Đề cương kiểm tra 1 tiết học kì I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra 1 tiết học kì I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề cương kiểm tra 1 tiết học kì I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020
- ĐỀ DƯƠNG KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I - ĐỊA 8 (2019-2020) Câu 1. Trình bày vị trí địa lí và kích thước lãnh thổ châu Á? Vị trí, kích thước châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu? a. Vị trí địa lí và kích thước lãnh thổ châu Á: * Vị trí địa lí châu Á: - Trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo (cực Bắc 77044’VB -> Cực Nam 1016’ VB). - Giáp 3 đại dương Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, Phía nam giáp Ấn Độ Dương, Phía đông giáp Thái Bình Dương. Giáp 2 châu lục là châu Âu, châu Phi. * Kích thước lãnh thổ châu Á: - Là một bộ phận của lục địa Á- Âu, ngăn cách với châu Âu qua bởi dãy núi U-Ran, với châu Phi qua kênh đào Xuy-Ê. - Kích thước khổng lồ, rộng bậc nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41 triệu km2, kể cả các đảo thì rộng tới 44,4 triệu km2. - Trải dài trên 76 độ vĩ tuyến, lãnh thổ rộng nơi rộng nhất là 8500km. c. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và kích thước châu Á tới khí hậu châu lục: - Vị trí và kích thước lãnh thổ làm cho khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng và mang tính lục địa cao. - Vị trí trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo giúp châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất. Từ Bắc xuống Nam lần lượt là : Cực và cận cực, Ôn đới, Cận nhiệt, Nhiệt đới, Xích đạo. - Kích thước rộng lớn làm cho khí hậu phân hoá theo chiều Đông – Tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Ví dụ đới khí hậu ôn đới phân hoá thành: Ôn đới lục địa, Ôn đới hải dương, Ôn đới gió mùa - Vùng nằm sâu trong đất liền, khí hậu mang tính lục địa cao, rất khô hạn, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh. Câu 2. Những thuận lợi và khó khăn thiên nhiên châu Á mang lại là gì? * Thuận lợi: - Có nhiều nguồn tài nguyên phong phú: + Nhiều khoáng sản có trữ lượng rất lớn (than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ).
- + Các tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, biển rất đa dạng, các nguồn năng lượng (địa nhiệt, mặt trời, gió, nước) rất dồi dào + Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra tính đa dạng của sản phẩm. * Khó khăn: - Nhiều thiên tai : Động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, sâu bệnh, hạn hán gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất. - Nhiều núi cao hiểm trở, khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt, các hoang mạc khô cằn chiếm diện tích lớn gây trở ngại cho giao thông, mở rộng diện tích trồng trọt, chăn nuôi của các dân tộc Câu 3. Trình bày đặc điểm địa hình chấu Á? Địa hình Châu á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi châu lục? a. đặc điểm địa hình chấu Á - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ, nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới - Núi chạy theo 2 hướng chính: Bắc-Nam hoặc gần Bắc-Nam, Đông-Tây hoặc gần Đông-Tây làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp - Các núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm, trên các núi cao có băng tuyết bao phủ quanh năm. b. Ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi châu lục: * Địa hình làm cho khí hậu châu Á phân hoá đa dạng - Núi, sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào đất liền, làm cho khí hậu phân hoá theo chiều đông tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Ví dụ khí hậu cận nhiệt đới phân hoá thành cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt địa trung hải - Ngoài ra, trên vùng núi và sơn nguyên cao khí hậu còn phân hoá theo độ cao. * Địa hình có ảnh hưởng đến sông ngòi: - Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính, địa hình bị chia cắt phức tạp nên sông ngòi châu Á có mạng lưới khá phát triển. - Địa hình nhiều núi, sơn nguyên cao, sông có độ dốc lớn nên có giá trị thuỷ điện và mùa lũ gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống. Câu 4. Đặc điểm chính và giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á a. Đặc điểm chính của sông ngòi châu Á - Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ôbi, sông Iênitxây, sông Lêna ở Bắc Á, sông Tigơrơ, sông Ơphrat ở Tây nam Á, sông Ấn, sông Hằng ở Nam Á, sông Mê Kông ở Đông nam Á, Sông Hoàng Hà, sông Trường Giang ở Đông Á. - Các sông ở châu á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. b. Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á - Các sông Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thuỷ điện, - Sông ở các khu vực khác có giá trị về thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở châu Á (nơi phân bố và đặc điểm khí hậu)? Việt Nam hàng năm chịu ảnh hưởng của kiểu khí hậu nào? Cho ví dụ minh họa? a. So sánh sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở châu Á (nơi phân bố và đặc điểm khí hậu) Kiểu khí hậu gió mùa Kiểu khí hậu lục địa - Phân bố: Ở ven biển khu vực Nam Á, Đông Nam - Phân bố ở các vùng sâu trong nội địa và khu vực Á, Đông Á. Tây Nam Á. - Đặc điểm khí hậu mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiểu. - Đặc điểm khí hậu mùa hạ nóng và khô. b. Liên hệ Việt Nam: Việt Nam hàng năm chịu ảnh hưởng của kiểu khí hậu gió mùa, ví dụ minh hoạ đúng về thuận lợi hoặc khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam? Câu 6. Nêu đặc điểm gió mùa ở Đông Nam á, Nam á. Vì sao chúng có đặc điểm khác nhau như vậy? + Mùa hạ gió từ áp cao Nam Ấn Độ Dương về áp thấp Iran mang không khí nóng, ẩm, mưa nhiều nguyên nhân do gió xuất phát từ đại dương thổi vào mang theo nhiều hơi nước + Mùa đông gió từ áp cao Xibia về áp thấp xích đạo mang không khí hậu lạnh và khô nguyên nhân do gió xuất phát từ lục địa lạnh phía Bắc thổi ra.
- Câu 7. Chọn biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (các biểu đồ trang 9 SGK địa 8) thuộc các kiểu khí hậu ở châu Á? Cho biết lí do chọn? - Chọn biểu đồ A (Y-an-gun) thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: - Vì biểu đồ A có: + Nhiệt độ cao quanh năm, có 2 lần nhiệt độ lên cao. + Lượng mưa lớn, mưa phân bố theo mùa, mùa hạ mưa nhiều, mùa đông mưa ít Câu 8. Vì sao nói châu á có khí hậu phân hoá đa dạng? Hãy giải thích nguyên nhân? - Khí hậu châu á phân hoá thành nhiều đới từ bắc xuống nam. Gồm đới cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo. Nguyên nhân do lãnh thổ châu Á trải dài từ vùng cực đến vùng Xích đạo - Khí hậu châu á phân hoá thành nhiều kiểu theo chiều đông tây (vd: Đới cận nhiệt có: cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt Địa Trung Hải, Cận nhiệt lục đia). Nguyên nhân do kích thước lãnh thổ rộng lớn, các núi sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển. - Ngoài ra ở vùng núi, sơn nguyên cao khí hâu còn phân hoá theo độ cao. Câu 9: Tính nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trong năm ở một địa phương? - Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ 12 tháng: 12 - Lượng mưa trong năm ở một địa phương = Tổng cộng lượng mưa của 12 tháng trong năm. Câu 10. Trình bày đặc điểm dân cư chấu Á? Giải thích vì sao Châu Á có dân số đông nhất thế giới? a. Đặc điểm dân cư chấu Á: - Dân số châu á chiếm trên 59,7% dân số thế giới (năm 2019) - Gấp 5 lần dân số châu Âu, gấp 117 lần dân số châu đại dương, gấp 4 lần dân số châu Mĩ và châu Phi - Có các nước đông dân nhất, nhì thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. b. Nguyên nhân Châu á đông dân: - ĐK tự nhiên thuận lợi cho sinh sống và sản xuất: Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. Đồng bằng rộng lớn, màu mỡ. Nguồn nước dồi dào. Tài nguyên phong phú và đa dạng (khoáng sản, rừng biển ). - ĐK kinh tế –xã hội: Tập quán trồng lúa nước cần nhiều lao động. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nhiều nền văn minh. Hầu hết các nước có nền kinh tế đang phát triển, cần nhiều lao động. Quan niệm con trai con gái còn nặng nề Câu 11. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc: Môngôlôit, Ơrôpêôit, Ôxtralôit, người lai Câu 12. Châu Á là nơi đơi ra đời của các tôn giáo lớn nào? Ý nghĩa của tôn giáo đối với đời sống, xã hội châu Á? a. Châu Á là nơi đơi ra đời của các tôn giáo lớn: - Ấn độ giáo ra đời thế kỉ đầu, thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên ở Ấn Độ - Phật giáo ra đời thế kỉ 6, trước công nguyên ở Ấn Độ - Ki-tô giáo ra đời đầu công nguyên tại Pa-le-xtin - Hồi giáo ra đời thế kỉ 7 sau công nguyên tại Arập Xê-ut b. Ý nghĩa của tôn giáo đối với đời sống, xã hội châu Á: - Tạo ra sự đa dạng, độc đáo trong văn hoá, kiến trúc, phong tục tập quán. - Các giáo lí tốt đẹp góp phần giáo dục con ngưòi hướng thiện. - Tuy nhiên tục ăn kiêng, các giáo lí khắt khe, sự đa dạng tôn giáo sẽ gây khó khăn cho sản xuất, dễ xảy ra mâu thuẫn tranh chấp lẫn nhau. Câu 13. Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư châu Á - Dân cư châu Á phân bố Không đồng đều - Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển thuộc Đông á, Đông Nam Á, Nam Á (một số nơi mật độ dân số trên 100người/ km2 như phía đông Trung Quốc, đồng bằng ven biển Việt Nam, Ấn Độ ) vì đây là nơi có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. - Dân cư thưa thớt ở vùng núi, cao nguyên, sơn nguyên, hoang mạc thuộc Tây Nam á, vùng trung tâm nội địa (một số nơi mật độ dân số chưa đến 1người/km2 như phía tây Trung Quốc, Bắc Liên Bang Nga, Arâp Xêut ) vì ở nơi đây có khí hậu khô hạn, lạnh giá, khắc nghiệt, là những nơi giao thông đi lại rất khó khăn. Câu 9: Dựa vào bảng sau hãy tính nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trong năm tại Thượng Hải (Trung Quốc)? Bảng nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc). Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt 3,2 4,1 8,0 13,5 18,8 23,1 27,1 27,0 22,8 17,4 11,3 5,8 độ (0C) Lượng 59 59 83 93 93 76 145 142 127 71 52 37
- mưa (mm)