Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022
- TRƯỜNG TH -THCS ĐINH TRANG HÒA II TỔ: KHXH. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2021 - 2022 A. PHẦN ĐỌC - HIẺU: I/ TRI THỨC NGỮ VĂN: 1.Thể loại Truyện: a/ Khái niệm về truyện và truyện đồng thoại b/ Các yếu tố cơ bản của truyện: - Cốt truyện: - Nhân vật: - Người kể chuyện (ngôi kể) + Người kể chuyện ngôi thứ nhất + Người kể chuyện ngôi thứ ba - Lời người kể chuyện và lời nhân vật + Lời người kể chuyện + Lời nhân vật 2. Thể loại Thơ a. Đặc điểm của Thơ: - Được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ: Thơ lục bát: Thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn tứ tuyệt: Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt - Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. - Nghệ thuật của thơ: Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ ) b/ Các yếu tố khác của thơ: - Yếu tố tự sự - Yếu tố miêu tả → Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tinh cảm, cảm xúc 3.Thể loại Kí và Du kí: II. CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC Bài Văn bản Tác giả Thể loại Đặc điểm nổi bật Nghệ Nội dung thuật Bài 1: Tôi và 1. Bài học đường đời Tô Hoài Truyện các bạn đầu tiên (Trích “Dế đồng thoại Mèn phiêu lưu kí” 2. Nếu cậu muốn có Ăng - toan - đơ Truyện một người bạn (trích Xanh - tơ Ê - đồng thoại “Hoàng Tử Bé” xu - pe - ri Bài 2: Gõ 1.Chuyện cổ tích về Xuân Quỳnh Thơ 5 chữ
- cửa trái tim loài người 2. Mây và sóng Ra - bin - đơ - Thơ văn ra - nat Ta-go xuôi Bài 3: Yêu 1.Cô bé bán diêm An- đéc- xen Truyện cổ thương và tích chia sẻ 2.Gió lạnh đầu mùa Thạch Lam Truyện ngắn 3. Con chào mào Mai Văn Phấn Thơ tự do Bài 4: Quê 1. Chùm ca dao về Tập thể nhân Bài 1,2: hương yêu tình yêu quê hương dân Thơ lục dấu đất nước bát.Bài 3: Thơ lục bát biến thể 2. Chuyện cổ nước Lâm Thị Mỹ Thơ lục mình Dạ bát 3. Cây tre Việt Nam Thép Mới Kí-thuyết minh phim Bài 5: Những 1.Cô Tô Nguyễn Tuân Kí nẻo đường xứ sở III. PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT KIẾN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT THỨC I. Từ đơn 1. Từ đơn, từ phức và từ - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. phức - Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. + Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. + Những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy. Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy tôi, nghe, người bóng mỡ, ưa nhìn phành phạch, giòn giã, rung rinh 2.Biện 1. So sánh: là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác dựa pháp tutừ trên những điểm tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và cao lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện 2. Ẩn dụ: là biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nét tương đồng giữa các sự vật dựa vào cảm nhận chủ quan của người sử dụng nó. Ví dụ: Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai (Những cánh buồm, Hoàng Trung Thông) 3. Nhân hoá: là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn. Vd: Những cây cổ thụ đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước. 4. Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố Hữu) 5. Điệp ngữ: điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ nhằm mục đích gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định một vấn đề nào đó. Vd: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín 3. Mở 1. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ rộng - Thành phần chính của câu có thể là một từ, hoặc một cụm từ. thành - Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu cung cấp được nhiều thông tin phần hơn cho người đọc, người nghe. chính của 2. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. câu bằng - Khái niệm: Cụm danh từ là một tổ hợp từ do một danh từ trung tâm và một cụm từ. sô từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: tất cả những/bài hát/ về mẹ ấy – Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ kết hợp vói một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: đang/đùa nghịch /ở sau nhà – Cụm tính từ là loại tổ họp từ do tính từ kết họp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ví dụ: vẫn đang/trẻ /như một thanh niên 4. Nghĩa 4.1. Giải thích nghĩa của từ và nghĩa của thành ngữ của từ. 4.2.Từ đa nghĩa và từ đồng âm: Từ đa a. Từ đa nghĩa: nghĩa và Từ đa nghĩa là từ có hai hay nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan từ đồng với nhau. vd: ăn cơm và tàu ăn than âm. b. Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. Ví dụ: Cô ấy được điểm chín ( chín: chỉ một con số). Cánh đồng bát ngát lúa chín ( chín: lúa đến lúc thu hoạch).
- B. PHẦN LÀM VĂN: I. Viết kết nối với đọc: Đề 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy. Đề 2: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một bài thơ lục bát mà em yêu thích. Dàn ý: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát: a. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả và bài thơ: (nếu có) - Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ. b. Thân đoạn: - Nêu cảm xúc của em về nội dung bài thơ: + Nội dung chính của bài thơ + Chủ đề của bài thơ + Ý nghĩa của bài thơ - Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật bài thơ, bao gồm các yếu tố: thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhịp điệu, giọng điệu *Lưu ý: Mỗi khi nêu cảm xúc, cảm nhận của mình thì cần trích dẫn thơ và nêu tác dụng của từng yếu tố nghệ thuật đó. c. Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc của em về bài thơ, những giá trị mà bài thơ đem lại cho em nói riêng, cho độc giả nói chung. 2. Tập làm văn: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em * Dàn ý bài văn kể lại một trải nghiệm của em: a. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. b. Thân bài. Kể diễn biến câu chuyện - Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan - Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp lí + Sự việc khởi đầu + Sự việc phát triển + Sự việc cao trào + Sự việc kết thúc - Khái quát lại nguyên nhân - kết quả - mức độ ảnh hưởng của các sự việc trong câu chuyện. c. Kết bài. Nêu cảm xúc suy nghĩ của em về trải nghiệm. Rrút ra ý nghĩa bài học của trải nghiệm đối với bản thân. (Lời khuyên, lời hứa, mong ước ) * Lưu ý: - HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt, sáng tạo. - Viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa. Biết tách đoạn cho phần thân bài. HẾT (Good luck!)
- D. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO. ĐỀ 1 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn. (Trích Bài thơ Hắc Hải, Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Hãy kể tên một văn bản đã học được viết theo thể thơ ấy? (1.0 điểm) Câu 2 (1.0 điểm): Nội dung của đoạn thơ trên là gì? Câu 3 (1.0 điểm): Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên? Câu 4 (2.0 điểm): Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. Gợi ý: Các em viết đoạn văn hoàn chỉnh khoảng 5 – 7 câu trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên. Mở đoạn:Giới thiệu đoạn thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi. - Đất nước Việt Nam hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. (đây là câu chủ đề). Thân đoạn: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ. • Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. • Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, thanh bình, giản dị và đáng yêu, xao xuyến lòng người. • Vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Kết đoạn: • Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu của tác giả Nguyễn Đình Thi.
- • Khẳng định tình yêu đối với quê hương, sự trân trọng và ý thức trách nhiệm mà bài thơ gợi ra cho bản thân em. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Hãy diễn đạt bằng đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu). (2.0 điểm) PHẦN II. VIẾT (5.0 điểm) “Cuộc sống của mỗi con người là một chuỗi những trải nghiệm. Có những trải nghiệm tạo niềm vui, hạnh phúc. Có trải nghiệm mang đến kinh nghiệm. Có trải nghiệm để lại sự tiếc nuối, day dứt. Tất cả đều là bài học quý giá trong hành trình khôn lớn và trưởng thành của chúng ta.” (Sách Ngữ văn 6 - tập 1) Hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân khiến em nhớ mãi. Gợi ý a. Đảm bảo cấu trúc của một bài viết văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề vêu cầu. c. Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ, thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các kiến thức tập làm văn đã học để làm bài đạt hiệu quả cao. Có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm đáng nhớ: - Tình huống ghi nhớ kỉ niệm. - Ấn tượng (những trải nghiệm vui, buồn, đáng nhớ như thế nào) 2. Thân bài: Triển khai các sự việc đã trải nghiệm theo một trình tự hợp lí: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được những nội dung sau: a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện • Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện. • Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện. b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện • Điều gì đã xảy ra? • Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? - Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện ? - Bài học rút ra. 3. Kết bài: Kết thúc trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ. • - Hiểu được ý nghĩa trải nghiệm (Giúp em trưởng thành hơn, thành một người học sinh được mọi người yêu quý, ) - Tự hứa với bản thân.
- ĐỀ 2 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi. "Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ ( ) Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón là liêu xiêu đi về." (Quê hương, Nguyễn Đình Huân) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3 (1.0 điểm): Tìm biện pháp nghệ thuật trong hai dòng thơ sau: Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về Câu 4 (2.0 điểm): Trình bày cảm xúc của em về đoạn thơ sau: (Hãy diễn đạt bằng đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu). (2.0 điểm) "Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Gợi ý: Các em viết đoạn văn hoàn chỉnh khoảng 5 – 7 câu trình bày cảm xúc về đoạn thơ trên. Mở đoạn:Giới thiệu đoạn thơ của tác giả Nguyễn Đình Huân Tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính tự nhiên, sâu nặng. Thân đoạn: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về đoạn thơ. + Từ khi lọt lòng thì quê hương chính là tuổi thơ gắn với ta. Nơi đây lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ + Hình ảnh so sánh ngang bằng: “Quê hương là một tiếng ve” và “Quê hương là một góc trời
- tuổi thơ”. Qua đó cho ta cảm nhận được những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, bình dị đã vẽ nên những bức tranh kỉ niệm thật nhiều màu sắc. + Quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Kết đoạn: Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được Thể hiện tình yêu quê hương da diết của tác giả cũng như những người con xa quê. Khẳng định tình yêu đối với quê hương, sự trân trọng và ý thức trách nhiệm mà bài thơ gợi ra cho bản thân em. PHẦN II. VIẾT (5.0 điểm) Tuổi học trò ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với một người bạn của em. Gợi ý a. Đảm bảo cấu trúc của một bài viết văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề vêu cầu. c. Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ, thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các kiến thức tập làm văn đã học để làm bài đạt hiệu quả cao. Có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở bài: Giới thiệu về người bạn và sự việc, tình huống để lại ấn tượng sâu sắc trong em. - Tình huống ghi nhớ kỉ niệm. - Ấn tượng (vui, buồn, đáng nhớ như thế nào) 2. Thân bài: Triển khai các sự việc đã trải nghiệm theo một trình tự hợp lí: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được những nội dung sau: 1. Miêu tả sơ lược về người bạn • Hình dáng • Tuổi tác • Đặc điểm mà em ấn tượng • Tính cách và cách cư xử của bạn. 2. Giới thiệu trải nghiệm • Đây là kỉ niệm buồn hay vui • Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
- 3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. • Kỉ niệm đó liên quan đến ai • Người đó như thế nào? 4. Diễn biến của câu chuyện • Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào • Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện • Thái độ, tình cảm của các nhân vật trong chuyện 5. Kết thúc câu chuyện • Câu chuyện kết thúc như thế nào • Nêu suy nghĩ và cảm nhận qua câu chuyện. 3. Kết bài: Kết thúc trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ. - Hiểu được ý nghĩa trải nghiệm (Giúp em trưởng thành hơn, thành một người học sinh được mọi người yêu quý, ) - Tự hứa với bản thân. ĐỀ 3 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Mẹ là biển rộng mênh mông Dạt dào che chở con trông con chờ Đi xa con nhớ từng giờ Mẹ là tất cả bến bờ bình yên (“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Mẹ là biển rộng mênh mông Dạt dào che chở con trông con chờ. Câu 4 (2.0 điểm): Trình bày cảm xúc của em về đoạn thơ trên. (Hãy diễn đạt bằng đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu) Gợi ý Các em viết đoạn văn hoàn chỉnh khoảng 5 – 7 câu trình bày cảm xúc về đoạn thơ trên. Mở đoạn:Giới thiệu đoạn thơ của tác giả Phạm Thái Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý Thân đoạn: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về đoạn thơ. + Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ "Mẹ là biển rộng mênh mông".
- Hình ảnh người mẹ được so sánh với biển cả mênh mông- một hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, đã truyền tải thông điệp về sự hy sinh, công lao to lớn của người mẹ dành cho các con. + Tình mẹ cũng vô cùng mộc mạc: mẹ dành tình yêu thương vô điều kiện và vô bến bờ đối với các con của mình. Mẹ là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho con sức mạnh trước mỗi khó khăn, vấp ngã. Kết đoạn: Em nhận thấy bản thân luôn cần cố gắng học tập thật tốt, trở thành con ngoan trò giỏi và luôn hiếu thảo với mẹ. PHẦN II. VIẾT (5.0 điểm) Chắc hẳn em đã làm rất nhiều việc khiến cha mẹ vui lòng. Em hãy viết bài văn để kể lại trải nghiệm đó. Gợi ý a. Đảm bảo cấu trúc của một bài viết văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề vêu cầu. c. Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ, thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các kiến thức tập làm văn đã học để làm bài đạt hiệu quả cao. Có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm - Tình huống ghi nhớ kỉ niệm. - Ấn tượng (cha mẹ vui như thế nào?) 2. Thân bài: Triển khai các sự việc đã trải nghiệm theo một trình tự hợp lí: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được những nội dung sau: a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện • Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện. • Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện. b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện • Điều gì đã xảy ra? • Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? - Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện ? - Cảm xúc của cha mẹ. - Bài học rút ra. 3. Kết bài: Kết thúc trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ. • - Hiểu được ý nghĩa trải nghiệm (làm cha mẹ vui lòng, gia đình yêu thương, đầm ấm)
- - Tự hứa với bản thân. (hiếu thảo) (Good luck!) HẾT 3.1. Giải thích nghĩa của từ và nghĩa của thành ngữ 3.2.Từ đa nghĩa và từ đồng âm: a. Từ đa nghĩa: Từ đa nghĩa là từ có hai hay nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau. ăn cơm, ăn Tết, tàu ăn than b. Từ đồng âm: Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. Ví dụ: Cô ấy được điểm chín ( chín: chỉ một con số). Cánh đồng bát ngát lúa chín ( chín: lúa đến lúc thu hoạch).
- Kể lại một trải nghiệm của em lớp 6 Sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng chài ven biển. Em đã có rất nhiều những trải nghiệm tuyệt vời tại nơi đây. Nhưng đáng nhớ nhất, thì phải nói đến một câu chuyện buồn đã diễn ra cách đây cũng hơn ba năm rồi. Hồi đấy, em mới chỉ là một cậu học sinh lớp 3 nghịch ngợm và hiếu động. Vì sống gần biển, nên em và các bạn của mình ai cũng biết bơi cả. Những buổi chiều được nghỉ học, chúng em sẽ kéo nhau ra biển để tắm mát, ngụp lặn và chờ thuyền đánh cá trở về. Chuyện sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu em không làm nên một điều ngốc nghếch. Hôm đó, khi cả nhóm đang chơi đùa trên bãi cát, thì thằng Hí quân sư lại nghĩ ra một cuộc thi cho cả nhóm. Nó bảo, bây giờ mọi người sẽ xuống biển, xem ai có thể nín thở dưới nước được lâu nhất. Quán quân, sẽ trở thành trưởng của cả nhóm chơi xóm này. Phần thưởng oai phong đó khiến cả nhóm em đều sáng mắt lên, hồ hởi tham gia. Còn em đương nhiên cũng không ngoại lệ. Trong những người xuống nước lúc đó, em có hai đối thủ đáng gờm là Quân và Mạnh. Lâu nay cả ba chúng em vẫn luôn được xem là những người bơi lội giỏi nhất, bất phân thắng bại. Thế nên cuộc thi tưởng bé xíu này lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Với sự hiếu thắng đầy mình, em đã bắt đầu lặn xuống nước với sự quyết tâm lớn. Sau khoảng mấy mươi giây, một số đối thủ yếu đã dừng cuộc chơi. Dần dần, mọi người ngoi lên mặt nước nhiều hơn, người còn lặn được cũng không nhiều nữa. Và rồi, sau sự bỏ cuộc đầy tiếc nuối của mọi người, thì chỉ còn em và Mạnh. Lúc ấy, em thực sự đã gần như hết sạch hơi rồi, khó kiên trì tiếp được nữa. Nhưng nhìn thấy đối thủ của mình còn đang tiếp tục cố gắng, và chiến thắng sắp đến rồi. Em lại quyết không chịu bỏ cuộc. Em cố nghiến răng chịu đựng cảm giác tức ngực, khó thở như muốn nổ tung của phổi để trụ lại. Thế nhưng, mọi thứ dường như dần đi ra ngoài tầm kiểm soát. Mắt em tối dần và đầu thì xoay vòng, xoay vòng. Em đã lịm đi vì thiếu ôxi. Lúc tỉnh lại, em đã nằm ở trên giường của trạm xá, mặc áo quần khô ráo sạch sẽ. Thấy em tỉnh dậy, bố và mẹ liền chạy lại, đôi mắt đỏ hoe mà mắng em liên tục. Em biết bố mẹ đã rất lo cho em. Sự hối hận về tính hiếu thắng chiếm trọn tâm trí em. Một lát sau, cả nhóm bạn kéo vào trạm xá thăm em. Nhìn thấy Mạnh, em liền cảm thấy thật ái ngại và xấu hổ. Nhưng em vẫn lấy hết dũng khí, nhìn thẳng vào cậu ấy để chúc mừng. Hành động đó của em khiến mọi người ngạc nhiên, bởi ai cũng biết rõ về sự hiếu thắng quá mức của em trước giờ. Từ trải nghiệm lần đó, em trở nên khác hẳn. Em đã bỏ đi dần được sự hiếu chiến ngốc nghếch của bản thân, để không làm những điều dại dột nữa. Bởi em biết rằng, an toàn của bản thân mình luôn quan trọng hơn tất cả mọi thứ. Đề 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Đề bài: Tình cảm, cảm xúc là một trong những phẩm chất hàng đầu của thơ. Để thể hiện tình cảm, cảm xúc các nhà thơ đã chọn nhiều cách khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhiều khi các yếu tố tự sự và miêu tả đã được đưa vào thơ một cách đầy nghệ thuật, cho phép tác giả ẩn mình, nhường chỗ cho câu chuyện, sự việc, cảnh vật tự nói lên những điều cần thiết. Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc, ấn tượng của mình về một bài thơ thuộc loại này để hiểu thêm về một hình thức nghệ thuật độc đáo của thơ ca nói chung. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Chuyện cổ tích về loài người mẫu 1 Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ được kết hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố tự sự và miêu tả. Cả bài thơ là một câu chuyện thú vị và hấp dẫn về sự ra đời của loài người. Nhà thơ Xuân Quỳnh đưa ra một đầu đề thật là mới mẻ: trẻ con là thứ đầu tiên xuất hiện trên thế giới này, trước cả thiên nhiên. Sau đó, bởi trẻ con cần, bởi trẻ con muốn, nên mới có mặt trời, có hoa cỏ, có chim muông, có đường đi, có sông biển Và hơn hết, trẻ con không chỉ cần những điều như thế. Các em còn cần được yêu thương, được quan tâm, được dạy dỗ, vì vậy mới có mẹ, có bố, có bà, có thầy cô, mái trường. Những hình ảnh ấy, được miêu tả một cách đáng yêu, ngộ nghĩnh, bởi chúng hiện ra dưới con mắt ngây thơ của một đứa trẻ. Cách
- kể chuyện vừa thú vị, vừa lạ lẫm ấy của nhà thơ Xuân Quỳnh, đã nói với người đọc rằng hãy thêm quan tâm đến trẻ con. Hãy yêu thương, quan tâm, đặt các em lên đầu trái tim của mình. Qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, chúng ta cảm nhận được một tình yêu trẻ con tha thiết và nồng ấm của tác giả. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Chuyện cổ tích về loài người mẫu 2 Trong những bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, em ấn tượng nhất là bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Với một cách nghĩ khác lạ và thú vị, nhà thơ đã đưa đến cho chúng ta một cách kể mới về nguồn gốc của loài người. Tuy là một bài thơ, nhưng tác phẩm vẫn có nội dung hoàn chỉnh của một câu chuyện cổ tích, với các sự kiện liền mạch và hấp dẫn. Từng sự vật được xuất hiện cũng được miêu tả đầy đủ về màu sắc, đặc điểm. Nào là trái đất lúc đầu thì toàn là bóng đêm, chỉ toàn là màu đen. Rồi từ lúc có trẻ em, trái đất có mặt trời chiếu sáng, theo đó mới có cây cối, hoa cỏ rực rỡ. Rồi có biển, sông hồ, mây trời, muông thú. Và tiếp đó, có mẹ để yêu thương, chăm sóc trẻ. Có bà kể cho trẻ nghe những câu chuyện nhân văn, bổ ích. Có bố dạy cho trẻ bao điều hay và bổ ích. Có trường lớp, thầy cô để dìu dắt trẻ bước tới tương lai. Tất cả đã giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương trẻ em - mầm non tương lai của nhà thơ Xuân Quỳnh. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Mây và sóng Bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go là một tác phẩm thơ chứa đựng các yếu tố tự sự và miêu tả. Qua lời kể ngô nghê, đáng yêu của cậu bé về những người trên mây, trong sóng mà mình gặp, em dễ dàng cảm nhận được tình yêu thương mẹ sâu đậm của cậu. Cái cuộc sống mà người trên mây, trong sóng rủ rê cậu bé đến chơi thật là hấp dẫn. Đó là những ngày chẳng cần học tập hay làm gì cả, chỉ cần rong chơi khắp chốn mà thôi. Bất kì đứa trẻ nào cũng xiêu lòng trước lời mời hấp dẫn đó cả. Cậu bé trong bài thơ cũng thế. Nhưng khi biết được để đến đó, cậu phải rời xa mẹ, thì cậu liền từ chối. Cậu sẽ trở về nhà cùng mẹ và chơi những trò chơi giản đơn nhưng ấm áp tình thương với mẹ yêu quý của mình. Hình ảnh cậu bé lăn ôm chầm lấy mẹ, lăn tròn vào lòng mẹ rồi cười vang khiến người đọc cũng cảm nhận được sự vui sướng khi được ở cạnh mẹ của cậu. Đó chính là những cung bậc tình cảm của tình mẫu tử thiêng liêng, điều mà chẳng trò chơi hay cuộc rong ruổi nào ngoài xa kia có thể thay thế được. Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Trong những bài thơ mà em đã đọc, thì bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, là bài thơ có chứa nhiều yếu tố tự sự và miêu tả ấn tượng nhất. Cả bài thơ, là câu chuyện trong một đêm nghỉ chân trên đường hành quân của bộ đội. Trong đêm ấy, Bác Hồ vì nỗi lo cho nước nhà, cho những người dân quân phải chịu khổ cực, mà thao thức thâu đêm. Cùng với Bác, là một anh đội viên, vì cảm phục tấm lòng người cha ấm áp, mà xin thức cùng. Từng chi tiết, hình ảnh nhỏ trong bài thơ, đều bộc lộ rõ nét tình thương ấm áp của Bác Hồ dành cho mọi người. Từ những cái nhón chân nhẹ nhàng, sợ các chiến sĩ giật mình, đến cái dáng lo âu, trầm ngâm của Bác khi nghĩ đến các anh dân quân phải ngủ ngoài rừng. Tất cả giúp cho em cảm nhận một cách sâu sắc tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác. Bác Hồ là một vị lãnh tụ, nhưng cũng là một người cha già luôn bao dung, quan tâm, săn sóc, lắng lo cho đàn con của mình. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, đã xuất sắc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự, giúp người đọc thấu hiểu được nỗi lòng của Bác. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Trong những bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả đã từng được đọc, em thích nhất là bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ là lời của một chú chiến sĩ kể về cậu bé liên lạc Lượm dũng cảm, hoạt bát. Hình ảnh một cậu bé nhỏ tuổi, với đôi má đỏ bồ quân, đội chiếc mũ lệch, tung tăng nhảy nhót trên đồng ruộng, cứ in sâu mãi vào tâm trí em. Tuy còn nhỏ, nhưng việc cậu ấy làm chẳng nhỏ chút nào. Sự dũng cảm, hết mình vì nhiệm vụ của Lượm khiến em vô cùng nể phục. Giây phút đọc được Lượm đã ra đi vì độc lập dân tộc, em đau xót vô cùng. Cũng như người
- chiến sĩ trong bài thơ, em đau xót, bàng hoàng đến không thể tin vào điều đó. Thật đắng cay, xót xa thay. Tuy nhiên, em chắc chắn rằng, Lượm tuy hi sinh, nhưng em sẽ vẫn sống mãi trong lòng những người dân Việt, cùng với đất nước ta. Những cảm xúc ấy, chính là từ bài thơ Lượm đã mang đến cho em. 1. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Số 1 Đề thi giữa kì 1 Văn 6 PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Mẹ là biển rộng mênh mông Dạt dào che chở con trông con chờ Đi xa con nhớ từng giờ Mẹ là tất cả bến bờ bình yên.” (“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái) Câu 1 (1,0 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2 (1,0 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Mẹ là biển rộng mênh mông Dạt dào che chở con trông con chờ.” PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài). Qua nhân vật Dế Mèn, em rút ra cho mình bài học gì? Câu 2: (5,0 điểm) Kể lại một trải nghiệm của em (Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê, với một người thân, với con vật nuôi.) Đáp án Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Nội dung Câu Điểm I/ Phần đọc - hiểu văn bản (3.0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 1.0 (1.0đ) 2 - Từ láy: mênh mông, dạt dào 1.0 (1.0 đ) * HS chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc sau - Biện pháp tu từ: So sánh “Mẹ là biển rộng mênh mông” + Tác dụng: 0.25 3 - Tạo nên cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn giàu hình ảnh, giàu sức gợi 0.25 (1.0 đ) cảm. 0.5 - Nhấn mạnh, làm nổi bật tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ. II/ Phần tạo lập văn bản. (7.0 điểm) * Cảm nhận về nhân vật Dế Mèn: HS đảm bảo các yêu cầu sau: - Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con nhà võ - Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống hách, 1 1.0 xốc nổi (2.0đ) 1.0 - Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình *Bài học
- - Không nên kiêu căng, coi thường người khác. - Không nên xốc nổi để rồi hành động điên rồ. - Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ. - Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề *Triển khai vấn đề: a. Mở bài Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân. b. Thân bài. Kể diễn biến câu chuyện 2 - Sự việc khởi đầu (5đ) - Sự việc phát triển - Sự việc cao trào - Sự việc kết thúc c. Kết bài. Nêu suy nghĩ về trải nghiệm d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. Bảng ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn Cấp độ Tên chủ đề Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao -Trình bày sáng tạo được nội 1. Văn bản -Xác định dung, bài học - Mẹ là tất cả. phương rút ra từ văn - Bài học đường thức biểu bản theo cảm Số câu: 2 đời đầu tiên. đạt. nhận và hiểu Số điểm: 3.0 biết của bản Tỉ lệ: 30% thân. Số câu: 3 1 1 Số điểm: 3.0 1.0 2.0 Tỉ lệ: 30% 10% 20 % 2. Tiếng Việt Nêu tác dụng - Xác định - Từ láy. của biện pháp từ láy, biện - Các biện pháp tu tu từ vừa xác pháp tu từ. Số câu: 2 từ. định được. Số điểm: 2.0 Số câu: 2 1 1 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 2 1,5 0,5 Tỉ lệ: 20% 15 % 5% -Viết được bài văn hoàn chỉnh 3. Tập làm văn kể lại một trải Văn tự sự. nghiệm đáng Số câu: 1 nhớ của bản Số điểm: 5.0 thân Tỉ lệ: 50% Số câu: 1 1 Số điểm: 5 5.0 Tỉ lệ: 50% 50%
- Tổng 2 1 1 1 Số câu: 7 2.5 0.5 2.0 5.0 Số điểm: 10 25 % 5 % 20 % 50 % Tỉ lệ:100% 2. Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Số 2 Đề kiểm tra về thơ (có yếu tố miêu tả vả tự sự) Phần một - Đọc hiểu (6đ): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp Anh bộ đội và tiếng nhạc la Anh bộ đội xắn quần đi trong mưa Bầy la theo rừng già, rừng thưa Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ Còn có tiếng nhạc trên cổ la Những cây nấm nâu, màu nâu già Tự dưng thức dậy bên vòm lá Những bông hoa chưa có tên hoa Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng Tiếng nhạc trên cổ la rung rung Đã sáu năm là bài hát của rừng Có những con đường hoang dại lắm Chỉ in chân la và chân anh. Những con đường xa, con đường xanh Sáng lên viên đạn vàng căm giận Cần mẫn bầy la đi ra trận Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng Hoàng Nhuận Cầm * Câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ và những dấu hiệu nhận biết chúng thuộc bài thơ trên? Câu 2. Anh bộ đội và bầy la làm nhiệm vụ gì, trong hoàn cảnh nào của đất nước? Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy điều đó ? Câu 3. Bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. Hãy xác định nội dung tự sự, đối tượng được miêu tả và tác dụng của chúng trong bài thơ. Câu 4. Bức tranh nhiên thiên và sự gian khó mà anh bộ đội gặp trên đường thực hiện nhiệm vụ được gợi tả như thế nào ? Phân tích những biểu hiện ấy ? Câu 5. Xác định nghệ thuật và phân tích hiện thực và cảm xúc được thể hiện trong 2 câu thơ sau: Cần mẫn bầy la đi ra trận Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng Câu 6. Suy nghĩ của em về cống hiến của các chú bộ đội trong chiến tranh và trong cuộc chống Covid ở thành phố Hồ Chí Minh, trong cả nước. (bằng đoạn dài từ 6-8 câu) . Phần hai - Viết (4đ) Hãy viết bài văn thể hiện cảm nghĩ của em về bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la (Hoàng Nhuận Cầm). . Đề thi Ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 Số 3 Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Đề kiểm tra có ngữ liệu trong sách giáo khoa
- PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết? Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên? Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân? PHẦN II: VIẾT (5 điểm). Kể lại một trải nghiệm của bản thân em. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm Câu Nội dung Điểm Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên” 0,25 Câu 1 Tác giả Tô Hoài 0,25 Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. 0,25 Câu 2 Người kể xưng tôi kể chuyện 0,25 Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: - Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. 0,25 ->So sánh ngang bằng. 0,5 Câu 3 - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm 0,25 máy làm việc. 0,5 ->So sánh ngang bằng. Câu 4 Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 0,5 Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ Câu 5 1,0 được tính cách của nhân vật. Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy Câu 6 1,0 nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì. II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm Mở bài 0,5 Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 1,0 Thân bài - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. 1,0 - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. 1,0 (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). Kết bài Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. 0,5 III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính 0,25 tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.
- Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, 0,5 hấp dẫn, cảm xúc. Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. 0,25 Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết. Bảng ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Vận dụng cao - Hiểu nội dung 1. Văn học Nhận biết về tên đoạn trích 1. Văn bản: Bài tác phẩm, tác - Rút ra được học đường đời giả bài học cho đầu tiên bản thân Số câu Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu:2 Số câu:0 Số câu:0 Số điểm Số điểm: 2,5 Số điểm: 0,5 Số điểm: 2 Số điểm: 0 Số điểm: 0 tỉ lệ% tỉ lệ% :25% Xác định được - Chỉ ra câu văn 2. Tiếng Việt kiểu so sánh. có hình ảnh so So sánh Tác dụng của sánh. phép so sánh. Số câu: 2 Số câu Số câu:0,5 Số câu:1,5 Số câu:0 Số câu: 0 Số điểm: 2 Số điểm tỉ lệ% Số điểm:0,5 Số điểm:1,5 Số điểm:0 Số điểm: 0 tỉ lệ% 20% 3. Tập làm văn. Viết bài văn - Ngôi kể trong kể về một Ngôi kể trong Lí giải về ngôi văn tự sự trải nghiệm văn bản tự sự. kể. - Phương pháp kể của bản chuyện thân. Số câu: 2 Số câu Số câu:1/2 Số câu: 1/4 Số câu:0 Số câu: 1 Số điểm: 5,5 Số điểm tỉ lệ% Số điểm:0,25 Số điểm:0,25 Số điểm:0 Số điểm:5,0 tỉ lệ% :55% - Tổng số câu: Số câu: 2,5 Số câu:3,5 Số câu: 1 Số câu:7 Số câu:0 - Tổng số điểm: Sốđiểm: 2,25 Số điểm:2,75 Số điểm: 5 Số điểm:10 Số điểm:0 - Tỉ lệ% Tỉ lệ : 22,5% Tỉ lệ 27,5% Tỉ lệ : 50% Tỉ lệ : 10 Hết 3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- - Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. - Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động tù: • Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho danh từ • Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho động từ • Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho tính từ Đề 5: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”. >> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn với nhan đề Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm Đề 6: Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị. >> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa Đề 7: Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể “nghe rất rõ” tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức. >> Xem các bài mẫu tại đây: Viết đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong kí ức Đề 8: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. >> Xem các bài mẫu tại đây: Đoạn văn tưởng tượng và viết đoạn văn về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình