Bài kiểm tra Cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Hải Lộc (Có đáp án)

docx 6 trang hangtran11 12/03/2022 2510
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Hải Lộc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra Cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Hải Lộc (Có đáp án)

  1. Trường TH Hải Lộc ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Tên: Năm học : 2017 - 2018 Lớp : Môn: Tiếng việt (Đọc) – Lớp 4 Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề) ___ A. Đọc thầm bài tập đọc “Đường đi Sa Pa” và làm các bài tập sau (7điểm) Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta. (Theo NGUYỄN PHAN HÁCH) Câu 1. Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Vùng núi B. Vùng Đồng bằng C. Vùng biển D. Thành phố Câu 2. Bài văn miêu tả cảnh đẹp nào? (M1) A. Cảnh đẹp Sa Pa. B. Cảnh đẹp rừng cây. C. Cảnh đẹp vườn đào. D. Cảnh đẹp thác nước. Câu 3. Vì sao tác giả nói “Sa Pa là món quà tặng diệu kì của thiên nhiên” ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Vì Sa Pa rất đẹp.
  2. B. Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp và có sự thay đổi mùa ở Sa Pa trong một ngày rất lạ lùng, hiếm có. C. Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ. D. Vì Sa Pa ở thành phố. Câu 4. Trong câu: “Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.” Bộ phận vị ngữ là: (M3) A. Cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng B. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá C. Đang chơi đùa trước cửa hàng D. Quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng Câu 5. Những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm là : Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. La bàn, lều trại, bão, thú dữ, ưa mạo hiểm B. La bàn, lều trại, nhà nghỉ, cáp treo, ưa mạo hiểm C. Ô tô, khách sạn, sóng thần, thích khám phá, vũ khí D. Sự tò mò, công viên, bảo tàng, núi cao, vực sâu Câu 6. Câu “Phong cảnh Sa Pa tuyệt đẹp!” là kiểu câu nào ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Câu kể. B. Câu khiến. C. Câu cảm. D. Câu nghi vấn. Câu 7: Trong câu “Nắng phố huyện vàng hoe.” Có : (M2) A. Một danh từ B. Hai danh từ E. C. Ba danh từ D. Bốn danh từ Câu 8. Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch?(M2) A. Đi chơi ở công viên gần nhà. B. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. C. Đi làm việc xa nhà. D. Đi lễ hội Câu 9. Viết tiếp vào chỗ chấm : Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu sau : , đàn bướm trắng đang bay lượn quanh chùm hoa giấy.
  3. Câu 10. Viết câu trả lời của em: Đặt một câu khiến cho tình huống sau : Khi muốn mượn bạn một quyển sách. Câu 11. Viết câu trả lời của em: Đặt một câu cảm cho tình huống sau : Trong bài kiểm tra định kì chỉ có mỗi bạn Lan được điểm giỏi. Hãy đặt một câu cảm để bày tỏ sự thán phục. B/ Đọc thành tiếng:( 3 điểm) GV chọn một trong các bài văn xuôi đã học cho từng học sinh đọc và trả lời một câu hỏi trong đoạn đó (không hỏi câu hỏi mở).
  4. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NH 2017-2018 Môn: Tiếng Việt (Đọc) – Lớp 4 Thời gian: 40 phút Phần đọc thành tiếng: ( 3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm Phần đọc hiểu văn bản: ( 7 điểm) Câu 1 ( 0,5 điểm) : A Câu 2 ( 0.5 điểm) : A Câu 3 ( 0,5 điểm) : B Câu 4 ( 0.5 điểm) : C Câu 5 (0,5 điểm) : A Câu 6 (0,5 điểm) : C Câu 7 (0,5 điểm) : B Câu 8 (0,5 điểm) : B Câu 9 (1 điểm) : HS điền đúng trạng ngữ được 1 điểm. Câu 10 (1 điểm) : Học sinh đặt đúng theo yêu cầu của đề được 1 điểm. Câu 11 (1 điểm) : Học sinh đặt đúng theo yêu cầu của đề được 1 điểm.
  5. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NH 2020-2021 Môn: Tiếng Việt (Viết) – Lớp 4 Thời gian: 40 phút I – Chính tả: ( 2 điểm) GV đọc cho HS nghe - viết bài chính tả "Đường đi Sa Pa " (Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 102) , từ Xe chúng tôi đến lướt thướt liễu rủ. II - Tập làm văn: ( 8 điểm) Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
  6. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NH 2020-2021 Môn: Tiếng Việt (Viết) – Lớp 4 Thời gian: 40 phút I – Chính tả: ( 2 điểm) - Chữ viết : 1 điểm - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm II - Tập làm văn: ( 8 điểm) - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 4 điểm + Nội dung: 1,5 điểm + Kỹ năng: 1,5 điểm + Cảm xúc: 1 điểm - Kết bài: 1 điểm - Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm - Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm - Sáng tạo: 1 điểm