Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8 - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Ngọc Bích

doc 8 trang thaodu 2780
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8 - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_phat_huy_hieu_qua_ki_nang_lap_nien_bieu_mon_lich_s.doc

Nội dung text: Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8 - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Ngọc Bích

  1. Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8- Năm học: 2017-2018 CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY HIỆU QUẢ KĨ NĂNG LẬP NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ 8 I/ Lí do chọn đề tài: 1. Sự cần thiết của chuyên đề Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ thông nói riêng. Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng trong việc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học. Những hoạt động trên đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua. Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học. Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch Sử 8 phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Lập niên biểu không những khái quát nội dung mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Ngoài ra việc lập niên biểu tốt sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của việc lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch sử 8 thì kĩ năng lập niên biểu của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay. 1
  2. Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8- Năm học: 2017-2018 Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề về việc: phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực của học sinh. 2. Mục đích, yêu cầu của chuyên đề Mục đích mà đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới ở các tiết làm bài tập lịch sử, ôn tập chương, ôn tập học kì, học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học. Từ đó các em có những hiểu biết nhất định về thời gian, sự kiện lịch sử của nhân loại, lịch sử của thế giới, lịch sử Việt Nam. Từ đó làm cho học sinh thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và danh nhân Việt Nam nói riêng. II. Thực trạng dạy học môn Âm nhạc hiện nay: 1. Ưu điểm: Đại đa số giáo viên đều tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Và đặc biệt nhiều em thích được lên bảng trình tổng hợp, khái quát sự kiện để hiểu được nội dung bài học. Đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc tổng hợp nội dung nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua củng cố bài và các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết. Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa. Các em đã mạnh dạn hăng hái xung phong lên bảng và sẵn sàng ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình. 2. Tồn tại: Ở trường THCS Sơn Nguyên một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì. Bởi vậy, bản thân 2
  3. Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8- Năm học: 2017-2018 các em nên có một phương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi trình bày kĩ năng lập niên biểu mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học. Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của của bộ môn, bản thân tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tìm tòi những phương lập niên biểu một cách hiệu quả nhất. III. Nội dung và các giải pháp 1. Nội dung Để tiến hành thực hiện chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử” + Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 8, sách chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác. + Phương pháp tổng hợp, khái quát, đối chiếu + Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học. + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung. + Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh. 2. Giải pháp: Để đạt hiệu quả cao khi lập niên biểu Lịch sử 8 nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hiểu thông tin liên quan đến thời gian, sự kiện của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. Trước hết để lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng và nguyên tác cơ bản sau: 3
  4. Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8- Năm học: 2017-2018 * Kĩ năng: - Nắm được phương pháp cơ bản lập niên biểu lịch sử. - Phải nắm được kiến thức cơ bản, thời gian và sự kiện lịch sử. - Xác định mục đích cần hướng đến của lập niên biểu, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá thực hiện và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác. - Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh, mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu * Nguyên tác: Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các giờ sử dụng niên biểu trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn, trao đổi chuyên môn tổ, chuyên môn cụm để có cách lập niên biểu một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu thời gian và sự kiện lịch sử dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Sử dụng niên biểu đúng mục đích, đúng lúc, đúng mức độ. Cường độ kết hợp lập niên biểu với các đồ dùng được trang bị tốt. Nội dung lập niên biểu phải rõ ràng, sinh động, hấp dẫn với phương pháp thường hay sử dụng. IV. Tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề: 1. Tổ góp ý xây dựng chuyên đề - Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8 2. Tổ chức triển khai tiết dạy Giáo án minh họa Ngày soạn: 8/01/2018 PHẦN II : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 -1918 Ngày dạy: 17/01/2018 CHƯƠNG I: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ 1858 - CUỐI THẾ KỈ XIX Tiết 36 Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873. I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng 4
  5. Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8- Năm học: 2017-2018 - Trình bày được diễn biến chiến sự ở Gia Định và biết được nội dung cơ bản một số điều khoản trong Hiệp ước Nhâm Tuất 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh, lập biểu đồ lịch sử để rút ra những nhận xét minh hoạ cho những kiến thức cơ bản của bài học 3. Thái độ: Giáo dục cho HS thấy rõ - Bản chất tham lam tàn bạo, xâm lược của bọn thực dân. - Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV - Bản đồ chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định - Tranh ảnh và cuộc tấn công của thực dân Pháp ở Đà Nẵng và phong trào kháng hiến của nhân dân 2. HS: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:/ 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong phần lịch sử thế giới cuối TK XVIII - đầu TK XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nhằm mở rộng thị trường, vơ vét, bóc lột các nước thuộc địa, phục vụ cho sự phát triển của CNTB. Đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam như thế nào? Trước nguy cơ mất nước, triều Nguyễn đã làm gì? Nhân dân ta chống Pháp ra sao? để trả lời những câu hỏi ấy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG GV-HS NỘI DUNG HĐ1: Tìm hiểu chiến sự ở Đà Nẵng 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân thực 1858-1859 dân Pháp xâm lược Việt Nam và nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng Nguyên nhân nào thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? HS: Các nước tư bản phát triển mạnh đẩy a. Nguyên nhân: mạnh xâm lược, lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô, nhà Nguyễn hèn yếu. - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu - Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên 5
  6. Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8- Năm học: 2017-2018 - Chế độ phong kiến Việt Nam khủng GV: Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tiến công. hoảng suy yếu Thảo luận: 3’ Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công? HS: Âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, cách Huế 100km về phía nam, cảng Đà Nẵng sâu rộng tàu lớn hoạt động được, có hậu phương vững mạnh (Quảng Nam, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, giáo dân đông) Chiến sự ở Đà Nẵng như thế nào? b. Diễn biến HS: Chiếu 31/8/1858 liên quân Pháp, Tây - Lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô, liên quân Ban Nha dàn trận ở cửa biển Đà Nẵng, sáng Pháp-Tây Ban Nha kéo sang Việt 1/9 nổ súng xâm lược nước ta. Nam GV: Sử dụng bản đồ chiến sự ở Đà Nẵng và - Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng Gia Định trình bày chiến sự ở Đà Nẵng đánh Đà Nẵng Nhân dân kháng chiến ra sao? - Quân dân ta dưới sự chỉ huy của HS: Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Nguyễn Tri Phương, lập phòng Phương quân ta đã anh dũng chiến đấu. Sau tuyến, anh dũng chống trả 5 tháng thực dân Pháp chỉ chiếm được bán - Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ đảo Sơn Trà. chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại HĐ2: Tìm hiểu chiến sự ở Gia Định 2. Chiến sự ở Gia Định 1859 Mục tiêu: Trình bày được diễn biến chiến sự ở Gia Định và biết được nội dung cơ bản một số điều khoản trong Hiệp ước Nhâm Tuất Gv: Sau 5 tháng Pháp dậm chân tại chỗ, gặp nhiều khó khăn .cuối cùng Giơ-nuy quyết định để lại một bộ phận nhỏ kéo vào Gia - Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công Định (2/1859) thành Gia Định, quân triều đình Tại sao Pháp kéo quân vào Gia Định? chống cự yếu ớt rồi tan rã HS: Nam Kì là vựa lúa lớn của triều đình, chiếm Nam Kì sau đó làm bàn đạp đánh thẳng sang Cam-pu-chia Ở Gia Định chiến sự diễn ra như thế nào? HS: Ngày17/2/1859 chúng tấn công Gia Định, quân triều đình chống trả yếu ớt. Nhân dân kháng chiến như thế nào? 6
  7. Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8- Năm học: 2017-2018 HS: Nhân dân đứng lên kháng chiến làm cho Pháp gặp nhiều khó khăn Sau khi mất thành Gia Định triều đình kháng chiến như thế nào? HS: Không quyết tâm chống giặc chỉ cố thủ ở Chí Hòa. GV: Pháp biết được sự bạc nhược của triều đình nên đã điều quân từ Gia Định sang Trung Quốc chỉ để lại 1000 quân phòng thủ 10 km. Triều đình án binh bất động, nhân dân tổ chức kháng chiến ở nhiếu nơi, sau khi hiệp ước Bắc Kinh được kí kết (25/10/1860) tình hình TQ ổn định Pháp tập trung đánh Đại Đồn. GV: Như vậy phương châm án binh bất động của triều đình hết sức sai lầm Pháp tấn công Đại Đồn như thế nào? - Ngày 24/2/1861, Pháp chiếm được HS: Đêm 23 rạng 24/2/1861 Pháp tấn công. Đại đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt Đại Đồn thất thủ, thừa thắng chúng đánh chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. Vĩnh Long GV: Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh trên, triều đình kí điều ước Nhâm Tuất ( 5/6/1862) - Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí Tại sao Pháp kí điếu ước Nhâm Tuất ? với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa HS: Nhân nhượng để giữ quyền lợi cho nhận quyền cai quản của Pháp ở ba dòng họ. tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Em hãy cho biết nội dung của điều ước Lôn Nhâm Tuất? HS: Triều đình thừa nhận Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông, mở 3 cửa biển cho Pháp buôn bán (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên), Pháp tự do truyền đạo, bồi thường chiến phí 288 lạng vàng, Pháp trả lại thành Vĩnh Long khi triều đình buộc nhân dân khuất phục 4. Củng cố: Lập niên biểu về các sự kiện chính trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1885-1873. Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh lập niên biểu về các sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1873 theo: (Thời gian, sự kiện) Giáo viên nhận xét và hoàn thành nội dung theo bảng sau: 7
  8. Chuyên đề: Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8- Năm học: 2017-2018 Thời gian Sự kiện 1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng. 17-2-1859 Pháp tấn công Gia Định. 24-2-1861 Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa. 10-12-1861 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ. 5-6-1862 Triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. 2-1863 Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa (Gò Công). 20-8-1864 Trương Định hy sinh. 24-6-1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. 1867\1875 Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra ở Nam Kì. IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1. Bài vừa học: - Trình bày được nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng - Tình hình chiến sự ở Gia Định, Hiệp ước Nhâm Tuất? 2. Bài sắp học: Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 – 1873 (tt) - Những nét chính của phong trào chống Pháp từ 1858 đến 1873? - Tìm hiểu về thơ văn chống Pháp? V. Kết luận: Nhằm để đảm bảo cho học sinh học tốt bộ môn Lịch sử và để việc Dạy và Học tốt bộ môn này xuyên suốt từ khối 6-9. Những phương pháp tôi đã nêu trên, thực tế đã áp dụng vào giảng dạy tại trường THCS Sơn Nguyên, hầu hết cho đến cuối năm học đa số các em đã nắm vững kiến thức lịc sử, nhớ lâu, nhớ kĩ các sự kiện lịch sử. Kết quả chất lượng đạt được rất thực chất. Duyệt của CM Người thực hiện Lê Thị Ngọc Bích 8