Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2018-2019

docx 9 trang thaodu 4420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_9_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Khối 9 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 NĂM HỌC 2018 - 2019 Phần 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN * Yêu cầu: - Học thuộc các bài thơ, tóm tắt truyện hoặc đoạn trích, nhận biết được nội dung đoạn văn, giải nghĩa từ ngữ, nhan đề. - Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật của truyện, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. - Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm. Phần 2: TIẾNG VIỆT Nắm được các khái niệm, vận dụng để làm bài tập: - Các phương châm hội thoại. - Sự phát triển của từ vựng - Thuật ngữ. - Tổng kết về từ vựng (nắm vững các biện pháp tu từ vựng) CHÚ Ý : Xem lại tất cả các bài tập tiếng Việt trong sách giáo khoa sau mỗi bài học. Tập làm một số bài tập sau: Câu 1 Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng". (Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh) Câu 2: Cho đoạn văn sau: " Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh, thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe " (Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9 tập 1) a, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên. b, Phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ đó. Câu 3: Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
  2. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữvăn 9 tập I) Câu 4: Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Từ ấy - Tố Hữu) Câu 5: Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về được nhà thơ Nguyễn Du viết: Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác giả Truyện Kiều lại viết: Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. Em hãy so sánh hai câu thơ trên và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ đó? Câu 6. : Xác định biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau: "Hỡi những trái tim không thể chết Chúng tôi đi theo vết các anh Những hồn Trần Phú vô danh Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn" (Tố Hữu) Câu 7. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu thơ sau: a . "Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu" (Ông đồ, Vũ Đình Liên)
  3. b. Để miêu tả cảnh biệt li của Thúy Kiều với gia đình, đại thi hào Nguyễn Du viết: "Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm" (Truyện Kiều, Nguyễn Du) c. "Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!" (Bếp lửa, Bằng Việt) Câu 8. Trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên. Câu 9. Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh " (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997) Câu 10: Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: ” Dưới trăng quyên đã gọi hè
  4. Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Câu 11: Đọc đoạn trích sau đây: “ Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa.” ( Tố Hữu, Chào xuân 67) Trong đoạn trích này, “ điểm tựa” có được dung như một thuật ngữ vật lí không? Ở đây nó có ý nghĩa gì? Câu 12: Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dung từ ở bài thơ sau: “ Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro, em biết không? ( Vũ Quần Phương, Áo đỏ) Câu 13: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau: a) Một dạy núi mà hai màu mây. Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác, Như anh với em, như Nam với Bắc. Như đông với tây một dải rừng liền. ( Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) b) Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn toàn hơn. ( Thạch Lam, Theo dòng) c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hung lao động! Tre, anh hung chiến đấu! ( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
  5. Câu 14. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu. Giấy đỏ buồn không thắm, Mực đọng trong nghiên sầu. ( Trích Ông đồ – Vũ Đình Liên ). Câu 15: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: a. Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. b. Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. c. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang d. Ngập ngừng mép núi quanh co Lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang. Câu 16: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Mặt sao dày dạn gió sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân. Câu 17: Phân tích cái hay của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Câu 18: Phân tích biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Truyện kiều – Nguyễn Du
  6. Câu 19: Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ sau: " Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà" ( Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 20. Khi nói về nhân vật Sở Khanh trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: Tường đông lay động bóng cành Đẩy song đã thấy Sở Khanh lẻn vào. a. Tìm những từ đồng nghĩa với từ “lẻn” trong câu thơ. b. Từ “lẻn” trong câu thơ có sắc thái ý nghĩa gì? Câu 21: “– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” (SGK Ngữ văn 9, tập I, trang 48) Ý nghĩa của lời thoại trên trong “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ? Câu 22. Cho đoạn văn sau: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất ( ). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) a) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng chính được dùng trong đoạn văn trên. b) Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn. Câu 23: Trong câu ca dao sau: Nhớ ai bồi hổi bồi hồi Như dứng đống lửa như ngồi đống than. a, Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì? Giải thích nghĩa? b, Phân tích cái hay của câu thơ do biện pháp tu từ đem lại. Câu 24: Trong hai câu thơ: “ Nỗi mình them tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng ! ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) Từ “ hoa” trong “ thềm hoa” “ lệ hoa” được dung theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? Câu 25 Đoạn. trích "Cảnh ngày xuân” (trích "Truyện Kiều - Nguyễn Du) được mở đầu như sau:
  7. Ngày xuân con én đưa thoi Thiêu quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 1 Từ "thiều quang” trong câu thơ thứ hai nghĩa là gì? Nêu ý nghĩa của câu thơ này. 2. Câu thơ cuối trong những câu thơ trên đã được tác giả sử dựng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong câu thơ? Câu 26: Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du viết: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” (Truyện Kiều). Trong câu thơ trên, từ “hoa” được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích cái hay của phép tu từ đó. Câu 27. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.” a) Hãy chỉ ra nét đặc sắc khi dùng từ “thốt” trong đoạn trích trên. b) Xác định và nêu rõ tác dụng các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn trích trên. Câu 28 :VËn dông ph­¬ng ch©m héi tho¹i ®Ó ph©n tÝch nghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt cña NguyÔn Du trong ®o¹n th¬ sau: Hái tªn, r»ng: “M· Gi¸m Sinh”, Hái quª, r»ng: “HuyÖn L©m Thanh còng gÇn”. Câu 29: Nhà thơ Nguyễn Duy kết thúc bài thơ Ánh trăng bằng hình ảnh: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. a) Xác định biện pháp tu từ của đoạn thơ trên (0,5đ) b) Từ hình ảnh “giật mình”, em hiểu về nhân vật trữ tình trong bài thơ như thế nào? (1đ) c) Viết đoạn văn khoảng 7 câu, trình bày cảm nhận của em từ đoạn thơ trên? (3đ) d) Cho biết đoạn văn được trình bày theo cách nào? Xác định câu chủ đề và phép liên kết câu được thực hiện trong đoạn văn. (0,5đ) Câu 30: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
  8. Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bếp lửa - Bằng Việt) Vì sao ở hai câu thơ dưới tác giả dùng “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? Câu 31: Câu thơ "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ Đồng chí ban đầu được tác giả viết: "Đầu súng mảnh trăng treo". Theo em, vì sao nhà thơ lại bỏ đi từ "mảnh"? Phân tích ngắn gọn cái hay của câu thơ "Đầu súng trăng treo". Câu 32: Đọc ngữ liệu sau , chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại : Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố , Mày có viết thư chớ kể này kể nọ , Cứ bảo nhà vẫn được bình yên ! “ (Bằng Việt, Bếp lửa) Phần 3: TẬP LÀM VĂN 1. Văn thuyết minh.(Kết hợp với các yếu tố miêu tả,nghị luận) + Giới thiệu về một nhân vật (nhà văn) + Thuyết minh về một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích + Thuyết minh về một di tích, một danh lam thắng cảnh, một đồ dùng (Gợi ý cách làm: *. Bài văn thuyết minh một nhân vật (nhà văn) a) Mở bài: - Giới thiệu nhà văn b) Thân bài: - Nêu tiểu sử của nhà văn. - Nêu cuộc đời của nhà văn. - Nêu sự nghiệp của nhà văn. c) Kết bài: Lời nhận xét , đánh giá về nhà văn. * . Bài văn thuyết minh một tác phẩm văn học ,đoạn trích: a) Mở bài:- Giới thiệu tác phẩm văn học, đoạn trích: ( tác giả là ai, xuất xứ, ) b) Thân bài: - Nêu hoàn cảnh ra đời, thể loại của tác phẩm văn học, đoạn trích . - Nêu nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học, đoạn trích . - Nêu ý nghĩa của tác phẩm văn học, đoạn trích c) Kết bài: Lời nhận xét , đánh giá về tác phẩm văn học, đoạn trích . 2. Văn tự sự.(Kết hợp với các yếu tố miêu tả,nghị luận,biểu cảm,) - Dựa vào nội dung các tác phẩm văn học trung đại, văn học hiện đại đã học, nhập vai nhân vật hoặc tưởng tượng gặp gỡ nhân vật kể lại qua đó rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân .
  9. - Kể một câu chuyện thực tế đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc kỉ niệm vui, buồn, đáng nhớ của bản thân làm thay đổi nhận thức của bản thân. *. Nhập vai nhân vật kể lại a) Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh gặp nhân vật. b) Thân bài: -Diễn biến của cuộc gặp gỡ: + Em hỏi và nói những gì; + Người đó trả lời và kể những gì? + Suy nghĩ của em về những việc đó. - Bài học gì em nhận ra qua cuộc trò chuyện đó. c) Kết bài: - Nguyên do nào kết thúc cuộc trò chuyện đó, tâm trạng em ra sao, và em mong ước những gì? *. Kể về một kỷ niệm đáng nhớ I. Mở bài - Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ - ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó II. Thân bài 1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn - Hình dạng - Tuổi tác - Đặc điểm mà bạn ấn tượng - Tính cách và cách cư xử của người đó 2. Giới thiệu kỉ niệm - Đây là kỉ niệm buồn hay vui - Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào 3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Kỉ niệm đó liên qua đến ai - Người đó như thế nào? 4. Diễn biến của câu chuỵen - Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào - Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện - Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện 5. Kết thúc câu chuyện - Câu chuyện kết thúc như thế nào - Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện. III. Kết bài Câu chuyện cho em một bài học qui giá hay ấn tượng em sẽ không bao giờ quên