Đề cương ôn tập đánh giá giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh Diều - Lư Thị Bé Bay (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập đánh giá giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh Diều - Lư Thị Bé Bay (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_danh_gia_giua_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập đánh giá giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh Diều - Lư Thị Bé Bay (Có đáp án)
- Giáo viên: Lư Thị Bé Bay SĐT: 0783799988 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ GIỮA HK I MÔN KHTN7 I.Nội dung đánh giá từ: Bài mở đầu, bài 1 đến bài 6. II. Phần Trắc Nghiệm Câu 1. Trường hợp nào sau đây sử dụng kĩ năng phân loại? A. Quan sát các loài động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm. B. Nhìn bầu trời âm u và có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất thì đoán được trời sắp mưa. C. Sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một hộp bút. D. Trình bày một vấn đề hoặc kết quả nghiên cứu trước tập thể. Câu 2. “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng”. Đó là kĩ năng A. phân loại. B. liên kết. C. dự báo. D. đo. Câu 3. Theo Ernesst Rutherford, nguyên tử có các hạt proton A. trong hạt nhân, mang điện tích âm. B. ngoài vỏ nguyên tử, mang điện tích âm. C. trong hạt nhân, mang điện tích dương. D. ngoài vỏ nguyên tử, mang điện tích dương. Câu 4. Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1amu) theo định nghĩa có giá trị bằng A. 1/16 khối lượng nguyên tử oxygen. B. 1/32 khối lượng nguyên tử sulfur. C. 1/12 khối lượng nguyên tử carbon. D. 1/10 khối lượng nguyên tử boron. Câu 5.Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số A. proton trong hạt nhân.B. neutron trong hạt nhân. C. electron trong hạt nhân. D. proton và số neutron trong hạt nhân. Câu 6.Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là A. Ca. B. C. C. Cu. D. Cs. Câu 7.Cơ sở để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là A. số điện tích hạt nhân của nguyên tử bằng nhau, có tính chất hoá học khác nhau và có cùng số hiệu nguyên tử. B. theo chiều giảm dần điện tích hạt nhân nguyên tử, tính chất hoá học của nguyên tố và có cùng số neutron trong nguyên tử. C. theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, cùng số lớp electron trong nguyên tử và có tính chất hoá học khác nhau. D. theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, cùng số lớp electron trong nguyên tử và có tính chất hoá học tương tự nhau. Câu 8. Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA là A. phi kim. B. kim loại. C. khí hiếm. D. kim loại kiềm. Câu 9. Số chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay là A. 5. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 10. Dãy nguyên tố hóa học gồm các kim loại là A. Ba, C, O. B. K, Na, S. C. N, Cl, Mg. D. K, Li, Na. Câu 11. Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, magnesium, oxygen, barium, silicon. Kí hiệu của các nguyên tố trên lần lượt là A. H, Mg, O2, Ba, Si. B. H, Mg, O, Ba, Si. C. H2, Mn, O2, Ba, Si. D. H2, Mn, O2, Ba, S. Câu 12. Số thứ tự nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết A. số lớp electron ngoài cùng. B. số proton trong hạt nhân. C. số neutron trong hạt nhân. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 13. Đơn chất là chất tạo nên từ A. hai nguyên tố hóa học. B. một nguyên tố hoá học.
- Giáo viên: Lư Thị Bé Bay SĐT: 0783799988 C. một nguyên tử. D. hai nguyên tử. Câu 14. Liên kết cộng hóa trị được hình thành do A. lực hút tĩnh điện yếu giữa các nguyên tử. B. các cặp electron dùng chung. C. các đám mây electron. D. các electron hoá trị. Câu 15. Trong phân tử KCl (potassium chloride), nguyên tử K (potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết A. cộng hóa trị. B. kim loại. C. phi kim. D. ion. Câu 16. Muối ăn (sodium chloride) được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học là Na (sodium) và Cl (chlorine). Biết Na hóa trị I, Cl hóa trị I. Vậy công thức hóa học của muối ăn là A. NaCl. B. Na2Cl. C. Na2Cl2. D. NCl. Câu 17. Kĩ năng trong việc tiến hành thí nghiệm là A. quan sát, đo. B. quan sát, phân loại, liên hệ. C. quan sát, đo, dự đoán, phân loại, liên hệ. D. đo, dự đoán, phân loại, liên hệ. Câu 18. Đơn vị tính để tính khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử) là: A. Gam B. Kilogam C. đvC D. Tấn Câu 19. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân? A. Electron. B. Proton C. Neutron D. Neutron và electron. Câu 20. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo: A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối. D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. Câu 21. Bảng tuần hoàn cấu tạo gồm bao nhiêu chu kỳ? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 22. Đơn chất là chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học? A. 1 B. 2 hay nhiều C. 3 D. 4 Câu 23. Hạt đại diện cho chất là A. nguyên tử B. phân tử C. electron D. pro Câu 24. Trong chất cộng hoá trị thì hóa trị của nguyên tố bằng A. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết B. số proton mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết C. số neutron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết D. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã nhường đi để tạo ra liên kết Câu 25. Trình tự các phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước nào sau đây? A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; hình thành giả thuyết; lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; thực hiện kế hoạch; kết luận. B. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; hình thành giả thuyết; thực hiện kế hoạch; kết luận. C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; kết luận; hình thành giả thuyết; lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; thực hiện kế hoạch. D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; thực hiện kế hoạch; hình thành giả thuyết; lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; kết luận. Câu 26. Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị A. gam. B. amu. C. mL. D. kg. Câu 27. Silicon có ký hiệu hóa học là
- Giáo viên: Lư Thị Bé Bay SĐT: 0783799988 A. S. B. Sn. C. Si. D. Sb. Câu 28. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự A. chữ cái trong từ điển. B. tăng dần điện tích hạt nhân. C. tăng dần số electrong lớp ngoài cùng. D. giảm dần số hạt neutron. Câu 29. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học có bao nhiêu chu kỳ? A. 5. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 30. Trong ô nguyên tố sau, con số 27 cho biết điều gì? A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố. 13 B. Số thứ tự của nguyên tố. C. Số nguyên tử của nguyên tố. Al D. Khối lượng proton của nguyên tố. Aluminium Câu 31. Đơn chất là chất được tạo nên từ 27 A. một nguyên tố hóa học. B. hai nguyên tố hóa học. C. một nguyên tố kim loại có trong tự nhiên. D. hai nguyên tố phi kim có trong tự nhiên. Câu 32. Hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 là A. II. B. III. C. IV. D. VI. Câu 33. Công thức hóa học của đơn chất carbon là A. Ca. B. Cl2. C. C. D. Cs. Câu 34. Dãy các chất nào sau đây đều là đơn chất? A. Zn, Na, P. B. CaO, H2O, S. C. N, Fe, HCl. D. NaCl, K, CaO. Câu 35. Công thức hoá học của một chất bao gồm A. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo nên chất B. Chỉ số của các nguyên tố tạo nên chất C. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và chỉ số chỉ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất. D. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và hoá trị của mỗi nguyên tố tạo nên chất. Câu 36. Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử? A. Các hạt mang điện tích âm (electron). B. Các hạt neutron và hạt proton. C. Các hạt neutron không mang điện. D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong. Câu 37. Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton? A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm. B. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử. C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử. D. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử. Câu 38. Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen. B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur. C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon. D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron. Câu 39. Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất? A. Na. B. O. C. Ca. D. H. Câu 40. Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị A. gam. B. amu. C. mL. D. kg. Câu 41. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Số là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học”.
- Giáo viên: Lư Thị Bé Bay SĐT: 0783799988 A. electron. B. proton. C. neutron. D. neutron và electron. Câu 42. Kí hiệu hoá học của kim loại calcium là A. Ca. B. Zn. C. Al. D. C. Câu 43. Nguyên tố hoá học là tập hợp nguyên tử cùng loại có . A. cùng số neutron trong hạt nhân. B. cùng số proton trong hạt nhân. C. cùng số electron trong hạt nhân. D. cùng số proton và số neutron trong hạt nhân. Câu 44. Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là A. Dimitri. I. Mendeleev. B. Ernest Rutherford. C. Niels Bohr. D. John Dalton. Câu 45 Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? A. 5. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 46. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của A. khối lượng. B. số proton. C. tỉ trọng. D. số neutron. Câu 47. Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? A. Nhóm IA. B. Nhóm IVA. C. Nhóm IIA. D . Nhóm VIIA. Câu 48. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là A. số proton trong nguyên tử. B. số neutron trong nguyên tử. C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và neutron trong hạt nhân. Câu 49. Vị trí kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học thường A. ở đầu nhóm. B. ở cuối nhóm. C. ở đầu chu kì. D. ở cuối chu kì. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước nào? Câu 2 Viết công thức hóa học của các chất có tên gọi sau: Oxygen, chlorine, phosphorus, calcium. Câu 3. Biết nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cho biết X thuộc nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm. Câu 4. Vitamin C là một trong những vitamin cần thiết với cơ thể con người. Biết trong vitamin C có 40,91% carbon, 4,55% hydrogen và 54,54% oxygen. Vitamin C có khối lượng phân tử bằng 176 amu, hãy xác định công thức hóa học của vitamin C. Câu 5. Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu. Các chất phụ gia này thường là các muối của một số kim loại, trong đó có muối (Y) gồm kim loại M và nguyên tố chlorine. Biết (Y) có khối lượng phân tử là 135 amu và M chiếm 47,41% theo khối lượng. Xác định công thức hóa học của (Y). Câu 6. Khi phân tích hợp chất A nhận thấy phần trăm khối lượng Đồng là 40%, Lưu huỳnh là 20% còn lại là Oxygen. Xác định công thức hóa học của A biết khối lượng mol của A là 160 g/mol Câu 7. Nhóm học sinh cùng tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bay hơi của nước, nhóm đã tiến hành thí nghiệm sau: Rót cùng một lượng nước vào 2 chiếc cốc giống nhau. Để cốc thứ nhất
- Giáo viên: Lư Thị Bé Bay SĐT: 0783799988 ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát. Sau 2 giờ đồng hồ quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc. Kết quả thu được cũng đã khẳng định sự bay hơi nước chịu tác động bởi nhiệt độ. Ở nơi có nhiệt độ cao thì nước bay hơi nhanh hơn. a) Thí nghiệm này thuộc bước nào trong các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên? b)Đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này. Câu 8. Muối ăn được dùng hằng ngày và có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Em hãy tìm hiểu thành phần hoá học của muối ăn (gồm các nguyên tố hoá học nào) và nêu cách sử dụng muối ăn như thế nào cho khoa học và tốt cho sức khoẻ. Câu 9. a) Chất tạo bởi nguyên tố H và O là đơn chất hay hợp chất? Tên gọi của chất này là gì? b) Hãy liệt kê các đơn chất và hợp chất được tạo ra từ 2 nguyên tố C và O Câu 10. Xác định công thức hoá học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hoá trị VI và oxygen.