Đáp án đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

docx 2 trang thaodu 4181
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxdap_an_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2018.docx

Nội dung text: Đáp án đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I QUẢNG NAM Năm học: 2018 - 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 11 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC - HIỂU 3.0 Câu 1 Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích: lười chảy 0.5 thây. Câu 2 Theo tác giả, lười biếng gây ra những hậu quả: 0.5 - Triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo. - Dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được. - Luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó. - Gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau. - Hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn. - Tình yêu đồng loại cũng biến mất. * Lưu ý: Học sinh trình bày đúng 2 ý cho điểm tối đa. Câu 3 Nội dung của đoạn trích: Những biểu hiện và hậu quả của sự lười 1.0 biếng. (Hoặc: Bàn về sự lười biếng) Câu 4: Rút ra bài học từ đoạn trích: 1.0 Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý: - Lười biếng là một thói quen xấu, gây nhiều tác hại cho con người. - Mỗi người cần sống tích cực, luôn đấu tranh loại bỏ sự lười biếng. II. LÀM VĂN 7.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển 0.5
  2. khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận nhân vật Huấn Cao trong 0.5 tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 3. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: a. Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật 05 Huấn Cao. b. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao: * Về nội dung: - Huấn Cao mang cốt cách của người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư 1.0 pháp: viết chữ nhanh, đẹp, vuông và có thần - Huấn Cao có khí phách hiên ngang, bất khuất của một trang anh hùng nghĩa liệt: xem thường cường quyền phi nghĩa, cái chết 1.0 - Huấn Cao có thiên lương trong sáng: luôn trân quý tài năng, trọng nghĩa khinh lợi, mềm lòng trước cái đẹp, cái thiện và hướng người khác gìn giữ thiên 1.0 lương * Về nghệ thuật: - Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo. 0.5 - Khắc họa nhân vật ấn tượng bằng bút pháp lãng mạn để làm nổi bật vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật. - Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại c. Đánh giá chung: 1.0 Nhân vật Huấn Cao kết tinh bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân. Qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiến bộ và tấm lòng yêu nước kín đáo. . 4/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0.5 vấn đề nghị luận 5/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.0 điểm