Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 9

docx 27 trang Hoài Anh 17/05/2022 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học Lớp 9

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn: Sinh Học Chương I- CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN Bài 1- MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di Truyền Học. - Đối tượng của di truyền học: là hiện tượng di truyền và biến dị. - Nội dung của di truyền học: đề cập tới cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. - Ý nghĩa của di truyền học: di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với y học, có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại. Câu 5: Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen - Lai các cặp bố, mẹ thuần chủng khác nhau về một hay một số cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở đời con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng. Câu 3: Hãy lấy ví dụ về các tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm "cặp tính trạng tương phản". + Người cao -Người thấp. + Da trắng – Da đen. + Tóc thẳng – Tóc xoăn. Câu 4:Vì sao Menđen thí nghiệm công phu và hoàn chỉnh nhất trên đậu Hà Lan? Menđen thí nghiệm công phu và hoàn chỉnh nhất trên đậu Hà Lan vì: + Chúng có hoa lưỡng tính, + Thụ phấn khá nghiêm ngặt
  2. + Có thời kì sinh trưởng ngắn. + Có nhiều cặp tính trạng tương phản. BÀI 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Câu 1: Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh hoạ. - Khái niệm: Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. - Ví dụ: + Màu sắc hoa: hoa đỏ, hoa trắng + Màu sắc quả: quả vàng, quả xanh + Chiều cao cây: cây cao, cây thấp Câu 2: Nội dung của quy luật phân li Nội dung của quy luật phân li là: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Câu 3: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? • Quy ước: -Gọi A là gen quy định tính trạng đỏ. -Gọi a là gen quy định tính trạng trắng. => Kiểu gen của hoa đỏ là AA( thuần chủng), Aa( lai) => Kiểu gen của hoa trắng là aa. • Sơ đồ lai: P(thuần chủng) (hoa đỏ) AA × aa (hoa trắng) GP A a F1 Aa  Kết quả kiểu gen: Aa kiểu hình: 100% hoa đỏ F1×F1 Aa × Aa
  3. GF1 A,a A,a F2 AA :Aa :aA : aa => Kết quả: kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa Kiểu hình: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng • Giải thích: - Theo Menđen, mỗi tình trạng trên từng cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng trong thụ tinh. BÀI 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (t.t.) Câu 1: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? - Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội, ta cần phải lai phân tích. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội là xác định kiểu gen với cá thể magn tính trạng lặn. + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen là đồng hợp trội (AA). Vd: P(thuần chủng) (hoa đỏ) AA × aa (hoa trắng) GP A a F1 Aa  Kết quả kiểu gen: Aa kiểu hình: 100% hoa đỏ + nếu kết quả của phép lai là phân tính theo 1:1 thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp Vd: P(lai) (hoa đỏ) Aa × aa (hoa trắng) GP A,a a F1 Aa:aa  Kết quả kiểu gen: 1Aa:1aa kiểu hình: 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng Câu 2: Mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích:
  4. - Mục đích: + Nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội + Kiểm tra độ thuần chủng của giống - Ứng dụng: dùng trong nghiên cứu di truyền và chọn giống Câu 3: Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Tương quan trôi - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thê thực vật- động vật và người. Ví dụ : Ở cà chua các tính trạng quả đỏ nhẵn và thân cao là trội, còn quả vàng, có lông tơ và thân lùn là các tính trạng lắn; ở chuột lang các tính trạng lông đen, ngắn là trội, còn lông trắng, dài là lặn. Thông thường các tính trạng trọi là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao. Để xác định được tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản ờ vật cây trồng, người ta sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình F 2 là 3 : 1 thi kiểu hình chiếm ti lệ 3/4 là tính trạng trội, còn kiểu hình có ti lệ 1/4 là tính trạng lặn. Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra. trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống. BÀI 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG Câu 1: Biến dị tổ hợp là gì? Nguyên nhân và ý nghĩa ? - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện các kiểu hình khác P - Biến dị tổ hợp xuất hiện khá phong phú ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối). - Nguyên nhân: do sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện lại các kiểu hình khác P. - Ý nghĩa: Biến dị tổ hợp tạo ra nhiều tổ hợp mới, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. Câu 4: Nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li độc lập - Nội dung:các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh gio=ao tử. - Ý nghĩa: quy luật phân li đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loài biến dị này là nguồn nguyên liệu quan trọng của chọn giống và tiến hóa.
  5. Câu 7: Biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính? - Biến dị tổ hợp xuất hiện khá phong phú ở những loài có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối). -Ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính là do các biến dị được nhanh chóng nhân lên trong quá trình phát sinh giao tử và sự thụ tinh ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đó đã tạo ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là rất lớn Chương II- NHIỄM SẮC THỂ BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ Câu 1: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật - Về số lượng: ở người có 2n= 46(n=23), gà có 2n=78(n=39), ruồi giấm có 2n=8(n=4) - Về hình dạng: có hình hạt, hình que, hình chữ V, hình móc. -Ở ruồi giấm, có 2n=8(n=4) trong đó có 2 cặp chữ V, một cặp hình hạc, hình que(con cái), một chiếc que, một chiếc móc(con đực) Câu 2: So sánh bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội NST lưỡng bội NST đơn bội -Kí hiệu: 2n -Kí hiệu: n -Là bộ NST chứa các cặp NST tương -Là bộ NST trong giao tử chỉ chưa 1NST của đồng, giống nhau về hình thái, kích mỗi cặp tương đồng, hoặc có nguồn goccs từ thước, trong đó có 1NST từ bố, 1NST từ bố, hoặc có nguồn gốc từ mẹ mẹ -Có hầu hết trong các tế bào bình thường -Chỉ có trong giao tử bình thường Câu 3: Cấu trúc NST - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. Vì lúc này nó được đóng xoắn và co duỗi cực đại. + Hình dạng: hình hạc, hình que, hình móc, hình chữ V + Chiều dài: 0.5-50μm ; đường kính 0.2- 2μm
  6. -Ở kì này, NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em(crômatit) gắn với nhau ở tâm động chia nó thành hai cánh. Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôteein loại histôn. Câu 4: Chức năng NST( Vai trò NST) Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được NST là cấu trúc mang gen trên đó, mồi gen nằm ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi ờ các tỉnh trạng di truyền. NST mang gen có bàn chất là ADN (thuộc một loại axit nuclêic) có vai trò quan trọng đối với sự di truyền. Chính nhờ sự tự sao của ADN đã đưa đến sự tự nhân đôi của NST, thông qua đó, các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. BÀI 9-NGUYÊN PHÂN • Khái niệm: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào( phân bào) xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Câu 1: Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân - Kì trung gian: NST duỗi xoắn, ở dạng sợi mảnh. Cuối kì, NST nhân đôi tạo thành NST kép. Trung tử nhân đôi thành hai trung tử. - Kì đầu: + Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn lại. + Các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào - Kì giữa: các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng dọc ở mặt phằng xích đạo của thoi phân bào. - Kì sau: từng NST kép chẻ dọc ở tâm động hình thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào. - Kì cuối: các NST đơn duỗi xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh hình thành nhiễm sắc chất  Kết quả của nguyên phân: từ một tế bào mẹ ban đầu (2n NST) trải qua quá trình nguyên phân tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ(2n NST). Câu 2: Ý nghĩa của nguyên phân - Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và là sự lớn lên của cơ thể - Nguyên phân duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng mỗi loài qua các thế hệ tế bào. - Ý nghĩa thực tiễn: ứng dụng vào giâm cành, chiết cành và nuôi cấy mô. BÀI 10- GIẢM PHÂN
  7. • Khái niệm: giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục. giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NS chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước lần phân bào I. Lần phân bào II diễn ra sau 1 kì trung gian rất ngắn. Mỗi lần phân bào đều diễn ra bốn kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Câu 1: Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Lần phân bào I Lần phân bào II Kì đầu -Các NST kép đóng xoắc, co NST co lại cho thấy rõ số lượng NST ngắn kép trong bộ đơn bội - Các NST trong cặp tương đồng tiếp hợp thêm chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau Kì giữa -Các NST trong cặp tương đồng -NST kép tập trung và xếp thành một rời nhau và tập trung xếp song hàng trên mặt phằng xích đạo của thoi song thành hai hàng ở mặt phẳng phân bào xích đọa cuat thoi phân bào Kì sau Các cặp NST kép tương đồng Các cặp NST kép tương đồng phân li phân li độc lập với nhau và đi về độc lập với nhau và đi về hai cực của tế hai cực của tế bào bào Kì cuối Các NST kép nằm gọn trong hai Các NST đơn nằm gọn trong nhân tế ngăn mới được tạo thành với số bào mới được tạo thành (n NST) lượng là bộ NST kép (n NST kép) khác nhau về nguồn gốc *Kết quả: từ một tế bào mẹ ban đầu (2n NST) trải qua hai lần phân bào liên tiếp tọa ra bốn tế bào con đều mang NST đơn bội (n NST) nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. Các tế bào con này là cơ sở để hình thành giao tử Câu 2: Ý nghĩa của giảm phân - Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội, khác nhau về nguồn gốc NST. Là cơ sở để tạo ra biến dị tổ hợp trong thụ tinh. Câu 3: So sánh nguyên phân và giảm phân • Giống nhau: - Đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau - Đều có sự biến đổi về hình thái NST theo chu kì duỗi và đóng xoắn
  8. - Đều có sự nhân đôi NST, tập trung NST ở mặt phẳng xích đạo và phân li về hai cực tế bào. • Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ Xảy ra vào thời kì chín của tế bào khai Trải qua một lần phân bào và nhân đôi NST ở kì Trải qua hai lần phân bào liên tiếp và NST chỉ nhân trung gian đôi một lần trước lần phân bào I Ở kì giữa, NST kép tập trung thành một hàng ở kì giữa, các NST kép tập trung trong cặp tương trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào đồng tập trung và xếp song song thẳng hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Không xảy ra hiện tượng trao đổi NST Xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo kì đầu I Từ một tế bào mẹ ban đầu (2n NST) trải qua quá Từ một tế bào mẹ ban đầu (2n NST) trải qua hai lần một lần phân bào tạo nên hia tế bào con giống phân bào liên tiếp tạo nên bốn tế bào con có bộ NST nhau và giống tế bào mẹ (2n) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu (n NST) khác nhau về nguồn gốc BÀI 11- PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH Câu 1: Quá trình phát sinh giao tử ở đông vật - Quá trình phát sinh giao tử đực (sự tạo tinh) →Kết quả: từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân tạo ra bốn tinh tử phát triển thành tinh trùng. Các tinh trùng này đều tham gia vào quá trình thụ tinh.
  9. - Quá trình phát sinh giao tử cái( sự tạo noãn) → Từ một noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho ra ba thể cực và một tế bào trứng. Trong đó chỉ có tế bào trứng tham gia vào quá trình thụ tinh. Câu 2: Thụ tinh - Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và giao tử cái( hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử. - Bản chất của sự thụ tinh là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn từ bố hoắc mẹ Câu 3: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? Nhờ có quá trình giảm phân, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội (n NST). Qua quá trình thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội (2n NST) được phục hồi. Vì vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. Câu 4: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào? Do giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Do đó, người ta
  10. thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống. BÀI 12- CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Câu 1: Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính NST thường NST giới tính Thường tồn tại với số lượng lớn hơn Thường tồn tại trong một cặp tế bào lưỡng một cặp trong tế bào lưỡng bội bội Luôn luôn tồn tại thành từng cặp Tồn tại thành từng cặp tương đồng(XY) tương đồng, giống nhau ở cá thể dực hoặc không tương đồng(XY),khác nhau ở và cái cá thể đực và cái Chỉ mang gen quy định tính trạng Mang gen quy định tính trạng liên quan thường của cơ thể. hoặc không liên quan đến giới tính Câu 2: Cơ chế xác định giới tính ở người -Ở người: Bố mang cặp NST giới tính 44A+XY Mẹ mang cặp NST giới tính 44A+XX • Giải thích: Qua giảm phân, người mẹ chỉ cho ra một loại trứng là 22A+X, bố cho ra hai loại tinh trùng là 22A+X và 22A+Y. - Sự thụ tinh: + Giữa tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng tạo thành hợp tử mang NST XX→con gái. + Giữa tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng tạo thành hợp tử mang NST XY→con trai.
  11. - Cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính là dựa vào sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh. Câu 3: Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam nữ sấp xỉ 1: 1? Vì cho loại tinh trùng mang 2 loại X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tính với xác suất ngang nhau. Tỉ lệ này đúng với điều kiện hợp tử XX và XY phải có sức sống ngang nhau, số lượng thống kê phải lớn, sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Câu 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính? - Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi vì quá trình phân hóa giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố: + Do rối loạn môi trường trong + Do rối loạn nội tiết hoocmôn sinh dục. Ví dụ: dùng metyl testosteron tác động vào cá vàng cái sẽ có thể làm cá cái biến thành cá đực( về kiểu hình) + Môi trường ngoài: nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, CO₂ - Ý nghĩa thực tiễn: nắm được cơ chế xác định giới tính, người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái cho phù hợp với mục đích sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. BÀI 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT. Câu 1: Câu 1: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào - Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di tuyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân li trong quá trình phân bào. Trong tế bào, số lượng lớn gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên mỗi NST phải mang nhiều gen.Các gen phân bỏ dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ờ mồi loài thường ứng với sô NST trong bộ đơn của loài. Ví dụ : ở ruồi Rấm có 4 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 4. Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiểu biến dị tổ hợp thì liên kết gen không tạo ra hay hạn chê sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Ví dụ : trong thí nghiệm trên cùa Moocgan, ở thế hệ lai không xuất hiện những kiểu hinh khác p. Di truyền liên kết đàm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được : định bới các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giông người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
  12. Câu 3: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Chương III- ADN VÀ GEN BÀI 15: ADN Câu 1: Cấu tạo hóa học của phân tử ADN. Vì sao ADN có cấu tạo rất đặc thù, đa dạn - ADN là một loại axit nuclêootit, được cấu tạo từ các nguyên tố: C,H,N,O và P. - ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, và khối lượng lớn - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêootit gồm 4 loại: A(ađênin), T(timin), X(xitômin), G(guamin). - Tính đặc thù:do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtit. - Tính đa dạng: do sự sắp xếp khác nhau của bốn loại nuclêôtit. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. Câu 2: Cấu trúc không gian của ADN - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mặt đơn song song xoắn đều quanh trục thoe chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, dài 10Å đường kính 20Å - Các loại nuclêôtit giữa hai mạch dơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A-T (bằng 2 liên kết Hiđro) G-X( bằng 3 liên kết Hiđro)
  13. Câu 5: Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào? - Do tính chất của hai mạch nên khi biết được trình tự sắp xếp của các nuclêôtit ở mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp của các nuclêôtit còn lại. - Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử có: A=T; G=X → A+G = T+X  (A+T)/ (G+X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau đặc trưng cho từng loài. BÀI 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN Câu 1: Sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN - ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian, - Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau dần. Các nuclêôtit trên mạch đơn sau khi được tách ra, lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch mới. Kết thúc quá trình tự nhân đôi hai phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn và sau này chúng được phân chia cho hai tế bào con thông qua quá trình phân bào. - Kết quả: từ một ADN mẹ tự nhân đôi thành hai ADN con giống nhau và giống ADN mẹ Câu 2: Nguyên tắc tự nhân đôi của ADN - Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ - Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: AMK – TMT (hay ngược lại) ▪ GMK – XMT (hay ngược lại) - Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. ❖ Ý nghĩa: là cơ sở củ sự nhân đôi của NST, tiếp theo sự hình thành 2 ADN con là sự hình thành chất nền prôtêin, tạo nên 2 crômatit. Câu 4: Bản chất hóa học và chức năng của gen • Bản chất - Gen là một đoạn phân tử ADN, có chức năng di truyền xác định - Bản chất hóa học của gen là ADN - Chức năng của gen cấu trúc là mang thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin • Chức năng: - Lưu trữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền BÀI 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ DN Câu 1: Cấu tạo của ARN
  14. - ARN là một loại axit nuclêootit, được cấu tạo từ các nguyên tố: C,H,N,O và P. - ARN thuộc loại đại phân tử, có kích thước, khối lượng nhỏ hơn ADN - ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit gồm 4 loại: A(ađênin),U(uraxin), X(xitôzin), G(guamin). Các loại nuclêôtit này liên kết với nhau tạo thành một chuỗi xoắn đơn Câu 2: Chức năng của ARN Tùy theo chức năng mà ARN được chia thành 3 loại: -mARN( ARN thông tin) có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp -tARN( ARN vận chuyển) có chức năng vân chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin -rARN( ARN ribôxôm) là thành phần cấu tạo nên ribôxôm- nơi tổng hợp prôtêin. Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa ARN và ADN Đặc điểm ARN ADN Số mạch đơn 1(chuỗi xoắn đơn) 2(chuỗi xoắn kép) Các loại đơn phân A,U,G,X A,T,G,X Kích thước, số lượng Nhỏ( hàng trăm, hàng nghìn Lớn( hàng triệu, chục triệu đơn đơn phân) phân) Câu 4: Diễn biến quá trình tổng hợp ARN - ARN được tổng hợp diễn ra trong nhân, tại NST ở kì trung gian - ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu ADN dưới tác dụng của enzim - Khi bắt đầu quá trình tổng hợp, gen tháo xoắn tách dần thành hai mạch đơn - Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội nào thoe nguyên tắc bổ sung để hình thành mạch ARN. - Sau khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen, rời nhân, đi ra chất tế bào để thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin. Câu 5: Nguyên tắc tổng hợp ARN - Nguyên tắc khuôn mẫu: dựa vào một mạch của ADN(gen) - Nguyên tắc bổ sung: AMK- UMT TMK- AMT
  15. GMK- XMT XMK- GMT Câu 6: Bản chất mối quan hệ giữa gen→ARN Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN quy định trình tự nuclêôtit trên mạch ARN BÀI 18: PRÔTÊIN Câu 1: Cấu trúc prôtêin. - Prôtêin là một hợp chất hữu cơ, được cấu tạo từ các nguyên tố: C,H,N,O. - Prôtêin thuộc loại đại phân tử, có kích thước, khối lượng lớn (nhỏ hơn ADN) - Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axit amin có hơn 20 loại khác nhau Câu 2: Tính đặc thù của prôtêin thể hiện ở những đặc điểm nào? Tính đặc thù: do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin và còn được đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi axit amin(thể hiện ở bậc 3,4) - Tính đa dạng: thể hiện ở sự sắp xếp cách khách nhau của hơn 20 loại axit amin Câu 3: Cấu trúc không gian của prôtêin. Gồm 4 bậc - Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuồi axit amin. - Cấu trúc bậc 2 là chuồi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở prôtêin dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn. - Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 xếp tạo thành kiếu đặc trưng từng loại prôtêin, ví dụ : prôtêin hình cầu. - Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc cùa một số loại prôtêin gốm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. Câu 4: Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì nó đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như: - Là thành phần cấu trúc của tế bào. - Xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất (enzim và hoocmon).
  16. - Bảo vệ cơ thể (kháng thể). - Vận chuyển và cung cấp năng lượng lien quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể BÀI 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG Câu 1: Quá trình chuỗi axit amin cấu thành nên bậc 1 prôtêin - mARN sau khi được tổng hợp xong thì tách khỏi gen, rời khỏi nhân đi ra chất tế bào để tổng hợp prôtêin - Các tARN một đầu gắn với axit amin, đầu kia mang bộ 3 đối mỗi vào prôtêin ribôxôm khớp với mARN thoe nguyên tắc bổ sung A-U, G-X. - Khi ribôxôm dịch một nấc lên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1aa được lắp ghép vào chuỗi aa. Câu 2: Nguyên tắc tổng hợp chuỗi axit amin - Nguyên tắc khuôn mẫu: dựa vào mạch ARN - Nguyên tắc bổ sung: A-U và ngược lại G-X và ngược lại Câu 3: Bản chất mối liên hệ giữa ARN và protein - Trình tự các nuclêootit trong mạch ARN quy định trình tự các axit amin trong protein. Câu 4: Mối liên hệ giữa gen và tính trạng (1) Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mẢRN (2) mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên bậc một của prôtêin (3) Prôteein tham gia vào cấu trucs và hoạt động của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng. Câu 5: Bản chất của mối quan hệ gen và tính trạng (1) Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN. (2) Trình tự nuclêôtit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. (3) Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng. Như vậy, thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng. CHƯƠNG IV- BIẾN DỊ BÀI 21- ĐỘT BIẾN GEN Câu 1: Đột biến gen là gì?
  17. - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Là biến dị di truyền - Gồm các dạng: + Mât một cặp nuclêôtit + Thêm một cặp nuclêôtit + Thay thế một cặp nuclêôtit Câu 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hường phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể. Trong thực nghiệm, người ta đã gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí hoặc hoá học Câu 3: Vai trò của đột biến gen - Đa số các đột biến gen thường có hại cho sức khỏe vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. - Một số ít đột biến gen có lợi→ ý nghĩa trong trồng trọt chăn nuôi vì giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại có thể trớ thành có lợi. Tronc thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo : lợi cho bán thân sinh vật (đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa ) và cho con người. - Ví dụ: đột biến gen có lợi: đột biến gen ở lúa làm cây cứng và nhiều bông hơn ở giống gốc đột biến gen có hại: lợn con có đầu và chân sau dị dạng BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ Câu 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? - Đột biến NST cấu trúc là những biến đổi trong cấu trúc NST - Là biến dị di truyền - Gồm các dạng: +mất đoạn + lặp đoạn +đảo đoạn Câu 2: Nguyên nhân phát sinh Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trưởng bên trong và bên ngoài cơ thể tới NST. Nguyên nhân chù yếu là do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. Vì vậy, đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Câu 3: Tính chất( vai trò) của cấu trúc đột biến - Đa số cấu trúc đột biến NST thường gây hại cho sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi sô lượng và cách sắp xếp gen đó nên thường gây hại cho sinh vật
  18. - Một số ít có lợi→ ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. + Đột biến cấu trúc NST có lợi: Enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch có hoạt tính cao hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen kiểm soát enzim này + Đột biến cấu trúc NST có hại: Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người. Câu 4: So sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc NST • Giống nhau: - Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền( ADN hoặc NST) - Đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể - Đều di truyền cho thế hệ sau - Phần lớn gây hại cho sinh vật • Khác nhau: Đột biến gen Đột biến NST Làm biến đổi cấu trúc của gen. Làm biến đổi cấu trúc của NST Gồm các dạng: mất cặp, thêm cặp, thay cặp Gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn nuclêôtit NST BÀI 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ • Khái niệm: Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng xảy ra ở một hay một số cặp NST nào đó hay toàn bộ bộ NST Câu 1: HIện tượng dị bội thể - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng - Hiện tượng dị bội thể là đột biến thêm hoặc mất một NST thuộc một cặp NST nào đó, có thể xảy ra ở người, động vật, thực vật - Các dạng đột biến thể dị bội: + Thể một nhiễm (2n-1) là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp NST nào đó chỉ có 1 NST + Thể ba nhiễm (2n+1) là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp NST nào đó có thêm NST thứ ba. + Ngoài ra còn có thể không nhiễm(2n-2) và thể bốn nhiễm(2n+2) Câu 2: Cơ chế phát sinh thể dị bội
  19. - Sơ đồ: - Giải thích: + Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng ở bố hoặc mẹ không phân li dãn đến tạo thành một giao tử mang 2NST và một giao tử không mang cặp NST nào trong cặp tương đồng. Sự thụ tinh giữa một giao tử bình thường và một giao tử bất thường tạo ra thể dị bội (2n-1) và (2n+1). Câu 3: Hậu quả của đột biến dị bội -Ở thục vật: gây biến đổi hình thái( hình dạng, kích thước, màu sắc) xảy ra ở cà độc dược, cà chua, lúa. -Ở người: gây bệnh Đao, Tóc Nơ. + Ở người, cặp NST số 21 có 3NST→ thể ba nhiễm(2n+1)→ gây bệnh Đao( xảy ra ở nam và nữ) +Ở người: cặp NST giới tính XX chỉ có 1NST X→ thể một nhiễm (2n-1)→ gây bệnh tóc nơ( chỉ xảy ra ở nữ) Câu 4: Ý nghĩa của thể dị bội Dị bội thể cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Trong thực tiễn chọn giống, có thể sử dụng thể dị bội để xác định vị trí gen trên NST BÀI 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ( TIẾP THEO) Câu 1: Thể đa bội là gì? - Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ NST trong tế ào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n từ đó hình thành nên các thể đa bội
  20. - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n( nhiều hơn 2n) - Gồm: Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n, Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n - Ví dụ: các cây cà độc dược có các bộ NST khác nhau: cây tam bội(3n=36), cây lục bội (6n=72), cây cửu bội( 9n=108) Câu 2: Đặc điểm thể đa bội Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn đẫn tới kích thước thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng phát triển mạnh và chống chịu tốt với môi trường. Câu 3: Dấu hiệu, ý nghĩa, ứng dụng thể đa bội * Dấu hiệu nhận biết: - Tăng kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản -Tăng sức chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường * Ứng dụng: - Tăng kích thước thân, cành→ tăng sản lượng gỗ - Tăng kích thước lá, thân, củ→ tăng sản lượng hoa màu - Tạo giống năng suất cao * Ý nghĩa: - Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở động vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong cây trồng - Có vai trò quan trọng trong chọn giống tiến hóa vì nó góp phần tạo giống mới BÀI 25: THƯỜNG BIẾN Câu 1: Thường biến là gì? - Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. Thường biến thường có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường.
  21. - Ví dụ: cùng thuộc một giống su hào thuần chủng, nhưng cây trồng ở luống được bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh đúng quy định kĩ thuật thì có củ to hơn hẳn so với củ ở những cây trồng ở luống không làm đúng quy trình kĩ thuật. Câu 2: Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường -Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Câu 3: Mức phản ứng là gì? - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen quy định. - Mức phản ứng do kiểu gen quy định - Ví dụ: Giống lúa DR₂ được tạo ra từ một dòng tế bào(2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5-5 tấn/ha/vụ. Câu 4: Các loại tính trạng( kiểu hình) *Có hai loại: - Tính trạng chất lượng: phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Ví dụ: giống lúa nếp ẩm dù trồng ở miền núi hay đồng bằng đều cho hạt gạo bầu tròn, màu đỏ. - Tính trạng số lượng: thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. Ví dụ: số hạt lúa trên một bông của giống lúa, lượng sữa vắt được của một giống bò trong một ngày phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt, chăn nuôi Câu 5: Phân biệt thường biến và đột biến Thường biến Đột biến Là biến đổi ở kiểu hình nên không di truyền Là những biến đổi trong vật chất di truyền (AND, NST) nên di truyền Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định XUất hiện riêng lẻ trên từng cá thể ngẫu nhiên, không tương ứng Thường có lợi, giúp sinh vật thích nghi với Đa số có hại, một số có lợi, còn lại là môi trường trung tính
  22. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017-2018 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN SINH HỌC Lớp 9 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (2,50 điểm) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính về cấu tạo và chức năng. Câu 2: (2,50 điểm) a) ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? b) Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: – X – U – A – G – G – U – X – A – A – Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. Câu 3: (2,50 điểm) Dưới đây là hình ảnh minh họa các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: a. Hãy cho biết a, b, c thuộc dạng đột biến nào? b. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? c. Tại sao biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho người, sinh vật? Câu 4: (2,50 điểm)
  23. Ở một loài bí, khi thực hiện giao phấn giữa các cây P với nhau, người ta thu được F1 có 240 cây bí có quả tròn và 80 cây bí có quả dài. Biết tính trạng trội là trội hoàn toàn. a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1. b. Cho các cây bí có quả tròn thu được ở F1 nói trên tự thụ phấn. Hãy lập sơ đồ tự thụ phấn của các cây bí đó. Hết
  24. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2017-2018 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC Lớp 9 Nội dung Điểm Câu 1: (2,50 điểm) Những điểm khác nhau NST thường NST giới tính Về - Thường tồn tại nhiều cặp trong tế - Chỉ có 01 cặp trong tế bào lưỡng bội. bào lưỡng bội. cấu tạo - Tồn tại thành từng cặp tương đồng - Luôn luôn tồn tại thành từng cặp (XX) hoặc không tương đồng (XY). 0,50 tương đồng. - Khác nhau giữa cá thể đực và cái trong loài. 0,50 - Giống nhau giữa cá thể đực và cái trong loài. 0,50 Về chức Chỉ mang gen quy định tính trạng Chủ yếu mang gen quy định giới tính 1,00 năng thường của cơ thể của cơ thể. Câu 2: (2,50 điểm) a) ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc - ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc khuôn mẫu là một mạch đơn của gen, đó là mạch khuôn. - Sự liên kết giữa các nuclêôtit trên mạch khuôn với các nuclêôtit tự do diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G. b. Trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp mạch ARN: ARN : - X - U – A – G – G – U – X – A – A – 1,00 Mạch khuôn: - G – A – T – X – X – A – G – T – T - I I I I I I I I I
  25. Mạch bổ sung: - X – T – A – G – G – T – X – A – A - 1,00 0,50 Câu 3: (2,50 điểm) a) Các dạng đột biến: a: Mất đoạn; b : Lặp đoạn; c : Đảo đoạn. b) Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi trong cấu trúc NST. 1,50 c) Nguyên nhân đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hại cho người và sinh vật: 0,50 Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật như bệnh tật, thậm chí gây chết. Ví dụ, mất đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người. 0,50 Câu 4: (2,50 điểm) a) Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1 : Kết quả thu được ở F1 có Quả tròn : quả dài = 240 : 80 = 3 : 1 F1 có tỉ lệ theo định luật phân li 3 trội : 1 lặn. Suy ra quả tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài. Qui ước gen: gen A quy định quả tròn, gen a quy định quả dài. F1 có tỉ lệ 3 : 1 nên suy ra các cây P mang lai đều có kiểu gen dị hợp Aa, kiểu hình quả tròn. Sơ đồ lai : P: Aa (quả tròn) x Aa (quả tròn) G: A , a A , a F1: KG: 1AA : 2Aa : 1aa KH: 3 quả tròn : 1 quả dài. 1,00 b) Kết quả tự thụ phấn các cây bí quả tròn ở F1: Quả tròn ở F1 có kiểu gen là AA hoặc Aa
  26. Khi cho tự thụ phấn thì có 2 trường hợp xảy ra : Trường hợp 1 Trường hợp 2 F1: AA x AA F1: Aa x Aa G: A A G: A, a A, a F2: AA F2: 1AA : 2Aa : 1aa 100% quả tròn 3 quả tròn : 1 quả dài. 0,50 1,00 Lưu ý: GV trong tổ (nhóm) thảo luận thêm để thống nhất cho điểm phù hợp.