Đề cương ôn tập Học kì II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Thượng B

pdf 9 trang hangtran11 11/03/2022 2361
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Thượng B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_toan_va_tieng_viet_lop_2_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập Học kì II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học An Thượng B

  1. PHÒNG GD & ĐT HOÀI ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT ĐỀ SỐ 1 I. Đọc hiểu Ai đáng khen nhiều hơn? Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con: - Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bong hoa thật đẹp! Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi: - Trên đường đi, con có gặp ai không? - Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ. - Con có hỏi vì sao Sóc khóc không? - Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong. Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa: Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ. Thỏ Mẹ mỉm cười, nói: Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn! (Theo Phong Thu ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ? a. Thỏ Anh kiếm vài chiếc nấm hương; Thỏ Em hái một vài bông hoa. b. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa. c. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa. 2. Hai anh em hoàn thành công việc như thế nào? a. Thỏ Em về đến nhà trước Thỏ Anh. b. Thỏ Anh về đến nhà trước Thỏ Em. c. Thỏ Em về đến nhà bằng Thỏ Anh. 3. Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? a. Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ đang sốt ruột chờ mong. b. Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ và cả những người khác. c. Vì Thỏ Anh nghĩ đến người khác rồi mới nghĩ đến mẹ. 4. Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng được khen như Thỏ Anh? a. Hái thêm mười chiếc nấm hương như Thỏ Anh b. Hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ bé c. Giúp cô Gà Mơ thìm Gà Nhép bị lạc trở về nhà II. Bài tập Bài 1. Gạch dưới các từ ngữ chỉ tình cảm thương yêu của anh đối với em trong đoạn thơ sau: TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B HOÀI ĐỨC – HÀ NÔI 1
  2. Khi em bé khóc Mẹ cho quà bánh Làm anh thật khó Anh phải dỗ dành Chia em phần hơn Nhưng mà thật vui Nếu em bé ngã Có đồ chơi đẹp Ai yêu em bé Anh nâng dịu dàng Cũng nhường em luôn Là làm được thôi! Bài 2: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? a. Anh dỗ dành em bé. b.Chị nâng em bé dậy. c. Bà chia quà cho các cháu. d.Hưng nhường đồ chơi cho em. Bài 3: Tìm các câu kiểu Ai làm gì? Trong đoạn văn sau. Gạch một gạch dưới bộ phận Ai? gạch hai gạch dưới bộ phận Làm gì? Cô bé xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Mỗi sợi nhỏ biến thành một cánh hoa. Cô bé cầm bông hoa chạy như bay về nhà. Cụ già tóc bạc đứng ở cửa đón cô. Bài 4: Với mỗi từ ngữ dưới đây, hãy đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? a. học bài: b. rửa mặt: c. thăm ông bà: Bài 5: Anh/ chị của em là người luôn yêu thương, nhường nhịn và chăm sóc em. Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người anh/ chị của mình. Bài làm TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B HOÀI ĐỨC – HÀ NÔI 2
  3. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu Cậu học trò giỏi nhất lớp Lu-i Pa-xtơ được cha dắt đến trường để xin học. Thầy giáo hỏi: - Con tên là gì? - Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! - Đã muốn đi học chưa hay còn thích đi chơi? - Thưa thầy, con thích đi học ạ! Thầy giáo gật gù, vẻ bằng lòng: - Thế thì được! Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của Lu-i, đó là cả một đoạn đường dài thơ mộng có những chặng nghỉ và trò chơi thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ trụi đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những “pha” bóng chớp nhoáng đầy hứng thú, say mê Còn việc học hành của Lu-i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ là một học trò chăm chỉ, học giỏi nhất lớp. (Theo Đức Hoài) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Khi được hỏi về việc học, Lu-i Pa-xtơ trả lời thầy giáo thế nào? a. Con thích đi chơi.b.Con thích đi học.c.Con chưa thích học. 2. Vì sao đường từ nhà đến trường đối với Lu-I là cả một đoạn đường dài thơ mộng? a. Vì có chỗ chơi bi mát mẻ dưới gốc cây to b. Vì có bãi chơi đá bóng đầy thú vị, say mê. c. Vì có những chặng nghỉ và trò chơi thú vị. 3. Lu-i làm cho gia đình và thầy giáo rất hài lòng về điều gì? a. Đi học chăm chỉ, chuyên cần b. Chăm chỉ, học giỏi nhất lớp. c. Chơi đá bóng và chơi bi giỏi. 4. Câu nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện? a. Học, học nữa, học mãi. b. Học một, biết mười. c. Học ra học, chơi ra chơi. II. Bài tập Bài 1: Gạch dưới các chữ viết sai chính tả r/d/gi rồi viết lại khổ thơ cho đúng: Em yêu giòng kênh nhỏ Chảy dữa hai dặng cây Bên dì dào sóng lúa Gương nước in trời mây. Bài 2: Chọn từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp điền vào chỗ trống: Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải .biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại chợ, gạo, nước, cơm, .cho hai chị em Bình, .một chậu quần áo đầy. TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B HOÀI ĐỨC – HÀ NÔI 3
  4. (Từ cần điền: đi, làm, nấu, đong, giặt, tắm, gánh .) Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a. Hoàng Minh rất thích chơi bóng bàn bóng đá. b. Diệu Hương luôn đi học đều học bài và làm bài đầy đủ. c. Thu Hà học giỏi hát hay nên được thầy cô và bạn bè quý mến. Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn( từ 4-5 câu) kể về một người bạn thân nhất của em dựa vào các gợi ý sau? 1. Ai là người bạn thân nhất của em? 2. Bạn đó có những điểm gì nổi bật mà em quý mến? 3. Tình cảm của bạn đối với em như thế nào? 4. Tình cảm của em đối với bạn ra sao? Bài làm TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B HOÀI ĐỨC – HÀ NÔI 4
  5. ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu Cây chuối mẹ Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối non mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Cổ nó mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra báo cho mọi người biết: hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy. Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Hoa ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn. Để làm buồng, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó để cái hoa to, buồng quả lớn đè giập đứa con đứng bên cạnh? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào. (Theo Phạm Đình Ân) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Chi tiết nào cho thấy hoa chuối đã ngoi lên ngọn? (Đoạn 1) a. Tàu lá dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. b. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn lấp ló hiện ra. c. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn. 2. Vì sao cây chuối nghiêng về một phía? a. Vì cây mẹ ngày càng yếu đuối b. Vì cây con lớn nhanh dưới gốc c. Vì hoa chuối ngày càng to và nặng 3. Cây chuối mẹ ngả hoa sang khoảng đất trống để làm gì? a. Để cái hoa to, buồng quả lớn phát triển được dễ dàng b. Để buồng quả không đè giập đứa con đứng bên cạnh c. Để buồng quả không đè giập những chiếc lá xanh lơ 4. Qua hình ảnh cây chuối mẹ, tác giả muốn ca ngợi điều gì? a. Tình mẫu tử sâu nặng b. Tình gia đình sâu nặng c. Tình yêu thương đồng loại II - Bài tập Bài 1: a. Gạch dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi để làm gì?trong mỗi câu sau: (1). Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn. (2). Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà. b. Viết tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp trả lời cho câu hỏi để làm gì? (1). Chúng em trồng nhiều cây xanh (2). Em cố gắng học giỏi TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B HOÀI ĐỨC – HÀ NÔI 5
  6. Bài 2: Từ nào trong ngoặc(cây lương thực, cây bóng mát, cây công nghiệp, cây lấy gỗ) phù hợp với mỗi nghĩa sau: a. Cây có tán rộng và sum suê, có thể che mát cho người ngồi ở dưới là b. Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, thuốc lá, cà phê là c. Cây trồng để lấy gỗ làm nhà, đóng bàn ghế, như xoan, lim, lát, gụ, cẩm lai là d. Cây cho ta lương thực, nghĩa là thức ăn có chất bột như lúa, ngô, khoai, sắn, là Bài 3: Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống: Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Bài 4: Mỗi cây có một vẻ đẹp riêng: phượng vĩ rực lửa khi hè về; hồng nhung nhỏ nhắn mà kiêu hãnh; xương rồng gai góc, khỏe khoắn vươn lên; cây bưởi cho ra bao trái ngọt; cây khế với những quả lúc lỉu đầy cành, Hãy viết đoạn văn ngắn để tả một cái cây mà em thích. Bài làm TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B HOÀI ĐỨC – HÀ NÔI 6
  7. Bài 5: Viết đoạn văn ngắn kể về nghề nghiệp của bố (hoặc mẹ) em theo gợi ý sau: - Bố (hoặc mẹ) em làm nghề gì? - Hằng ngày, bố (hoặc mẹ) em làm những việc gì? - Công việc ấy có ích như thế nào? Bài làm TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B HOÀI ĐỨC – HÀ NÔI 7
  8. Môn: TOÁN ĐỀ SỐ 1 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: a, Số 835 có chữ số hàng trăm là , chữ số hàng chục là ., chữ số hàng đơn vị là Số đó đọc là . b, Số có chữ số hàng trăm là 5, chữ số hàng chục là 7 và chữ số hàng đơn vị là 0 viết là , đọc là . Câu 2: (1 điểm) a, Trong các số sau: 345, 235, 354, 253. Số lớn nhất là A. 354 B. 253 C. 345 D. 235 b, Các số 190 ; 901 ; 321 ; 792 xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là : Câu 3: (1 điểm) a,Thứ năm tuần này là ngày 10 tháng 5. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày bao nhiêu tháng 5? A. 9 B. 17 C. 3 D.15 b,Mỗi túi đựng 4kg hạt điều. Vậy 8 túi hạt điều như thế cân nặng là Câu 4: (0.5 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: A. 2 hình tam giác và 2 hình tứ giác B. 2 hình tam giác và 3 hình tứ giác C. 2 hình tam giác và 4 hình tứ giác Câu 5: (0.5 điểm) (Ghi phép tính và kết quả) Độ dài đường gấp khúc ABCD là : A 30cm 35cm 4cm D B C TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B HOÀI ĐỨC – HÀ NÔI 8
  9. II. Phần tự luận (6 điểm) Câu 6: (2 điểm)Viết số thích hợp vào ô trống: Số hạng 362 509 34 Số hạng 425 400 634 Tổng 999 1000 Câu 7: (2 điểm) Đào 5 tuổi .Tuổi của mẹ Đào gấp 6 lần tuổi của Đào . Hỏi tổng số tuổi của hai mẹ con là bao nhiêu? Bài giải Câu 8: (1 điểm) Cho hình tứ giác ABCD như hình vẽ: 3cm A B Tính chu vi của hình tứ giác ABCD. 2cm Bài giải 4cm D 6cm C Câu 9: (1 điểm) Con ngỗng cân nặng 11kg. Con ngỗng cân nặng hơn con vịt 8 kg. Con gà cân nặng ít hơn con vịt 2 kg. Hỏi con ngỗng cân nặng hơn con gà mấy kg? Bài giải TRƯỜNG TH AN THƯỢNG B HOÀI ĐỨC – HÀ NÔI 9