Đề cương kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Tân

docx 4 trang thaodu 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2019_202.docx

Nội dung text: Đề cương kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Tân

  1. TRƯỜNG THCS THANH TÂN ĐỀ CƯƠNG KIÊM TRA HỌC KỲ 2_VẬT LÍ 6 Năm học: 2019 - 2020 A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chủ đề 1: Máy cơ đơn giản: (có 9 câu hỏi chọn 3 câu hỏi) Câu 1. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng A. đổi hướng của lực kéo. B. giảm độ lớn của lực kéo. C. thay đổi trọng lượng của vật. D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo. Câu 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây không làm thay đổi đồng thời hướng và độ lớn của lực? A. Ròng rọc cố định C. Đòn bẩy B. Ròng rọc động D. Mặt phẳng nghiêng Câu 3: Cầu thang xoắn là một ví dụ về máy cơ đơn giản nào? A. Ròng rọc cố định C. Đòn bẩy B. Ròng rọc động D. Mặt phẳng nghiêng Câu 4: Người ta sử dụng ròng rọc động trong những công việc nào dưới đây? A. Dắt xe máy lên bậc thềm nhà B. Dịch chuyển tản đá đi nơi khác C. Kéo thùng nước từ giếng lên D. Đưa những vật nặng lên nóc nhà cao tầng. Câu 5: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không thể coi là đòn bẩy? A. Cái kim C. Cái cân đòn B. Cầu thang gác D. Cái kéo Câu 6: Trong các máy cơ đơn giản sau đây, máy nào chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo? A. Ròng rọc cố định C. Đòn bẩy B. Ròng rọc động D. Mặt phẳng nghiêng Câu 7: Chọn câu phát biểu sai: A. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực nhưng thiệt hại hai lần về đường đi. B. Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực C. Ròng rọc động ta không có lợi gì về lực mà chỉ lợi về đường đi. D. Ròng rọc động là ròng rọc có trục quay di chuyển cùng với vật. Câu 8: Khi dùng ròng rọc động ta có lợi gì? A. Lực kéo vật C. Lực kéo và hướng của lực kéo B. Hướng của lực kéo D. Không có lợi gì Câu 9: Trong các trường hợp dưới đây, đòn bẩy không được dùng trong trường hợp nào? A. Kim đồng hồ. B. Cân đòn. C. Xẻng xúc đất. D. Kéo cắt kim loại. Chủ đề 2: Sự nở vì nhiệt (có 12 câu hỏi chọn 4 câu) Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm 3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50 oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều 3 dưới đây, cách sắp xếp đúng là: Rượu 58 cm A. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân Thuỷ ngân 9 cm3 B. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu Dầu hoả 55 cm3 C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa Bảng 1
  2. Câu 2. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là A. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế rượu B. Nhiệt kế y tế D. Nhiệt kế dầu Câu 3: Chọn câu đúng: A.Ở 4 0C nước có khối lượng riêng lớn nhất. B.Ở 0 0C nước có khối lượng riêng nhỏ nhất C.Ở 0 0C nước có khối lượng nhỏ nhất D.Ở 4 0C nước có khối lượng riêng nhỏ nhất. Câu 4: Khi hơ nóng vật rắn đại lượng nào sau đây thay đổi: A. Khối lượng riêng vật đó tăng B. Khối lượng riêng vật đó giảm C. Khối lượng vật đó tăng D. Khối lượng vật đó giảm Câu 5: Trong các câu sau, câu phát biểu sai là: A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi. B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 6.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là: A. rắn, lỏng, khí . B. rắn, khí, lỏng. C. khí, lỏng, rắn. D. khí, rắn, lỏng. Câu 7. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. Vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. B. Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên. C. Không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. D. Nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn. Câu 8.Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì: A. Không thể hàn 2 thanh ray lại được. C. Khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. B. Để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. D. Chiều dài thanh ray không đủ. Câu 9. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là : A.100o C B. 42o C C. 37o C D. 20o C Câu 10. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của cơ thể người là: A. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế dầu D. Nhiệt kế y tế. Câu 11. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng là vì: A. Răng dễ bị sâu. B.Răng dễ bị nứt. C. Răng dễ vỡ. D. Răng dễ rụng. Câu 12. Cho nhiệt kế như hình . Giới hạn đo của nhiệt kế là: A. 500C. B. 1200C. C. từ -200C đến 500C. D. từ 00C đến 1200C. Chủ đề 3: Sự chuyển thể các chất (có 15 câu hỏi chọn 5 câu) Câu 1: Không khí, hơi nước, khí ôxy là những ví dụ về: A. Thể rắn B. thể lỏng C. Thể khí D. Cả 3 thể rắn, lỏng, khí. Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Đốt một ngọn nến B. Đốt một ngọn đèn dầu C. Đúc một bức tượng D. Để một cục nước đá ở ngoài nắng.
  3. Câu 3: Khi lau bảng bằng khăn ướt chỉ 1 lát sau bảng khô vì: A. Sơn trên bản hút nước B. Nước trên bảng chảy xuống đất. C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí D. Gỗ làm bảng hút nước Câu 4: Trường hợp nào nước đá tan nhanh hơn khi thả vào A. Nước ở nhiệt độ 300C B. Nước ở nhiệt độ 00C C. Nước ở nhiệt độ -300C D. Nước ở nhiệt độ 100C Câu 5: Khi đúc đồng, gang, thép người ta đã ứng dụng hiện tượng vật lí nào? A. Sự nóng chảy, sự đông đặc B. Hóa hơi, ngưng tụ C. Nung nóng D. Tất cả trên đều sai. Câu 6: Hiện tượng bay hơi là hiện tượng A. Chất lỏng biến thành hơi B. Chất khí biến thành chất lỏng. C. Chất lỏng biến thành chất rắn D. Chất rắn biến thành chất khí. Câu 7: Vào mùa lạnh ta thở ra :khói” A. Do hơi nước ngưng tụ lại B. Do trong không khí có hơi nước C. Do hơi thở ra nóng hơn D. Do hơi thở ta có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ. Câu 8: Khi trời mưa, tài xế xe hơi thường bật máy lạnh làm nhiệt độ trong xe thấp hơn nhiệt độ bên ngoài xe để: A. Nước mưa bay hơi B. Hơi nước ngưng tụ C. Hơi nước trong xe không ngưng tụ D. Hơi nước đông đặc Câu 9: Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do: A. Hơi nước trong nồi ngưng tụ. B. Hạt gạo bị nóng chảy. C. Hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ. D. Hơi nước bên ngoài nồi đông đặc. Câu 10: Trong các trường hợp phơi quần áo sau đây, trường hợp nào quần áo lâu khô nhất? A. Có gió, quần áo căng ra. B. Không có gió, quần áo căng ra. C. Quần áo không căng ra, không có gió. D. Quần áo không căng ra, có gió. Câu 11: Nhiệt độ nóng chảy của bạc là: A. -960oC B. 96oC C. 60oC D. 960oC Câu 12: Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng? A. Thủy ngân B. Rượu C. Nhôm
  4. D. Nước Câu 13: Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do: A. Tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống. B. Thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống. C. Trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt. D. Các phương án đưa ra đều sai. Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc? A. Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau. B. Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy. C. Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc. D. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định. Câu 15: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc. D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. B. TỰ LUẬN: (7 điểm) 1. Thông hiểu: Câu 1: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? Câu 2: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? Câu 3: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? Câu 4: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Câu 5: Tại sao khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm? Câu 6: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ? Câu 7: Thế nào là sự nóng chảy? Nêu ví dụ về sự nóng chảy? Câu 8: Thế nào là sự đông đặc? Nêu ví dụ về sự đông đặc? Câu 9: Thế nào là sự bay hơi? Nêu ví dụ về sự bay hơi? 2. Vận dụng thấp: Câu 10: Tại sao bác sĩ khuyên ta không nên ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh? Câu 11: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì dễ vở hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng? Câu 12: Nhiệt kế là gì? Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế rượu mà em đã học? Câu 13: Hãy kể tên 03 loại máy cơ đơn giản mà em đã học. Dốc cầu Hàm Luông được ứng dụng của máy cơ đơn giản nào? Câu 14: Hãy kể tên 03 loại máy cơ đơn giản mà em đã học. Búa nhổ đinh được ứng dụng của máy cơ đơn giản nào? Câu 15. Hãy kể tên 03 loại máy cơ đơn giản mà em đã học. Lá cờ Tổ Quốc được kéo lên đỉnh của cột cờ trong sân trường là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào? 3. Vận dụng cao: Câu 16: Vì sao nhiệt kế y tế có giới hạn đo 340C – 420C. Câu 17:: Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô? Trả lời: Sấy tóc làm tăng nhiệt độ của nước đọng ở tóc đồng thời máy sấy còn tạo ra gió nên nước đọng ở tóc bay hơi nhanh hơn và tóc sẽ mau khô. Câu 18: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi người ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu? Trả lời : Vì nhiệt độ sôi của rượu nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước, nếu dùng nhiệt kế rượu thì không đo được vì rượu sẽ bay hơi. Trong khi đó nhiệt độ sôi của thủy ngân lại cao hơn nhiệt độ sôi của nước. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA Phần 1: Trắc nghiệm: (3 điểm) Phần 2: Tự luận: (7 điểm) 1. Thông hiểu: (3 câu * 1 điểm = 3 điểm) 2. Vận dụng thấp: (2 câu * 1 điểm = 2 điểm) 3. Vận dụng cao: (1 câu * 2 điểm = 2 điểm) Hết