Đề cương ôn tập cuối năm môn Hóa học Lớp 12

doc 4 trang thaodu 5880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối năm môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_nam_mon_hoa_hoc_lop_12.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối năm môn Hóa học Lớp 12

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM Câu 1: Viết PTPƯ xà phòng hóa tristearin ? Câu 2: Tính số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 ? Câu 3: Tính số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 ? Câu 4: Tính số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 ? Câu 6: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Xác định CTCT thu gọn của X ? Câu 7: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X ? Câu 8: Viết công thức cấu tạo thu gọn Este etyl axetat, isoamyl axetat? Câu 10: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là gì? Câu 11: Viết công thức cấu tạo thu gọn Este etyl fomat, vinyl axetat? Câu 12: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là gì? Câu 13: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. CTCT của X là gì? Câu 14: Viết công thức cấu tạo thu gọn của este có mùi dứa? Câu 15: Viết công thức TQ của Este đơn chức, 2 chức? Câu 16: Viết PTPƯ khi đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH? Câu 17: Viết PTPƯ khi đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH? Câu 18: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của este ? Câu 19: Viết PTPƯ tổng quát khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm ? Câu 20: Viết PTPƯ xà phòng hóa tripanmitin ? Câu 21: Công thức tổng quát của các hợp chất cacbohyđrat ? Câu 22: Kể tên các monosaccarit và cách phân biệt chúng? Câu 23: Kể tên các polisaccarit và cách phân biệt chúng? Câu 24: Hãy viết phương trình lên men rượu của Glucozơ? Câu 25: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ X Y CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là Câu 26: Kể tên các chất Cacbohidrat tham gia phản ứng tráng gương? Câu 27: Kể tên các chất Cacbohidrat tham gia phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường? Câu 28: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là gì? Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y là những chất nào? Câu 30 Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Những chất nào trong dãy tham gia phản ứng tráng gương ? Câu 31: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Những chất nào tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng? Câu 32: Phân biệt glucozơ, fructozơ, glixerol và saccarozơ? Câu 33: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ, saccarozơ, etilenglicol. Những chất nào hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường ? Câu 34: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Những dung dịch nào có thể tham gia phản ứng tráng gương ? Câu 35 : Viết PTPƯ thủy phân saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ và cách phân biệt chúng? Câu 36 : Hãy kể tên các chất Cacbohidrat có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? Câu 37: Cho các dd: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch trên? Câu 38: Viết PTPƯ điều chế tinh bột từ khí cacbonic? Câu 39: Để xác định trong nước tiểu của người bệnh nhân đái tháo đường người ta dùng chất nào? Câu 40: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, để tráng một lớp Ag bên trong ruột phích người ta thường sử dụng phản ứng hoá học nào ? Câu 41: Có 4 hóa chất: metylamin (1), etylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là gì?
  2. Câu 42 : Viết công thức cấu tạo thu gọn của Đimetylamin, isopropyl amin? Câu 43 : Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 và C6H5NH2 bằng cách nào? Nêu cách rửa sạch các lọ chứa các chất này? Câu 44 : Hãy viết công thức tổng quát của amin bậc 1, amin bậc 2 và amin bậc 3? Câu 45: Để chứng minh tính lưỡng tính của NH 2 CH2 COOH (X), ta cho X tác dụng với những chất nào? Viết phương trình phản ứng? Câu 46 : Hãy trình bày cách nhận biết 3 chất hữu cơ : axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin ? Câu 47 : Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở ? Câu 48: Công thức tổng quát của aminoaxit no, 1 nhóm chức amin, 1 nhóm chức axit, mạch hở ? Câu 49 : Hãy viết phương trình phản ứng khi cho Anilin tác dụng với HCl, dd Br2 ? Câu 50 : Hãy viết phương trình phản ứng khi cho Alanin tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH ? Câu 51: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin  NaOH X  HCl Y Chất Y là chất nào? Giải thích ? Câu 52: Có 4 dung dịch lỏng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn: Abumin, Glixerol, CH3COOH, NaOH. Trình bày cách nhận biết các dung dịch trên? Câu 53: Thế nào là Đipeptit, Tripeptit? Cho ví dụ? Hãy trình bày cách phân biệt chúng? Câu 54: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Tính khối lượng muối thu được? Câu 55: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp 3 amin thu được 3,36lít CO2; 1,12lít N2(đktc) và 5,4g H2O. Tính giá trị của m ? Câu 56: Tính khối lượng anilin cần dùng để tác dụng với nước brom thu được 6,6g kết tủa trắng ? Câu 57: Viết phương trình đốt cháy của amin no, đơn chức, mạch hở? Câu 58: Cho các chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3NH2. Trình bày cách phân biệt các dung dịch trên? Câu 59: Trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Tìm công thức phân tử của X? Câu 60: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Tìm công thức phân tử của X? Câu 61: Nêu điều kiện của một chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp? Lấy ví dụ cụ thể Câu 62: Nêu điều kiện của một chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng? Lấy ví dụ cụ thể Câu 63: Viết công thức cấu tạo của monome được dùng để điều chế polietilen ? Câu 64: Viết ptpứ điều chế poliVinylclorua ? Câu 65: Viết ptpứ điều chế polipropilen ? Câu 66: Viết ptpứ điều chế Thủy tinh hữu cơ ? Câu 67: Viết ptpứ điều chế polivinylaxetat (P.V.A) ? Câu 68: Viết ptpứ điều chế poliStiren (P.S)? Câu 69: Viết ptpứ điều chế cao su buna ? Câu 70: Viết công thức cấu tạo thu gọn của cao su thiên nhiên? Câu 71: Viết ptpứ điều chế tơ Nitron và cho biết tơ này còn có tên gọi là gì? Câu 72: Lấy ví dụ về các polime thiên nhiên ? Câu 73: Lấy ví dụ về các polime nhân tạo hay bán tổng hợp? Câu 74: Liệt kê một số polime có cấu trúc mạng không gian ? Câu 75: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ X Y Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là? Câu 76: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%) Câu 77: Phân tử khối trung bình của PVC là 375000. Tính hệ số polime hoá của PVC ? Câu 78: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27120 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 16950 đvC. Tính số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên? Câu 79: Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Tìm CTPT của X ? Câu 80: Phân tử khối trung bình của PE là 84000. Xác định hệ số polime hoá của PE ? Câu 81: Người ta sử dụng định luật Farađây để tính lượng chất thoát ra ở điện cực khi điện phân. Công thức của định luật này là gì?
  3. Câu 82: Nước cứng là gì? Có mấy loại nước cứng? Trình bày cách làm mềm các loại nước cứng? Câu 83: Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch : NaNO3, FeCl3, FeCl2, Al(NO3)3, NH4Cl, (NH4)2SO4.? Câu 84: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt Cu , Al , Fe tác dụng với dd HCl . Câu 85: Nêu hiện tượng xảy ra khi ngâm đinh sắt trong dung dịch CuSO 4. Giải thích bằng phương trình phản ứng? Câu 86: Trình bày nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại? Câu 87: Viết cấu hình electron nguyên tử của Fe và cho biết vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn? (Z = 26) Câu 88: Viết cấu hình electron của các ion Fe2+, Fe3+ (Z = 26)? Câu 89: Viết cấu hình electron nguyên tử của Cr và cho biết vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn? (Z = 24) Câu 90: Viết các PTPƯ xảy ra ( nếu có ) khi cho Fe, Al, CuO, Ag, Cu tác dụng với dung dịch HCl? Câu 91: Hãy viết dãy điện hóa các kim loại? Nêu rõ quy luật biến đổi tính khử, tính oxi hóa? Câu 92: Cho mẫu Natri vào dung dịch CuSO4 . Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng? Câu 93: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Hãy trình bày cách nhận biết các kim loại trên? Câu 94: Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 9,2 gam chất rắn Y. Tính giá trị của m? Câu 95: Cho 0,02 mol bột Fe vào 80 ml dung dịch AgNO3 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được m g chất rắn. Tính m ? Câu 96: Tính thể tích khí CO (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 thành Fe ? Câu 97: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe 2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điểu kiện không có không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là bao nhiêu? Câu 98: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Tính khối lượng sắt thu được ? Câu 99: Ngâm Zn vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng lá kẽm tăng hay giảm bao nhiêu gam ? Câu 100: Cho 21,6 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Tính giá trị V ? Câu 101: Viết ptpứ điều chế tơ lapsan và cho biết tơ này còn có tên gọi là gì? Câu 102: Viết ptpứ điều chế tơ nilon-6 và cho biết tơ này còn có tên gọi là gì? Câu 103: Viết ptpứ điều chế tơ nilon-6,6? Câu 104: Viết CTCT thu gọn của este có mùi chuối chín và gọi tên nó? Câu 105: Viết CTCT thu gọn của este có mùi dứa và gọi tên chúng? Câu 106: Viết CTCT thu gọn của este có mùi hoa nhài và gọi tên nó? Câu 107: Mùi thơm của hoa hồng một phần là do có mùi của este có tên gọi là gì? Câu 108: Chất béo là gì? Nêu các loại chất béo? Câu 109: Viết CTCT thu gọn của este có mùi chuối chín và gọi tên nó? Câu 110: Cho biết trạng thái tự nhiên của glucozơ, fructozơ? Câu 111: Cá và các loại hải sản thường có mùi tanh, để loại bớt mùi tanh này khi chế biến người đầu bếp thường làm gì? Câu 112: Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu dưới dạng Ca3(PO4)2. Khi hầm xương, muốn nước xương thu được giàu canxi và photpho ta nên hầm xương với những loại quả nào? Câu 113: Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 – 15 phút. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do yếu tố nào? Câu 114: Trước đây muốn chụp ảnh vào ban đêm người thợ ảnh cần đốt một kim loại để có ánh sáng. Kim loại đó là gì? Câu 115: Nồi cơm điện, chảo chống dính được phủ một lớp chất X. Chất X có tên gọi và CTCT là gì? Câu 116: Nguyên tắc luyện gang, thép? Câu 117: Kể tên và nêu một vài tính chất đặc thù của các loại gang, thép? Câu 118: Nêu tên và công thức của các loại quặng sắt?
  4. Câu 119: Cho quặng sắt có lẫn nhiều tạp chất là đất sét. Trong quá trình luyện gang người ta cho chất chảy là chất nào vào? Câu 120: Dùng phích đựng nước hoặc ấm nấu nước lâu ngày sẽ thấy hiện tượng là có một lớp cặn bám vào. Hỏi dùng chất nào để làm sạch được chất cặn đó?