Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2018_20.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 HÓA 10 NĂM 2018 – 2019 I – TRẮC NGHIỆM Câu 1: Câu nhận xét về khí H2S nào sau đây là sai ? A. là khí không màu, mùi trứng thối và rất độc C. tan trong nước tạo thành dung dịch axit H2S B. làm quỳ tím ẩm hóa xanh D. có tính khử mạnh Câu 2: Người ta nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng) là đã tăng yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ của phản ứng : A. nhiệt độ B. nồng độ C. áp suất D. diện tích bề mặt chất phản ứng Câu 3: Cho các chất: S, SO2, H2S, H2SO4. Có mấy chất trong 4 chất đã cho vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Nước clo hoặc khí clo ẩm có tính tẩy màu (tẩy trắng) vì nguyên nhân là : A. Clo tác dụng với nước tạo ra HCl có tính tẩy màu B. nước clo chứa HClO có tính oxi hóa mạnh, tẩy màu C. Clo hấp thụ màu D. Tất cả đều đúng Câu 5: Cho hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín : 2SO2 (k) + O2 (k) € 2SO3 (k) , H HClO2 > HClO3 > HClO4 B. HClO2 > HClO3 > HClO4 > HClO C. HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO D. Kết quả khác Câu 14: Khi mở lọ đựng dung dịch HCl đậm đặc trong không khí ẩm thấy có khói trắng bay ra do: A. HCl phân hủy tạo ra H2 , Cl2 B. HCl dễ bay hơi C. HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hòa Câu 15: Cặp khí nào trong số các cặp khí sau có thể tồn tại trong cùng một hỗn hợp ? A. H2S và O2 B. HI và Cl2 C. O3 và HI D. O2 và F2 t 0 Câu 16: Cho chuỗi pư: FeS + O2 X(r) + Y(k); Y + Br2 + H2O > HBr + Z X, Y , Z lần lượt là:
- A. FeO, SO2 , H2SO4 B. Fe2O3, SO2, H2SO4 C. Fe2O3, H2S, H2SO4 D. B, C đều đúng Câu 17: Ống nghiệm (1) chứa 2 ml dung dịch HCl 1M. Ống nghiệm (2) chứa 2 ml dung dịch H 2SO4 1M. Cho Zn dư vào hai dung dịch axít trên thì thể tích khí hiđro thu được từ ống nghiệm (1) và (2) tương ứng là v 1 và v2 đo ở cùng một điều kiện. So sánh v1 và v2 ta có: A. v1 > v2 B. v1 = v2 C. v1 < v2 D. Không so sánh được Câu 18: Axit có tính khử mạnh nhất trong dãy HF, HCl, HBr, HI là: A. HI B. HCl C. HBr D. HF Câu 19: Khi cho AlCl3 và dung dịch Na2S, hiện tượng xảy ra là : A. Có kết tủa Al2S3 B. Có kết tủa sau đó tan C. Có kết tủa Al(OH)3 D. Không có hiện tượng gì. Câu 20: Cho các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn: Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trên là: A. Quì tím B. Quì tím và dung dịch BaCl2 C. Dung dịch BaCl2 D. Tất cả đều được. Câu 21: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây? A. CaCO3 B. KMnO4 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3 Câu 22: Axit HClO có tên gọi là A. Axit clohiđric B. Axit hipoclorơ C. Axit flohiđric D. Axit clorit Câu 23: Clo có các số oxi hóa là A. -1; 0; +1; +2, +5, +7 B. -1; 0; +1; +2; +3, +5 C. -1; 0; +2; +6; +5; +7 D. -1; 0; +1; +3; +5; +7 Câu 24: Để nhận biết I2 người ta dùng thuốc thử là A. Dung dịch BaCl2 B. Hồ tinh bột C. Quỳ tím D. Dung dịch AgNO3 Câu 25: Cho phản ứng sau đang ở trạng thái cân bằng: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) H<0 Yếu tố làm cho cân bằng chuyển dịch về phía bên trái (phản ứng nghịch) là A. giảm nồng độ NH3 B. tăng áp suất C. tăng nhiệt độ D. tăng nồng độ N2 Câu 26: Cacbon tác dụng với H 2SO4 đặc, nóng theo PTHH sau:C H2SO4 CO2 SO2 H2O . Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử cacbon bị oxi hóa: số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là A. 3:1 B. 1:2 C. 1:3 D. 2:1 Câu 27: Tốc độ phản ứng phụ thuộc các yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác B. Áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác C. Nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt D. Diện tích bề mặt, nồng độ, nhiệt độ, áp suất Câu 28: Cho phương trình phản ứng: H2S Cl2 H2O HCl H2SO4 Ý kiến nào sau đây là đúng? A. H2S vừa chất oxi hóa, vừa chất khử B. H2S chất oxi hóa, Cl2 chất khử C. H2S chất khử, Cl2 chất oxi hóa D. Cl2 vừa chất oxi hóa, vừa chất khử Câu 29: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl 2 cho cùng một loại muối clorua kim loại? A. Mg B. Ag C. Cu D. Fe Câu 30: Cho phản ứng sau: Cl2 + 2H2O + SO2 2HCl + H2SO4 Vai trò của Cl2 trong phản ứng trên là A. Chất oxi hóa B. Môi trường C. Vừa chất oxi hóa, vừa chất khử D. Chất khử Câu 31: Thuốc thử để phân biệt O2 và O3 là A. Quỳ tím B. BaCl2 C. Ag D. AgNO3 Câu 32: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. H2SO4 B. H2S C. K2SO4 D. SO2
- Câu 33: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: PCl5(k) PCl3(k) + Cl2(k) H>0 Yếu tố tạo nên sự tăng lượng PCl5 trong cân bằng là A. thêm chất xúc tác B. tăng nhiệt độ C. thêm Cl2 vào D. giảm áp suất Câu 34: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là A. ns2np3 B. ns2np4 C. ns2np5 D. ns2np1 Câu 35: Trong các khí sau, khí có màu vàng lục, mùi xốc, rất độc là A. Cl2 B. SO2 C. CO2 D. O2 Câu 36: Để điều chế oxi trong công nghiệp người ta dùng phương pháp: A. điện phân dung dịch NaOH. B. điện phân nước. C. nhiệt phân dung dịch KMnO4 D. nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2. Câu 37: Tính oxi hóa của các halogen biến đổi theo chiều giảm dần là A. Cl>Br>F>I B. Br>Cl>I>F C. I>Br>Cl>F D. F>Cl>Br>I Câu 38: Để pha loãng axit sunfuric đậm đặc thành axit sunfuric loãng người ta tiến hành cách nào trong các cách sau? A. Cho từ từ axit vào nước B. Cho nhanh nước vào axit. C. Cho nhanh axit vào nước D. Cho từ từ nướcvào axit Câu 39: Phản ứng nào không thể xảy ra? 푡0 A. NaCl(rắn) + H2SO4 ( đặc) NaHSO4 + HCl B. I2 + H2O ⇆ HI + HIO 푡0 C. NaF(rắn) + H2SO4 (đặc) HF + NaHSO4 D. FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2 + K2SO4 Câu 40: Nhóm chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá là: A. SO2, O3, dd H2SO4( loãng) B. SO2 , Cl2, F2 C. H2S, SO2, Cl2 D. S, SO2, Br2 Câu 41: Để thu được O 2 tinh khiết có trong hỗn hợp khí O 2, Cl2, SO2, CO2, người ta cho hỗn hợp khí trên tác dụng với 1 hóa chất nào sau đây: A. Dd NaOH B. Nước brom C. Dd HCl D. Nước clo Câu 42: Đặc điểm nào là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen A.Ở điều kiện thường là chất khí B. Vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử C. Tác dụng mạnh với nước D. Có tính oxi hoá mạnh Câu 43: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch hỗn hợp gồm KI và hồ tinh bột, thấy màu xanh xuất hiện. Bản chất của phản ứng hóa học đã xảy ra là A. sự oxi hoá ion K+ B. sự oxi hoá tinh bột C. sự oxi hoá ozon D. sự oxi hoá ion I Câu 44: Muối ăn có lẫn tạp chất là Na2SO4 và CaCl2. Để thu được muối ăn tinh khiết, cần dùng các hoá chất là A. K2CO3 và BaCl2. B. NaHCO3 và Ba(NO3)2. C. Na2CO3 và Ba(NO3)2. D. Na2CO3 và BaCl2. Câu 45: Phát biểu đúng là A. Tất cả các halogen đều là chất khí ở điều kiện thường. B. Tất cả các halogen đều có công thức phân tử dạng X2. C. Tính oxi hoá của các đơn chất halogen tăng dần từ flo đến iot. D. Tất cả các halogen đều ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Câu 46: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí hidroclorua bằng cách cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng. Đó là do A. HCl là axit mạnh. B. HCl có tính khử mạnh. C. HCl là hợp chất cộng hoá trị. D. HCl dễ bay hơi. Câu 47: Để điều chế Cl2 không thể dùng phản ứng nào sau đây? A. HCl đặc + SO3 . B. HCl đặc + MnO2. C. HCl đặc + KMnO4. D. HCl đặc + KClO3. Câu 48: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
- A. 2 và 5. B. 1 và 5. C. 5 và 1. D. 5 và 2. Câu 49: Axit sunfuric đặc có thể làm khô khí nào sau đây? A. CO2 B. HI C. NH3 D. H2S Câu 50: Hỗn hợp khí nào có thể cùng tồn tại với nhau trong bình kín? A. Khí HI và khí Cl2. B. Khí H2S và khí Cl2. C. Khí O2 và F2. D. Khí SO2 và khí H2S Câu 51: Cho các chất: Cu, Fe2O3, Fe3O4, CaCO3, Fe(OH)2, CuO. Khi cho các chất trên lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 52: Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ? A. Cu, Fe. B. Al, Fe C. Zn, Fe D. Zn, Al Câu 53: Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sản phẩm của phản ứng là A. Fe2(SO4)3, SO2, H2O. B. FeSO4, H2O. C. FeSO4, SO2, H2O. D. Fe2(SO4)3, H2O. Câu 54: Xét phản ứng MxOy + HNO3 M(NO3)3 + , điều kiện nào của x và y để phản ứng này không phải là phản ứng oxi hóa khử? A. x = 1 hoặc 2, y = 1. B. x = y = 1. C. x = 2, y = 1. D. x = 2, y = 3. Câu 55: Tính chất nào sau đây không đúng với khí clo? A. Ít tan trong nước. B. Không màu. C. Độc. D. Nặng hơn không khí. Câu 56: Nhóm các đơn chất nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá? A. I2, O3, S. B. O2, Cl2, S C. O2, O3, Br2 D. Cl2, S, Br2 Câu 57: Sơ đồ nào sau đây không chính xác ? S HCl S HCl A. Fe FeS H2S B. Cu CuS H2S S HCl S HCl C. Mg MgS H2S D. Zn ZnS H2S Câu 58: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của lưu huỳnh? A. Lưu huỳnh chỉ có tính khử B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá C. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, không có tính khử D. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử Câu 59: Trong công nghiệp, để sản xuất H2SO4 đặc, người ta thu khí SO3 trong tháp hấp thụ bằng A. H2SO4 98%. B. BaCl2 loãng. C. H2SO4 loãng. D. H2O. Câu 60: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử? A. oxit kim loại và axit. B. kim loại và phi kim. C. oxit phi kim và bazơ. D. oxit kim loại và oxit phi kim. Câu 61: Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S. B. CuS + 2HCl CuCl2 + H2S. C. H2S + Pb(NO3)2 PbS + 2HNO3. D. K2S + Pb(NO3)2 PbS + 2KNO3. Câu 62: Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? to to A. 2HgO 2Hg + O2 B. CaCO3 CaO + CO2 to to C. Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O Câu 63: Trong phản ứng: 2Na + Cl2 2NaCl, các nguyên tử Na A. bị oxi hóa. B. Bị khử. C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, không bị khử. Câu 64: Cho phản ứng: Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+ A. đã nhận 1 mol electron. B. đã nhận 2 mol electron.
- C. đã nhường 1 mol electron. D. đã nhường 2 mol electron. Câu 65: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa – khử? A. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 B. FeS + 2HCl FeCl2 +H2S C. 2FeCl3 + Cu 2FeCl2 + CuCl2 D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Câu 66: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. HCl. B. HF. C. HNO3. D. H2SO4. Câu 67: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng? A. NaF B. NaCl C. NaI D. NaBr Câu 68: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng và H2SO4 đặc đều cho cùng một loại muối? A. Fe B. Cu C. Al D. Ag Câu 69: Không tìm thấy đơn chất halogen trong tự nhiên bởi chúng có: A. Khả năng nhận electron B. Tính oxi hóa mạnh C. Số electron độc thân như nhau D. Một lí do khác Câu 70: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là A. +2. B. +6. C. +4. D. +8. Câu 71: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh A. HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. HF. Câu 72: Số oxi hóa thường gặp của đơn chất và hợp chất của lưu huỳnh là A. 0, +2, + 4, +6. B. +1, +2, +4, +6. C. +2, 0, +4, +6. D. -2, 0, +4, +6. Câu 73: Trong các phản ứng sau, phản ứng trong đó H2S không phải là chất khử A. 2H2S + O2→ 2S + 2H2O. B. 2H2S + 3O2→ 2SO2 + 2H2O. C. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. D. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O. Câu 74: Cho phản ứng hóa học sau Cl2 + H2O HCl + HClO Clo đóng vai trò A. Chất khử. B. Không là chất khử, không là chất oxi hóa. C. Vừa chất khử vừa là chất oxi hóa. D. Chất oxi hóa. Câu 75: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ A. HCl. B. NaOH. C. NaNO3. D. NaCl. Câu 76: Để nhận biết muối clorua người ta dùng dung dịch muối A. NaOH. B. NaNO3. C. HF. D. AgNO3. Câu 77: Cấu hình electron lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tử Clo A. 4s24p5. B. 2s22p5. C. 3s23p5. D. 2s12p6. Câu 78: Tính chất hóa học đặc trưng của Oxi là A. Tính khử mạnh. B. Không có tính khử và oxi hóa. C. Tính khử và oxi hóa. D. Tính oxi hóa mạnh. Câu 79: Trong phòng thí nghiệm, khí Clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất
- A. HCl. B. NaCl. C. KClO3. D. MnO2. Câu 80: Cho phản ứng hóa học H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl A. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa. B. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. II- TỰ LUẬN 1. Chuỗi phản ứng Câu 1: Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) 1 2 3 4 5 6 7 8 FeS2 SO2 S H2S H2SO4 SO2 HCl Cl2 NaClO Câu 2: Thực hiện chuỗi phương trình phản ứng sau: 1 2 3 4 5 KClO3 O2 S SO2 H2SO4 Fe2(SO4)3 6 7 8 H2S H2SO4 CO2 Câu 3: Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau ( mỗi mũi tên là một phương trình) 1 2 3 4 5 6 KClO3 O2 SO2 Na2SO3 NaCl Cl2 Nước Javen Câu 4:Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rỏ điều kiện nếu có) (1) (2) (3) (4) (5) FeS H2S SO2 SO3 H2SO4 BaSO4 (1) (2) (3) Câu 5: Cho sơ đồ của ba phản ứng: FeS2 SO2 SO3 H2SO4 a/ Viết phương trình hóa học của các phản ứng biểu diễn sơ đồ trên (ghi rõ điều kiện). b/ Tính khối lượng FeS2 cần để điều chế 50gam dung dịch H2SO4 49%. c/ Nếu hấp thụ toàn bộ khí SO2 tạo thành từ phản ứng (1) bằng 300 ml dung dịch NaOH 1M thì khối lượng muối tạo thành sau phản ứng bằng bao nhiêu? 2. Nhận biết Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt sau: a. H2SO4, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3. b. H2SO4, HCl, NaCl, Na2SO4. c. H2SO4, NaBr, HCl, NaNO3. d. Ba(OH)2, NaOH, HCl, Na2SO4. e. NaF, NaCl, NaI, NaBr. Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí đựng trong các lọ riêng biệt sau: a. Cl2, HCl, O2. b. CO2, SO2, O2. 3. Bài toán Câu 1: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Zn vào dd HCl (loãng, dư ) thu được 4,48 lit khí H2. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại trên vào m gam dd H2SO4 98% , vừa đủ , đun nóng thu được 5,6 lít SO2 duy nhất. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn . a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu ? b. Tính m gam dd H2SO4 98% đã dùng Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam kim loại M vào dung dịch HCl đặc, dư thu được 13,44 lit khí H2 ở đktc .Xác định tên kim loại M. Câu 3: Cho 28,1 gam hỗn hợp A gồm Zn và Ag phản ứng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí SO2 ( đktc). a. Viết phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Dẫn lượng khí SO2 ở trên qua dung dịch Brom dư, sau đó nhỏ tiếp BaCl 2 đến dư vào dung dịch. Tính khối lượng kết tủa thu được.
- c. Có một loại quặng pyrit chứa 90 % FeS 2. Để điều chế H2SO4 đủ để tác dụng với hỗn hợp A thì khối lượng quặng pyrit trên là bao nhiêu. Biết hiệu suất quá trình điều chế H2SO4 là 85 %. Câu 4: Cho 4160 g dung dịch BaCl2 10% vào 500 g dung dịch H2SO4 thu đươc kết tủa A và dung dịch B. Để trung hòa dung dịch B cần 4 lit dung dịch KOH 1M. a. Tính khối lượng kết tủa A. b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 trên. c. Viết sơ đồ và tính khối lượng quặng pirit sắt FeS2 để điều chế lượng H2SO4 trên, biết hiệu suất của cả quá trình là 80%. Câu 5: Cho 100 ml dung dịch AgNO3 1M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaCl. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng kết tủa tạo thành. c) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau khi tách bỏ kết tủa. (Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích dung dịch không thay đổi sau phản ứng). Câu 6: Cho 8,4 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loảng thu được dung dịch X chứa m gam muối và V lít khí H2 (đktc). a) Viết phương trình phản ứng xẩy ra b) Tính V, m. Câu 7: Khi đun nóng 25,28 gam kali pemanganat thu được 23,52 gam hỗn hợp rắn. Hãy tính thể tích khí clo (đktc) thu được khi cho hỗn hợp rắn đó tác dụng hoàn toàn với axit clohiđric đậm đặc, dư ? Câu 8: Hỗn hợp A chứa Mg và Cu. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng khí không màu thu được là 2,24 lit ở đktc. Cũng lượng hỗn hợp đó đem hòa tan trong dung dịch H2SO4 đặc(dư) thì lượng SO2 thu được là 4,48 lit (đktc). a. Viết phương trình hóa học xảy ra b.Tính m gam. Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 8,96 lít khí SO2 (đktc). a. viết phương trình phản ứng xảy ra ? b. xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ? c. Dẫn toàn bộ lượng SO2 thu được ở trên lội qua dung dịch MOH ( M là kim loại kiềm) thì thu được 43,8 gam hỗn hợp hai muối khan. Xác định kim loại M ? Câu 10: Sục 3,36 lít SO2 (đktc) vào 240ml dung dịch NaOH 1M thu được dd chứa m gam muối. Tìm m ? Câu 11: Hòa tan 1,5g hỗn hợp Cu, Al, Mg vào dd HCl dư thì thu được 5,6lít khí (đkc) và phần không tan. Cho phần không tan vào H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 2,24lít khí (đkc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm 14,4 gam Cu và CuO tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 6,4 g SO2. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra b. Tính thành phần phần trăm mỗi kim loại có trong hỗn hợp X c. Cho toàn bộ khí SO2 thu được ở trên vào 100ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Tính khối lượng muối thu được?