Đề cương kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Tân
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2019_202.docx
Nội dung text: Đề cương kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Tân
- TRƯỜNG THCS THANH TÂN ĐỀ CƯƠNG KIÊM TRA HỌC KỲ 2_VẬT LÍ 8 Năm học: 2019 - 2020 A.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chủ đề 1: Công suất cơ năng (12 câu trắc nghiệm chọn 4 câu) Câu 1. Công suất không có đơn vị đo là: A. Oát (W) B. Jun trên giây (J/s) C. Kilô óat (KW) D. Kilô Jun (KJ) Câu 2. Động năng của vật phụ thuộc vào: A. Khối lượng và vị trí của vật B. Khối lượng và vận tốc của vật C. Vận tốc và vị trí của vật D. Vị trí của vật so với mặt đất Câu 3. Có 1 viên đạn đang bay trên cao thì có dạng năng lượng: A. Động Năng B. Nhiệt năng C. Thế năng D. cả A, B, C đúng Câu 4: Một vật được gọi là có cơ năng khi: A. Trọng lượng của vật đó rất lớn. B. Vật có khối lượng rất lớn. C. Vật ấy có khả năng thực hiện công cơ học. D. Vật có kích thước rất lớn Câu 5: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Thuyền đang được chèo đi trên mặt hồ. B. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất không có động năng mà chỉ có thế năng. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang. D. Viên đạn đang bay. Câu 6: Một người công nhân trung bình 50s kéo được 20 viên gạch lên cao 5m, mỗi viên gạch có trọng lượng 20N . Công suất trung bình của người công nhân đó là: A. 40W B. 50W C. 30W D. 45W Câu 7. Một người kéo một gầu nước có trọng lượng 10N từ giếng sâu 7,5m hết 0,5 phút. Công suất của người đó: A. 150W B. 2,5W C. 74W D. 5W Câu 8. Một người kéo thùng hàng trên mặt đường với lực kéo 100N đi được quãng đường dài 2km. Hỏi công của người đó đã bỏ ra: A. 50J B. 2000J C. 20000J D. 200000J Câu 9. Công suất có đơn vị đo là: A. Oát (Ws) B. Jun trên giây (J/s) C. Jun (J) D. Kilô Jun (KJ) Câu 10. Công suất của một máy khoan là 800w. Trong 1 giờ máy khoan thực hiện được một công là: A. 800 J B. 48 000 J C. 2 880 kJ D. 2 880 J Câu 11.Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 7 km/h. Lực kéo của con ngựa là 210 N. Công suất của ngựa là: A. P = 1 470 W B. P = 30 W C. P = 409 W D. P = 40,9 W . Câu 12. Công suất trung bình của một người đi bộ là 300W. Nếu trong 2,5 giờ người đó bước đi 10 000 bước, thì mỗi bước đi cần một công là: A. 270 J B. 270 KJ C. 0,075 J D. 75 J Chủ đề 2: Cấu tạo chất, các hình thức truyền nhiệt, nhiệt năng (12 câu trắc nghiệm chọn 4 câu) Câu 1: Khi đổ 50cm3 nước vào 50cm3 dung dịch đồng sunfat màu xanh, ta thu được một hỗn hợp mới có thể tích: A. bằng 100cm3. B. lớn hơn 100cm3. C. nhỏ hơn 100cm3. D. Không thể xác định được Trang 1
- Câu 2: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Hãy chọn câu đúng: A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật. Câu 3: Hiện tượng khuếch tán xảy ra được bởi nguyên nhân gì? A. Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử. B. Do các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. C. Do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. D. Do các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có khoảng cách. Câu 4: Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào: A. Sự chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Khối lượng riêng của vật. C. Khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật. D. Vật được làm từ chất liệu gì. Câu 5: Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra đối với môi trường là: A. chân không B. chất rắn C. chất lỏng D. chất khí Câu 6: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra: A. chỉ trong chất lỏng B. chỉ trong chất lỏng và chất khí C. chỉ trong chất khí D. ở tất cả các chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 7: Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng hình thức: A. Đối lưu B. dẫn nhiệt qua chất khí C. Bức xạ nhiệt D. sự thực hiện công của ánh sáng. Câu 8: Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt: A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt B. Vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu C. Vật có bề mặt nhẵn, màu sáng D. Vật có nhiệt năng thấp. Câu 9: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A.Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. Câu 10: Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau: A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công. B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt. C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công. D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt. Câu 11: Chọn câu sai. A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng. B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm. C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J). D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật? A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng. D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Chủ đề 3: Công thức tính nhiệt lượng_Phương trình cân bằng nhiệt (12 câu trắc nghiệm chọn 4 câu) Câu 1: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 1kg nước tăng từ 10 oC lên 15oC cần cung cấp một nhiệt lượng bằng: Trang 2
- A. 4200J. B. 42kJ. C. 2100J. D. 21kJ. Câu 2. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có nghĩa là: A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J/kg.K. B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1g nhôm tăng lên 10C là 880J. C. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J/kg. D. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J Câu 3: Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2kg nước ở 250C là: A. 6300000J B. 630000J C. 63000J D. 6300J Câu 4: Nhiệt lượng cần thiết để 2 kg nước tăng thêm 20C là: A. 4200J B. 8400J C. 16800J D. Tất cả sai. Câu 5: Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg nước tăng thêm 20C là: A. 4200J B. 8400J C. 16800J D. Tất cả sai. Câu 6:Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 100g nước tăng lên 10C, ta cần cung cấp nhiệt lượng bằng: A. 420J B. 42J C. 4200J D. 420KJ Câu 7: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A.57000KJ B. 5700J C. 5700KJ D. 57000J Câu 8. Một vật có khối lượng m, có nhiệt dung riêng là c. Để nhiệt độ của vật tăng từ t1 lên t2 thì nhiệt lượng cần cung cấp cho vật tính bởi công thức: 2 A. Q = mc(t2 – t1) B. Q = mc(t1 – t2) C. Q = mc (t2 – t1) D. Q = m(c/2)(t2 – t1) Câu 9: Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là: A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg đồng tăng lên 10C là 380J/kg.K. B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1g đồng tăng lên 10C là 380J. C. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg đồng tăng lên 10C là 380J/kg. D. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg đồng tăng lên 10C là 380J Câu 10: Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt? A.Qtỏa = Qthu A. Qtỏa + Qthu = 0 B. Qtỏa = 2Qthu C. Qtỏa. Qthu =0 Câu 11: Đổ 5 lít nước ở 200C vào 3 lít nước ở 450C. Nhiệt độ khi cân bằng là: A. 2,940C B. 29,3750C C. 29,360C D. 29,40C Câu 12: Nhiệt dung riêng của đồng là 4200J/kg.K có nghĩa là: A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg đồng tăng lên 10C là 4200J/kg.K. B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1g đồng tăng lên 10C là 4200J. C. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg đồng tăng lên 10C là 4200/kg. D. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg đồng tăng lên 10C là 4200J Phần 2: Tự luận: (7 điểm) 1. Thông hiểu: Câu 1: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất? Đơn vị của công suất? Câu 2: Cơ năng là gì? Cơ năng có mấy dạng? Đơn vị của cơ năng? Câu 3: Động năng là gì? Động năng phụ thuộc gì? Câu 4: Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn tan trong nước lạnh. Câu 5: Tại sao quả bóng buột thật chặt sau 1 thời gian quả bóng bị xẹp. Câu 6: Trình bày sơ lược về thuyết cấu tạo chất. Trang 3
- Câu 7: Hãy nêu các hình thức truyền nhiệt mà em biết? Trong cách hình thức đó hình thức truyền nhiệt nào truyền được trong chân không? Câu 8: Tại sao vào mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc 1 áo dày. Câu 9: Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại, còn chén đĩa làm bằng sành sứ. 2. Vận dụng thấp: Câu 10: Một cái ấm bằng nhôm có khối lượng 0,3kg chứa 2lít nước ở 200 C. Muốn đun sôi ấm nước này cần nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là: 880J/kg.k và 4200J/kg.k Câu 11: Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm. Cho nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 880 J/kg.K và 0 c2 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là 24 C . Câu 12: Một thỏi sắt có khối lượng m 2,5kg được nung nóng tới 1500 C . Nếu thỏi sắt nguội 0 đến 50 C thì nó tỏa ra nhiệt lượng là bao nhiêu? Cho biết nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.K Câu 13: Người ta phơi nắng một chậu chứa 5 lít nước. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng từ 280C lên 340C. Hỏi nước đã thu được bao nhiêu năng lượng từ Mặt Trời? Câu 14: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360KJ. Tính vận tốc của xe. Câu 15: Một đầu máy xe lửa có công suất 1000 mã lực kéo 1 đoàn tàu chuyển động với vận tốc 36km/h a. Tính lực kéo của đầu tàu b. Tính công của đầu máy xe lửa thực hiện trong 1 phút. Biết 1 mã lực là 736W. 3. Vận dụng cao: Câu 16: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K Câu 17: Một đồng tiền xu gồm 90% bạc và 10% đồng. Tính nhiệt dung riêng của đồng xu này. Biết nhiệt dung riêng của bạc là 230J/kg.k, của đồng là 400J/kg.k Câu 18: Người ta thả 1 miếng đồng có khối lượng 0.5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội từ 80 0C xuống 200C. Hỏi nước nhận được nhiệt lượng và bao nhiêu và nóng thêm bao nhiêu độ.Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA Phần 1: Trắc nghiệm: (3 điểm) Phần 2: Tự luận: (7 điểm) 1. Thông hiểu: (3 câu * 1 điểm = 3 điểm) 2. Vận dụng thấp: (2 câu * 1 điểm = 2 điểm) 3. Vận dụng cao: (1 câu * 2 điểm = 2 điểm) Hết Trang 4