem là tính cách của phần nhiều người Việt Nam, trước hết là thụ động trong việc lựa chọn, dấn thân, mở lối cho cuộc sống của mình; nêu một vài biểu hiện, nguyên nhân của tính cách này. - Trao đổi: Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào với ý kiến của Tran Hung Jonh. Dù lựa chọn cách nào thì khi trao đổi cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và thái độ luận bàn một cách nghiêm túc, thiện chí. Đề: Nhìn lại vốn văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn” (Theo Ngữ văn 12, Tập 2, NXBGDVN, 2013, tr160-161). Từ nhận thức về mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình. Gợi ý làm bài Phần Thân bài, cần đảm bảo: - Giải thích ý kiến: + “Trí tuệ” là khả năng nhận thức, suy xét bằng bộ óc, “khôn khéo” là khôn ngoan, khéo léo trong ứng xử. + Ý kiến đã nêu được một nét đáng lưu ý về lối sống của người Việt Nam truyền thống là ít đề cao trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo, một dạng trí khôn của đời sống, đồng thời chỉ ra một số biểu hiện của lối sống khôn khéo đó. - Phân tích, chứng minh, binh luận: + Tích cực: Tạo ra lối ứng xử linh hoạt trong đời sống hàng ngày giúp con người có thể an thân hưởng lợi, giữ mình thoát hiểm, tránh cách mối quan hệ phức tạp. ·Khiến cho mỗi cá nhân có lối sống thiết thực, tùy cơ ứng biến để tồn tại trong cộng đồng. + Tiêu cực: Mặt tiêu cực của việc không đề cao trí tuệ là ít coi trọng những nỗ lực khám phá, chinh phục, sáng chế nhằm hướng tới những đỉnh cao trong sản xuất, khoa học, nghệ thuật; chưa tôn trọng thành quả của trí tuệ, tri thức và sáng tạo, dẫn đến sự trì trệ, kém phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. 2. Kĩ năng diễn đạt: a. Sử dụng câu: - Xác định ý sẽ viết trong 1 câu - Nên xem xét mối quan hệ giữa các ý để viết câu - Nếu các ý quá dài hoặc quá rối nên tách ý riêng để viết cho rõ ràng
  18. - Nên sử dụng đa dạng các kiểu câu: câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu phức, câu nghi vấn hoặc câu hỏi tu từ ( tạo tính đối thoại) b. Sử dụng từ ngữ: - Chú ý sử dụng các từ nối để trật tự ý được rõ ràng, logic: trước hết, một là, hai là, bên cạnh đó, - Nên có sự kết hợp giữa những từ ngữ mang màu sắc chính luận và những từ ngữ giàu hình ảnh 4. Tích lũy kiến thức và dẫn chứng: - Quan sát mọi vấn đề trong thực tế cuộc sống - Ghi chép: ghi lại vào cuốn sổ ghi chép, ghi nhật kí, viết blog, viết status trên facebook - Phân tích: đưa ra quan điểm của mình về vấn đề - Hệ thống lại những điều đã quan sát, ghi chép, phân tích theo chủ đề cơ bản: + Những vấn đề về phẩm chất, tính cách ( những phẩm chất tốt đẹp, những thói quen/ tính cách xấu) + Truyền thống, đạo lí tốt đẹp của dân tộc: yêu nước, nhân ái, tôn sư trọng đạo, hiếu học, biết ơn + Những lối sống tích cực, trong sáng + Ước mơ, khát vọng, lí tưởng + Những mối quan hệ: gia đình, quê hương, tình mẫu tử, tình phụ tử, tình bạn, tình thầy trò, - Kĩ năng sống: ứng xử, giao tiếp, tự nhận thức, quản lí thời gian, kiểm soát cảm xúc và hành vi, - Phương pháp học tập. RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG I. LÍ THUYẾT a. Lựa chọn đề tài - Đề tài được chọn phải thoả mãn các điều kiện: phải là vấn để mình thực sự quan tâm và hiểu biết, có những ý kiến khác nhau khi nhìn nhận, đánh giá; có thể xác định thái độ dứt khoát đối với vấn đề đó. Ví dụ: - Thành công và thất bài. - Ham mê trò chơi điện tử. - Đồ dùng bằng nhựa. b. Tìm ý - Vấn đề bàn luận: Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên? - Giải thích thế nào là trò chơi điện tử. - Trình bày thực trạng ham mê trò chơi điện tử. - Nguyên nhân hiện tượng ham mê trò chơi điện tử. - Hậu quả ham mê trò chơi điện tử. - Lựa chọn nên hay không nên ham mê trò chơi điện tử.
  19. - Những lí lẽ và bằng chứng: trong cuộc sống, c. Lập dàn ý - Dàn ý là kết quả của việc sắp xếp hợp lí các ý đã tìm được ở trên, phân bố chúng vào từng phần khi viết bài. B. Câu nghị luận xã hội (2 điểm): Trình bày quan điểm cá nhân về một hiện tượng, quan niệm nào đó. 1. Các dạng NLXH thường gặp a. Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Khái niệm: Trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề, hiện tượng đang tồn tại trong đời sống hiện nay. - Phân loại: + Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo ) + Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông ) + Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí. b. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý - Khái niệm: Trình bày quan điểm cá nhân về các vấn đề của đời sống xã hội như : đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan, - Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống) Về tâm hồn,tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng , tính trung thực ,dũng cảm chăm chỉ , cần cù, ); Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội (Tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào ) Về lối sống, quan niệm sống, 2. Phân biệt 2 dạng nghị luận Các bước Nghị luận về một tư tưởng Nghị luận về một hiện tượng đời sống làm đạo lí Bước 1 - Tìm những từ khó trong câu Giải thích xem hiện tượng đó là gì? (chung) để giải thích. VD: giông tố, cúi VD: hiện tượng xuống cấp về đạo đức của một giải thích đầu bộ phận giới trẻ; hiện tượng thanh niên sống thờ - Giải thích nghĩa của cả câu, ơ, vô cảm với cuộc đời Tài liệu của nhung bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa tây 0794862058 bóng. BÀN LUẬN: đặt các câu hỏi HIỆN TRẠNG của hiện tượng tồn tại trong để khai thác vấn đề ở nhiều thực tế đời sống là gì? Phân tích mặt đúng – sai Bước 2 mặt, nhiều khía cạnh như trình của hiện tượng đó. bày ở trên VD: xuống cấp đạo đức được thể hiện qua những khía cạnh nào (quan hệ thầy trò, quan hệ con cái – cha mẹ ); sống thờ ơ, vô cảm được thể hiện qua mặt nào (vô trách nhiệm với chính bản thân mình, ko có lí tưởng, mục đích sống; chai sạn về cảm xúc )
  20. NGUYÊN NHÂN của hiện tượng là gì? + Khách quan: do môi trường xung quanh tác động vào nhận thức của con người (bố mẹ li Bước 3 PHẢN BIỆN lại vấn đề: trả lời thân, gia đình không hạnh phúc, sống trong một câu hỏi được đưa ra ở phía môi trường đầy rẫy những tệ nạn xã hội .) trên. + Chủ quan: do chính bản thân mỗi con người (lí chí không có, sống buông thả, vô trách nhiệm, bất cần và đôi khi là có vấn đề về tâm lí .) Bước 4 Hậu/hệ quả: mà hiện tượng tác động tới đời sống xã hội - Xã hội - Cá nhân BIỆN PHÁP khắc phục hiện tượng đó: (Các biện pháp chung cho tất cả các hiện tượng đời Bước 5 sống xã hội) BÀI HỌC CHO BẢN THÂN: + Tuyên truyền, giải thích, nâng cao nhận thức tự rút ra bài học cho mình nói cho người dân và cho học sinh, sinh viên. riêng và cho thế hệ học sinh,sinh viên nói chung + Mỗi người cần tự học tập, rèn luyện bản thân cho vững vàng, bản lĩnh để đối mặt với cuộc đời. +Đối với học sinh, sinh viên: trau dồi tri thức và làm đầy tâm hồn mình để nó phát triển đúng hưởng chứ không lệch lạc 3. Kỹ năng phân tích đề: a. NLXH về hiện tượng đời sống: Xác định ba yêu cầu - Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào ? Đó là hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán ? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? - Yêu cầu về phương pháp : Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh, - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn). b. NLXH về tư tưởng đạo lí: Các bước phân tích đề : - Đọc kĩ đề bài ,gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng). - Cần trả lời các câu hỏi sau: Đây là dạng đề nào? Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Có thể viết lại rõ ràng luận đề ra giấy?
  21. - Có 2 dạng đề: + Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. + Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vào ý nghĩa câu nói, câu chuyện , văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề. C. Câu nghị luận văn học: Phân tích giống như bình thường - Mở bài: Nêu được tác phẩm gì, của ai, yêu cầu của đề bài - Thân bài: + Đoạn đầu tiên: Nêu những nét khái quát nhất về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung tóm tắt của tác phẩm (trong trường hợp đề bài yêu cầu phân tích một phần), yêu cầu của đề bài. Tài liệu của nhung tây + Lí giải nhan đề, lời đề từ + Phân tích tác phẩm theo bố cục bình thường (Phần chốt lại của mỗi ý cần nhấn mạnh yêu cầu của đề bài) + Tổng kết: Sau khi phân tích xong cả tác phẩm, có phần tổng kết lại nghệ thuật, nội dung chính và đặc biệt là nêu quan điểm của mình về ý kiến người ta yêu cầu trong đề bài => Phần này sẽ được cho điểm sáng tạo và cộng điểm, vì ít học sinh chú ý đến nó. => Trong trường hợp không kịp viết kết bài thì phần tổng kết sẽ làm nhiệm vụ đấy, tức bài của mình vẫn đầy đủ kết cấu 3 phần => Trường hợp đang viết thân bài nhưng hết thời gian, chấm chấm thân bài để xuống viết luôn kết bài, ĐẢM BẢO 3 PHẦN của bài văn. - Kết bài: Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm, nhắc lại ý kiến trong đề bài D. Một số lưu ý - Trong bài nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lí cần có một đoạn lập luận (đưa lí lẽ) rồi mới tới dẫn chứng. - Các dẫn chứng đưa ra cần tiêu biểu, là các hiện tượng xã hội nóng bỏng: Nick Vujicic, Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí, Edison, Dẫn chứng cần lấy trên tất cả các lĩnh vực, không nên bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định => Thể hiện tầm hiểu biết và sự trải nghiệm cá nhân. - Trong bài viết tránh xưng tôi và đưa cái tôi vào trong bài, nên sử dụng đại từ mang ý nghĩa khái quát là ta, chúng ta, họ. - Khi phân tích tác phẩm văn học, chỉ mở rộng bằng các dẫn chứng (thơ, văn) khi thực sự nhớ chính xác nếu không thì tuyệt đối không được đưa vào. Sơ đồ tư duy về các biện pháp tu từ từ vựng. CÁCH ĂN CHẮC ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ 1. Về hình thức - Đối với đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ thì thí sinh phải trình bày theo đúng hình thức của một đoạn văn ( tức là không được xuống dòng) dụng lượng hợp ly nhất là khoảng 2/3 tờ giấy thi. - Tuy nhiên các em có thể viết thêm vài dòng cũng không ảnh hưởng đến kết quả. Giám khảo sẽ không ai ngồi đếm số câu, số chữ nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm miễn sao là bài viết đủ ý, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả. Nếu như đề thi yêu cầu viết bài văn thì các em trình bày đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 2. Về nội dung Dù đoạn văn dài hay ngắn cũng phải đầy đủ các ý chính sau: - Câu mở đoạn: Có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Các em có thể viết theo cách diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. Các câu sau có nhiệm vụ làm rõ nội dung của câu chủ đề. Khi kết
  22. đoạn nên có một câu gắn gọn nêu ý nghĩa, nội dung, ý nghĩa hoặc quan điểm cá nhân của người viết để bài văn được sâu sắc hơn. - Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tư tưởng đạo lý cần có các ý cơ bản sau: Giải thích tư tưởng, đạo lý, biểu hiện cụ thể. Tiếp theo là phân tích và chúng minh rồi mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa và bài học nhận thức - Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về đời sống cần nêu được: Nêu hiện tượng đó (biểu hiện, mức độ ). Phân tích tác động tích cực/tiêu cực của hiện tượng đó. Tuy nhiên các bạn có thể viết linh hoạt theo ý của mình, cần có yếu tố sáng tạo, tránh máy móc, sáo rỗng. *Lưu ý làm các dạng bài nghị luận - Đây là phần dễ kiếm điểm nhất trong cấu trúc đề thi. Với thiết kế đề thi như vậy, các em sẽ rất dễ dàng triển khai vấn đề. - Dung lượng yêu cầu khoảng 200 chữ, vì vậy cần viết ngắn gọn súc tích. Đi thẳng trực tiếp vào vấn đề, chia luận điểm, luận cứ rõ ràng. Thời gian viết bài nghị luận dao động từ 20-25 phút. Tránh tập trung quá nhiều vào dạng bài này mà mất thời gian câu sau. *Lưu ý đối với cách trình bày: trình bày như 1 đoạn văn, không có ngắt xuống dòng. Tuy vậy, vẫn đảm bảo đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Bài 200 chữ ứng với khoảng 20 dòng, 2/3 tờ giấy thi. CÁCH LÀM BÀI CỤ THỂ a. Dạng bài viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò (ý nghĩa, tác dụng, sự cần thiết ), hậu quả (tác hại, mặt trái ) của vấn đề - Nêu vấn đề (1-2 câu) - Giải thích (1- 2 câu): tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa - Triển khai vấn đề nghị luận (Đây là phần trọng tâm, nên viết 9 -12 câu): + Vấn đề ấy có tác động như thế nào đối với bản thân + Vấn đề ấy có tác động như thế nào đối với xã hội. + Có thể nêu kèm với ý phản biện cho lập luận thêm sâu sắc = - Nêu bài học nhận thức và hành động (1-2 câu) b. Dạng bài viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một giải pháp, cách làm (bài học) - Nêu vấn đề (1-2 câu) - Giải thích (1- 2 câu): tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa - Triển khai vấn đề nghị luận (Đây là phần trọng tâm, nên viết 9 -12 câu): + Những giải pháp cụ thể đối với bản thân, gia đình, nhà trường + Những giải pháp liên quan đến ý thức cá nhân, nền tảng đạo lí, những nội quy, quy định của tập thể, luật pháp + Liên hệ bản thân (1- 2 câu) DÀN Ý THAM KHẢO Đề bài 1: Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên? 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên? 2. Thân bài: a. Giải thích + Trò chơi điện tử là gì
  23. + Hiện tượng học sinh quá đam mê trò chơi điện tử b. Thực trạng + Học sinh ham mê trò chơi điện tử bỏ bê học tập, nói dối phụ huynh + Ham mê trò chơi điện tử trên diện rộng, học sinh bắt chước nhau + Các quán net mọc lên như nấm từ cổng trường cho đến các khu dân phố, mở cửa 24/7 luôn sẵn sàng phục vụ c. Nguyên nhân + Do mải chơi + Do quá căng thẳng việc học tập + Do bị dụ dỗ d. Hậu quả + Học hành chểnh mảng + Nói dối để được đi chơi điện tử + Hành vi ăn cắp, ăn trộm tiền để đi chơi điện tử + Đàn đúm, đua đòi, tốn thời gian tiền bạc, dễ bị lừa bởi tội phạm công nghệ cao e. Mở rộng vấn đề: Chơi giỏi game cũng là nghề kiếm tiền 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận 2. Viết bài - Triển khai các ý đã có trong dàn ý. Đề bài: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: "Thế nào là lối sống giản dị?" 1. Mở đoạn Bên cạnh đức tính khiêm tốn thì giản dị cũng là lối sống được nhiều người đề cao trân trọng vì nó có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống. 2. Thân đoạn a. Giải thích - Sống giản dị là một lẽ sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, giản dị là không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo, không a dua với những nhu cầu lớn về vật chất và hình thức bên ngoài. - Sự giản dị không chỉ thể hiện qua hình thức bên ngoài mà còn thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, quan điểm, cách nghĩ, cách ứng xử của con người trong mọi hoàn cảnh và trước mọi vấn đề. b. Ý nghĩa của lối sống giản dị - Lối sống giản dị giúp con người không bị lệ thuộc vào những ham muốn vật chất, biết tự kiềm chế bản thân, hòa hợp mọi vấn đề trong cuộc sống đẻ từ đó sống vui khỏe và thanh thản. - Lối sống giản dị giúp con người hòa đồng với thiên nhiên và mọi người có khả năng và điều kiện để quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh. - Lối sống giản dị có một sức hấp dẫn riêng và tạo ra giá trị bền lâu. - Lối sống giản dị của mỗi người có khả năng tạo dựng một xã hội văn minh có chiều sâu. Trong một xã hội mọi người đều có ý thức xây dựng lẽ sống giản dị thì xã hội sẽ bớt cái xấu , hướng tới một xã hội văn minh tốt đẹp. tài liệu của nhung tây c. Chứng minh - Bác Hồ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam người là tấm gương sang về lối sống giản dị, mặc dù là một vị là một vị lãnh tụ nhưng người sống giản dị như bao người Việt Nam khác từ bữa cơm, đồ dung, cái nhà, lối sống Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết hang ngày. Chính lối sống giản dị đã làm lên một vĩ nhân như Bác
  24. d. Phản đề - Nếu sống giản dị là lối sống đẹp dược mọi người ngợi ca trân trọng thì trong xã hội vẫn còn không ít những người chạy theo lối sống vật chất, ham hưởng thụ mà lười lao động, thích ăn chơi đua đòi, xa hoa, lãng phí. Đây là một trong những nguyên nhân khiến con người dễ rơi vào cám dỗ, vi phạm pháp luật d. Bài học nhận thức - Nhận thức: Lối sống giản dị có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống nó mang lại nhiều giá trị to lớn cho con người và xã hội - Bài học: là một học sinh chúng ta cần rèn luyện đức tính giản dị hang ngày ngay từ những việc nhỏ nhất, giản dị trong ăn mặc, thực hiện tốt nội quy nhà trường, không đua đòi, sống phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh gia đình 3. Kết đoạn Sống giản dị không chỉ thể hiện sự văn minh, mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững. Có thể khẳng định sống giản dị là chìa khóa dẫn đến sự thành công. ĐOẠN VĂN THAM KHẢO Bên cạnh đức tính khiêm tốn thì giản dị cũng là lối sống được nhiều người đề cao trân trọng vì nó có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống. Vậy giản dị là gì? Giản dị là không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo, không a dua với những nhu cầu lớn về vật chất và hình thức bên ngoài. Sự giản dị không chỉ thể hiện qua hình thức bên ngoài mà còn thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, quan điểm, cách nghĩ, cách ứng xử của con người trong mọi hoàn cảnh và trước mọi vấn đề. Lối sống giản dị giúp con người không bị lệ thuộc vào những ham muốn vật chất, biết tự kiềm chế bản thân, hòa hợp mọi vấn đề trong cuộc sống để từ đó sống vui khỏe và thanh thản, giúp con người hòa đồng với thiên nhiên và mọi người có khả năng và điều kiện để quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh. Lối sống giản dị của mỗi người có khả năng tạo dựng một xã hội văn minh có chiều sâu. Trong một xã hội mọi người đều có ý thức xây dựng lẽ sống giản dị thì xã hội sẽ bớt cái xấu , hướng tới một xã hội văn minh tốt đẹp. Bác Hồ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam người là tấm gương sáng về lối sống giản dị, mặc dù là một vị là một vị lãnh tụ nhưng người sống giản dị như bao người Việt Nam khác từ bữa cơm, đồ dung, cái nhà, lối sống . Chính lối sống giản dị đã làm lên một vĩ nhân như Bác. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay còn không ít những người chạy theo lối sống vật chất, ham hưởng thụ mà lười lao động, thích ăn chơi đua đòi, xa hoa, lãng phí. Đây là một trong những nguyên nhân khiến con người dễ rơi vào cám dỗ, vi phạm pháp luật. Lối sống giản dị có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống nó mang lại nhiều giá trị to lớn cho con người và xã hội. Là một học sinh chúng ta cần rèn luyện đức tính giản dị hàng ngày ngay từ những việc nhỏ nhất, giản dị trong ăn mặc, không đua đòi, sống phù hợp ví lứa tuổi và hoàn cảnh gia đình. Sống giản dị không chỉ thể hiện sự văn minh, mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững. Có thể khẳng định sống giản dị là chìa khóa dẫn đến sự thành công. 2. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm Đề 1: Hiện tượng bàn luận: Trò chơi điện tử: lợi hay hại? Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các trò chơi điện tử ngày càng đa dạng và phổ biến hơn. Đây là một hình thức giải trí vừa có ưu và nhược điểm rõ rệt. Trò chơi điện tử chính là giúp người chơi được giải trí, thư giãn đầu óc. Sau các giờ học tập, làm việc mệt nhọc, thì việc được chơi trò chơi yêu thích sẽ giúp giảm bớt căng thẳng,
  25. đem đến cảm giác vui vẻ và dễ chịu. Đặc biệt là khi chơi trò chơi cùng lúc với những người bạn bè của mình. Tình cảm bạn bè sẽ theo đó trở nên gắn bó và gần gũi hơn. Ngoài ra, các trò chơi điện tử còn giúp chúng ta làm quen và kết bạn thêm với những người bạn mới, ở các khoảng cách địa lí xa xôi, hiểm trở. Chỉ cần cùng chơi một trò chơi, tham gia cùng một hoạt động đoàn đội, là những con người ở những nơi khác nhau, chưa từng gặp gỡ cũng có thể trở nên thân thiết hơn. Điều đó giúp cho người chơi không cần phải đi xa mà vẫn có thể có thêm nhiều bạn bè. Tài liệu của Nhung tây Đặc biệt, các trò chơi điện tử hiện nay còn giúp phát triển trí tuệ cho người chơi, đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên. Bởi vì các trò chơi điện tử cũng cần có sự tư duy, sắp xếp, nghiên cứu làm sao để phát triển nhân vật, và chiến thắng trong các cuộc thi. Vì vậy, chơi trò chơi giúp cho người chơi phát triển tư duy và phản xạ. Đồng thời còn giúp tăng khả năng hợp tác, làm việc nhóm với người khác. Trò chơi điện tử có rất nhiều lợi ích tốt nhưng bên cạnh đó, nó cũng tồn tại nhiều tác hại cần phải lưu ý. Đầu tiên, việc chơi trò chơi điện tử có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian của người chơi. Đặc biệt, nó còn dễ khiến người chơi bị sa vào, không thể kiểm soát được. Từ đó, khiến cho thời gian dành cho trò chơi tăng lên, và thời gian cho các công việc khác trong ngày bị thu hẹp lại, khiến cho hiệu suất học tập, làm việc bị giảm đi. Đồng thời, các trò chơi với sự hấp dẫn lớn sẽ dễ dàng chiếm trọn tâm trí người chơi. Khiến họ lúc nào cũng nghĩ về trò chơi, về những điều sắp xảy ra, về chiến lược làm sao để nhanh tăng cấp. Từ đó vô tình khiến cho họ luôn nghĩ về trò chơi mà chểnh mảng trong học tập và rèn luyện. Khiến hiệu quả của việc học giảm sút. Tài liệu của Nhung tây Cùng với đó, cũng không ít người còn tiêu tốn tiền bạc vào các trang bị, sự kiện của trò chơi. Và số tiền đó nhiều khi là không hề nhỏ. Đôi khi nó khiến người chơi - nhất là các bạn nhỏ có các hành vi không đúng để có tiền nạp game. Như trộm tiền mẹ, cướp tiền của bạn học, ghi nợ Đó đều là những điều vô cùng tiêu cực. Đặc biệt, nhiều người chơi trò chơi điện tử vì quá đắm chìm vào thế giới ảo đó, mà quên đi cuộc sống thực tại bên ngoài. Họ thỏa mãn với nhân vật trong trò chơi, với những người bạn ở trên đó dù chưa gặp một lần. Rồi ít nói và giao tiếp với những người xung quanh hơn, lúc nào cũng cắm mặt vào điện thoại, máy tính. Dần dần trở nên o bế và cô độc. Như vậy, trò chơi điện tử có những tác hại đáng ngại nhưng cũng có nhiều lợi ích tốt. Vì vậy chúng ta phải biết cân đối giữa việc chơi game và cuộc sống thực, để phát huy tối đa các lợi ích tốt và giảm thiểu hết mức các tác hại mà nó đem lại. Đề 2: Ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng học tập trong học sinh hiện nay Ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng học tập trong học sinh đang là vấn đề khá nhức nhối, được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ "nghiện" điện tử. Tài liệu của Nhung tây Hiện nay, trò chơi điện tử đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của các bạn trẻ trên toàn thế giới. Bất kì nơi nào, bất kì ở đâu, các quán cho thuê máy tính để chơi game với giá vài nghìn đồng, hay còn gọi là quán net, cũng hoạt động hết sức công khai và rầm rộ. Trong quán net thậm chí còn phục vụ cả đồ ăn thức uống, chỗ ngủ qua đêm cho những thượng đế được hoàn toàn tập trung vào công cuộc "cứu thế giới". Từ cổng trường tập trung nhiều học sinh đến những con ngõ nhỏ hẻo lánh, hình thức kinh doanh này đều có đất làm ăn. Với bản tính tò mò, muốn tìm hiểu, thử nghiệm cái hay, cái mới, cùng áp lực học tập từ trường lớp, các bạn học sinh tìm đến trò chơi điện tử với mong muốn xây dựng hình tượng và có cơ hội thể hiện bản thân qua game.
  26. Việc chơi trò chơi điện tử quá nhiều sẽ dẫn tới hành động như gian lận, trốn học lẻn ra quán net, nhịn ăn sáng để có tiền chơi game, thậm chí là lừa đảo, ăn cắp tiền đi chơi. Chơi với một nhóm bạn nghiện game, chắc chắn học sinh cũng sẽ đua đòi giống nhau, dẫn đến một hệ thống bao che, dối trá để được cùng nhau trót lọt. Cách đây gần một thập kỉ, cụm từ "cứu net" đã mang lại nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với các bậc phụ huynh khi những thành phần bất hảo như My Sói, Hùng Gấu cầm đầu nhóm học sinh lớp 8, lớp 9 đi gây sự, đánh nhau, bắt ép những học sinh cả nam và nữ không đủ tiền trả tiền net, ép nữ sinh bán dâm trả nợ. Đã có biết bao nhiêu nạn nhân của băng nhóm xã hội đen mới lớn này, và hơn thế nữa, những học sinh được cứu net lại quay lại làm đồng bọn, tay sai cho dân anh chị để được bảo kê, lên mặt với đời. Tài liệu của Nhung tây Nghiện trò chơi điện tử bắt nguồn từ bản thân ý thức mỗi học sinh. Có những bạn vì học hành áp lực, quá căng thẳng mệt mỏi hoặc cảm thấy bản thân bất tài, vô dụng thường tìm đến game như một con đường giải thoát. Sau một màn hình máy tính, các bạn được thoải mái, mặc sức đâm chém, xây dựng cả một đế chế cho mình. Nắm bắt được tâm lý này, các nhà phát triển game không ngừng trau chuốt hình ảnh, đồ họa, mở thêm nhiều cấp độ mới, đồ dùng, trang thiết bị ảo mà phải dùng tiền mới mua được, khiến các bạn ngày càng hiếu thắng, lún sâu vào con đường nghiện ngập. Sự mải chơi, bị dụ dỗ bởi bạn bè xấu cùng tính hấp dẫn của trò chơi điện tử khiến hiếm học sinh nào có thể từ chối được. Giống như một loại ma túy tinh thần, các bạn chơi game sẽ không thể sống nếu không được chơi, được thỏa mãn đam mê giao đấu, chiến thắng trong thế giới ảo. Hậu quả của việc nghiện game đã quá rõ ràng. Từ thể chất, các bạn học sinh sẵn sàng bỏ ăn, bỏ ngủ, nhịn ăn sáng lấy tiền chơi game, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Về mặt tinh thần, người chơi game quá nhiều thường có dấu hiệu ảo tưởng, choáng váng do tiếp xúc với máy tính quá lâu, không thể phân biệt thật giả. Chắn hẳn không ai quên được vụ án thương tâm tại An Giang, cháu cắt cổ bà ngoại vì nghĩ bà có thể hồi sinh như trong trò chơi điện tử. Đó là dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt, con người không thể sống là chính bản thân mình. Ngoài ra, những sự việc như ăn cắp ăn trộm, cướp của giết người để có tiền chơi game, những người nghiện game tập trung sống thành bầy đàn, quan hệ tập thể, ăn uống và phóng uế tại chỗ, vẫn ngày ngày được đưa lên các mặt báo để cảnh tỉnh về việc nghiện game vô độ. Ai dám khẳng định bản thân sẽ không bao giờ có thể nghiện game và chỉ chơi một lần cho biết? Sức hấp dẫn của trò chơi điện tử có thể đánh gục bất cứ một ai đã sa chân vào nó. Ngoài ra, việc tương tác với những người chơi khác trên mạng rất dễ dẫn đến việc bị dụ dỗ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì nhẹ dạ cả tin, cung cấp thông tin cá nhân mà không hề đề phòng rủi ro có thể gặp phải. Tài liệu của Nhung tây Nghiện game là một căn bệnh, muốn chấm dứt cần có sự can thiệp về tâm lý của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Các bậc phụ huynh cần quản lý giờ giấc và thói quen sinh hoạt của con em chặt chẽ, nhà trường cần quán xuyến, đồng thời tổ chức những trò chơi, giao lưu hoạt động thể chất lành mạnh thu hút sự chú ý của các em. Đặc biệt, mỗi học sinh cần tự có ý thức tiết chế bản thân, tìm đến game với đúng mục đích giải trí, tăng cường tư duy của nó. Game không có tội, người nghiện game mới có tội nên hãy nhìn lại bản thân, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời trước khi quá muộn. Phải thừa nhận, trò chơi điện tử có cả mặt lợi và mặt hại, tuy nhiên, việc quá đam mê điện tử để sao nhãng học tập thì hoàn toàn sai, nhất là lứa tuổi học sinh, độ tuổi còn cần tập trung rèn luyện kĩ năng sống và học tập. Là công dân toàn cầu tương lai, là mầm non của xã hội, đừng núp mình và làm nô lệ cho công nghệ, hãy chinh phục game và áp dụng nó vào đời sống, để trò chơi điện tử trở thành đúng bản chất giải trí lành mạnh ban đầu.
  27. Đề 3: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đây là một ý kiến hết sức đúng đắn. Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố này và đồng thời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Tài liệu của Nhung tây Môi trường thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Không khí đem lại nguồn thí thở vô tận cho con người, cung cấp khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật. Nguồn nước sạch phục vụ con người sinh hoạt hằng ngày, đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn, điều hòa khí hậu. Đất cung cấp nơi ở, nơi trồng trọt chăn nuôi. Cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa khi môi trường dần bị hủy hoại. Trái đất nóng lên khiến băng tan, mực nước biển dâng cao có thể nhấn chìm một số nơi. Tầng ozone bị chọc thủng ngăn cản việc bảo vệ con người khỏi các tia bức xạ. Đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do nạn chặt phá rừng bừa bãi, gây ra hiện tượng lũ quét, sạt lở đất đe dọa đến tính mạng của con người. Để bảo vệ cuộc sống của con người, chúng ta cần phải ý thức bảo vệ môi trường cao hơn. Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đồi trọc. Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải đúng cách. Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nơi ở thật sạch sẽ. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường. Như vậy, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của con người. Là một học sinh, em ý thức rõ được trách nhiệm của bản thân cần phải giữ gìn và bảo vệ môi trường ngày càng xanh sạch đẹp hơn. Tài liệu của Nhung tây Đề 4: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích Việc học hành có tầm quan trọng đặc biệt với mỗi người. Nhưng một số bạn học sinh lại lơ là không biết được rằng: nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! Những bạn học sinh ấy cần sửa đổi chịu khó học hành để giúp ích cho cuộc sống. Tài liệu của Nhung tây Như chúng ta đã biết, ai sinh ra và lớn lên cũng đều mong sau này sẽ trở thành người có ích. Để làm được điều đó, con người cần phải có tri thức - lĩnh vực đòi hỏi con người phải học tập chăm chỉ, không ngừng tích lũy mới có được. Vậy chúng ta cần hiểu: học tập là gì? “Học tập” là quá trình tiếp tu tri thức, kĩ năng, vốn có của nhân loại thông qua nhà trường và cuộc sống. Mục đích của việc học là không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết nhằm phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. “Học” còn là quá trình bồi đắp tâm hồn, rèn giũa nhân cách của mỗi cá nhân. Việc học phải tiến hành ngay từ khi ta còn trẻ. Bởi có tri thức và nhân cách tốt, sau này mới có thể làm được việc có ích, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong lớp có nhiều bạn đã xác định đúng đắn mục đích học tập, đạt thành tích cao khiến cha mẹ, thầy cô vui lòng. Nhưng bên cạnh đó còn một số bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của việc học dẫn đến chểnh mảng, lơ là trong học tập. Các bạn còn mải chơi, bỏ học, trốn tiết, ham đánh điện tử, lười làm bài tập, nên kết quả ngày càng thấp kém, làm mọi người buồn lòng. Các bạn ấy phải nhanh chóng thay đổi, nếu không sau này sẽ hối tiếc. Bởi lẽ, tuổi trẻ là lứa tuổi mà cha mẹ, xã hội tạo mọi điều kiện để cho ta học tập. Tuổi trẻ cũng là lứa tuổi nhanh nhạy, dễ dàng tiếp thu kiến thức, cái mới nhất. Càng lớn tuổi, việc
  28. học sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Ví dụ cứ thử so sánh việc học ngoại ngữ của một em bé Tiểu học với một người lớn tuổi sẽ thấy sự khác biệt lớn như thế nào. Cha ông ta thường nói: “Ấu bất học, lão hà vi” (Trẻ không học, già chẳng làm được gì). Học tập lúc còn trẻ chính là rèn luyện, tao khả năng học tập sau này. Hay nói cách khác, tuổi trẻ mà không học sẽ khó trở thành người có ích. Nếu lơ là học tập khi còn nhỏ, lớn lên, ta sẽ không có đủ kiến thức vào đời. Thử hỏi cuộc sống của một người trưởng thành sẽ ra sao nếu không tự mình viết nổi một lá đơn xin việc hay thực hiện những phép tính đơn giản? Học tập là một quá trình lâu dài theo một hệ thống từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phát triển nâng cao. Trong đó, các lớp dưới là gốc rễ, là nền tảng. Nếu ta không nắm bắt được kiến thức cơ bản thì càng học cao, ta lại càng không hiểu gì. Chính vì vậy, ngay từ đầu, ta phải chịu khó học tập vì nếu ta lơ là thì kiến thức sẽ bị mai một dần, không có nền tảng. Thực tế, có rất nhiều bạn đến lớp không chú ý nghe giảng, không chịu khó đầu tư suy nghĩ, phụ thuộc nhiều vào những bài làm mẫu dẫn đến đầu óc trì trệ, thiếu tính sáng tạo. Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém, do đó không có khả năng làm tốt bất cứ công việc nào. Ví như người nông dân dù cần mẫn trên đồng ruộng đến đâu, nếu không có tri thức về cách gieo trồng, chăm sóc cây, cải tạo đất đai, không biết áp dụng khoa học kĩ thuật thì không thể đạt được năng suất cao, thậm chí mất mùa, đói kém. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học, chúng ta sẽ không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, không thể khẳng định được bản thân. Tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm, thường dễ sa ngã. Học hành không tới nơi tới chốn, bị bạn xấu rủ rê, sa vào tệ nạn xã hội dần dần sẽ hạn chế trong cách sống, cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, thậm chí dần mất đi nhân cách, mất khả năng làm việc, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Mỗi cá nhân nếu tích cực học tập ngay từ khi còn trẻ sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển của nước nhà. Có biết bao tấm gương ham học, chủ động sáng tạo đã thành công , mang lại vinh quang cho cá nhân và là niềm tự hào của gia đình, quê hương, đất nước. Ở nước ta, thời Trần có Nguyễn Hiền vốn chỉ là một cậu bé nhà nghèo nhưng vì ham học, biết tận dụng mọi thời gian, kiên trì vươn lên để học tập mà mười ba tuổi đã đỗ Trạng nguyên, trở thành Trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước ta. Gần đây, năm 2005, Ngô Bảo Châu đã được phong hàm vị giáo sư. Vị giáo sư trẻ tuổi nhất Việt nam này còn được tặng giải thưởng Fields – giải thưởng Toán học cao quý nhất thế giới. Thành công ấy cũng nhờ sự siêng năng tìm tòi sáng tạo, lòng nhiệt huyết trong học tập, nghiên cứu mà có được. Nhìn ra thế giới cũng có nhiều tấm gương rất đáng khâm phục về tinh thần tự học, tự vươn lên trong học tập như: nhà khoa học người Pháp Lu-i Pa-xtơ lúc học phổ thông chỉ là một học sinh trung bình, về môn Hóa ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. Nhưng với lòng kiên trì, ham học, ông đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng – người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Một tấm gương nữa là Lep Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình” bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có ý chí học tập, vừa không có năng lực” nhưng vẫn vươn lên trở thành một nhà văn vĩ đại. Ngày nay, yêu cầu học tập đặt ra với tất cả mọi người, kể cả người tàn tật. Ở nước ta không thiếu những tấm gương sáng về tinh thần hiếu học, ham học hỏi và ý chí vươn lên trở thành người có ích. Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ thủa nhỏ nhưng nhờ kiên trì vượt khó, nỗ lực học tập mà đã trở thành nhà giáo ưu tú, được bao thế hệ học trò quý trọng, mến yêu.Cô gái Việt Anh bị hỏng cả hai mắt nhưng không cam chịu số phận, đã tự mình vươn lên đã trở thành chủ nhân của hai chiếc bằng đại học loại giỏi và là chuyên gia công nghệ thông tin của Hội người mù tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy, nỗ lực học tập ngay từ khi còn trẻ sẽ mang lại thành công lớn cho cuộc đời.
  29. Từ những dẫn chứng trên, chúng ta có thể thấy rằng thế hệ trẻ phải chủ động, tích cực học tập. Không học tập sẽ không thể tự trang bị cho mình bất kì kiến thức nào để tự tin bước vào đời. Mỗi tấm gương là một bài học để chúng ta học tập và noi theo. Bản thân mỗi người cần thấy rõ việc học tập là thường xuyên, suốt đời. Có nhiều con đường để học tập thành công : học ở thầy, học ở bạn, học từ thực tế cuộc sống, tự học Bản thân chúng ta cần thấy rõ việc học tập để trở thành người có ích cho tương lai vừa là quyền lợi, trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của bản thân, đặc biệt trong thời đại nhân loại bước vào nền kinh tế tri thức và đất nước đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tóm lại, việc học là rất cần thiết để sống có ích, có ý nghĩa. Thế hệ trẻ ngày nay cần phải học tập tự giác, tích cực, xây dựng phong trào học tập không ngừng để khẳng định được giá trị của bản thân, góp phần vào sự tiến bộ của quê hương, đất nước. Đề 5: Hiện tượng bàn luận: Thần tượng một ai đó nên hay không nên? Văn hóa thần tượng hiện nay vô cùng phát triển ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếu niên. Như vậy, thì việc thần tượng một ai đó là nên hay không nên? Việc chúng ta thần tượng một người nào đó là việc nên làm, bởi nó đem đến rất nhiều lợi ích cho bản thân mình. Bởi thường những người được chọn để thần tượng sẽ là người đạt được thành tích nào đó nổi bật trong cuộc sống. Như một diễn viên nổi tiếng, một học sinh giỏi xuất sắc, một cô công an tài giỏi Sự thành công của họ khiến chúng ta ngưỡng mộ và kính mến, nên dần thần tượng họ. Việc này khiến chúng ta trở nên khao khát được lại gần và trở nên tài giỏi như thần tượng của mình. Từ đó, thôi thúc chúng ta học tập và rèn luyện chăm chỉ hơn, đạt được các thành tích tốt hơn để có thể xứng đáng với thần tượng của mình. Ngoài ra, việc có một thần tượng xuất chúng, còn khiến các bạn trẻ có động lực học tập, làm việc hơn trong cuộc sống. Họ sẵn sàng học hành chăm chỉ hơn, làm việc hiệu suất hơn trước để có thể nhận được những phần quà, phần thưởng là các món đồ lưu niệm liên quan đến thần tượng, hay được đến các buổi giao lưu, gặp gỡ thần tượng. Hiệu ứng ấy vô tình khiến cho hiệu suất và hiệu quả của việc học tập, làm việc tăng lên đáng kể. Điều này rất dễ gặp ở xung quanh chúng ta. Như các em học sinh vì muốn được bố mẹ mua cho album của thần tượng, mà quyết tâm học tập ngày đêm để đạt được điểm cao trong kì thi theo mục tiêu bố mẹ đề ra. Đây thực sự là một kết quả tích cực. Tài liệu của Nhung tây Cùng với đó, việc có một thần tượng cho bản thân mình. Để hâm mộ, yêu thương và theo dõi bước chân của họ mỗi ngày cũng giúp chúng ta có thêm niềm vui trong cuộc sống. Nó giống như một hoạt động giải trí, đem đến những giờ phút vui vẻ rất riêng biệt. Đồng thời, nó còn giúp chúng ta có thêm nhiều bạn bè hơn nữa - đó là những người cùng chung thần tượng với chúng ta. Việc cùng yêu thích một người nổi tiếng, sẽ giúp gắn kết mọi người lại với nhau, trở nên thân thiết hơn. Bên cạnh các lợi ích như vậy, việc có một thần tượng cũng đem đến một số tác hại đáng kể đến. Đầu tiên, là việc tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Việc có một thần tượng để yêu quý và theo dõi, sẽ khiến chúng ta mất khá nhiều thời gian trong ngày để nắm bắt các hoạt động và sự kiện mà họ tham gia. Đặc biệt là các mùa giải mà họ thi đấu, cần cạnh tranh với các đối thủ khác. Khi đó các cuộc cạnh tranh về lượt xem, lượt bình chọn diễn ra quyết liệt khiến các người hâm mộ tốn nhiều công sức, thời gian. Đồng thời, việc mua các món đồ lưu niệm, món đồ do thần tượng tham gia đại ngôn cùng các vé xem sự kiện, buổi biểu diễn của thần tượng cũng tốn không ít tiền bạc. Khiến rất nhiều bạn trẻ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, dẫn đến trộm cắp tiền của bố mẹ, hay lấy tiền học, tiền sinh hoạt để sử dụng.
  30. Cùng với đó, có một bộ phận các bạn trẻ đã có sự thần tượng quá mức, đến không thể kiểm soát được bản thân. Trở thành fan cuồng có các hành động tiêu cực khiến người xung quanh khó chịu. Như sưu tầm mọi đồ vật liên quan đến thần tượng mặc kệ giá cả. Bảo vệ thần tượng bất chấp lí do, hậu quả, dù họ đã làm sai chuyện gì. Xem thường, chửi mắng, hạ thấp thần tượng của người khác để nâng cao thần tượng của mình lên. Các hành động ấy đều khiến cho bản thân chúng ta bị mọi người chán ghét. Tài liệu của Nhung tây Như vậy, việc có một thần tượng cho bản thân vừa có ưu vừa có nhược điểm. Vì vậy, chúng ta vẫn nên có một thần tượng nhưng cần phải biết kiểm soát bản thân để các ưu điểm được phát huy hết mức có thể và giảm tải tối đa những nhược điểm của nó. Đề 6: Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: "Tự học là chìa khóa của thành công" 1. Mở bài: Giới thiệu và trích dẫn vấn đề: Vai trò, giá trị tầm quan trọng, sự cần thiết của việc tự học để mang đến sự thành công trong cuộc sồng 2. Thân bài: a. Giải thích vấn đề: - Tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình, những kiến thức do mình tự nghiên cứu, lĩnh hội. - Thành công là những thành quả mà con người đạt được sau những nỗ lực phấn đấu của mình. => Câu nói khẳng định vai trò của việc tự học trên bước đường thành công của mỗi người. b. Ý nghĩa của việc tự học - Tự học giúp con người chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. - Tự học giúp chúng ta tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài, giúp ta nhanh chóng hình thành các kĩ năng. - Lấy dẫn chứng chứng minh (dẫn chứng linh hoạt): Lương Thế Vinh nhờ tự học sau này sáng tạo ra bảng cửu chương. Mạc Đĩnh Chi- tấm gương tự học sáng ngời được vinh danh”Lưỡng Quốc Trạng Nguyên". Bác Hồ- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta c. Bàn luận- Mở rộng - Thực tế ngày nay đa số các bạn học sinh còn quá phụ thuộc vào những kiến thức mà thầy cô cung cấp, việc học thêm tràn lan lại thêm quá nhiều sách tham khảo nên dẫn đến tiếp thu tri thức một cách thụ động, thiếu sáng tạo, hiệu quả công việc thấp. - Tuy nhiên, ngoài việc tự học thì chúng ta không phủ nhận vai trò của việc tiếp thu kiền thức được truyền thụ trên lớp, hoặc những tri thức sẵn có trong sách vở. Phê phán thái độ ỷ nại đựa dẫm 3. Kết bài: - Mỗi cá nhân phải biết kết hợp hài hòa giữa việc học có hướng dẫn với việc tự học để mở rộng tầm hiểu biết của mình. - Bản thân phải có phương pháp tự học phù hợp đổ có kết quả tốt nhất. Tự học chính là “chiếc chìa khóa vàng” giúp ta mở rộng kho tàng tri thức của nhân loại. BÀI VĂN THAM KHẢO Trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển không ngừng, thì tinh thần tự học là điều mà mỗi người nên rèn luyện và phát huy hằng ngày. Tinh thần tự học sẽ giúp cho
  31. chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân hơn. Tự học có ý nghĩa to lớn đối với mỗi học sinh và là chìa khóa dẫn đến thành công. Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là một phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình. Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành một thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. Thứ ba, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình. Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên. Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình Tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập hữu ích nhất của mỗi người. (Bài làm của học sinh) Đề 7: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: “Nếu còn trẻ mà không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.” 1. Mở bài Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công. Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! 2. Thân bài a. Giải thích - Học tập, học hỏi là quá trình chúng ta tiếp thu các kiến thức mới từ thầy cô, sách vở hay từ các nguồn khác. Học tập còn là cách bổ sung, rèn luyện các kỹ năng mới, bổ sung
  32. trau dồi các kiến thức nâng cao từ các kiến thức cơ bản mà bản thân đã được học từ trước. b. Vai trò của việc học - Ai sinh ra và lớn lên đều mong muốn sau này có việc làm tốt, làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Muốn làm được việc đó thì cần phải có tri thức. Muốn có tri thức cần phải chăm chỉ học tập, tích lũy kiến thức cần thiết. xã hội ngày càng phát triển, lượng kiến thức và kĩ năng càng nhiều, vì vậy chúng ta càng cần phải học. Việc học tập là một quá trình lâu dài, từng bước từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến nâng cao, nên chúng ta cần chăm chỉ học tập từ khi cắp sách tới trường. Mười hai năm học cung cấp cho chúng ta những kiến thức toàn diện về các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, Nếu chúng ta không chăm chỉ học tập, thì sau này, chúng ta sẽ không thể lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp, dẫn đến một tương lai không tươi đẹp, con đường phía trước sẽ vô cùng gian lao và khó khăn. c. Dẫn chứng Trong thực tế có không ít những tấm gương học tập tiêu biểu. Đó là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta Nguyễn Hiền. Cậu đã miệt mài học tập để rồi thi đỗ trạng nguyên, giúp vua, giúp nước khi mới 12 tuổi. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã tự mình bôn ba năm châu bốn bể, tự học tập và nghiên cứu tài liệu để mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt Nam. Hay thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Ngay từ bé, thầy đã bị liệt cả hai tay nên phải luyện viết bằng chân. Thầy không những kiên trì mà còn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân và trở thành thầy giáo, người con ưu tú của mảnh đất học Thành Nam - Nam Định.Thử hỏi, nếu không chăm chỉ thì Nguyễn Hiền, Bác Hồ hay Thầy Nguyễn Ngọc Kí có đóng góp to lớn cho đất nước được hay không? Ấy thế mà trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều bạn không chăm chỉ học tập. Các bạn lười đọc sách, lười làm bài tập thầy cô giao, không chịu tìm tòi, học hỏi. Những bạn như vậy khi trưởng thành sẽ cảm thấy hối tiếc vì khi còn trẻ đã không chịu khó học tập, tích lũy kiến thức. Những người đó đến khi trưởng thành không có việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, thậm chí còn sa vào chơi bời nghiện ngập, đến khi hối hận thì đã quá muộn. Không những họ không làm gì cho xã hội mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và cho cả xã hội. Vì thế ông cha ta đã từng nói: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đó là lời dạy hoàn toàn đúng đắn và còn có ý nghĩa đến tận ngày nay và mai sau. d. Nhận thức hành động Chính vì vậy mà chúng ta cần chăm chỉ học tập ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Việc học tập đòi hỏi phải có tính khoa học và sáng tạo, phải biết vận dụng tri thức của mình vào thực tế cuộc sống. Học không chỉ học lý thuyết mà còn cần kết hợp với thực hành và rèn luyện. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay thì việc học tập càng trở nên cần thiết và quan trọng vô cùng. Nhờ học tập mà chúng ta có thể đóng góp cho đất nước, giúp cho đất nước Việt Nam nhỏ bé có thể phát triển hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Còn nếu không học, ta sẽ tự loại mình khỏi vòng quay của xã hội, trở thành một người vô ích. 3. Kết bài Đúng như lời khuyên của ông cha ta: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Muốn phát triển, chúng ta cần không ngừng rèn luyện, nỗ lực, trau dồi kiến thức, để không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cả xã hội. Đề 8: Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Học để làm gì?
  33. Cuộc sống vận động và phát triển không ngừng. Con người cũng luôn mong muốn khám phá, tìm hiểu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc học tập tích lũy những thành tựu của nhân loại và tìm tòi khám phá những tri thức mà con người mới có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Tuy nhiên đó là vấn đề lớn, vấn đề của nhân loại, còn với cá nhân mỗi người, tôi tin chắc rằng không dưới một lần ta tự hỏi chính mình: Học để làm gì? Đây là vấn đề không mới, nó đề cập đến mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. “Học” là quá trình con người tiếp thu, lĩnh hội và tích lũy kiến thức. Học có nhiều cách: học ở trường từ thầy cô bạn bè, học qua sách vở, học qua lao động Học ở mọi lúc và mọi nơi. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học. Quá trình ấy diễn ra một cách liên tục lâu dài trong cả cuộc đời mỗi người. Nói như thế để thấy rằng vai trò của việc học là vô cùng quan trọng không chỉ với cá nhân mỗi người mà với cả toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là "Học để làm gì?”. Rất nhiều bạn cho đến hôm nay, dù đã học hết bậc phổng thông, thậm chí học hết Đại học mà vẫn chưa trả lời chính xác câu hỏi này.Có người nói: Học để thi học vì bố mẹ bảo học; học vì không biết làm gì khác. Một số người thẳng thắn hơn thì khẳng định không biết học để làm gì học vì tất cả mọi người đều thế: sáu tuổi vào Tiểu học. Hết tiểu học thì lên THCS, THPT rồi vào đại học. Số đông cho rằng: học để sau này có công ăn việc làm, nhàn hạ bản thân mà vẫn kiếm được nhiều tiền nhằm tự lo cho cuộc sống của cá nhân, giúp đỡ gia đình và khẳng định địa vị của mình trong xã hội. Một số khác ít hơn lại khẳng định học để mở mang hiểu biết, để tìm tòi về thế giới xung quanh điều đó chứng tỏ rằng trong cuộc sống không phải ai cũng xác định đúng đắn mục đích học tập của bản thân. Theo UNESCO - Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp về mục đích ấy - Không quá thực dụng, cũng không lý tưởng hóa mục đích của việc học. Thực tế đã chứng minh điều đó. Trước hết: Học để biết, tức là tích luỹ kiến thức cho bản thân. Kiến thức nhân loại vô cùng vô tận. Trong thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được chúng ta giải quyết và tiếp thu. Tuy nhiên những điều ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ trong khi đó điều ta chưa biết lại là biển cả rộng lớn bao la. Vì thế chúng ta luôn luôn muốn khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh, làm sáng tỏ nhiều vấn đề, mọi khía cạnh của cuộc sống muôn màu. Thứ hai là "Học để làm". Ngày nay, thế giới ngày càng trở nên “phẳng” hơn, người đi sau có lợi thế tiến nhanh hơn, KHKT phát triển như vũ bão, phải có kiến thức mới có thể làm. Xưa rồi cảnh "con trâu đi trước , cái cày theo sau". Từ những kiến thức được học để chúng ta vận dụng vào thực tiễn giải quyết những công việc của cuộc sống. Đó là cơ hội để mỗi người giúp đỡ bản thân gia đình và xã hội. Đồng thời quá trình vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn còn là dịp để bạn phát triển tư duy sáng tạo của mình. Có kiến thức chúng ta sẽ “đứng trên vai người khổng lồ” (Newton) sáng tạo ra những điều tốt đẹp hơn, vươn cao hơn. Thế kỷ XXI – thế kỷ mà nền kinh tế tri thức lên ngôi vì vậy "Ai có tri thức người ấy có sức mạnh"(Lê- nin)- sức mạnh thay đổi cuộc đời mình và sức mạnh thay đổi thế giới. Thứ ba là" Học để chung sống" : Người xưa có câu: "Ngọc bất trác, bất thành khí - nhân bất học bất tri lý" (Ngọc không mài không thành ngọc quý/Người không học không biết đạo lý). Việc học mang lại cho con người ta sự hiểu biết về điều đúng, sai; biết đối nhân xử thế, biết ứng xử khéo léo phù hợp với mọi người ở nhiều tình huống của cuộc sống hằng ngày.Trong quá trình học tập chúng ta sẽ có nhiều bài học về đạo đức nhiều câu chuyện hay
  34. về lòng nhân hậu từ đó hình thành ý thức rèn luyện nên nhân cách con người làm việc tốt giúp đỡ mọi người xung quanh. Đó là cách ta hoàn thiện bản thân, biết chung sống hoà thuận gân gũi gắn bó với nhau để tạo thành một cộng đồng một xã hội bền vững. Biết giữ gìn môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên trong lành cho mọi người. Khi con người biết chung sống thì người người nắm tay nhau trong tình thân ái. Đất nước hoà bình, không có mâu thuẫn, chiến tranh. Tất cả đều hướng tới sự phát triển của nhân loại làm chủ thế giới làm chủ thiên nhiên và những miền tri thức mới.Có như vậy mới có thể hướng tới một xã hội tốt đẹp , không có chiến tranh, không có các xung đột sắc tộc, tôn giáo Hiểu rõ mục đích học tập đúng đắn mà UNESCO đề xướng, chúng ta thấy rằng, mục đích học tập của mỗi người không quá thực dụng (khát khao vật chất, địa vị) nhưng cũng không quá lý tưởng xa vời. Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã trở thành những công thần giúp đất nước phát triển, giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Tuy nhiên thực tế không phải bất cứ ai cũng hiểu được điều ấy. Chính vì vậy vẫn còn tồn tại những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành quá miệt mài, quá chăm chỉ. Học suốt ngày, quên thời gian, quên thế giới bên ngoài - đó là những "chú gà công nghiệp", chỉ có kiến thức sách vở, thiếu kiến thức thực tế. Có lẽ các bạn ấy quên rằng thế giới luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể thay thế. Vẫn biết rằng việc học là việc cả đời. Song với bản thân mỗi HS còn ngồi trên ghế nhà trường, mục tiêu cao nhất cần đạt là học để biết. Với mục tiêu này cần tập trung cao nhất trí lực tâm lực tu dưỡng đạo đức nhân cách, chiếm lính kiến thức làm cơ sở cho quá trình ra đời làm việc, học tập với tư cách công dân ở tuổi trưởng thành. Đương nhiên mục tiêu "học để làm" cũng rất quan trọng. Tuổi học sinh cần chú ý tới việc học đi đôi với hành, đó là làm bài, ứng dụng những cái có thể trong đời sống, làm việc nhỏ giúp gia đình, XH. Tập giao tiếp, hòa đồng và rèn luyện đức tính hy sinh đoàn kết để trở thành một học sinh tốt trong lớp, trong trường, đứa con ngoan trong gia đình và người công dân nhỏ ở khu dân cư. Chú ý phấn đấu học tập không ngừng để trở thành người công dân tốt cống hiến hữu ích cho xã hội. Mục đích học tập của mỗi người đã được UNESCO đã trả lời rất xác đáng, rõ ràng, giàu tính nhân văn. Qua đó ta định hướng mục đích lý tưởng rõ ràng và việc học sẽ trở nên hiệu quả hữu ích hơn. Mỗi người hãy xây dựng cho mình một kế hoạch học tập theo hướng mà tổ chức Unesco đề xướng để có thể từng bước hoàn thiện bản thân mình . đồng thời góp phần xây dựng đất tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Đề 9: Trình bày suy nghĩ của em về sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh?