Đề cương ôn tập giữa kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2020-2021

docx 22 trang Hoài Anh 16/05/2022 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN KHTN 6 NĂM HỌC 2020 – 2021 Câu 1: Nêu khái niệm KHTN: KHTN là 1 nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. Câu 2: Trình bày vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống: 1.Lợi ích: Các thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. KH và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống của con người càng được cải thiện. 2.Tác hại: Tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích thì các ứng dụng của KHTN cũng có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người. Câu 3: Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu: KHTN gồm rất nhiều lính vực: Sinh học, Hóa học, Vật lí học, Khoa học Trái Đất, Thiên văn học - Sinh học nghiên cứu về vật sống VD cây xanh, con người - Hóa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng. VD: Khi đun nóng thì đường bị cháy thành than -Vật lí học nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.VD: Nam châm cùng chiều thì đẩy nhau, khác chiều thì -Khoa học Trái Đất nghiên cứu về cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó. - Thiên văn học nghiên cứu về các thiên thể Câu 4: Các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành: SGK/11 Câu 5: Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành: SGK/11 Câu 6: Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành: SGK/12. Câu 7: Trình bày được cách sử dụng kính lúp: SGK/14 Câu 8: Trình bày được cách sử dụng kính hiển vi quang học: SGK/16 Câu 9: Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích, đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ. 9.1.Đo chiều dài: - Đơn vị độ dài là mét, kí hiệu: m -Một số đơn vị đo độ dài khác: 1mm= 0,001m; 1cm= 0,01m; 1dm= 0,1m, 1km=1000m; 1m3=1000l; 1dm3=1l; 1l=1000ml. -Dụng cụ đo chiều dài: Thước thẳng, thước dây, thước kẹp, thước cuộn -Giới hạn đo( GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. -Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước -Cách đo chiều dài: SGK/18 9.2.Đo khối lượng: - Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu: kg -Một số đơn vị đo khối lượng khác: 1mg= 0,001g; 1g= 0,001kg; 1héctogam( 1 lạng)= 100g, 1tạ=100kg, 1 tấn(t)=1000kg. 1
  2. -Dụng cụ đo khối lượng: Cân Rô-béc-van, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử. -Giới hạn đo( GHĐ) của cân là số đo lớn nhất ghi trên cân. -Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của cân là số đo giữa 2 vạch chia liên tiếp trên cân -Cách đo khối lượng: SGK/21 9.3.Đo thời gian: - Đơn vị đo thời gian là giây, kí hiệu: s -Một số đơn vị đo thời gian khác: phút(min), giờ (h), ngày, tuần, tháng, năm, thế kỉ -Dụng cụ đo thời gian: đồng hồ quả lắc, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ bấm giây. -Giới hạn đo( GHĐ) của đồng hồ là số lớn nhất ghi trên đồng hồ. -Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của đồng hồ là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên đồng hồ. -Cách đo thời gian: SGK/23 9.4.Đo nhiệt độ: - Đơn vị đo nhiệt độ là độ C (Celsius) , kí hiệu là 10C -Một số đơn vị đo nhiệt độ khác: độ Fa-ren-hai, kí hiệu là 0F. - Cách quy đổi từ 0C sang 0F: t(0F) = (t (0C) x 1,8) + 32; t (0C)=( t(0F)-32) : 1,8 -Sự nở vì nhiệt của chất lỏng: Chất lỏng nở ra khi nóng lên. Nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều. Vì vậy chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo ra các dụng cụ do nhiệt độ. -Dụng cụ đo nhiệt độ : Nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế thủy ngân, nhiệt kế hồng ngoại -Giới hạn đo( GHĐ) của nhiệt độ là số độ lớn nhất ghi trên nhiệt kế. -Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nhiệt kế là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên nhiệt kế. -Cách đo nhiệt độ: SGK/26,27. *Bài tập áp dụng: 5mm= m; 4cm= m; 70dm= m, 35km= m; 90m3 l; 15dm3= l; 20l= ml. 9mg= g; 500g= kg; 4000héctogam( 1 lạng)= g, 2000tạ= kg, 0,9 tấn(t)= kg. 7phút(min)= h, 8giờ (h)= s, 7ngày = h, 2 tuần= ngày 75(0F) = (0C); 30 (0C)= (0F) Câu 10: Chất tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. -Mỗi vật thể được tạo thành từ 1 hay nhiều chất khác nhau.VD: Giọt nước được tạo thành từ 1 chất là nước; cây kem được tạo thành từ nhiều chất như nước, đường, hương vị -Tùy theo cách phân loại có thể phân chia vật thành: vật sống, vật không sống, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo. +Vật sống: có các khả năng như trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. VD: Con sư tử, em bé, cây mai. +Vật không sống: không có khả năng trao đổi chất với môi trường, ko lớn lên, ko sinh sản.VD: Bánh mì, Cầu Long Biên, núi đá vôi. 2
  3. +Vật thể tự nhiên: VD: Núi đá vôi, mủ cao su, con sư tử. +Vật thể nhân tạo: Cầu Long Biên, bánh mì, cái bàn Câu 11: Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định, đặc trưng cho chất. -Tính chất vật lí thể hiện ở thể ( rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính tan VD: Nước từ lỏng chuyển thành hơi. -Tính chất hóa học thể hiện sự biến đổi của chất: chất này biến đổi thành chất khác. VD: Đường đun cháy thành than. Câu 12: Đặc điểm( tính chất) cơ bản 3 thể ( rắn, lỏng, khí) thông qua quan sát: -Thể rắn: Hình dạng cố định, không chảy được( không tự di chuyển), rất khó nén. VD: Cái bút hình dài, không tự di chuyển, ko nén được. -Thể lỏng: Có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, khó nén. VD: Nước, dầu ăn Thể khí: Có hình dạng của phần vật chứa nó, dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng, dễ bị nén. VD: Nước hoa, dầu gió có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. Câu 13: Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. -Khái niệm sự nóng chảy: Qúa trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Qúa trình này xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy. -Khái niệm sự đông đặc: Qúa trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Qúa trình này xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng 1 nhiệt độ. VD: Nước nóng chảy và đông đặc ở cùng 00C. -Khái niệm sự ngưng tụ: Qúa trình chất ở thể hơi chuyển sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Qúa trình này xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc. -Khái niệm sự hóa hơi: Qúa trình chất ở thể lỏng chuyển sang thể hơi( khí) gọi là sự hóa hơi. -Khái niệm sự bay hơi: Khi sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng thì gọi là sự bay hơi. -Khái niệm sự sôi: Khi sự hóa hơi xảy ra cả trên bề mặt chất lỏng và trong lòng khối chất lỏng thì gọi là sự sôi. Sự ngưng tụ và sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ còn sự sôi, sự nóng chảy, sự đông đặc chỉ xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định. VD: Nước cất bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ còn sự sôi chỉ xảy ra ở 1000C. Câu 14: Nêu khái niệm tế bào. Chức năng của tế bào? -Khái niệm tế bào: Tất cả các cơ thể sinh vật ( thực vật, động vật, con người ) đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào. -Chức năng của tế bào: Thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng( lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản. Câu 15: Hình dạng, kích thước 1 số loại tế bào là khác nhau: -Có tế bào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường: Tế bào trứng gà, tế bào trứng vịt, tế bào tép bưởi. 3
  4. -Có tế bào chỉ nhìn được dưới kính hiển vi: Tế bào da ở người, tế bào thần kinh ở người, tế bào vi khuẩn, tế bào ở lá cây, tế bào biểu bì vảy hành. Câu 16: Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 17: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào: -Các tế bào con có kích thước nhỏ, nhờ quá trình trao đổi chất mà chúng lớn dần thành những tế bào trưởng thành. -Tế bào lớn đến 1 kích thước nhất định( tế bào trưởng thành) thì sinh sản ( từ 1 tế bào thành 2 tế bào con) 1TB 1 lần 2TB 2 lần 4TB 3 lần 8TB 4 lần 16TB 5 lần 32TB 6 lần 64 TB 7 lần 128TB. Câu 18: Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào: Sự sinh sản của tế bào làm tăng số lượng tế bào thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các tế bào chết, giúp cơ thể lớn lên( sinh trưởng) và phát triển. Câu 19: Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng của tế bào: Tế bào gồm các thành phần chính với chức năng: + Màng tế bào: bao bọc tế bào chất tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. + Tế bào chất: gồm bào tương và các bào quan, là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động trao đổi chất của tế bào. + Nhân/vùng nhân: Là nơi chứa vật chất di truyền và là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. -Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti để giúp màng tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. Câu 20 : Phân biệt đươc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. * Giống nhau: Cả hai loại tế bào đều có màng tế bào và tế bào chất, vật chất di truyền. *Khác nhau: Tế bào nhân sơ(Tế bào vi khuẩn) Tế bào nhân thực(Tế bào động vật, thực vật) -Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, các -Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, Tế bào bào quan không có màng bao bọc, chỉ có một chất được chia thành nhiều khoang, các bào bào quan duy nhất là Ribosome quan có màng bao bọc, có nhiều bào quan khác nhau. -Chưa có nhân hoàn chỉnh gọi là vùng nhân: -Có nhân hoàn chỉnh (nhân): có màng nhân. không có màng nhân. Câu 21 : Phân biệt đươc tế bào động vật và tế bào thực vật. * Giống nhau: Cả hai loại tế bào đều có màng tế bào và tế bào chất và nhân. Trong chất tế bào đều có chứa ti thể. 4
  5. *Khác nhau: Tế bào động vật Tế bào thực vật -Không có thành tế bào -Có thành tế bào, giữ hình dạng tế bào được ổn định -Tế bào chất : Không có không bào. 1 số -Tế bào chất: Có không bào có kích thước lớn: chứa sắc động vật đơn bào có không bào giữ chức tố, chất thải, dự trữ dinh dưỡng năng co bóp, tiêu hóa. -Không có lục lạp -Có lục lạp chứa chất diệp lục giúp hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ trong quá trình quang hợp. Câu 22: - Các khái niệm cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào. Lấy được các ví dụ minh hoạ tương ứng. -KN: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào. VD: tảo lục, trùng amip, trùng giày, xoắn khoẳn,trực khuẩn, cầu khuẩn, trùng loa kèn, trùng biến hình, trùng roi xanh, trùng bánh xe, vi khuẩn gây bệnh uốn ván, tế bào nấm men. -KN: Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào phối hợp với nhau cùng thực hiện các quá trình sống của cơ thể. VD: Con voi, em bé, cây mai. Câu 23 : - Các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ tương ứng. – KN: Mô gồm nhiều tế bào giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng. VD: Mô mỡ, mô cơ, mô biểu bì. – KN cơ quan: Cơ quan được cấu tạo từ 2 hay nhiều mô cùng thực hiện 1 hoạt động sống. VD: Dạ dày, gan, tim, phỏi, thận, ruột, não, hoa, quả, hạt, thân, rễ. – KN hệ cơ quan: Hệ cơ quan gồm 1 nhóm các cơ quan cùng thực hiện 1 quá trình sống. VD: Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh. – KN cơ thể: Cơ thể gồm các hệ cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể.VD: Cơ thể người, cây hoa mai, con voi Câu 24: Kể tên các hệ cơ quan, các cơ quan ở thực vật. -Các hệ cơ quan ở thực vật: Hệ rễ, hệ chồi. -Các cơ quan ở thực vật: Rễ, thân, lá, hoa, quả Câu 25: Kể tên các hệ cơ quan, các cơ quan trong hệ cơ quan đó ở cơ thể người. -Các hệ cơ quan ở cơ thể người: Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ bài tiết. +Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan: miệng, thực quản, dạ dày, ruột,gan, tụy, hậu môn. +Hệ hô hấp gồm các cơ quan: mũi, thanh quản, khí quản, phổi. +Hệ tuần hoàn gồm các cơ quan tim, các mạch máu. +Hệ thần kinh gồm các cơ quan: não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh. Câu 26. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể đa bào từ thấp đến cao. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể 5
  6. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4đ) Câu 1: Hãy chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên trong các câu sau: A. Cơ thể sứa có 98% về khối lượng là nước. B. Thuỷ tinh là vật liệu chế tạo ra nhiều vật gia dụng khác nhau như lọ hoa, cốc, bát, nổi, C.Than chì là vật liệu chính làm ruột bút chì. D.Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm. Câu 2: Tại sao nói “ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” A. Vì tế bào rất nhỏ bé. B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết. C. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản. D. Vì tế bào rất vững chắc. Câu 3. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau? A. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng. B. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết. C. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng. D. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật. Câu 4: Chất nước sôi( hóa hơi) ở nhiệt độ: A. 90 độC C. 100 độC B. 110 độC D. 0 độC Câu 6. Một TB mẹ sau khi phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu TB con ? A. 2 B. 1 C. 4 D. 8 Câu 7. Cơ thể sinh vật lớn lên chủ yếu dựa vào những hoạt động nào dưới đây? 1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch TB theo thời gian. 2. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia. 3. Sự tăng kích thước của từng TB do trao đổi chất. A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 6
  7. Câu 8. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của TB? A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá B. Sự xẹp, phồng của các TB khí khổng C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang D. Sự vươn cao của thân cây tre Câu 9. Sự lớn lên của TB có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây ? A. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản B. Trao đổi chất C. Sinh sản D. Cảm ứng Câu 10. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ? A. 32 TB B. 4 TB C. 8 TB D. 16 TB Câu 11. Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu không kiểm soát được quá trình phân chia TB? A. Cơ thể lớn lên thành người khổng lồ. B. Xuất hiện các khối u ở nơi phân chia mất kiểm soát. C. Cơ thể phát triển mất cân đối (bộ phận to, bộ phận nhỏ không bình thường). D. Cơ vẫn thể phát triển bình thường. Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về sinh vật đơn bào? A. Cả cơ thể chỉ cấu tạo gồm 1 tế bào B. Có thể di chuyển được C. Có thể là sinh vật nhân thực hoặc là sinh vật nhân sơ. D. Luôn sống cùng với nhau để hình thành nên tập đoàn. Câu 13. Đâu là sinh vật đơn bào A. Cây chuối B. Trùng kiết lị C. Cây hoa mai D. Con mèo Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào? A. Có thể sinh sản B. Có thể di chuyển C. Có thể cảm ứng D. Có nhiều tế bào trong cùng một cơ thể. Câu 15. Đâu là vật sống? A. Xe hơi B. Hòn đá C. Vi khuẩn lam D. Cán chổi 7
  8. Câu 16. Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng được gọi là A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Bài tiết D. Sinh sản Câu 17. Mô là gì? A. Tập hợp nhiều cơ quan có chức năng giống nhau B. Tập hợp nhiều hệ cơ quan có chức năng giống nhau C. Tập hợp nhiều tế bào có chức năng giống nhau D. Tập hợp toàn bộ các tế bào trong cơ thể Câu 18. Ở thực vật, người ta chia cơ thể thành mấy hệ cơ quan chính? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19. Hệ cơ quan nào dưới đây thực hiện chức năng thải nước tiểu? A. Hô hấp B. Tuần hoàn C. Bài tiết D. Sinh dục Câu 20. Hệ cơ quan có nhiều cơ quan nhất trong cơ thể là A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Bài tiết D. Sinh sản PHẦN II. TỰ LUẬN (6đ) Câu 21(3 đ): Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; tự nhiên/thiên nhiên; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Mọi vật thể đều do (1) tạo nên. Vật thể có sẵn trong (2) được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (3) b) Vật sống là vật có các dấu hiệu của (4) mà vật không sống (5) c) Chất có các tính chất (6) như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo. Câu 22(2 đ): Nêu thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng? + Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì? Đề kiểm tra số 2: Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất: Câu 1: Trong các vật sau đây thì vật nào là vật sống: A. Cây cầu. B. Cây mía. C. Cái bàn. D. Cái bàn Câu 2: Đâu là hành động không đảm bảo an toàn trong phòng thực hành: A. Cẩn thận khi cầm dụng cụ thủy tinh, dao, sắc nhọn. 8
  9. B. Ngửi hoặc nếm để xem hóa chất có mùi, vị lạ không. C. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc mẫu vật. D. Dùng nhiệt kế để kiểm tra độ nóng của vật đang đun. Câu 3: Kính lúp cầm tay trong phòng thực hành có tác dụng: A. Chụp lại hình ảnh mẫu vật. B. Phóng to hình ảnh mẫu vật. C. Đảm bảo an toàn khi quan sát. D. Tăng màu sắc cho mẫu vật. Câu 4: Các mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học: A. Côn trùng. B. Tép cam, tép bưởi. C. Giun đất, sán dây. D. Tế bào. Câu 5: Bình đựng nước 1m3 là bằng bao nhiêu lít: A. 10 lít B. 100 lít C. 1000 lít D. 10000 lít Câu 6: Để so sánh vật A nặng hay nhẹ hơn vật B trong một lần cân duy nhất ta có thể dùng: A. Cân Rô-béc-van. B. Cân đồng hồ. C. Cân đòn. D. Cân y tế. Câu 7: Để đo thời gian người ta sử dụng thiết bị nào sau đây” A. Cốc đong. B. Cân điện tử. C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ. Câu 8: Để kiểm tra xem bệnh nhân có bị sốt hay không bác sĩ sử dụng thiết bị nào sau đây: A. Cốc đong. B. Cân điện tử. C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ. Câu 9: “Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất ___ của chất đó.” Chọn từ thích hợp để điền vào phần “___” còn thiếu trong câu trên: A. vật lý. B. sinh học. C. hóa học. D. không bền. Câu 10: Ở những ngày rất lạnh, nhiều khu vực ở nước ta như Sapa, Mẫu sơn nước có thể bị đóng băng. Hiện tượng này thể hiện sự chuyển thể nào của chất: A. Sự nóng chảy. B. Sự đông đặc. 9
  10. C. Sự hóa hơi. D. Sự ngưng tụ. Câu 11: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây do hơi nước ngưng tụ: A. Tạo thành mây. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy. Câu 12: Một số chất khí có mùi thơm từ bông hoa hồng mà tỏa ra mà ta có thể ngửi thấy được. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí: A. Dễ dàng nén được trong không khí. B. Dễ dàng nén được khi có thiết bị. C. Có thể lan tỏa trong không khí. D. Không có nhiệt độ nóng chảy. Câu 13: Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ các đơn vị nhỏ bé gọi là: A. hệ cơ quan. B. diệp lục. C. tế bào. D. cơ quan. Câu 14: Trong tế bào thì nhân hoặc vùng nhân có chức năng: A. Trao đổi chất với môi trường. B. Hấp thụ các chất dinh dưỡng. C. Tạo ra các chất để tăng trưởng. D. Trung tâm điều khiển hoạt động. Câu 15: Một tế bào sinh dưỡng diễn ra quá trình trưởng và phân chia bình thường, sau 4 lần phân chia thì tạo thành bao nhiêu tế bào mới: A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 16: Đâu không phải cơ thể đa bào: A. nấm men. B. Thỏ. C. Lúa. D. Cá. Câu 17: Ở cơ thể đa bào, nhóm tế bào cùng thực hiện một chức năng được gọi là: A. Mô. B. Cơ quan. C. hệ cơ quan. D. phần cơ thể. Câu 18: Cây lớn lên nhờ: A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. B. Sự lớn lên của nhân tế bào. C. Sự tích lũy tế bào chất của tế bào. D. Sự phân chia liên tục của tế bào. Câu 19: Ở cơ thể người cơ quan nào sau đây không có trong hệ hô hấp: A. Mũi . B. Tim . C. Phổi. D. Khí quản. Phần II. Tự luận (6 điểm) 10
  11. Câu 21: (1,75 điểm) Trường THCS Nghĩa Hùng có 11 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ hết khoảng 120 lít nước (chưa qua hệ thống lọc). Biết giá nước hiện nay là 10000 đồng/1 m3. a) Hãy tính số tiền nước mà nhà trường phải trả trong 1 tháng (30 ngày)? b) Nếu khóa nước trong trường rò rỉ cứ 2 giọt 1 giây và 20 giọt nước là 1cm 3. Hãy tính số tiền làng phí do rò rỉ nước trong 1 tháng? Câu 22: (1 điểm) Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau: “Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa., dao, ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim”. Câu 23: (1 điểm) Trong nhiệt kế rượu chất sử dụng để đo nhiệt nhờ sự giãn nở nhiệt là kim loại thủy ngân. Biết nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C. a) Làm lạnh thủy ngân đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc? b) Ở nhiệt độ phòng thì thủy ngân ở thể gì? Câu 24: (1,25 điểm) a) Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? (1 điểm) b) Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể đa bào từ thấp đến cao? (0,25 điểm) Câu 25: (1 điểm) Cho các đối tượng sau: miếng thịt lợn, chiếc bút, con gà, chiếc là, cây rau ngót, chiếc kéo, mật ong, chai nước, chiếc bàn (các cây và con vật đưa ra đều đang sống). Em hãy sắp xếp các đối tượng vào nhóm vật sống và vật không sống. Hãy giải thích tại sao em sắp xếp như vậy? Đề kiểm tra số 3: I. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Trả lời câu hỏi trắc nghiệm khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D câu trả lời đúng. Câu 1. Trong cấu tạo của kính hiển vi, bàn kính có tác dụng: A. Là nơi đặt mẫu vật lên để quan sát B. Là nơi đặt mắt để quan sát C. Phản chiếu ánh sáng giúp quan sát vật tốt hơn D. Tác dụng khác 11
  12. Câu 2. Tính chất nào của chất có thể quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm A. Khối lượng riêng B. Màu sắc C. Tính tan trong nước D. Tính dẫn điện Câu 3. Chất nào sau đây là chất tinh khiết A. nước mưa B. nước muối C. nước cất D. nước khoáng Câu 4. 90dm = (m) A. 0,9m B. 9m C. 90m D. 900m Câu 5. Sử dụng kính lúp trong trường hợp nào sau đây A. quan sát ngôi sao B. quan sát vi khuẩn C. quan sát vân tay D. quan sát tế bào Câu 6. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại? Câu 7. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào ? A. Không bào B. Nhân C. Màng sinh chất D. Lục lạp Câu 8. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật ? A. Không bào B. Nhân C. Màng sinh chất D. Lục lạp Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định. A. Bào quan B. Mô C. Hệ cơ quan D. Cơ thể Câu 10. Một TB mẹ sau khi phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu TB con A. 2 B. 1 C. 4 D. 8 Câu 11. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào A. Chất tế bào B. Vách tế bào C. Nhân D. Màng sinh chất Câu 12. Cơ thể sinh vật lớn lên chủ yếu dựa vào những hoạt động nào dưới đây? 1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch TB theo thời gian. 2. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia. 12
  13. 3. Sự tăng kích thước của từng TB do trao đổi chất. A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 Câu 13. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của TB A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá B. Sự xẹp, phồng của các TB khí khổng C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang D. Sự vươn cao của thân cây tre Câu 14. Sự lớn lên của TB có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây A. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản B. Trao đổi chất C. Sinh sản D. Cảm ứng Câu 15. Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu không kiểm soát được quá trình phân chia TB A. Cơ thể lớn lên thành người khổng lồ. B. Xuất hiện các khối u ở nơi phân chia mất kiểm soát. C. Cơ thể phát triển mất cân đối (bộ phận to, bộ phận nhỏ không bình thường). D. Cơ vẫn thể phát triển bình thường. Câu 16. Đâu là sinh vật đơn bào A. Cây chuối B. Trùng kiết lị C. Cây hoa mai D. Con mèo Câu 17. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào A. Có thể sinh sản B. Có thể di chuyển C. Có thể cảm ứng D. Có nhiều tế bào trong cùng một cơ thể. Câu 18. Đâu là vật sống A. Xe hơi B. Hòn đá C. Vi khuẩn lam D. Cán chổi Câu 19. Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng được gọi là A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Bài tiết D. Sinh sản Câu 20. Cơ quan nào dưới đây không thuộc cấu tạo của hệ tuần hoàn A. Tim B. Mạch máu C. Máu D. Phổi II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm) 13
  14. 1. Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giờ, thước dây, kính lúp, kéo, búa, nhiệt kế y tế, phễu, thước cuộn, cốc thủy tinh, bình chia độ, kìm, cân khối lượng, bình tràn, khăn bông. Bạn An cần thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất. STT PHÉP ĐO TÊN DỤNG CỤ ĐO 1 Đo thân nhiệt 2 Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày 3 Đo khối lượng cơ thể 4 Đo diện tích lớp học 5 Đo thời gian đun sôi 1 lit nước 2. Kính lúp và kính hiển vi thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào? Câu 2 (1,5 điểm) 1. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau: a/Cơ thể người chứa 63% - 68% về khối lượng là nước. b/Thuỷ tinh là vật liệu chế tạo ra nhiều vật gia dụng khác nhau như lọ hoa, cốc, bát, nổi, c/ Than chì là vật liệu chính làm ruột bút chì. d/ Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm. 2. Để phân biệt tính chất vật lí và tính chất hoá học của một chất ta thường dựa vào dấu hiệu nào? Câu 3 (2 điểm) Giải thích hiện tượng: tại sao người ta dùng cách đông đá người ta có thể bảo quản thịt mà không thể bảo quản rau bằng cách tương tự? Câu 4 (0,5 điểm ) Tại sao với các chai đựng dầu, xăng, rượu, nước hoa . người ta khuyên đậy nắp sau khi sử dụng? ĐỀ KIỂM TRA số 4 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên (KHTN)? A. Sinh Hoá. B. Thiên văn. C. Lịch sử. D. Địa chất. Câu 2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên? A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá. B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ. C. Nghiên cứu về ngoại ngữ. 14
  15. D. Nghiên cứu về luật đi đường. Câu 3. Trong các vật sau đây thì vật nào là vật sống: A. Cây cầu. B. Cây mía. C. Cái bàn. D. Cái đàn gita Câu 4. Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì? A. Cấm thực hiện. B. Bắt buộc thực hiện. C. Cảnh bảo nguy hiểm. D. Không bắt buộc thực hiện. Câu 5. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. đềximét (dm). B. mét (m). C. Cenntimét (cm). D. milimét (mm). Câu 6. Giới hạn đo của một thước là A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 7. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. Giá trị cuối cùng ghi trên thước, B. Giá trị nhỏ nhất ghi trên thước. C. Chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. D. Cả 3 đáp án trên đều sai. Câu 8. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau: A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm. C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. Câu 9. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. C Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu. D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. Câu 10. Đâu là hành động không đảm bảo an toàn trong phòng thực hành: 15
  16. A. Cẩn thận khi cầm dụng cụ thủy tinh, dao, sắc nhọn. B. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc mẫu vật. C. Dùng nhiệt kế để kiểm tra độ nóng của vật đang đun. D. Ngửi hoặc nếm để xem hóa chất có mùi, vị lạ không. Câu 11. Kính lúp cầm tay trong phòng thực hành có tác dụng: A. Chụp lại hình ảnh mẫu vật. B. Đảm bảo an toàn khi quan sát. C. Phóng to hình ảnh mẫu vật. D. Tăng màu sắc cho mẫu vật. Câu 12. Các mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học: A. Côn trùng. B. Tép cam, tép bưởi. C. Giun đất, sán dây. D. Tế bào. Câu 13. Bình đựng nước 1m3 là bằng bao nhiêu lít: A. 10 lít B. 100 lít C. 1000 lít D. 10000 lít Câu 14. Để so sánh vật A nặng hay nhẹ hơn vật B trong một lần cân duy nhất ta có thể dùng: A. Cân Rô-béc-van. B. Cân đồng hồ. C. Cân đòn. D. Cân y tế. Câu 15. Để đo thời gian người ta sử dụng thiết bị nào sau đây” A. Cốc đong. B. Cân điện tử. C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ. Câu 16. Để kiểm tra xem bệnh nhân có bị sốt hay không bác sĩ sử dụng thiết bị nào sau đây: A. Cốc đong. B. Cân điện tử. C. Nhiệt kế. D. Đồng hồ. Câu 17. Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo? A. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. C. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất, D. Giá trị của lần đo cuối cùng. Câu 18. Cây lớn lên nhờ: A. sự tăng kích thước của nhân tế bào. 16
  17. B. sự lớn lên và phân chia của tế bào. C. nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào bạn đầu. D. các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu. Câu 19. Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau? A. Nhiệt độ của nước đá. B. Nhiệt độ cơ thể người. C. Nhiệt độ khí quyển. D. Nhiệt độ của một lò luyện kim. Câu 20. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. D. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 21. (3,25 điểm) Hãy nêu các dạng hình dạng của tế bảo, lấy ví dụ minh hoạ. Câu 22. (1,75 điểm) Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đối về kích thước, số lượng các thành phần trong tế bào. Ở tế bào nhân thực, sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài, sự sinh sản là quá trình tạo ra tế bào mới. a) Sự lớn lên của tế bào biểu hiện như thế nào? b) Sự sinh sản làm thay đối số lượng thành phần nào của tế bào? c) Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào mới, Tế bào đó đã trải qua mấy lần sinh sản? d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào. Câu 23. (1 điểm) Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thế đa bào từ thấp đến cao. ĐỀ KIỂM TRA số 5 A. Trắc nghiệm(4 đ) Câu 1.Lĩnh vực nào sau đây khôngthuộc về khoa học tự nhiên (KHTN)? A. Sinh Hoá.B. Thiên văn. C. Lịch sử.D. Địa chất. Câu 2Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì? Hình 2.1 A. Cấm thực hiện.B. Bắt buộc thực hiện. C. Cảnh báo nguy hiểm.D. Không bắt buộc thực hiện. 17
  18. Câu 3.Công việc nào dưới đây không phù hợp với việc sử dụng kính lúp? A. Người già đọc sách. B. Sửa chữa đồng hồ. C. Khâu vá.D. Quan sát một vật ở rất xa. Câu 4. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm A. chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. B. thị kính, vật kính. C. ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh). D. đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng. Câu 5. Khi dùng thước thẳng và compa để đo đường kính ngoài của miệng cốc (Hình 5.3a) và đường kính trong của cốc (Hình 5.3b) Kết quả nào ghi dưới đây là đúng? A. Đường kính ngoài 2,3 cm; đường kính trong 2,2 cm. B. Đường kính ngoài 2,1 cm; đường kính trong 2,0 cm. C. Đường kính ngoài 2,2 cm; đường kính trong 2,0 cm. D. Đường kính ngoài 2,0 cm; đường kính trong 2,0 cm. Câu 6.Hình 5.8 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng một bình chia độ. Thể tích của vật đó bằng A. 38 cm3. B. 50 cm3. C. 12 cm3. D. 51 cm3 18
  19. Câu 7.Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100 m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây? A. Đồng hồ quả lắc.B. Đồng hồ bấm giây. C. Đồng hồ hẹn giờ.D. Đồng hồ đeo tay. Câu 8. Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự): a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ. c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế. d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thuỷ ngân tụt xuống. Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lý nhất. A. d,c,a,b. B. a,b,c,d. C. b, a,c,d. D. d.c.b.a. Câu 9.Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây.B. Gió thổi. C. Mưa rơi.D. Lốc xoáy. Câu 10.Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định. C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được. Câu 11.Một tế bào nói chung gồm mấy thành phần chính? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12. Tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường là chức năng của A. màng nhân B. màng tế bào C. tế bào chất D. nhân( vùng nhân) Câu 13.Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu không kiểm soát được quá trình phân chia TB? 19
  20. A. Cơ thể lớn lên thành người khổng lồ. B. Xuất hiện các khối u ở nơi phân chia mất kiểm soát. C. Cơ thể phát triển mất cân đối (bộ phận to, bộ phận nhỏ không bình thường). D. Cơ vẫn thể phát triển bình thường. Câu 14.Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A Xe ô tô. B. Cây cầu. C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà. Câu 15.Quá trình phân chia TB gồm hai giai đoạn là: A. Phân chia TB chất phân chia nhân B. Phân chia nhân phân chia TB chất. C. Lớn lên phân chia nhân D. Trao đổi chất phân chia TB chất. Câu 16.Đâu là sinh vật đơn bào A. Cây chuối B. Trùng kiết lị C. Cây hoa mai D. Con mèo Câu 17. Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng được gọi là A. tiêu hóa B. hô hấp C. bài tiết D. sinh sản Câu 18.Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể đa bào từ thấp đến cao. A. Mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể B. Cơ quan → tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ thể C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể D. Tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể Câu 19.Cơ quan nào dưới đây không thuộc cấu tạo của hệ tuần hoàn? A. Tim B. Mạch máu C. Máu D. Phổi B. Tự luận (6 điểm) Câu 1.Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau: a) Nước chảy đá mòn. 20
  21. b) Chì khoe chì nặng hơn đồng Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng. Câu 2.Hãy kể tên hai vật thể được làm bằng: a) Sắt. b) Gỗ. Câu 3.Có 6 viên bi được sơn màu, bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có một viên bi bằng sắt và 5 viên bi còn lại bằng chì.Biết viên bi bằng chì nặng hơn viên bi bằng sắt. Với chiếc cân Roberval, em hãy nêu phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần cân để tìm ra viên bi bằng sắt. Câu 4.Ghép hình ảnh của các tế bào ở cột A với tên của loại tế bào ở cột B Câu 5.Một tế bào mô phân sinh rễ cây tiến hành phân chia liên tiếp 5 lần. Hỏi sâu quá trình phân chia số tế bào con tạo ra là bao nhiêu? Câu 6.Cho hình ảnh cây lạc. a) Kể tên các cơ quan của cây lạc. b) Theo em, gọi củ lạc đúng hay sai? Giải thích. Hết 21