Đề cương Địa lý Lớp 8 - Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

doc 3 trang thaodu 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Địa lý Lớp 8 - Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_dia_ly_lop_8_bai_25_lich_su_phat_trien_cua_tu_nhien.doc

Nội dung text: Đề cương Địa lý Lớp 8 - Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

  1. Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam A. Lý thuyết Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn 1. Giai đoạn Tiền Cambri - Đây là gia đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta và kết thức cách đây khoảng 542 triệu năm. - Vào giai đoạn này các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản, bàu khí quyển ít oxi. 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo - Giai đoạn này diễn ra trong hai giai đoạn Cổ sinh và Trung Sinh, kéo dài 500 năm và cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm. - Các vận động tạo núi lớn là Ca-lê-đo-ni, Hex-xi-mi, In-đô-xi-ni, Kim-mê-ri. - Trong giai đoạn này phần lãnh thổ nước ta được hình thành, giới sinh vật phát triển mạnh mẽ, hình thành các bể than, 3. Giai đoạn Tân kiến tạo - Là giai đoạn tương đối ngắn, điễn ra trong đại Tân sinh và là một giai đoạn rất quan trọng đối với nước ta cũng như thế giới. - Vận động Tân kiến tạo diễn ra cách ngày nay khoảng 25 triệu năm và có cường độ mạnh mẽ làm nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại hoàn thiện giới sinh vậtvà còn đang tiếp diễn. - Trong giai đoạn này con người xuất hiện. Lịch sử phát triển lâu dài của nước ta đã sản sinh nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng mà chúng ta còn chưa biết hết. Một số mỏ dầu khí được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo
  2. B. Trắc nghiệm Câu 1: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm bao nhiêu giai đoạn: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta là: A. Tiền Cambri B. Cổ sinh C. Trung sinh D. Tân kiến tạo Câu 3: Đặc điểm sinh vật trong giai đoạn Tiền Cambri: A. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. C. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ. D. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện. Câu 4: Giai đoạn Cổ kiến tạo kéo dài bao nhiêu năm: A. 542 triệu năm B. 500 triệu năm C. 65 triệu năm D. 25 triệu năm. Câu 5: Đặc điểm không phải trong giai đoạn Tiền Cambri: A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy. B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ. C. Trong giai đoạn nay có nhiều vận động kiến tạo lớn. D. Giai đoạn này đã hình thành các mỏ than. Câu 6: Vận động tạo núi nào sau đây không trong giai đoạn Cổ kiến tạo A. Ca-nê-đô-ni B. Hi-ma-lay-a C. In-đô-xi-ni D. Hec-xi-ni Câu 7: Sự kiện nổi bật trong giai đoạn tân kiến tạo là: A. Vận động tạo nú Hi-ma-lay-a. B. Phần lớn lãnh thổ nước ta trở thành đất liền, một bộ phận vững chắc của châu Á-Thái Bình Dương. C. Hình thành các mỏ khoáng sản. D. Sự xuất hiện của con người. Câu 8: Vận động tạo núi nào sau đây trong giai đoạn Tân kiến tạo A. Ca-nê-đô-ni B. Hec-xi-ni
  3. C. In-đô-xi-ni D. Hi-ma-lay-a Câu 9: Đặc điểm địa hình của nước ta trong giai đoạn Tân kiến tạo A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy. B. Địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt san bằng. C. Hình thành các khối núi đá vôi hùng vĩ cùng với những bể than ở miền Bắc. D. Quá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ. đồi núi được nâng cao và mở rộng. Câu 10 : Các đồng bằng lớn ở Việt Nam được hình thành trong giai đoạn: A. Tiền Cambri B. Cổ sinh C. Trung sinh D. Tân kiến tạo