Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang Hàn Vy 02/03/2023 4441
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2022-2023 MÔN: GDCD LỚP 9 Câu 1. Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất A. Chí công vô tư.B. Khoan dung. C. Tự giác, sáng tạo.D. Tự chủ. Câu 2. Người chí công vô tư là người luôn sống A. Ích kỉ, hẹp hòi.B. Mánh khoé, vụ lợi. C. Gió chiều nào che chiều ấy.D. Công bằng, chính trực. Câu 3. Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ. B. Thắng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi. C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên. Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ? A. Trung thành.B. Thật thà.C. Chí công vô tư.D. Tiết kiệm. Câu 5. Tự chủ là biết . bản thân. Từ nào còn thiếu trong khái niệm trên? A. Điều chỉnhB. Làm chủC. Kiềm chếD. Tất cả đều đúng Câu 6. Người có phâm chất chí công vô tư sẽ : A. Bị ghét bỏ do quá thẳng thắn.B. Luôn sống trong lo âu, sợ hãi. C. Thêm phiền phức cho bản thân.D. Được mọi người tin cậy, kính trọng. Câu 7. Một người có tính chí công vô tư khi nào? A. Cha mẹ, ông bà gương mẫu B. Có chức vụ, địa vị cao trong xã hội C. Biết dung hòa giữa quyền lợi chung và riêng D. Thiên vị, vụ lợi, ích kỉ trong công việc Câu 8. Khát vọng của toàn nhân loại hiện nay là gì ? A. Hòa bìnhB. Đẩy lùi bệnh tật C. Nâng cao tuổi thọ.D. Khắc phục đói nghèo Câu 9. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. Ổn địnhB. Hòa hoãnC. Hòa giảiD. Hòa bình. Câu 10. Để bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh, chúng ta phải làm gì ? A. Thành lập nhiều cơ quan quân sự quốc tế B. Xây dựng quan hệ hiểu biết, tôn trọng, thân thiện, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác C. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột D. Không hợp tác với các nước khác. Câu 11. Trong tiết sinh hoạt lớp học sinh được phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện tính: A. Dân chủ.B. Chí công vô tư.C. Kỉ luật.D. Tự chủ Câu 12. Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì? A. Đối đầu, xung đột B. Chiến tranh lạnh C. Vũ khí hạt nhân D. Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế Câu 13. Để bảo vệ hoà bình cần dùng cách nào dưới đây để giải quyết mâu thuẫn ? A. Dùng uy lực.B. Dùng quân sự. C. Dùng sức mạnh.D. Dùng thương lượng, đàm phán Câu 14. Tác dụng của việc phát huy dân chủ, thực hiện kỉ luật?
  2. A. Tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động B. Tạo cơ hội phát triển cho mọi người C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động D. Tất cả đều đúng Câu 15. Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là A. Bảo vệ đất nướcB. Hoạt động chính trị. C. Bảo vệ hoà bìnhD. Hoạt động ngoại giao. Câu 16. Câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” nói về đức tính nào dưới đây? A. Tự chủB. Chí công vô tư. C. Hợp tácD. Hòa đồng, tôn trọng người khác Câu 17. Đối tượng nào sau đây cần phải rèn luyện để có được phẩm chất chí công vô tư? A. Học sinh, sinh viênB. Các nhà lãnh đạo, quản lí C. Tất cả mọi ngườiD. Người lao động Câu 18. Tự chủ là A. Kiểm soát được người khácB. Tự làm theo ý mình C. Làm chủ bản thânD. Làm chủ công việc Câu 19. Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là gì? A. Tự chủB. Dân chủC. Quản líD. Tự quản Câu 20. Câu tục ngữ: “Tự lực cánh sinh” nói đến đức tính nào dưới đây? A. Trung thành.B. Thật thàC. Chí công vô tưD. Tự chủ Câu 21. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa các quốc gia với nhau được gọi là? A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Câu 22. Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ? A. Tiếng Pháp.B. Tiếng Trung.C. Tiếng Việt.D. Tiếng Anh. Câu 23. Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào? A. Thương lượng hòa bình.B. Chiến tranh. C. Kích động bạo loạn lật đổ.D. Tạm đình chỉ việc giao lưu. Câu 24. Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào? A. Lặng im B. Chính phủ nước ngoài. C. Người nhà. D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Câu 25. Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là? A. Tôn trọng, bình đẳng. B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện. C. Tôn trọng và thân thiện. D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi. Câu 26. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm? A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
  3. D. Cả A,B,C Câu 27. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào? A. 28/7/1995.B. 24/6/1995.C. 28/7/1994.D. 27/8/1994. Câu 28. WTO là tên của tổ chức nào dưới đây? A. Tổ chức Y tế thế giới.B. Tổ chức Liên Hợp quốc C. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.D. Tổ chức thương mại thế giới. Câu 29. Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là? A. Quan hệ.B. Giao lưu.C. Đoàn kết.D. Hợp tác. Câu 30. Nguyên tắc quan trọng của hợp tác là? A. Bình đẳng, hai bên cùng có lợi. B. Hợp tác, giúp đỡ nước nghèo phát triển. C. Giao lưu, hữu nghị. D. Hòa bình, ổn định. Câu 31. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước.D. Truyền thống đoàn kết. Câu 32. Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống đoàn kết. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 33. Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, , trong công việc nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. Từ còn thiếu trong dấu “ , ” là: A. Chia sẻ, quan tâm nhau.B. Tạo nên sức mạnh lớn hơn. C. Giúp đỡ, hỗ trợ nhau.D. Bắt nạt các nước yếu hơn. Câu 34. Hành vi nào dưới đây vi phạm chuẩn mực về truyền thống đạo đức A. Con cái coi thường cha mẹ.B. Con cháu kính trọng ông bà. C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Câu 35. Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Yêu mến các làng nghề truyền thống. B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng. D. Cả A,B,C Câu 36. Câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói về truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống thương người.B. Truyền thống nhân đạo. C. Truyền thống đoàn kết.D. Truyền thống nhân ái. Câu 37. Đôi với các truyền thống tốt đẹp chúng ta cần làm gì? A. Bảo vệ.B. Kế thừa.C. Phát triển.D. Cả A,B,C Câu 38. Trong buổi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh? A. Sôi nổi đề xuất ý kiến. B. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp. C. Tôn trọng ý kiến của tập thể. D. Để cán bộ lớp quyết định mọi việc. Câu 39. Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội? A. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên. C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước. D. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể.
  4. Câu 40. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh? A. Chỉ làm những việc đã được phân công. B. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình. C. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm. D. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học. Câu 41. Ngày nào sau đây là Ngày Quốc tế Hòa bình (Ngày Hòa bình thế giới)? A. 21.9.B. 25.9.C. 27.9. D. 29.9. Câu 42. Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có ý nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ làm gì? A. Nghĩ cách trả thù lại bạn.B. Báo cáo cô giáo. C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.D. Bình tĩnh nói chuyện với bạn. Câu 43. Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì? A. Mặc kệ, khi nào các bạn trêu chán sẽ thôi. B. Nghĩ cách để trả thù lại các bạn đã trêu mình. C. Gọi bố mẹ đến xử lí các bạn. D. Nói chuyện nghiêm túc để các bạn dừng trêu chọc. Câu 44. Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện? A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.D. Truyền thống nhân ái. Câu 45. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói lên tính tự chủ? A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.B. Ăn chắc, mặc bền. C. Có công mài sắt có ngày nên kim.D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. HẾT ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A D A C B D C A B B A D D D C 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A C C A D B D A D C D A D D A 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 B A C A D A D D B C A D D B A