Đáp án đề thi khối C-D môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

doc 3 trang thaodu 3760
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi khối C-D môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docdap_an_de_thi_khoi_c_d_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2014_2015.doc

Nội dung text: Đáp án đề thi khối C-D môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

  1. ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 - Môn: Ngữ vănThời gian làm bài: 180 phút. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM ĐỀ THI KHỐI C- D MÔN NGỮ VĂN 11 Năm học 2014 – 2015 (Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, trong 03 trang ) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1: Câu hỏi 1. Phong cách ngôn ngữ chính luận Câu hỏi 2. Thao tác lập luận bác bỏ/ thao tác bác bỏ / lập luận bác bỏ / bác bỏ. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu hỏi 3. Quan điểm: Tôi không độc ác mà chỉ là một người mẹ hết lòng yêu thương con. Trình bày ý kiến:- không đồng tình vì thương con mà bất chấp tất cả, hãm hại người vô tội là tội ác lớn.Lập luận phải hợp lý, thuyết phục.Có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. - Điểm 0,5: nêu rõ quan điểm, trả lời hợp lý diễn đạt tốt - Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2: Câu hỏi 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu hỏi 2:Từ láy: lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc. Giống nhau: từ láy miêu tả tính chất, đặc điểm – tái hiện vẻ đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống. - Điểm 0,5: Trả lời đúng cách trên. - Điểm 0,25: Tìm được từ láy nhưng không chỉ ra được điểm chung. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu hỏi 3 Vùng Kinh Bắc/ Bắc Ninh - Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 cách trên. - Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời. Câu hỏi 4. Tâm trạng đau đớn xót xa có thể cảm nhận được bằng cơ thể, nỗi đau như mất đi một phần cơ thể, đó là thể hiện một tình cảm gắn bó yêu thương với quê hương, qua biện pháp so sánh: như rụng bàn tay. - Điểm 0,5: Đáp ứng yêu cầu trên, viết đoạn văn trôi chảy, mạch lạc. - Điểm 0, 25: Nói được chạm vào nội dung hoặc mới nêu được biên pháp tu từ. Cho điểm 0: không làm đúng hoặc không làm gì. II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) *Đặt tên(0,25): Sự vô cảm của con người thời hiện đại/ Bệnh vô cảm/ Hiếu kỳ và vô cảm. *Viết bài nghị luận: Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
  2. ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 - Môn: Ngữ vănThời gian làm bài: 180 phút. - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Ý nghĩa của bức tranh: Người chết đuối cần cứu giúp, nhưng thay vì cứu người, thay vì tỏ ra hoảng hốt, lo lắng, thương cảm, những người ở trên bờ lại tỏ ra vui sướng vì có dịp chứng kiến một vụ việc đặc biệt, họ giơ điện thoại ra chụp, quay để lưu lại hình ảnh đó bệnh vô cảm. + Suy nghĩ về vấn đề: bệnh vô cảm- căn bệnh trầm kha của xã hội hiện đại. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. + Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,25 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Lưu ý: Có thể học sinh nhìn từ phía người gặp nạn – giơ cánh tay lên mà không được ai cứu vớt để tìm ra vấn đề : Cứu cánh của cá nhân - đừng trông chờ vào kẻ khác, hãy tự cứu lấy mình; hoặc từ phía những người đang tỏ vẻ sung sướng khi giơ điện thoại ra: Bài học đắt giá từ kẻ khác .GV vẫn chấm điểm phần nội dung (1,0 điểm) khi vấn đề đưa ra và lập luận hợp lý. Câu 2. (4,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của hai đoạn thơ trích từ bài “Tràng giang” – Huy Cận và “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm): - Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; + Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ: ++ Đoạn thơ trong bài “Tràng giang”: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được khung cảnh thiên nhiên sông nước thơ mộng nhưng hoang sơ, quạnh vắng, đìu hiu (lơ thơ cồn nhoe, gió đìu hiu, tiếng làng xa, bến cô liêu, ); Không gian thiên nhiên mang tâm trạng của chủ thể trữ tình- tác giả là buồn cô liêu( ); ngòi bút tài hoa đậm chất cổ điển của Huy Cận khắc họa được thần thái của cảnh sông nước qua các từ láy, cấu trúc đối, sáng tạo từ.
  3. ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 - Môn: Ngữ vănThời gian làm bài: 180 phút. ++ Đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được Cảnh sông nước mây trời xứ Huế rất đặc trưng, thơ mộng, trữ tình (dòng nu]ơcs buồn thiu, thuyền ai đậu bến sông trăng,,, ); Hình ảnh thơ bị chi phối bởi nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ và đó là những mặc cảm buồn, dự cảm chia lìa, và khát khao được trở về, được yêu thương; hình ảnh thơ lạ, phép điệp, đối, câu hỏi tu từ chứng tỏ một bút thơ tài hoa, đặc biệt. + Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: ++ Sự tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ mới, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên sông nước quê hương và gửi gắm tâm hồn,tâm trạng riêng và tình yêu của nhà thơ dành cho quee hương, xứ sở. ++ Sự khác biệt: +++ Không gian sông nước trong thơ Huy Cận mang nỗi buồn sầu của một cái tôi cô đơn, bơ vơ; nghệ thuật thơ đậm chất cổ điển ở tính chất khơi gợi và tính chất đối. +++ Không gian thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử mang dấu ấn riêng của một vùng quê, mang dấu ấn của thân phận, bi kịch Hàn Mặc Tử, hình ảnh thơ phi lí, lạ lùng biểu hiện của chủ nghĩa siêu thực Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, c.ó sức thuyết phục. - Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Hết