Đề cương môn Lịch sử & địa lý Lớp 4 - Năm học 2021-2022

doc 4 trang Hoài Anh 26/05/2022 3543
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Lịch sử & địa lý Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_mon_lich_su_dia_ly_lop_4_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề cương môn Lịch sử & địa lý Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ NĂM HỌC 2021-2022 LỚP 4 A. PHẦN LỊCH SỬ Câu 1. Hồ Quý Ly lên làm vua và lập ra nhà Hồ bằng cách nào trong những cách dưới đây? a. Truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua. b. Được quan lại nhà Trần tôn lên làm vua. c. Giết vua Trần rồi lên làm vua. d. Gây chia rẽ trong triều đình nhà Trần. Câu 2 : Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp để nêu rõ nội dung các chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung. A B “ Chiếu khuyến nông” Phát triển giáo dục Mở cửa biển, mở cửa biên giới Phát triển buôn bán “ Chiếu lập học” Phát triển nông nghiệp Câu 3: Ai là người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân Minh? A.Lê Lợi. B. Lý Thường Kiệt. C. Hồ Quý Ly Câu 4: Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì? A. Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ. B.Bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế C.Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. D. Tất cả các ý trên. Câu 5: Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung như thế nào? Vì việc học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước Câu 6: Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào? A.1802 B.1842 C.1856 Câu 7 . Trịnh – Nguyễn phân tranh, con sông làm ranh giới chia đôi đất nước là: A. sông Hồng B. sông Hương C. sông Cửu Long D. sông Gianh Câu 8. Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt? ( đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống) A. Do nhân dân nổi dậy đấu tranh đòi lại đất đai. S B. Do vua ăn chơi xa xỉ, quan lại đánh giết lẫn nhau để giành quyền lợi. Đ C. Do bị nước ngoài xâm lược. S D. Do các vua nổi dạy đấu tranh. S Câu 9. Bộ luật thời Hậu Lê gọi là bộ luật nào trong các bộ luật dưới đây?
  2. A. Bộ luật Gia Long. B. Bộ luật Hồng Đức. C. Bộ luật Hình thư. D. Quốc triều hình luật. Câu 10. Vì sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? A. Vì chữ Nôm dễ viết hơn chữ Hán. B. Vì chữ Nôm xuất phát từ quê hương của vua Quang Trung. C. Vì vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc. D. Cả A và A Câu 11. Hãy Nối ý cột A với cột B cho phù hợp A B 1.“ Chiếu khuyến nông” A. Phát triển giáo dục 2.Mở cửa biển B. Phát triển buôn bán 3. “Chiếu lập học” C. Phát triển nông nghiệp Câu 12 . Nhà hậu Lê đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước? Nhà Hậu Lê đã cho vẽ bản đồ Hồng Đức và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội Câu 13: Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở đâu? Tên nước là gì? Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Thăng Long, tên nước là ĐạiViệt. Câu 14: Thời Hậu Lê trải qua các đời vua nào? Đời vua nào phát triển cao nhất? Các đời vua trải qua đó là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông vv. Đời vua nào phát triển cao nhất là đời vua Lê Thánh Tông ( 1460- 1497) Câu 15. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong: Cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn rất quan tâm đên việc khẩn hoang, cuộc khẩn hoang được xúc tiến mạnh mẽ Câu 16. Quang Trung đại phá Quân Thanh: Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung , ông kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. Năm 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh. B. PHẦN ĐỊA LÍ Câu 1:Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp A. Lớn nhất nước ta B. Lớn thứ hai nước ta C. Lớn thứ ba nước ta C. Lớn thứ tư nước ta
  3. Câu 2: Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta? A. Phía bắc và phía tây B. Phía đông và phía tây. C. Phía nam và phía tây D. Phía đông, phía nam và tây nam Câu 3 : Diện tích đồng bằng Nam Bộ. A. Đồng bằng có diện tích lớn nhất cả nước B. Đồng bằng có diện tích lớn thứ hai cả nước C. Đồng bằng có diện tích lớn thứ ba cả nước Câu 4 :Ở đồng bằng duyên hải miền Trung A. Dân cư tập trung đông đúc chủ yếu người Kinh B. Dân cư tập trung khá đông đúc chủ yếu người Kinh và người Chăm C. Dân cư tập trung thứa thớt, chủ yếu các dân tộc ít người Câu 5: Địa điểm du lịch nào sau đây không thuộc ở đồng bằng Duyên Hải miền Trung. A. Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) B. Mũi Né (Bình Thuận) C. Hồ Xuân Hương (Đà Lạt) D. Nha Trang (Khánh Hòa) Câu 6: Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì? A. Đồng bằng nằm ven biển. B. Đồng bằng có nhiều cồn cát. C. Đồng bằng có nhiều đầm phà. D. Núi lan sát ra biển. Câu 7: Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là : A. Đồng, sắt. B. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt. C. Dầu mỏ và khí đốt D. Nhôm, khí đốt. Câu 8 : Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh đoạn giới thiệu về đồng bằng Bắc Bộ. Sông Hồng và sông Thái Bình . là hai con sông lớn nhất của miền Bắc. Khi đổ ra gần biển, nước sông chảy chậm đã làm cho phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó đã tạo nên đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Câu 9. Em hãy nêu vai trò của biển Đông đối với nước ta? - Biển Đông có vai trò điều hòa khí hậu. -Là kho muối vô tận . - Cung cấp nhiều khoáng sản và hải sản quý để phát triển công nghiệp, xuát khẩu Câu 10. Vì sao nói Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, khoa học, văn hóa lớn: - Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều ngành công nghiệp đa dạng như điện, điện tử, hóa chất Hoạt động thương mại rất phát triển, nhiều chợ và siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn và cảng biển lớn bậc nhất cả nước. Có nhiều viện nghiên cứu, trường Đại học,có nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn như: Đầm sen, suối Tiên Câu 11. Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miến Trung lại trồng lúa, mía , lạc và làm muối? - Trồng lúa vì có đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ầm. - Trồng mía, lạc vì có đất pha cát, khí hậu nóng. - Làm muối vì có nước biển mặn, nhiều nắng. Câu 12. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những sông nào bồi đắp? - Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của những sông Mê Công và sông Đòng Nai bồi đắp.